Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường Trung học Phổ thông

Những tồn tại, khó khăn, thách thức của công tác KĐCLGD các trường

học tại Nghệ An cũng đã được đồng chí Thái Văn Thành, Giám đốc Sở Giáo dục

và Đào tạo Nghệ An nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên Báo Nghệ An

(nghean.vn) ngày 13/12/2020. Thực tế trong quá trình thực hiện công tác tự

đánh giá, KĐCLGD tại trường THPT Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) chúng tôi

cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Hàng loạt các thông tư và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

KĐCL GD, về yêu cầu cơ sở vật chất cho các cấp học đều có hiệu lực từ

những năm gần đây1. Trước năm 2018, hai nội dung là đánh giá trường chuẩn

quốc gia và kiểm định chất lượng được thực hiện độc lập. Điều đó cũng có nghĩa

là các trường nói chung trong đó có trường THPT Đông Hiếu rất lúng túng, gặp

nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị các điều kiện để tự đánh giá và hoàn thành

công tác KĐCLGD trong giai đoạn từ 2015-2020.

Kiểm định chất lượng, tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng

là những công việc rất mới lạ với các trường học nói chung. Cách tiếp cận tự

đánh giá theo tiêu chuẩn/ tiêu chí, dựa trên minh chứng (cách phân tích minh

chứng, viết báo cáo tiêu chí/tiêu chuẩn.) làm cho Hội đồng tự đánh giá của Nhà

trường mất nhiều công sức để tìm kiếm, sắp xếp minh chứng, áp dụng vào các

tiêu chuẩn, đặc biệt là cho những năm học trước 2018. Trong thực tế, hoạt động

tự đánh giá ở trường THPT chưa trở thành hoạt động thường kì, trong các năm

học trước không được đưa vào kế hoạch, do đó không tránh khỏi bị động khi

tiến hành thu thập và xử lý minh chứng. Nhìn chung nguồn minh chứng còn

nghèo nàn, chủ yếu là các văn bản ban hành của cấp trên, chưa có nhiều minh

chứng là các văn bản, kế hoạch của nhà trường; công tác lưu trữ ở trường THPT

nói chung qua các thời kỳ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thường bị thất lạc, mất

mát. Việc điều tra khảo sát, lấy ý kiến phản hồi từ người học/người dạy/cán bộ

quản lý chỉ mới được Nhà trường chú ý trong những năm gần đây.

Các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá của Nhà trường là cán bộ quản

lý và giáo viên kiêm nhiệm, không có chuyên môn về kiểm định CLGD khó sắp

xếp thời gian thoả đáng và hiệu quả công việc cho hoạt động tự đánh giá của

Nhà trường. Các nhóm chuyên trách có nhiều giáo viên tham gia nhưng chưa

được tập huấn bồi dưỡng các kĩ thuật thu thập, xử lý thông tin, minh chứng,

chưa biết cách viết báo cáo tiêu chí. Bản thân là Hiệu trưởng, chủ tịch Hội đồng

TĐG vẫn còn thiếu kinh nghiệm, đôi lúc lúng túng bị động trong chỉ đạo công

tác KĐCLGD.

Do khi viết báo cáo, Hội đồng TĐG có chia các tiêu chí cho các nhóm

huyên trách, các nhóm chuyên trách cơ bản là lúng túng không biết nên phân

tích các minh chứng. Cách viết không thống nhất (do nhiều người viết), nhiều

chỗ trùng lặp và chưa đáp ứng yêu cầu của báo cáo tự đánh giá phục vụ mục

đích cải tiến nâng cao chất lượng và đăng ký kiểm định. Vì thế, bản thân chủ

tịch Hội đồng TĐG của Nhà trường đã phải trực tiếp chấp bút chỉnh sửa báo cáo

rất công phu và mất thời gian.

