Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3

Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh và các thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó rèn luyện cho các em không chỉ đơn thuần là tính toán, mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn không chỉ trong môn toán mà còn ở nhiều các môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là kì vọng các em trở thành nhà khoa học, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận những vấn đề trong nhà truờng hoặc ở bất kì lĩnh vực nào mai sau.

Tiểu học là bậc nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người toàn diện, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.Vì vậy các em muốn học tốt môn toán ở tiểu học cũng như các cấp học trên thì trước hết phải tạo cho các em sự say mê, hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào đó cho phù hợp đẻ phát huy hiệu quả cao nhất trong từng bài học, đảm bảo những yêu cầu kiến thức và kĩ năng toán học, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới chương trình.

Hiện nay việc thực hiện dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3 còn nhiều bất cập nên kết quả chưa được như chúng ta mong muốn. Hầu hết các hoạt động thực tiễn của loài người đều cần đến thống kê. Thống kê là việc thu thập, lưu giữ, phân tích và xử lí các số liệu cần thiết cho một mục đích, một hoạt động nào đó ở một nơi, trong một thời gian nào đó. Các tri thức về thống kê sẽ góp phần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức toán học trong nhà trường với thực tiễn phong phú của cuộc sống.

doc23 trang | Chia sẻ: minhtam111 | Lượt xem: 3918 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thứ nhất trong dãy bao nhiêu đơn vị?
Số thứ hai lớn hơn số thứ mấy trong dãy?
Ví dụ 2 ( Toán 3, tr.135):
Dãy các ngày chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày: 
1; 8; 15; 22; 29.
Nhìn vào dãy trên, hãy trả lời các câu hỏi sau :
Tháng 2 năm 2004 có mấy ngày chủ nhật ?
Chủ nhật đầu tiên là ngày nào ?
Ngày 22 là chủ nhật thứ mấy trong tháng ?
Đây là số liệu cho trước, học sinh nhìn vào để phân tích số liệu tương ứng với câu hỏi của bài toán đã đưa ra để trả lời theo yêu cầu của bài toán. 
c. Giới thiệu bảng số liệu đơn giản
Ví dụ: Giới thiệu bảng kê số đo chiều cao của một nhóm học sinh và yêu cầu học sinh đọc bảng theo mẫu :
Tên
Chiều cao
Thành
1m 34cm
Vinh
1m 59cm
Nhật
1m 29cm
Châu
1m 29cm
Thư
1m 32cm
Mẫu: Thành cao một mét ba mươi tư xăng-ti-mét.
d. Thành lập bảng số liệu đơn giản
Ví dụ 1 (Toán 3, tr.138):
Số thóc gia đình chị Út thu hoạch được trong 3 năm như sau: 
Năm 2001: 4200kg
Năm 2002: 3500kg
Năm 2003: 5400kg
 Hãy điền số liệu thích hợp vào ô trống trong bảng sau:
Năm
2001
2002
2003
Số thóc
Ví dụ 2: 
 Ở một huyện, số gia đình có 3 người là 4424 gia đình, có 4 người là 7242 gia đình, có 5 người là 5743 gia đình, có 6 người là 3843 gia đình.
a) Hãy lập bảng thống kê số gia đình có từ 3 đến 6 người của huyện trên theo mẫu sau:
Số người
Số gia đình
b) Số gia đình có 5 người nhiều hơn số gia đình có 6 người là bao nhiêu?
Ví dụ 3:
Thống kê số cây cam và số cây quýt trồng được ở một nông trại như sau:
 Năm 2014: có 1495 cây cam; 1764 cây quýt
 Năm 2015: có 1372 cây cam; 1695 cây quýt
 Năm 2016: có 1240 cây cam; 1585 cây quýt
Em hãy điền số cây vào ô trống ở bảng thống kê sau:
Năm
Số cây
Cam
Quýt
2014
2015
2016
Tổng cộng
Ví dụ 4: Số?
Một người đi bộ mỗi giờ đi được 4 km.
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
4 giờ
.giờ
Quãng đường đi
km
km
km
km
20km
e. Tập nhận xét bảng số liệu
Ví dụ 1: Sau khi đọc bảng mục c), trả lời các câu hỏi sau :
Bạn Vinh cao bao nhiêu? Bạn Thư cao bao nhiêu?
Trong 5 bạn trên, bạn nào cao nhất, bạn nào thấp nhất?
Những bạn nào có chiều cao bằng nhau?
Ví dụ 2: Bảng dưới đây thống kê số học sinh khối lớp3 của một trường tiểu học:
Lớp
3A
3B
3C
3D
Số học sinh nam
20
19
17
18
Số học sinh nữ
18
16
21
17
Tổng số học sinh
38
35
38
35
Theo bảng thống kê trên thì:
a) Số học sinh lớp 3C là: .................
 Số học sinh của lớp 3B là: ................
b) Tổng số học sinh của lớp 3A là: ..............
c) Tổng số học sinh của khối lớp 3 là: ...............
d) Số học sinh nữ lớp 3D ít hơn số học sinh nữ lớp 3A là ........... bạn.
