Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp cải tạo môi trường vui chơi ngoài lớp học cho trẻ trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu

Môi trường chính là nơi sinh sống của con người và đông thực vật tồn tại trên trái đất. Bởi nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mỗi cá thể sống. Chính vì vậy có thể nói môi trường vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Môi trường, khuân viên hoạt động ngoài trời là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Hằng ngày con người cần một không gian để sống, để sinh hoạt, làm việc, học tập, vui chơi

Đối với trẻ mầm non thì học mà chơi, chơi mà học vì vậy mà môi trường hoạt động ngoài trời vô cùng quan trọng đối với trẻ mầm non vì nó mang lại không khí trong lành, sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu khám phá khoa học về thế giới tự nhiên, phong phú đa dạng về cỏ cây hoa lá, mọi vật, để giúp trẻ được phát triển khả năng khám phá, tìm tòi của trẻ, trên cơ sở đó tạo tiền đề phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Như vậy ngoài môi trường hoạt động trong lớp, nhà trường chúng ta còn tạo ra môi trường hoạt động ngoài trời và khoảng không gian thích hợp cho mỗi con người, mỗi công việc khác nhau.

Tạo môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ là một hoạt động hết sức cần thiết trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi tập thể, nhóm, cá nhân. Nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển một số kỹ năng, kỹ xảo của các hoạt động tìm hiểu, khám phá môi trường.

Như vậy môi trường ngoài lớp học là khuân viên nhà trường bao gồm sân chơi, không gian sinh hoạt, các đồ chơi tất cả các yếu tố trên góp phần không nhỏ cho việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Môi trường ở trường mầm non cũng vậy nó có tác dụng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển cho một đứa trẻ cả về thể chất, sức khỏe, tinh thần lẫn nhân cách và trí tuệ, tạo môi trường tốt là tạo không gian tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ em. Giaos dục mầm non là mắt sích đầu tiên nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ một cách toàn diện, hình thành cho trẻ yếu tố đầu tiên về nhân cách và tạo tiền đề vững vàng cho trẻ bước vào lớp 1 tiểu học. Khi đến trường mầm non trẻ được học tập vui chơi, được tham gia nhiều hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, song để các hoạt động đạt hiệu quả cao thì cần phải có môi trường tốt để trẻ thoải mái hoạt động. Môi trường ở trường mầm non bao gồm môi trường vật chất và môi trường xã hội. Vấn đề cần được cải tạo ở đây là lĩnh vực về môi trường vật chất, là một vấn đề không nhỏ tạo nên sự phát triển toàn diện cho trẻ. Môi trường vật chất của trẻ bao gồm môi trường trong lớp và ngoài lớp học, đa số chúng ta chỉ moias quan tâm đến môi trường trong lớp học mà chưa quan tâm nhiều đến môi trường ngoài lớp học nhất là các trường ở miền núi.

Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm và đang bị phá hủy hàng ngày. Vì vậy chúng ta cần phải làm là bảo vệ môi trường ngăn chặn các hành vi phá hủy môi trường đồng thời phải ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường hàng ngày. Bảo vệ xây dựng môi trường là bảo vệ sự sống của chính bản thân mình.

 

docx19 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 5160 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp cải tạo môi trường vui chơi ngoài lớp học cho trẻ trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thống cống rãnh, mua sắm đò dùng đồ chơi ngoài trời. Ngoài ra nhà trường huy động phụ huynh học sinh đóng góp các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, cùng thực hiện thiết kế các đồ dùng đồ chơi ngoài trời đẻ làm góc vận động ở các nhóm lớp khu lẻ để trẻ chơi vận động
Hình ảnh: Ngân hàng SHB chi nhánh Sơn La và Chi nhánh VIETTEL Thuận Châu tặng quà cho nhà trường (tháng 9/2019)
Hình ảnh: Bộ văn hóa thể thao & du lịch và Đoàn thanh niên tỉnh Sơn La tặng quà cho nhà trường (tháng 12/2019)
Hình ảnh: Đội tình nguyện đoàn thanh niên trường cao đẳng văn hóa du lịch Hà Nội đến tặng quà và giúp đỡ nhà trường hoàn thiện khu vui chơi(tháng 12/2019)
* Giải pháp 4: Thực hiện giám sát, chỉ đạo thực hiện xây dựng khuôn viên
Muốn hoàn thành công việc xây dựng khuôn viên ngoài các công việc trên nhà trường có ban thanh tra, kiểm tra, giám sát công trình chặt chẽ.