Do hoạt động TĐG là một hoạt động hoàn toàn mới mẻ đối với Nhà

trường nên nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong trường đôi lúc chưa

đúng, sự quan tâm cho công tác TĐG trong thời gian đầu chưa thực sự đạt yêu

cầu. Nhiều người ngại khó, bàn lùi, không dành nhiều thời gian và độ chuyên

tâm cho công việc.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí dành cho hoạt động tự đánh giá của Nhà

trường còn hạn hẹp, điều đó tạo sự khó khăn khi xây dựng kế hoạch KĐCLGD,

các thành viên của Hội đồng tự đánh giá Nhà trường trong quá trình thực hiện

nhiệm vụ rất vất vả nhưng thực sự chưa được trả công xứng đáng.

Từ những khó khăn, thách thức đó, bản thân tôi với tư cách là người chỉ

đạo và chịu trách nhiệm chính về công tác KĐCL tại trường THPT Đông Hiếu

đã tìm hiểu rất cẩn thận các quy trình, quy định về KĐCLGD; học tập kinh

nghiệm từ các trường THPT đã thực hiện thành công, quyết tâm thay đổi nhận

thức cho dội ngũ CBQL và giáo viên của Nhà trường, khắc phục rào cản ngại

việc, sợ khó để hoàn thành KĐCLGD theo kế hoạch năm học đã đặt ra. Từ thực

tế đã thực hiện công tác TĐG, KĐCLGD tại trường THPT Đông Hiếu, bản thân

tôi rút được những kinh nghiệm và chia sẻ các giải pháp để thực hiện tốt nhất

công tác KĐCL GD tại các trường THPT.

