Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Lớp 5 viết văn tả cảnh hay
Trong chương trình giáo dục tiểu học, môn Tiếng Việt có vị trí rất quan trọng. Nó hình thành và phát triển những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học sinh học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy; cung cấp cho các em những kiến thức sơ giản của Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng cho các em về tình yêu quê hương đất nước, con người, yêu cái đẹp và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và Tiếng Việt lớp 5 nói riêng. Học Tiếng Việt, học sinh còn được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết để giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. cùng với môn Toán và một số môn học khác, những kiến thức của Tiếng Việt sẽ là hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn.
Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt, phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt. Chính vì thế, dạy và học phân môn Tập làm văn là một vấn đề tương đối khó ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Trong phân môn tập làm văn, khi dạy và học thể loại văn miêu tả lại càng khó khăn hơn cho cả giáo viên và học sinh. Vì văn miêu tả là một thể loại rất đặc biệt.
Có nhiều quan niệm về miêu tả, để đi đến thống nhất một quan điểm chung là điều không phải dễ dàng. Sau đây tôi xin trích dẫn một số định nghĩa về miêu tả như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người”.
Còn nhà văn Phạm Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc, . . . nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu ta bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ.”
Từ sự tổng hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu, các nhà văn cho chúng ta hiểu miêu tả như sau:
Miêu tả là nêu lên các đặc điểm của sự vật, hiện tượng bằng cách làm cho các sự vật, hiện tượng đó hiện lên trực tiếp (tái hiện) trước mắt người đọc (người nghe) một cách cụ thể, sống động, như thật khiến cho người ta có thể nhìn, nghe, ngửi, sờ mó được.
Từ những lí do khách quan và chủ quan trên thông qua việc học tập và giảng dạy trong những năm qua. Tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu sâu hơn về cách hướng dẫn học sinh lớp 5 cách viết bài văn tả cảnh hay.
g sẵn các phương án cơ cấu nhóm học tập linh hoạt, luân phiên và ưu tiên cho những bạn rụt rè, mặc cảm, nhút nhát là nhóm trưởng, là người báo cáo. Những bạn khá giỏi làm nhiệm vụ gợi ý, hướng dẫn. 2.3.2. Giải pháp 2: Nắm vững yêu cầu và tổ chức tốt các hoạt động của giáo viên và học sinh trong tiết học: Quan sát tìm ý - Lập dàn bài chi tiết. - Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai mặt: + Chuẩn kiến thức phục vụ cho việc làm một đề văn theo yêu cầu của đề bài đã cho. + Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát gắn với miêu tả. Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh. - Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, . . . để nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, . . . nhằm biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, . . . - Quan sát nhằm nhận ra những nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật. - Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỷ niệm, với cuộc sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so sánh, tưởng tượng, hồi tưởng, . . . của cá nhân. - Từ việc quan sát học sinh tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động những điều đã quan sát được. - Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát: + Trình tự không gian: Quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, ngoài vào trong và ngược lại. + Trình tự không gian: Quan sát theo thời gian trước, sau trong ngày; quan sát theo mùa, . . . + Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản thân hứng thú hay khó khăn, yêu hay ghét, . . . thì quan sát trước, phần khác quan sát sau. - Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn. + Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác quan sát và có tính chất quyết định về nhiều mặt. Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết thúc thường là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác (hình dáng, màu sắc, đường nét, độ xa, gần, . . .) đó là mặt mạnh và cũng là một nhược điểm của học sinh. + Chúng ta cần lưu ý các em dùng thêm các giác quan thích hợp khác để quan sát. Ví dụ: Quan sát giờ ra chơi sân trường em ngoài việc dùng mắt để quan sát các trò chơi còn phải dùng tai để nghe âm thanh của tiếng nói, cười, tiếng động các trò chơi và từ đó liên tưởng thể hiện cảm xúc của bản thân. - Tổ chức quan sát và tìm ý: + Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và con người. + Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính. - Sự quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu hỏi gợi ý. Ví dụ: Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài văn miêu tả ngôi trường (sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43). - Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một số điểm lưu ý: + Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (sáng - trưa - chiều; mùa đông - mùa hè, . . .); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo thời gian (Từ sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè, . . .). + Nên tả theo trình tự quan sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, . . . hoặc ngược lại tả gần đến xa, từ trong ra ngoài, . . . + Ngôi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài văn tả cảnh thành bài văn tả cảnh sinh hoạt. Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài. - Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường. - Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Phần mở bài cần giới thiệu bao quát: +Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu? Quay mặt về hướng nào? +Đặc điểm nổi bật của ngôi trường? - Phần thân bài gồm các ý: +Tả từng phần của cảnh trường: *Cổng trường (cổng như thế nào? Bản tên trường ra sao?). *Sân trường (sân trường ra sao? Cột cờ, cây cối như thế nào?). *Lớp học (ngôi trường được xây như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?,.... .). - Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường. Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính. Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: “Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi”, Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau: - Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, phát hiện ra thể loại? - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ? (chú ý đứng ở chỗ nào quan sát được toàn bộ cảnh sân trường) - Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi? (yên ắng, vắng vẻ, bầu trời, . . .) - Cảnh sân trường trong giờ ra chơi: +Âm thanh lúc đó? (ồn ào) - Học sinh các lớp ra chơi như thế nào? +Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (tiếng cười? Nói? Các nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?, . . . (có thể tả cảnh thiên nhiên xen kẽ lúc này). Chú ý tả kĩ các nhóm chơi vui điển hình: nhảy dây, đá cầu, kéo co, cướp cờ, mèo đuổi chuột, bà ba đi chợ, đi xe đạp chậm, . . . Tả kĩ hoạt động của vài cá nhân tiêu biểu. Ví dụ: Hãy quan sát trò chơi đi xe đạp chậm: - Có mấy người tham gia? - Thái độ của người chơi, người cổ động viên như thế nào? - Các bạn điều khiển xe khéo léo như thế nào? - Thái độ của người tham gia