Phân công giám sát chéo lẫn nhau và đề xuất phải có trách nhiệm như nhau, không ỉ lại hoặc bỏ qua bất kể yếu tố nhỏ nào. Nhằm tạo sự đầu mối liên quan chặt chẽ với nhau để mang lại sự tiết kiệm và hiệu quả.Đồng thời cần thể hiện sự công khai trong chi tiêu tiền bạc. Để làm được điều đó trong ban giám sát cần cơ cấu đủ thành phần ngoài các cán bộ lãnh đạo địa phương còn có giáo viên trong nhà trường, đại diện phụ huynh Trong đó trách nhiệm lớn phải thuộc về cán bộ giáo viên trong nhà trường. Đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên phải có trách nhiệm giám sát theo dõi về kinh tế, ngày công, nguyên vật liệu trong khi công trình đang thi công, Riêng tôi ngoài việc chỉ đạo giám sát về công tác chuyên môn theo đúng thiết kế, đúng lộ trình, đúng kế hoạch, toi còn trực tiếp giám sát theo dõi các bác thợ làm để có ý kiến chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, đẹp mắt.Việc giám sát tài chính giá cả hợp lý và đánh giá kịp thời sẽ giúp nhà trường tiết kiệm được tiền, nguyên vật liệu, công sức lao động và thực hiện được ý đồ thiết kế. Cũng thông qua việc này để theo dõi, nắm bắt các cán bộ giáo viên có trách nhiệm làm tốt công việc theo dõi đưa vào tiêu chí thi đua trong năm có khen thưởng, động viên và kịp thời chấn chỉnh. Như vậy tất cả mọi ngày công, nguyên vật liệu xây dựng, tiền công, giá cả đều do các cô trong nhà trường và các bậc phụ huynh theo dõi, giám sát. Tất cả đều thể hiện sự công khai, rõ rang, 
rành mạch tránh được những hiểu biết sai lầm trong trang trải chi phí
Hình ảnh: Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh góp nguyên vật liệu sẵn có và cùng cải tạo khu vui chơi ngoài trời
* Giải pháp 5: Hoàn thiện khuân viên thử nghiệm cho trẻ thực hành trải nghiệm, khám phá qua các hoạt động.
Sau khi hoàn thiện khuân viên, tôi tổ chức cho đưa vào sử dụng. Chỉ đạo giáo viên tang cường lồng ghép tích hợp các hoạt động giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh sạch đẹp vào các chủ đề, hoạt dộng giáo dục.
Đưa nội dung giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, tăng cường công tác giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường mầm non để giáo viên thấy được vai trog và tầm quan trọng của bảo vệ khuôn viên môi trường xanh - sạch - đẹp và giáo dục bảo vệ môi trường.
Tăng cường quản lý chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch và thực hiện đưa các nội dung giáo dục chăm sóc vườn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ vườn thiên nhiên lồng ghép vào các chủ đề: Chủ đề thế giới thực vật cho trẻ làm quen với các loại cây xanh trong khu vườn cổ tích, cho trẻ được dạo chơi tham quan, trẻ được quan sát cảnh quan khuôn viên xung quanh trường, quan sát các loại cây cảnh , đồ chơi ngoài trời,  Vận dụng linh hoạt vừa đảm bảo nội dung giáo dục theo chủ đề vừa tuyên truyền về mội dung bảo vệ môi trường, lồng ghép,tích hợp vào các hoạt động giáo dục. Lồng ghép nội dung “Con người và môi trường xung quanh” vào các chủ đề: Trường mầm non, gia đình. Khi thực hiện chủ đề này tôi gợi ý giáo viên lồng vào nội dung ” Con người và môi trường xung quanh” dạy trẻ hiểu được môi trường trong trường mầm non về môi trường xung quanh của trẻ, trường, lớp, gia đình, nhà, sân... Có thể giáo dục bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp thông qua các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Đây cũng là một biện pháp hết sức cần thiết do đặc điểm trí nhớ của trẻ chưa bên vững nên cần củng cố, mọi lúc, mọi nơi. Cô giáo gữi vai trò chủ đạo trong việc lồng ghép nội dung tích hợp để khắc sâu kiến thức cho trẻ, thường xuyên rèn luyện thói quen và ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc cây, hoa, rau trong vườn trường.