pdf32 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp để thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phải tham gia trực tiếp vào công việc, làm việc cụ thể trong 
một nhóm đồng thời còn phải là người nắm bắt tổng thể công việc của các 
nhóm khác.
- Kiểm tra tính khả thi của kế hoạch khi triển khai thực hiện, kịp thời điều 
chỉnh bổ sung nguồn lực phục vụ cho công tác tự đánh giá để đảm bảo tiến độ 
kế hoạch tự đánh giá. Ban hành các quyết định quản lý, đưa ra các biện pháp 
điều chỉnh, uốn nắn những sai sót về thái độ, cách làm việc, xử lý những sai 
phạm, động viên khích lệ tinh thần để thúc đẩy tiến độ thực hiện công việc của 
các cá nhân và các nhóm chuyên trách. Khắc phục những tồn tại, bất cập sau khi 
tổ chức tự đánh giá. 
16
- Là người có khả năng liên kết nhiều người, nhiều nhóm, nhiều công việc 
trong hội đồng TĐG; có khả năng đánh giá, nhận xét, chỉnh sửa, hoàn thiện báo 
cáo TĐG của trường một cách tổng quát nhất.
Hội đồng TĐG trường THPT Đông Hiếu gồm có 15 người [xem phụ lục] 
được lựa chọn theo vị trí việc làm, phù hợp với các nhóm nhiệm vụ theo hướng 
dẫn của Bộ GD và ĐT. Ngoài Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng, hai Phó Hiệu 
trưởng là Phó Chủ tịch hội đồng. Các thành viên còn lại là trưởng các tổ chức, 
đoàn thể, tổ trưởng tổ chuyên môn, một số vị trí công tác chuyên trách khác. Hội 
đồng được chia làm 4 nhóm, trưởng nhóm và các thành viên trong Hội đồng là 
những người có khả năng hoàn thành công viêc cao. Mặc dầu công việc đầy khó 
khăn nhất là trong việc tìm kiếm minh chứng, sắp xếp mã hóa các minh chứng 
nhưng hầu hết các thành viên Hội đồng TĐG của Nhà trường đều nhận thức 
được rất rõ về ý nghĩa của công tác KĐCL GD tại Nhà trường; có ý thức trách 
nhiệm cao trong việc thực hiện kế hoạch được phân công; nỗ lực làm đêm làm 
ngày vì mục tiêu chung, vì sự phát triển chất lượng của Nhà trường trong xu thế 
hiện nay.
Nhờ sự đồng lòng, đồng sức trong điều hành, thực hiện công việc, Hội 
đồng TĐG đứng đầu là Hiệu trưởng đã hoàn thành mục tiêu mà Thị ủy, UBND 
Thị xã Thái Hòa và Sở GD và ĐT Nghệ An giao phó.
3.4. Giải pháp 4: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục
Xác định bước quyết định sự thành công của công tác KĐCLGD chính là 
việc tự đánh giá của cơ sở giáo dục. Vì vậy, trước khi xây dựng kế hoạch tự 
đánh giá, Ban Giám hiệu Nhà trường, trong đó đứng đầu là Hiệu trưởng đã tiến 
hành phân tích đúng thực trạng của Nhà trường để xác định chính xác các đầu 
việc trong kế hoạch.
Kế hoạch tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục của Nhà trường 
chính là kế hoạch tổng thể các hoạt động của Nhà trường dựa theo các văn bản 
quy định của Bộ GD và ĐT. Kế hoạch được xây dựng dựa trên mục tiêu và 
phạm vi tự đánh giá, thành lập hội đồng tự đánh giá của Nhà trường2; xác định 
rõ kế hoạch huy động các nguồn lực, cơ sở vật chất và tài chính phục vụ công 
tác tự đánh giá, công cụ đánh giá; dự kiến thông tin, minh chứng cần thu thập 
cho từng tiêu chí; kế hoạch nhờ chuyên gia tư vấn; tiến trình thời gian cụ thể và 
phân công công việc gắn với cá nhân trong hội đồng. Từ kế hoạch cụ thể đó, 
Ban Giám hiệu có thể phân công công việc hợp lý nhằm phát huy hết sở trường, 
khả năng của các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá và giáo viên của 
Trường. 
2 Hội đồng tự đánh giá được thành lập theo Quyết định số 109 ngày 14 tháng 9 năm 2019 của Hiệu 