 Ở toán 3, học sinh được làm quen với thống kê số liệu. Biết xử lý số liệu ở mức độ đơn giản, lập dãy số liệu, nắm được những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê ( hàng , cột), biết cách đọc, viết số liệu của một bảng, biết cách phân tích số liệu của một bảng. Yêu cầu về đọc bảng nói chung chỉ ở mức độ yêu cầu trả lời những câu hỏi đơn giản nhằm rút ra những nhận xét trực tiếp, thấy ngay khi nhìn vào bảng, như cột thứ hai cho ta những số liệu nào, số nào là số lớn nhất...
 Nội dung dạy học các yếu tố thống kê chủ yếu được tích hợp trong nội dung dạy số học và đo lường. Qua đó học sinh sẽ vừa củng cố được kiến thức số học và đo lường đã biết, vừa bồi dưỡng khả năng áp dụng kiến thức thống kê vào các trường hợp thực tiễn đơn giản.
 Nội dung dạy học các yếu tố thống kê được thể hiện trong mối liên hệ gắn bó với thực tiễn sinh hoạt, đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Dữ liệu thực tế được sử dụng để xây dựng các bài tập mang ý nghĩa và ứng dụng của kiến thức thống kê thường gồm 3 dạng:
Dữ liệu liên quan đến gia đình, nhà trường, xã hội (số con trong một gia đình, kết quả học tập của một lớp, số học sinh đạt giải trong một kì thi, trồng cây gây rừng,...)
Dữ liệu liên quan đến các yếu tố thể chất của học sinh (chiều cao, cân nặng....)
Dữ liệu liên quan đến sở thích của cá nhân học sinh (các bài hát, các đội bóng yêu thích...)
4. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3
 Một trong những điều kiện để đạt được mục đích dạy học là giáo viên cần nắm vững cấu trúc và mức độ nội dung cũng như phương pháp tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Cần kết hợp một cách hợp lí và linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau (truyền thống và hiện đại) sao cho vừa đạt được mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn.
 Tăng cường định hướng tích hợp: Nội dung dạy học các yếu tố thống kê chủ yếu được tích hợp trong nội dung dạy học số học và đo lường. Giáo viên cần phân tích, khai thác những bài tập số học và đo lường mang ý nghĩa thống kê hoặc chứa đựng các yếu tố thống kê để giúp học sinh hình thành biểu tượng trực quan về thống kê và bước đầu rèn luyện kĩ năng thống kê (thu thập, ghi chép, phân tích và xử lý số liệu). Qua đó, học sinh sẽ vừa củng cố được kiến thức số học và đo lường đã biết, vừa bồi dưỡng khả năng áp dụng kiến thức thống kê vào các trường hợp thực tiễn đơn giản. 
 Ngoài việc phân tích, khai thác những bài tập số học và đo lường mang ý nghĩa thống kê, giáo viên cần khai thác và tận dụng mọi tiềm năng phong phú của môn Toán và các môn học khác để cung cấp biểu tượng trực quan và rèn luyện một số kĩ năng về thống kê cho học sinh. Đồng thời khai thác các kiến thức sơ giản mang ý nghĩa thống kê của các khoa học khác như các kiến thức về dân số (số con trong một gia đình chẳng hạn), về môi trường (trồng cây gây rừng)....để góp phần hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu giáo dục chung cũng như yêu cầu giáo dục của từng địa phương.
 Tăng cường bài tập thực hành, tiết học thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành thống kê và tập vận dụng kiến thức thống kê để giải thích một số hiện tượng trong đời sống. Cần chú ý tiến hành các hoạt động thực hành gắn liền với các tình huống thực tiễn diễn ra trong đời sống và sinh hoạt của học sinh (ví dụ, đo chiều cao của các bạn trong tổ, điều tra về số con của một vài gia đình hoặc kết quả học tập của một nhóm bạn, ...) Các hoạt động thực hành này không chỉ đơn thuần giúp học sinh nhận biết về một dãy số nào đó trong số học mà chính là qua đó giúp học sinh làm quen với ý nghĩa thống kê của một dãy số liệu “rời rạc”: các số liệu đo được một cách ngẫu nhiên mà người ta có thể phát hiện ra quy luật cả một hiện tượng, một quá trình nào đó.
 Để đổi mới phương pháp dạy học, trước tiên chúng ta phải tạo cho người học từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và hiện đại trong quá trình dạy học. Phương pháp dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập trong giờ học toán bằng nhiều hình thức như: học cá nhân, học theo nhóm, học cả lớp (bằng cách như thi đua giữa các nhóm, các nhóm đố vui với nhau )
CHƯƠNG III
MÔ TẢ GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
MÔN: TOÁN
1. Mục đích thực nghiệm
 Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài là áp dụng dạy học tích cực các yếu tố thống kê toán 3 trong chương trình tiểu học mới. Từ những đề xuất đã nêu ra, tôi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm tra đánh giá tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cũng như giúp học sinh học các yếu tố thống kê tốt hơn.