Thông qua hoạt động học tập: Nhằm hình thành ý thức và thói quen cho trẻ về bảo vệ cây xanh bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động nhất là các hoạt động khoa học nhằm giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh, giáo viên phải linh hoạt vận dụng, lồng ghép nội dung về môi trường để giáo dục trẻ sau những giờ học tập trên lớp, đầu óc căng thẳng không khí ngột ngạt cảm giác mệt nhọc của cô và trẻ thì giờ hoạt động ngoài trời lại là một hoạt động có ý ngĩa quan trọng cho cô và trẻ: Giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ làm quen với cây vú sữa trong sân trường. Trẻ được quan sát cây thực tế, được cầm nắm trẻ biết vỏ cây sần sùi, trẻ biến cây to có bóng mát cho trẻ ngồi và trên cây có nhiều lá, trẻ biết được lợi ích của của cây xanh đối với lợi ích của con người. Trẻ được vui chơi thoải mái, được hít thở không khí trong lành, được hưởng những cơn gió mát thổi nhè nhẹ, trẻ phát hiện ra những điều kỳ diệu của môi trường thiên nhiên về các loại cây khác nhau về thế giới tự nhiên ung quanh trẻ.
Thông qua các hoạt động dạo chơi tham quan: Ngoài việc lồng ghép nội dung giáo dụng bảo vệ khuôn viên môi trường xanh sạch đẹp trong tiết học, tôi còn chỉ đạo giáo viên đưa nội dung này vào các hoạt động dạo chơi, tham quan ở bên ngoài trường học: Cho trẻ quan sát các loại cây , hoa Giáo viên cung cấp cho trẻ biết một số các loài cây như lấy gỗ, cây bóng mát, cây chặn nước giáo viên cho trẻ biết lợi ích của từng loại cây đối với đời sống con người. Ngoài ra cây còn sản sinh ra ô xy, làm sạch không khí, Trồng cây sẽ góp phần cải thiện môi trường . Giúp trẻ thấy được các lợi ích của cây xanh, cảm nhận được vẻ đẹp, sức sống của cây xanh . Từ đó giáo dục trẻ yêu cây xanh, mong muốn trồng được nhiều cây xanh, có ý thức bảo vệ cây, tạo môi tương xanh - sạch - đẹp. Thông qua hoạt động trẻ được quan sát thực tế, được trải nghiệm để lĩnh hội tri thức mới. 
Tổ chức các hoạt động vui chơi: Đối với hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ rất thuận lợi giáo viên có thể tổ chức cho trẻ bằng nhiều hình thức chơi: Tự vẽ vườn cây, vườn hoa,chơi tô mầu hành vi đúng, Góc chơi khám phá khoa học cho trẻ chơi gieo hạt, trồng các loại cây, quan sát sự nảy mầm của hạt; góc học tập chơi trò chơi đoán cây qua lá,thông qua các trò chơi giúp trẻ hiểu biết về việc làm đúng, khích thích trẻ tích cực tham gia vào việc gìn giữ và bảo vệ môi trường . Qua đó trẻ biết chăm sóc cây và bảo vệ cây, biến quý trọng công sức và sản phẩm lao động thông qua hoạt động này giáo viên bồi dưỡng cho trẻ tình cảm, cảm xúc, tình yêu của trẻ đối với cây xanh, môi trường sống trong lành, sạch sẽ góp phần tạo cuộc sống tươi đẹp.
	Hoạt động lao động: Cô giáo hướng dẫn cho trẻ các hoạt động nhẹ nhàng và phù hợp với lứa tuổi của trẻ trong các giờ dạo chơi tham quan, giờ hoạt động ngoài trời giờ đón trẻ. Cô cho trẻ nhổ cỏ, tưới cây,nhặt lá, bắt sâu giúp cây mau lớn cho ta hiều hoa thơm, quả ngọt. trẻ được hoạt động trong môi trường rộng rãi thoáng mát, không khí trong lành, trong khi lao động trẻ được tập làm những việc của người lớn và phản ánh những công việc của người lớn, trẻ thoa mãn nhu cầu lao động và hình thành thói quen cho trẻ ngay từ thủa còn thơ. Như vậy thông qua hoạt động hàng ngày của trẻ tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục bảo vệ khuôn viên môi trường xanh , sạch, đẹp vào các hoạt động, thời điểm trong ngày như đón trả trẻ, học tập, lao động, dạo chơi, tham quan hay các hoạt động vui chơi
	Tạo được khuôn viên cảnh quan môi trường thành công, thì nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là thường xuyên chăm sóc nuôi dưỡng bồn hoa, tia cây, nhổ cỏ, tôn tạo khuôn viên chăm sóc bảo vệ khuôn viên cảnh quan môi trường phải được thường xuyên liên tục trong nhà trường. Ban giám hiệu chúng tôi giao trách nhiệm cụ thể cho từng giáo viên, từng lớp có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ theo từng khu vực, từng bồn hoa, từng cây cảnh. 