trưởng Trường THPT Đông Hiếu. Hội đồng gồm có 15 thành viên (phụ lục).
17
Sau khi có kế hoạch, Chủ tịch Hội đồng TĐG đã phân công rõ ràng nhiệm 
vụ cho từng thành viên và yêu cầu về tiến độ thời gian thực hiện công việc được 
giao. Kế hoạch càng cụ thể, khả năng thành công càng cao. Trong quá trình thực 
hiện, kế hoạch đã lập có thể điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tế công 
việc [Phụ lục].
Như vậy trong việc xây dựng kế hoạch TĐG, Hiệu trưởng đóng vai trò vô 
cùng quan trọng. Hiệu trưởng là người phân tích, phán đoán, dự tính các tình 
huống để có được các luận cứ khoa học làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch 
TĐG của trường mình. Qua đó xác lập các mục tiêu tổng quát để có thể phân 
công nhiệm vụ sát với thực tế và đảm bảo hiệu quả cao khi thực hiện. Hiệu 
trưởng phải tổ chức cho Hội đồng tự đánh giá thảo luận, góp ý đối với kế hoạch 
đã xây dựng. Thông báo công khai kế hoạch tự đánh giá đối với xã hội, với giáo 
viên và học sinh toàn trường, chuẩn bị các điều kiện, về nguồn lực vật lực, lưu 
trữ, quản lý dữ liệu nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động tự đánh giá.
Như vậy, theo kinh nghiệm bản thân tôi, việc xây dựng kế hoạch rất quan 
trọng, sau khi kế hoạch được ban hành, mọi khó khăn về tâm lý ngại việc được 
giải quyết, mỗi người một việc theo phân công của kế hoạch để thực hiện.
3.5. Giải pháp 5: Bám sát quá trình chuẩn bị hồ sơ minh chứng tự đánh 
giá và viết báo cáo đánh giá.
3.5.1. Các công đoạn chuẩn bị và thu thập hồ sơ minh chứng
Chuẩn bị hồ sơ minh chứng là khâu khó khăn, vất vả nhất trong quá trình 
tự đánh giá KĐCLGD. Đây chính là bước quyết định sự thành công của 
KĐCLGD. Bằng chứng, minh chứng là yêu cầu quan trọng trong báo cáo tự 
đánh giá. Minh chứng trong tự đánh giá bao gồm những văn bản, hồ sơ, sổ sách, 
hiện vật đã và đang có của nhà trường phù hợp với nội hàm của chỉ báo, tiêu chí. 
Minh chứng được sử dụng để chứng minh cho các nhận định, kết luận trong mục 
“Mô tả hiện trạng” từng tiêu chí trong báo cáo tự đánh giá của nhà trường.
 Tất cả các minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường, tổ 
chuyên môn, các cơ quan, tổ chức có liên quan; kết quả khảo sát, điều tra, phỏng 
vấn, quan sát các hoạt động giáo dục của Trường trong vòng 5 năm (2015-
2020). Minh chứng được thu thập đều có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo tính 
chính xác, minh bạch. Ví dụ: để có được những minh chứng chính xác, minh 
bạch, không giả mạo; tránh việc làm dối làm ẩu, khi kiểm tra minh chứng liên 
qua đến việc ban hành quyết định của Hiệu trưởng thì các thành viên trong Hội 
đồng TĐG chỉ cần kiểm tra số quyết định có trùng khớp với số quyết định ghi 
trong sổ tại phòng văn thư. Thông thường các minh chứng thể hiện các hoạt 
động đã thực hiện đều có mối liên quan với các minh chứng khác trong cùng 
lĩnh vực.
18
Minh chứng thu thập được không chỉ sử dụng cho mục đích đánh giá các 
mức đạt của từng chỉ báo, tiêu chí, mà còn nhằm mô tả hiện trạng tổng thể các 
hoạt động của nhà trường để người đọc hiểu hơn, qua đó làm tăng tính thuyết 
phục của báo cáo TĐG.
Công việc tiếp theo là thu thập minh chứng và xử lý và phân tích các 
minh chứng:
Căn cứ vào các Phiếu xác định nội hàm, phân tích tiêu chí, tìm minh 
chứng tiêu chí, nhóm công tác hoặc cá nhân được phân công tiến hành thu thập 
minh chứng, sắp xếp minh chứng theo thứ tự nội hàm chỉ báo, tiêu chí của tiêu 