khi thắng cuộc? - Quan sát trò chơi đá cầu: - Có mấy người tham gia? - Thái độ của người chơi, người cổ động viên như thế nào? - Quả cầu được đưa qua, đưa lại bằng những pha đẹp mắt như thế nào? - Tiếng cổ động viên reo hò ra sao? Ví dụ: Quan sát kĩ trò chơi nhảy dây chun: - Bạn nào tham gia? - Tay quay dây như thế nào? - Chân nhảy ra sao? Từ đó liên tưởng và so sánh với gì? - Tiếng dây quất trên sân trường ra sao? - Khuôn mặt các bạn đang chơi như thế nào? - Tiếng các cổ động viên? Ví dụ: Hãy quan sát trò chơi kéo co. - Có bao nhiêu bạn cùng tham gia? - Tư thế đứng của hai đội như thế nào? - Tiếng hò reo, cổ vũ lúc trò chơi bắt đầu và lúc kết thúc? - Chú ý các trò chơi đều tả sự hoạt động vui chơi nhộn nhịp, vui vẻ của học sinh. - Lúc có tiếng trống báo hiệu vào lớp. Các bạn nhanh chóng chạy vào lớp như thế nào? - Trên khuôn mặt một số bạn còn biểu hiện luyến tiếc cuộc chơi? - Không khí trên sân lúc này ra sao? (im ắng, gió thổi, lá cây, . . . bầu trời?) - Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi. - Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi? - Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò? Sau khi quan sát được học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết theo sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết lập dàn bài chi tiết cụ thể trong sách giáo khoa. Với nội dung này đã giúp học sinh khắc phục được mặt hạn chế về vấn đề quan sát tìm ý, viết sai cấu trúc, tả cảnh theo ngẫu hứng không theo thứ tự thích hợp. 2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức cho học sinh làm văn miệng lồng vào trong các tiết tìm ý hay các tiết tập làm văn có viết đoạn văn Đây là tiết khó khăn nhất đối với học sinh. Từ các ý quan sát được, học sinh phải sắp xếp thành câu văn và nói được trước lớp. Khi nói phải đảm bảo phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp, câu ngắn gọn, rành mạch, rõ ràng, làm cho người nghe tiếp nhận được một cách tốt nhất. Biết sử dụng giọng nói, điệu bộ, cử chỉ diễn tả nhằm hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung. Ở tiết này học sinh nói được càng nhiều càng tốt. Không nhất thiết nói lên phải chuẩn ngay (vì học sinh đang tập nói), có thể câu nói còn lủng củng, thiếu từ, sai lỗi. Vì thế giáo viên và học sinh phải chú ý theo dõi, có hướng sửa lỗi cho học sinh để câu văn hay hơn, đúng hơn. Nếu học sinh không thể tìm ra từ thích hợp, giáo viên có thể cung cấp thêm từ cho học sinh để có những câu văn sinh động hấp dẫn, từ đó mà phát triển tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Chú ý trong diễn tả lời văn phải tự nhiên, chân thành, và giản dị. Trong tiết này giáo viên cần tạo ra không khí, hào hứng, kích thích học sinh muốn nói và mạnh dạn nói từ đó hướng dẫn các em cách nói sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Ví dụ: Trong tiết tập làm văn miệng: “ Tả cảnh nhộn nhịp ở sân trường em trong giờ ra chơi”, tôi đã thực hiện như sau: - Giáo viên cho học sinh nhắc trọng tâm, thể loại, dàn ý của đề bài giáo viên ghi nhanh lên bảng. - Mở bài cần nêu ý gì ? - Có mấy cách mở bài? (gián tiếp, trưc tiếp) - Hãy nêu cách mở bài của em? - Giáo viên gọi một số em nêu miệng. Giáo viên và học sinh theo dõi để phát hiện từ sai, hoặc từ chưa hay, chưa chính xác, từ đó giáo viên cùng học sinh sửa cho hay hơn, hoàn chỉnh hơn. Ví dụ: Bạn An Lộc trình bày: Sân trường yên ắng quá, gió thổi làm những chiếc lá khô xào xạc. Bỗng tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên dõng dạc “Tùng! Tùng! Tùng”. Trong phút chốc cả sân trường như bừng tỉnh, tiếng nói cười rộn rã khắp sân trường. Trên sân tràn ngập một màu áo trắng, màu khăn quàng đỏ tươi bay phấp phới trên vai các bạn học sinh. - Nhận