	Phân công cho tổ chức Đoàn thanh niên nhà trường có trách nhiệm hàng tháng thường xuyên thực hiện các công việc sau: Cắt tỉa cây trong khuôn viên nhà trường, thu gom các loại rác thai vào thùng rác, phát bụi dậm xung quanh trường, khơi thông cống ranh, làm cỏ dại dưới gốc cây cảnh trong khuôn viên nhà trường.
	Giao nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên, nhân viên cùng nhà trường tiếp tục tuyên truyền, vận động phụ huyng thu gom nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để thương xuyên tu sửa, cải tạo lại khi bị hư hỏng.
Hình ảnh: Khu vườn cổ tích và khu vui chơi ngoài trời sau khi đã được cải tạo (tháng 2/2020)
c. Ưu, nhược điểm của giải pháp mới.
* Ưu điểm:
Sau khi sử sụng các giải pháp trên để cải tạo môi trường cho trẻ vui chơi ngoài lớp học nhìn chung các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội, các bậc phụ huynh, cán bộ giáo viên nhân viên đã nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc tạo môi trường cho trẻ học tập vui chơi, nhiệt tình ủng hộ tiền của, công sức, đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo cùng nhà trường tôn tạo lại môi trường xanh – sạch – đẹp, an toàn để giúp trẻ được hoạt động thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và hít thở không khí trong lành giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Giúp giáo viên thỏa sức sáng tạo lựa chọn các nội dung chăm sóc giáo dục phong phú đa dạng để hướng dẫn trẻ thực hành trải nghiệm các hoạt động. Trẻ tham gia tích cực, thoải mái
Nhà trường đã có sự thay đổi lớn về diện mạo xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn. Đảm bảo cao tiêu chí “ Trường học thân thiện học sinh tích cực”
* Nhược điểm:
Một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời do tự tạo nên tính thẩm mĩ chưa cao
7. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Nhận thức rõ về tầm quan trọng đó với vai trò là Phó bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng nhà trường phụ trách chuyên môn tôi luôn tìm tòi, sáng tạo, tích cực tham mưu với Hiệu trưởng tạo vốn bằng cách vận động các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các ban nghành đoàn thể trong xã, để xây dựng môi trường ngoài lớp học tạo một khuân viên xanh – sạch – đẹp, một môi trường thật thân thiện, đẹp mắt cho trẻ hoạt động.
Phạm vi nghiên cứu: Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu – Huyện Thuận châu – Tỉnh Sơn La.
Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp cải tạo môi trường ngoài lớp học cho trẻ Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu.
	8. Hiệu quả, ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
* Đối với trẻ 
	Có môi trường hoạt động ngoài trời xanh - sạch - đẹp, khuân viên rộng thoáng mát, có đầy đủ đồ dùng đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn. Được thay đổi môi trường hoạt động gò bó trong lớp bằng môi trường hoạt động ngoài trời thoải mái từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong hoạt động vui chơi cũng như học tập tốt tốt hơn.
Kết quả khảo sát trên trẻ đạt được như sau: 
TT
Khả năng của trẻ
Tổng số hs
Mức độ % trên trẻ
Đạt
%
Chưa đạt
%
1
Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh
672
620
92,2
52
7,8
2
Tích cực tham gia các hoạt động khác tổ chức ngoài trời
672
630
93,8
42
6,2
3
Trẻ có thói quen tham gia bảo vệ môi trường, khuân viên xanh – sạch – đẹp
672
625
93
47
7
Xây dựng, cải tạo khuân viên cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp ngoài lớp học trong trường mầm non vừa có ý nghĩa trực tiếp cho việc dạy học, thay đổi môi trường hoạt động trong lớp học bằng các hoạt động ngoài lớp học giúp trẻ được thay đổi không khí với môi trường mới lạ trẻ được học tập, vui chơi tự do, thoải mái, trẻ được khám phá tìm hiểu môi trường thiên nhiên phong phú, hấp dẫn từ đó giúp trẻ tiếp thu bài học tốt hơn, giáo dục trẻ cũng như mọi người tiến tới cái chân thiện mĩ.