chuẩn đánh giá trường THPT theo văn bản quy định. Trong trường hợp không 
tìm được minh chứng cho chỉ báo, tiêu chí nào đó (do các lý do khách quan và 
chủ quan), Hội đồng TĐG Nhà trường nêu rõ nguyên nhân trong Phiếu đánh giá 
tiêu chí hoặc sử dụng các minh chứng thay thế đảm bảo, phù hợp với nội hàm 
của chỉ báo, tiêu chí.
Hội đồng TĐG thảo luận các minh chứng cho từng tiêu chí đã thu thập 
được của nhóm công tác hoặc cá nhân. Khi các minh chứng được sử dụng, Hội 
đồng TĐG lập Bảng danh mục mã minh chứng. Bảng danh mục này được sắp 
xếp theo nội hàm của các chỉ báo, tiêu chí, tiêu chuẩn và dựa vào các lĩnh vực có 
liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong hội đồng 
Nhà trường, để khi phân công thu thập minh chứng cũng như viết phiếu tiêu chỉ 
được thuận lợi hơn. Chẳng hạn các minh chứng liên quan đến các quyết định 
công nhận hoặc thành lập trong nội bộ nhà trường, công tác thi đua khen thưởng 
thì được sắp xếp trong bảng danh mục dành cho Hiệu trưởng.
Trong thực tế quá trình tự đánh giá tại trường THPT Đông Hiếu, có những 
minh chứng có thể được sử dụng được nhưng có minh chứng phải qua xử lý, 
phân tích, tổng hợp. Các minh chứng này, trước khi được sử dụng cần thiết phải 
mã hóa với mục đích để tiện tra cứu. 
Mã minh chứng có thể được ký hiệu bằng chuỗi gồm 1 chữ cái (H), hai 
dấu gạch (-) và các chữ số được quy ước: [Hn-a.b-c]. Trong đó, H là hộp đựng 
minh chứng; n là số thứ tự của hộp đựng minh chứng được đánh số từ 1 đến 
hết (n có thể có 2 chữ số); a.b là ký hiệu của tiêu chí trong từng tiêu chuẩn (Ví 
dụ: Tiêu chí 1.1, Tiêu chí 1.2,...; Tiêu chí 2.1, Tiêu chí 2.2,...); c là số thứ tự 
của minh chứng theo từng tiêu chí (minh chứng thứ nhất viết 01, thứ hai viết 
02, thứ 15 viết 15). Ví dụ: [H1-1.1-01] được hiểu là minh chứng thứ nhất của 
tiêu chí 1.1 thuộc tiêu chuẩn 1, được đặt ở hộp 1; [H3-2.1-03] được hiểu là 
minh chứng thứ ba của tiêu chí 2.1 thuộc tiêu chuẩn 2, được đặt ở hộp 3; [H9- 
5.1-01] được hiểu là minh chứng thứ nhất của tiêu chí 5.1 thuộc tiêu chuẩn 5, 
được đặt ở hộp 9.
19
Mã minh chứng dùng cho các tiêu chí ở Mức 4 nên ký hiệu như sau: [Hn-
M4-a-b]. Trong đó, H là hộp đựng minh chứng; n là số thứ tự của hộp đựng 
minh chứng được đánh số từ 1 đến hết (n có thể có 2 chữ số); M4 là Mức 4; a là 
số thứ tự của tiêu chí (Từ tiêu chí 1 đến tiêu chí 6); b là số thứ tự của minh 
chứng theo từng tiêu chí (minh chứng thứ nhất viết 01, thứ hai viết 02, thứ 15 
viết 15). Ví dụ: [H6-M4-01-01] là minh chứng thứ nhất của tiêu chí 1 thuộc Mức 
4, được đặt ở hộp 6.
Đối với những minh chứng sử dụng ở Mức 4, đã được mã hóa và sử dụng 
ở các tiêu chí thuộc Mức 1, Mức 2 hoặc Mức 3 thì chỉ cần trích dẫn mã minh 
chứng (giữ nguyên cách mã hóa minh chứng đã sử dụng).
Trong trường hợp, nhà trường không để riêng các minh chứng trong các 
hộp mà vẫn để trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường, thì mã minh chứng sẽ được 
ký hiệu là [a.b-c]. Trường hợp này, phải ghi rõ vị trí cụ thể (đường dẫn) của 
minh chứng đặt trong hồ sơ lưu trữ của nhà trường vào Bảng danh mục mã 
minh chứng. 
Mỗi minh chứng chỉ được mã hóa một lần. Minh chứng được dùng cho 
nhiều tiêu chí trong một tiêu chuẩn hoặc nhiều tiêu chuẩn thì mang mã minh 
chứng của tiêu chí, tiêu chuẩn được sử dụng lần thứ nhất. Mỗi minh chứng chỉ 
cần một bản (kể cả những minh chứng được dùng cho nhiều chỉ báo, tiêu chí và 