xét phần mở bài của Bảo Châu ? (đủ ý, câu ngắn gọn, có hình ảnh: lá khô xào xạc) Nhận xét đoạn văn của bạn Bảo Châu? (câu văn ngắn gọn nhiều từ hay, sinh động: “bừng tỉnh”, “bay phấp phới”). Còn bạn Minh Trí trình bày: Sân trường thật là nhộn nhịp: bạn chạy qua, bạn chạy lại, nhóm này chơi nhảy dây, nhóm kia đá cầu. Dưới bóng mát của cây phượng là nhóm kéo co đang dàn thành hai tốp, trên những chiếc ghế đá góc sân trường các em lớp 1 đang say sưa đánh vần, những chiếc đu quay, bập bênh thi nhau vút lên, hạ xuống. - Nhận xét đoạn văn trên của bạn? (đoạn văn tả bao quát toàn cảnh sân trường trong giờ ra chơi rất nhộn nhịp, câu ngắn gọn, nhưng cách diễn đạt của bạn chưa hay, thiếu hình ảnh, chưa sinh động). Sau đó hướng dẫn học sinh so sánh để rút ra cho mình cách diễn đạt, cách trình bày một đoạn văn, bài văn tả cảnh sao cho sinh động. Từ đó khắc phục được tình trạng học sinh mở bài, kết bài theo khuôn mẫu, diễn đạt khô khan thiếu hình ảnh, . . . 2.3.4. Giải pháp 4 : Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học Đối với học sinh tiểu học để làm được một bài văn tốt thì các em cũng phải được xem tranh, nhưng theo tôi thì giáo viên có thể chọn cho học sinh quan sát, ghi chép vì thực tế ông cha ta có câu “Trăm nghe không bằng một thấy”. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ , việc tìm kiếm tranh ảnh để giảng dạy một bài văn miêu tả không còn là điều khó khăn đối với mỗi giáo viên . Vì vậy, ngoài những bức tranh được cung cấp tôi thường tìm kiếm tranh trên mạng hoặc sưu tầm một số đồ dùng gần gũi trong cuộc sống để phục vụ cho việc quan sát . Ví dụ: Đề bài yêu cầu: Tả cảnh một buổi sáng(hoặc trưa, chiều, tối) trong một vườn cây (hay trong công viên, đường phố, cánh đồng, nương rẫy, đồi núi, biển). Để chuẩn bị cho tiết quan sát, tìm ý tôi dùng những bức tranh có sẵn trong bộ tranh tập làm văn đồng thời sưu tầm thêm một số bức tranh về những vườn cây bạch đàn tươi tốt, vườn phi lao ở bờ biển miền Trung, cảnh công viên, đường phố Đến tiết học này tôi cho học sinh quan sát rồi viết ra những gì mình quan sát được và cuối cùng nói ra trước lớp để cả lớp cùng nghe, học hỏi. Ngoài ra, còn có thể tổ chức cho học sinh quan sát thực tế. Ví dụ: Đề bài yêu cầu: Tả cảnh trường em. Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát toàn cảnh trường mình. Tôi đưa học sinh ra sân trường tập hợp học sinh nhắc nhở những điều cần thiết đảm bảo trật tự. Nhắc lại cho học sinh nhớ cách quan sát đã học ở các tiết tả cảnh như: Quan sát từ xa đến gần hay từ gần đến xa. Khi quan sát các em cần ghi lại những gì mình quan sát được. Cần kết hợp nhiều giác quan như: Mắt thấy, tai nghe, mũi cảm nhận cần quan sát cảnh vật xung quanh như trời, mây, gió, chim chóc, thời tiết Trong khi học sinh tự do quan sát và tôi theo dõi, giúp đỡ những học sinh yếu, học sinh ham chơi, nếu thấy các em khó khăn, vướng mắc tôi gợi ý, hướng dẫn thêm cho các em. Đến giờ tôi tập hợp lớp, cho một số học sinh nêu những gì mình quan sát, ghi lại được, học sinh khác nhận xét, bổ sung. Đặc biệt quan tâm, giúp học sinh yếu nói trước lớp. Cuối cùng nhận xét thái độ học tập sau đó cho học sinh về lớp. Để học sinh thoải mái hơn khi viết văn, học sinh có thể vận dụng những điều quan sát hôm nay kết hợp với những điều quan sát được những ngày trước đó để viết thành bài văn tả cảnh trường em cho riêng mình. 2.3.5. Giải pháp 5: Hướng dẫn xác định lỗi từ vựng và cách khắc phục lỗi cho học sinh Mỗi con người nói chung và mỗi học sinh nói riêng có vốn từ vựng tích cực thường được các em sử dụng trong giao tiếp hằng ngày thì mỗi em còn có khả năng sở hữu trong trí nhớ mình nhiều từ khác được gọi là vốn từ vựng tiêu cực hay còn gọi là vốn từ vựng sống của các em. Nguyên nhân các em hay mắc lỗi từ vựng một phần do chủ quan vì cẩu thả hoặc không cẩn thận trong việc chọn từ ngữ và nhất là chưa xác định được nghĩa, lẫn lộn về nghĩa. Cũng có thể là ngôn ngữ địa phương. Để giúp học sinh khắc phục, giáo viên cần thực hiện các thao tác sau: - Phân tích lỗi: - Xác định đúng nghĩa của từng đơn vị từ. - Tăng cường các bài tập sửa lỗi từ vựng và rèn luyện dùng từ trong câu . 