* Phụ huynh 
	Hiểu được sự cần thiết phải đưa con đến trường, vui mừng khi thấy con em của mình được học trong môi trường có khuân viên cảnh quan xanh-sạch-đẹp, rộng rãi thoáng mát, họ thấy được sự ân cần vui vẻ của cô giáo đối với trẻ từ đó có niềm tin và yên tâm đưa con đến trường học. có suy nghĩ đúng đắn và nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tích cực ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất , khuân viên, trang thiết bị học tập Cho nhà trường ngày càng đầy đủ 
	* Giáo viên 
	Được sống và làm việc trong môi trường xanh - sạch - đẹp, thoáng mát có đầy đủ đồ dùng đồ chơi đảm bảo chất lượng, môi trường hoạt động trong lớp và ngoài lớp đều hấp dẫn, đẹp mắt, trẻ hứng thú hoạt động sôi nổi, trẻ tiếp thu bài tốt, kết quả giảng dạy được nâng lên rõ rệt, chính là niềm tự hào và hạnh phúc của người giáo viên.
	* Về phía lãnh đạo địa phương.
	Nhà trường đã nhận được sự thấu hiểu của các đồng chí lãnh đạo địa phương về tầm quan trọng của bậc học mầm non, cảm thông, quan tâm, giúp đỡ nhà trường trong coong tác huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sở vật chất, vận động địa phương tham gia đóng góp và xây dựng cho nhà trường một khuân viên ở khu trung tâm tương đối đảm bảo xanh - sạch - đẹp.
	* Đối với nhà trường
Để đạt được mục tiêu đã đề ra đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có sự quyết tâm, biết làm tốt công tác tham mưu để các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, nhà từ thiện, nhà hảo tâm thấu hiểu và tình nguyện giúp đỡ nhà trường xây dựng khuân viên ngoài lớp học xanh – sạch – đẹp đẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. 
Sau khi nhà trường xây dựng môi trường, khuôn viên ngoài lớp học, chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời được nâng cao rõ rệt, trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động khám phá môi trường xung quanh, tích cực tham gia các hoạt động khác khi tổ chức ở ngoài trời, trẻ có thói quen tham gia bảo vệ môi trường, khuôn viên ngày càng xanh - sạch - đẹp hơn. Chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường cũng đang ngày được nâng lên rõ rệt.
* Về phía bản thân
	Cải tạo được khuân viên cảnh quan môi trường ngoài lớp học xanh - sạch - đẹp cho trẻ học tập vui chơi đó là niềm vinh dự và tự hào lớn nhất của tôi. Tạo niềm tin cho phụ huynh yên tâm đưa con đến trường. Giáo viên và học sinh hằng ngày được vui chơi học tập trongm ơi trường cảnh quan đẹp mắt, không khí trong lành đó là động lực giúp giáo viên hứng khởi và phát huy được tính sáng tạo trong công tác dạy và học.
	Bản thân có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong công tác. Giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
	Sau nhiều năm ấp ủ và hơn một năm phấn đấu thực hiện xây dựng khuân viên, cảnh quan môi trường ngoài lớp học ở Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu, đặc biệt là khi điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, địa hình đồi núiĐể có được kết quả này là cả một quá trình nỗ lực của bản thân mỗi cá nhân trong tập thể nhà trường, đặc biệt là sự quyết tâm và lãnh đạo tài tình của Hiệu trưởng mà nhà trường mới có sự khởi sắc. Mặc dù kết quả cụ thể chưa được thực sự cao nhưng đây cũng là minh chứng cho bước đầu thành công về những giải pháp tôi thực hiện tại nhà trường, là cả một quá trình nỗ lực tại một nơi thuộc xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn của huyện.
	* Kết luận.
	Trong điều kiện sống ở miền núi chúng ta hiện nay việc xây dựng khuôn viên, cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp trong môi trường Mầm non là nhiệm vụ trước mắt vừa mang tính lâu dài, nó không chỉ góp phần to lớn quyết định nâng cao chất lượng cuộc sống con người mà quyết định trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện trẻ. Chính vì vậy trong công tác chỉ đạo nói chung chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng khuôn viên cảnh quan môi trường luôn song hành với các nhiệm vụ khác, do đó đòi hỏi người cán bộ quản lý và đội ngũ quản lý nhà trường phải có những định hướng đúng đắn, đoàn kết, cùng ý chí của tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Một nhà trường đẹp, sạch sẽ, khang trang lịch sử, chất lượng giáo dục đi hàng đầu cùng với các cô đẹp trong hình thức, lời nói và hành vi là sự phản ánh của một môi trường sư phạm, tạo sự niềm tin cho lanhc đạo địa phương và phụ huynh khi gửi con đến trường.