tiêu chuẩn), không nhân thêm bản để tránh lãng phí và khó theo dõi, phức tạp hồ 
sơ. Ví dụ: Trong sổ ghi biên bản các cuộc họp Hội đồng Nhà trường hàng năm 
thể hiện nhiều nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo các hoạt động dạy học 
của nhà trường. Vì vậy, minh chứng này có thể được sử dụng cho nhiều tiêu chí 
khác nhau.
 Có thể tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp hồ sơ theo thứ tự mã 
hóa. Minh chứng được lưu trữ, bảo quản theo quy định của Luật lưu trữ và các 
quy định hiện hành.
 3.5.2. Viết báo cáo đánh giá.
Để hoàn thành báo cáo TĐG, nên chú ý những vấn đề sau:
 - Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng TĐG phân công viết báo cáo làm sao cho 
đúng đối tượng, hợp khả năng và có quy định cụ thể về thời gian và nội dung báo 
cáo dựa theo kế hoạch. Nên chia ra các tiêu chuẩn (theo Thông tư 18/2018TT- 
BGDDT) cho các nhóm đối tượng phù hợp:
Tiêu chuẩn 1: Về tổ chức và quản lý trường học gồm có 10 tiêu chí. Tiêu 
chuẩn này phù hợp với người viết là nhóm cán bộ quản lý. Ở trường THPT Đông 
Hiếu, tiêu chuẩn này do Ban Giám hiệu, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng tự đánh giá 
Nhà trường đảm nhận.
 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh gồm có 4 
20
tiêu chí được giao cho nhóm 2 gồm đại diện Ban Giám hiệu, tổ trưởng, tổ phó 
chuyên môn, Bí thư Đoàn thanh niên. Tiêu chuẩn này liên quan đến đội ngũ cán bộ, 
giáo viên và học sinh nên phù hợp với những thành viên của Hội đồng được phân 
công phụ trách, triển khai thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.
 Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gồm có 6 tiêu chí được 
giao cho nhóm 3, đại diện Ban Giám hiệu là Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật 
chất Nhà trường làm nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm là các đồng chí phụ 
trách các lĩnh vực liên quan như cán bộ văn thư, Thư viện, Thiết bị.
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa Nhà trường, gia đình và xã hội gồm có 2 tiêu 
chí được giao cho nhóm 4 do đồng chí Chủ tịch Công đoàn Trường làm nhóm 
trưởng, các thành viên còn lại là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục gồm có 6 tiêu chí 
được giao cho nhóm 2 do đại diện Ban giám hiệu là Phó Hiệu trưởng phụ trách 
chuyên môn làm nhóm trưởng. 
Sau khi các nhóm hoàn thành phần báo cáo được giao, Hội đồng TĐG có tổ 
chức hội nghị cán bộ chủ chốt để thẩm định, nghiệm thu báo cáo tự đánh giá. Các 
nhóm/tổ phản biện lẫn nhau để có sự thống nhất giữa các phần trong báo cáo. Sau 
Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng giao cho một người chịu trách nhiệm chỉnh sửa báo 
cáo cho thống nhất về hành văn, cách trình bày về nội dung và hình thức; rà 
soát, hoàn chỉnh văn bản để xin ý kiến rộng hơn cho dự thảo lần 2 Báo cáo tự 
đánh giá. Báo cáo tự đánh giá cần được rà soát và kiểm tra chéo các minh chứng 
xem có thật không, có đúng hay phù hợp không... 
Báo cáo TĐG cần tránh kiểu viết đối phó, mô tả hiện trạng không đầy đủ, 
lạc đề, không đủ nội dung yêu cầu của tiêu chí theo quy định của Bộ GD và ĐT. 
Minh chứng không phù hợp với điều cần minh chứng; không tìm được điểm 
mạnh thực sự của Nhà trường; các lý do được đưa ra một cách sơ sài, đổ lỗi tại 
khách quan... 
Chất lượng văn bản báo cáo tự đánh giá quyết định sự thành công của 
kiểm định chất lượng GD, vì vậy Chủ tịch Hội đồng TĐG phải chỉ đạo các 