2.4. Kết quả thưc hiện: Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và tích cực tìm tòi phương pháp để giúp học sinh viết bài văn tả cảnh hay, trải qua một thời gian ôn tập, bồi dưỡng, cùng với thời gian áp dụng phương pháp, tôi đã tiến hành khảo sát để xem sự chuyển biến của học sinh sau khi các em được học phương pháp mới. Kết quả như sau: (Lớp có 32 em) Giỏi Khá Trung bình Yếu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 9 28,2 18 56,2 5 15,6 0 0 Điều này chứng tỏ các giải pháp đưa ra đã có tác dụng tích cực đối với việc viết văn của học sinh. Nhiều học sinh khi làm đã biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào bài làm của mình làm cho bài văn thêm sinh động hấp dẫn và giàu hình ảnh, làm cho bài văn giàu cảm xúc các câu văn liên kết logic hơn. Những học sinh yếu về kĩ năng viết văn miêu tả nay đã mạnh dạn, tự tin và có hứng thú hơn trong giờ học Tập làm văn. Còn những em học lực trung bình yếu đã tự mình viết được một bài văn, một đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. Tuy những bài văn, đoạn văn đó có thể chưa hay, chưa sinh động nhưng các em đã tự viết bằng chính tư duy của mình. 3. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến: 3.1.1. Nội dung Khi giảng dạy, trong thực tế, nhờ áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi có thể vận dụng linh hoạt để giúp học sinh quan sát, phân tích, lự chọn một cách sâu sắc, rõ ràng các yếu tố, các vấn đề có liên quan để viết bài văn miêu tả nói chung và miêu tả cảnh ở lớp 5 nói riêng.Với giải pháp này không những giúp học sinh viết văn tốt hơn mà trên cơ sở đó cung cấp và mở rộng vốn từ ngữ cho các em, góp phần học tốt hơn các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu, kể chuyện, . . . cũng như các môn học khác. Tránh được hiện tượng học sinh viết văn lang mang không tập trung xung quanh yêu cầu của đề bài, hay liệt kê các ý, bài văn thiếu sự liên kết. Đặc biệt nó góp phần không nhỏ trong việc phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Học sinh tích cực học tập, tự giác làm bài, hứng thú học phân môn Tập làm văn hơn. Sáng kiến này có thể sử dụng linh hoạt, tuy nó không thay thế hoàn toàn những phương pháp cũ nhưng nó có thể là một đòn bẩy tích cực để nâng cao chất lượng môn tiếng Việt nói chung và phân môn tập làm văn nói riêng ở lớp và ở trường. 3.1.2. Ý nghĩa: - Các giải pháp được áp dụng đơn giản, dễ vận dụng cho mọi đối tượng giáo viên đứng lớp. - Học sinh biết vận dụng và viết được bài văn tả cảnh đúng và hay. 3.1.3. Hiệu quả: Giúp giáo viên nắm được nhũng giải pháp giúp học sinh lớp 5 viết bài văn tả cảnh đúng và hay. Giúp học sinh biết hoạt động độc lập, biết quan sát, tìm tòi kiến thức, vận dụng linh hoạt trong khi viết văn. Với giải pháp này, học sinh không những nắm được những kiến thức cơ bản mà còn phát triển ở học sinh tư duy sáng tạo, óc thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ giao tiếp trong học tập và trong cuộc sống. Góp phần bồi dưỡng nâng cao chất lượng học tập của phân môn tập làm văn nói riêng và môn Tiếng việt nói chung, cũng như các môn học khác. Chính vì những ý trên mà triển vọng của đề tài có khả năng phát huy một cách mạnh mẽ, tích cực mỗi khi giáo viên có nhu cầu tìm hiểu về cách hướng dẫn học sinh viết văn