	Trong thời gian tập trung và chỉ đạo công tác xây dựng khuôn viên Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu nơi tôi công tác đã mang lại kết quả khả quan, cảnh quan sư phạm nhà trường ngày càng đổi mới xanh - sạch - đẹp, thoáng mát, chúng tôi khai thác hiệu quả mọi nguần lực để chất lượng giáo dục được nâng lên. Tôi tin rằng công tác chăm sóc giáo dục trẻ trường Mần non 1/6 Nậm Lầu của chúng tôi sẽ ngày càng phát huy hiệu quả, nhà trường ngày càng đẹp, góp phần xây dựng tốt phong trào “ XD Trường học thân thiện học sinh tích cực”.
	Tổ chức xây dựng khuôn viên tạo môi trường hoạt động cho trẻ, kết hợp các giải pháp trên cùng với sự ủng hộ nhiệt tình của giáo viên, phụ huynh, chất lượng chăm sóc giáo dục của trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu đã được nâng lên rõ rệt. Giáo viên đã vững vàng hơn trong giảng dạy, linh hoạt sáng tạo hơn khi vận dụng kiến thức vào các nội dung lồng ghép giáo dục trẻ, khuôn viên, cảnh quan nhà trường trở nên xanh - sạch - đẹp, an toàn, thoáng mát, cây xanh được chăm sóc tươi tốt, đồ dùng đồ chơi ngày càng nhiều và đảm bảo sự an toàn cho trẻ hoạt động và vui chơi. Trẻ phát triển tốt về thể chất và trí tuệ và có tình cảm sâu sắc với ngôi trường mầm non.
	* Bài học kinh nghiệm.
	Muốn công tác xây dựng công viên cảnh quan môi trường đạt kết quả tốt. Trước hết người cán bộ quản lý cần có trách nhiệm, thực sự tâm huyết, sáng tạo kiên trì, nhiệt tình, đam mê, say sưa với công việc, giám hy sinh thời gian, phải có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và kế hoạch phải có sức thuyết phục. BGH nhà trường phải có sự thống nhất động lòng cao trong việc xây dựng kế hoạch và kế hoạch tham mưu phải có tính chiến lược, lâu dài. Triển khai thực hiện từng bước, chọn những gì cần làm trước, cần làm sau, trọn thời điểm thích hợp, chú trọng biện pháp tham mưu.
 Tham mưu tốt để Hiệu trưởng tạo dựng được đội ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí, phải là người có tâm, có tầm nhìn, phải là người có uy tín với đội ngũ cán bộ giáo viên, với cộng đồng giám nghĩ, giám làm và biết vận dụng thực tế vào trường mình. Biết làm việc gì trước, việc gì sau phù hợp với công tác đổi mới giáo dục hiện nay.
	* Kiến nghị.
	Mong các cấp lãnh đạo tiếp tục quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị học tập đồ dùng đồ chơi ngoài trời cho trẻ.
	Tạo điều kiện cho các trường được đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường trọng điểm trong tỉnh.
	Đề nghị các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để sáng kiến kinh nghiệm được mở rộng trong năm học tiếp theo. 
	9. Những thông tin cần được bảo mật (không có): Không
10. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
	11. Đánh giá lợi ích thu được hoặc ích lợi có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
	12. Đánh giá lợi ích thu được hoặc ích lợi có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Không
	13. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm lần đầu (nếu có): Không
Số TT
Họ và tên
Ngày thắng năm sinh
Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)
Chức danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến (ghi rõ đối với từng đồng tác giả nếu có)
Trên đây là một giải pháp kinh nghiệm bản thân tôi thực hiện xây dựng cải tạo cảnh quan môi trường ngoài lớp học cho trẻ Trường Mầm non 1/6 Nậm Lầu trong năm học vừa qua. Tôi mạnh dạn chia sẻ làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho mình, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong được sự đóng góp ý kiến của các lãnh đạo cấp trên và các đồng nghiệp để tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.	
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Nậm lầu, ngày 01 tháng 6 năm 2020
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Lan
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Sa Thị Thanh Hà

File đính kèm:

  • docxsang kien kinh nghiem mam non_12842284.docx
Sáng Kiến Liên Quan