nhóm được phân công thực hiện, đánh giá và thẩm định nghiêm túc để hoàn 
chỉnh báo cáo trước khi đề nghị cấp trên đánh giá ngoài. Cán bộ chủ chốt phải 
được biết, được góp ý, được quán triệt về báo cáo tự đánh giá của Nhà trường. 
Báo cáo này công khai cho tất cả các cán bộ cốt cán, các giáo viên, nhân viên 
và học sinh, đặc biệt là kế hoạch khắc phục các điểm tồn tại của nhà trường 
trong thời gian tới, biết được các tiêu chuẩn chất lượng để hành động theo tiêu 
chuẩn này. 
21
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Tự đánh giá chất lượng, KĐCL cơ sở giáo dục phổ thông là những vấn 
đề mới, khá phức tạp hiện nay. Công tác tự đánh giá, KĐCL và công nhận 
trường đạt chuẩn quốc gia tại các trường phổ thông được thực hiện theo mục 
tiêu kép từ năm 2018. Mặc dầu thời gian đầu còn nhiều khó khăn, tuy nhiên qua 
thực tiễn hoạt động TĐG, KĐCLGD, các trường phổ thông đã rút ra được nhiều 
bài học thiết thực. Cụ thể là, sau kiểm định CLGD, các trường nhận thức đúng 
hơn về kiểm định chất lượng nói chung và tự đánh giá nói riêng. Đối với các cấp 
quản lý, họ có sự thay đổi thực sự trong nhận thức và cách thức điều hành quản 
lý nhà trường. Được trực tiếp chuẩn bị hồ sơ minh chứng và viết báo cáo TĐG, 
đội ngũ lãnh đạo và cốt cán của các trường có sự trưởng thành, sự am hiểu hơn 
trong quản lý trường học. Đối với giáo viên, nhân viên khác trong trường, họ 
hiểu rõ hơn về quyền hạn và trách nhiệm của mình đối với việc tạo nên chất 
lượng đào tạo của trường để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Kết quả tự đánh giá 
này đã làm thay đổi nếp nghĩ và cách làm của chính các trường trong giáo dục 
và quản lý. Nhà trường qua đó tự đánh giá đúng hơn, chính xác hơn về thực 
trạng giáo dục của mình. Các trường tham gia tự đánh giá cũng có dịp trao đổi 
học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
 Qua KĐCLGD, Hội đồng tự đánh giá hiểu rõ hơn quy trình và kĩ thuật tự 
đánh giá, cách thức xây dựng báo cáo tự đánh giá. Đây chính là kinh nghiệm 
quan trọng để các trường tự đánh giá đúng chính mình, đề ra được kế hoạch khả 
thi để nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt công tác duy trì đảm bảo chất 
lượng giáo dục để có thể thực hiện tốt chu kỳ tiếp theo của KĐCLGD mức độ 2.
 Qua KĐCLGD, lần đầu tiên các trường tiến hành tự đánh giá một cách 
tổng thể các hoạt động của trường theo các tiêu chuẩn/ tiêu chí dựa trên cách 
tiếp cận đánh giá dựa vào bằng chứng. Việc tự đánh giá được tiến hành một cách 
khoa học, bài bản, giúp nhà trường thấy rõ bức tranh thực trạng khách quan về 
chất lượng đào tạo của trường. Các trường phổ thông trong đó có THPT Đông 
Hiếu bắt đầu làm quen với văn hoá chất lượng - đánh giá chất lượng đào tạo dựa 
theo các chuẩn mực và bằng chứng. 
Tại trường THPT Đông Hiếu, KĐCLGD thành công thể hiện sự quyết 
tâm và nỗ lực của Ban Giám hiệu và tập thể sư phạm Nhà trường. Lãnh đạo nhà 
trường đã có sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành hoạt động tự đánh giá như: 
chỉ đạo sát sao, phối hợp chặt chẽ giữa các nhóm chuyên trách trong việc phản 
biện, thảo luận góp ý cho các báo cáo tiêu chí, xử lý thế nào khi các thông 
tin/minh chứng có sự mâu thuẫn... Đạt mục tiêu kép: thực hiện thành công kiểm 
định chất lượng mức độ 2, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1, trường THPT 
Đông Hiếu chuẩn bị sẵn sàng cho chu kỳ tiếp theo của KĐCLGD theo quy định.