hay. 3.2. Các đề xuất kiến nghị: 3.2.1 Về phía các nhà quản lý - Tăng thêm thời gian, để có nhiều thời gian chữa bài cho học sinh và học sinh có nhiều cơ hội đưa ra ý kiến của mình làm cho bài văn hoàn chỉnh hơn. - Trang bị các phương tiện như: ti vi, bàn ghế, tranh ảnh, máy chiếu, . . . cho các phòng học để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục áp dụng phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh một cách có hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức cho các em được đi tham quan, dã ngoại để có thêm nhiều hiểu biết về cảnh. Điều đó rất tốt cho các em khi viết văn. 3.2.2. Về phía người dạy - Giáo viên cho HS mở rộng vốn hiểu biết về các loài vật ở mọi giờ học: trong giờ hoạt động ngoại khóa bằng cách thông qua hệ thống câu đố về cảnh, trong các tiết học tự nhiên xã hội, trong giờ khoa học, trong giờ tập đọc, . . . - Giáo viên cần tổ chức tốt các giờ học ngoại khóa đồng thời giáo viên phải tạo thói quen cho học sinh những gì mình quan sát được cũng như những tình cảm, cảm xúc trước những tình cảm miêu tả. Bên cạnh tạo cho việc tạo thói quen tốt, giáo viên phải là người chủ đạo trong việc duy trì thói quen đó cho học sinh. 3.2.3. Về phía phụ huynh học sinh Phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học của con em mình, phải biết kết hợp giáo dục giữa Nhà trường, gia đình và xã hội. Phụ huynh tạo điều kiện có thể để cho con em được đi du lịch, tham quan các cảnh quan thiên nhiên... để các em có vốn kiến thức thực tế từ đó các em viết bài văn hay hơn. 3.2.4. Về phía học sinh - HS không ngừng học hỏi kiến thức trên lớp, đồng thời mở rộng vốn hiểu biết thông qua kiến thức hàng ngày trên lớp, qua sách báo, phim ảnh, . . . - Học sinh phải tìm tòi, có khả năng quan sát, hình dung, so sánh, liên tưởng điều đó làm cho bài văn thêm sinh động và hấp dẫn. Trên đây chính là những kinh nghiệm, những giải pháp mà tôi đã đúc kết được trong thực tế giảng dạy và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bản thân mong muốn được chia sẻ, góp ý kiến bổ sung của các nhà quản lý chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có thể áp dụng rộng rãi hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoài Tân, ngày 10 tháng 12 năm 2016 NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN NGỌC LIỄU THẨM ĐỊNH CỦA NHÀ TRƯỜNG ................. ................................................................................. Hoài Tân , ngày ......... tháng......... năm 2017 HIỆU TRƯỞNG THẨM ĐỊNH CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................. Hoài Nhơn, ngày ......... tháng......... năm 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG 1. Đặt vấn đề 1 1.1 . Lý do chọn đề tài 1 1.2 : Xác định mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 . Đối tượng khảo xác thực nghiệm 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 2 1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài 2 a. Phạm vi 2 b. Thời gian 2 2. Nội dung 3 2.1. Những nội dung lý luận 3 2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3 a. Đối với chương trình sách giáo khoa 3-4 b. Đối với học sinh 4 c. Đối với giáo viên 4-5 2.3. Mô tả giải pháp của đề tài 5 2.3.1. Giải pháp 1 5 2.3.2. Giải pháp 2 5-7 2.3.3. Giải pháp 3 7-8 2.3.4 Giải pháp 4 8-9 2.3.5 Giải pháp 5 9 2.4 .Kết quả thưc hiện 9 3.Kết luận và kiến nghị 3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản 10 3.1.1. Nội dung 10 3.1.2. Ý nghĩa 10 3.1.3. Hiệu quả 10 3.2. Các đề xuất kiến nghị 10 3.2.1. Về phía các nhà quản lý 10 3.2.2. Về phía người dạy 10-11 3.2.3. Về phía phụ huynh học sinh 11 3.2.4. Về phía học sinh 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_viet_van.doc