22
2. Kiến nghị
2.1. Đối vối Sở GD&ĐT
 Sở GD&ĐT Nghệ An mời chuyên gia tổ chức tập huấn kĩ hơn cho lãnh 
đạo trường, Hội đồng tự đánh giá các trường về đảm bảo chất lượng/KĐCL và 
đặc biệt tập huấn cho các nhóm chuyên trách các kĩ thuật thu thập thông 
tin/minh chứng, mã hoá phân tích minh chứng, cách viết báo cáo tự đánh giá. 
Chú trọng hơn đến công tác tập huấn, bồi dưỡng mở rộng cho đội ngũ cán bộ 
làm công tác kiểm định giáo dục, để công tác công tác đảm bảo chất lượng giáo 
dục tại các trường phổ thông ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn. 
Vận dụng tốt hơn các chế độ chính sách, ưu đãi cho hoạt động KĐCLGD 
tại các trường phổ thông. Hằng năm, có đánh giá kết quả thực hiện KĐCLGD 
của các trường phổ thông nói chung.
2.2. Đối với các trường THPT
Các trường THPT cần bám sát các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở GD&ĐT 
về công tác KĐCLGD để chủ động xây dựng kế hoạch KĐCL các mức độ theo 
Thông tư 18/2018/ TT- BGDĐT, các quy định trong Thông tư 13,14/2020/TT-
BGD ĐT. Các trường đã thực hiện được kiểm định CLGD mức độ 1 cần có kế 
hoạch khắc phục những hạn chế do đoàn ĐGN chỉ ra và có kế hoạch duy trì chất 
lượng sau kiểm định, xây dựng kế hoạch KĐCL mức độ 2. 
Tuyên truyền, công bố rộng rãi kết quả công tác KĐCLGD cho toàn xã 
hội được biết để cả xã hội cùng Nhà trường tham gia vào việc tiếp tục xây dựng 
nhà trường giữ chuẩn và đạt chuẩn ở mức độ cao hơn theo quy định của trường 
chuẩn quốc gia. 
2.3. Đối với các Hiệu trưởng trường THPT
Xác định đúng ý thức trách nhiệm của Hiệu trưởng trong hoạt động 
KĐCLGD trường phổ thông. Trong công tác chỉ đạo, điều hành KĐCLGD cần 
có sự quyết đoán, gương mẫu, linh hoạt để tạo niềm tin cho tập thể cán bộ, giáo 
viên, nhân viên cùng nhau đoàn kết thực hiện nhiệm vụ. Nỗ lực tự học, tự bồi 
dưỡng thêm về nghiệp vụ KĐCLGD, công tác đảm bảo chất lượng giáo dục để 
phát huy đúng chức năng nhiệm vụ của người đứng đầu nhà trường trong công 
tác KDDCLGD. Bản thân mỗi Hiệu trưởng đều phải có ý thức phấn đấu, hợp tác 
với đồng nghiệp, với tập thể nhà trường để giữ chất lượng theo chuẩn, khắc phục 
sửa chữa hạn chế do đoàn ĐGN khuyến nghị, nâng cao chất lượng giáo dục để 
tiến tới KĐCLGD ở mức độ cao hơn.
23
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013) - Nghị quyết 29-NQ/TW về 
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
và hội nhập quốc tế. 
 2. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục 2019
 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT quy 
định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với 
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có 
nhiều cấp học đã ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá, quy trình đánh giá 
KĐCLGD.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 13/2020/TT-BGD ĐT quy 
định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở 
và trường phổ thông có nhiều câp học.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 14/2020/TT-BGD ĐT quy 
định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn 5932/BGDĐT-QLCL hướng 
dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục phổ thông.
24
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 
CÔNG TÁC KĐCLGD Ở TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU
25
26
27
28
 29
30

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_de_thuc_hien_tot_cong_tac_ki.pdf
Sáng Kiến Liên Quan