2. Nội dung thực nghiệm, thời gian và địa điểm thực nghiệm
- Bài dạy: Làm quen với thống kê số liệu 
Lớp dạy: 3A4 - Tiết 1, ngày 9/3/2017
Lớp dạy: 3A5 - Tiết 3, ngày 9/3/2017
Lớp dạy: 3A6 - Tiết 5, ngày 9/3/2017
3. Mô tả, đánh giá thực nghiệm
 Trong tiết dạy thực nghiệm bài “Làm quen với thông kê số liệu”, tôi đã áp dụng các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.
- Các hình thức tổ chức dạy học đã áp dụng: dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học cá nhân.
- Các phương pháp dạy học: phương pháp trực quan, phương pháp vấn đáp gợi mở, phương pháp thực hành - luyện tập.
4. Giáo án chi tiết cho giờ dạy thực nghiệm
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết 127: Làm quen với thống kê số liệu
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với dãy số liệu. 
2. Kĩ năng: Biết xử lí số liệu và lập được dãy số liệu (ở mức độ đơn giản). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 3.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 Máy chiếu 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của
 giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
2’
1. K.tra bài cũ:
- An có 8 500 đồng. Hỏi An có thể lấy bao nhiêu tờ giấy bạc loại 500đ, 1000đ, 5000đ.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Làm quen với dãy số liệu. 
* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm quen với dãy số liệu.
* Hình thành dãy số liệu.
Hình vẽ gì?
- Chiều cao của các bạn là bao nhiêu?
* Làm quen với thứ tự và số hạng của dãy số liệu.
- Số 122cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn?
- Số 130cm đứng thứ mấy trong dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn?
- Số nào đứng thứ 3 (4) trong dãy số...
- Dãy số liệu này có mấy số?
- Xếp tên các bạn theo thứ tự chiều cao từ cao đến thấp?
- Bạn nào cao (thấp) nhất?
- Phong cao hơn Minh bao nhiêu cm?
- Những bạn nào cao hơn bạn Anh?
- Ngân cao hơn những bạn nào?
c. Luyện tập:
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng vào làm bài
* Bài 1: Dựa vào dãy số liệu, hãy trả lời câu hỏi
Yêu cầu học sinh sắp xếp tên các bạn học sinh trong dãy số liệu theo chiều cao từ cao đến thấp; thấp đến cao.
* Bài 2: Dãy các ngày chủ nhật của tháng là 2 năm 2004 là: 1, 8, 15, 22, 29.
 Nhìn vào dãy trả lời câu hỏi 
(Làm vào tiết Hướng dẫn học)
* Bài 3: Quan sát số kilôgam gạo trong mỗi bao trả lời câu hỏi 
+ Bao gạo nào nặng nhất trong 5 bao?
+ Bao gạo nào nhẹ nhất trong 5 bao?
+ Bao 1 nhiều hơn bao 4 mấy kilogam?
* Bài 4: Cho dãy số liệu. Nhìn vào dãy số liệu trả lời câu hỏi
- Bài toán cho ta dãy số liệu như thế nào?
- Bài toán yêu cầu gì?
 (Làm vào tiết Hướng dẫn học nếu không đủ thời gian)
3. Củng cố - Dặn dò
+ Giáo viên nêu yêu cầu
- Giáo viên nhận xét
+ Giáo viên giới thiệu ghi bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ (chiếu trên máy chiếu) và hỏi
+ Hướng dẫn học sinh làm quen với dãy số liệu. 
→ Kết luận: Dãy các số đo chiều cao của 4 bạn được gọi là dãy số liệu.
- Giáo viên hỏi
-Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Giáo viên nêu yêu cầu - Giáo viên nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự suy nghĩ trả lời câu hỏi Sau đó lần lượt đặt từng câu hỏi cho học sinh trả lời.
- Chỉ định học sinh bất kỳ trong lớp trả lời
- Yêu cầu học sinh quan sát hình minh hoạ bài toán.
- Đọc số kg gạo ghi trên từng bao.
- Nhận xét bài làm của học sinh trên bảng và yêu cầu mỗi học sinh trả lời thêm các câu hỏi.
- Đọc dãy số liệu
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở sau đó yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT.
+ Nhận xét giờ học 
- Dặn CB giờ sau.
+ Vài học sinh trả lời theo các cách khác nhau.
- Nhận xét
+ Học sinh viết vở.
- 1 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- Vài học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc dãy số liệu về chiều cao của 4 bạn.
- 1 học sinh trả lời
- Đứng thứ nhì.
- 2 học sinh trả lời
- Có 4 số.
- 1 HS lên bảng viết - Lớp viết nháp.
- 2 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- 1 học sinh trả lời
- Học sinh thảo luận
- Các học sinh khác nhận xét
- Học sinh quan sát hình vẽ.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh lên bảng
- Dưới lớp làm vào vở 
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 học sinh chữa.
học sinh đổi vở để kiểm tra kết quả.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: .........................................................................
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
MÔN:TOÁN
Tiết 128: Làm quen với thống kê số liệu (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê hàng, cột. 
2. Kĩ năng: Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân biệt các số liệu của một bảng. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2.
3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Các bảng thống kê số liệu trong bài.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học chủ yếu
Phương pháp hình thức 
tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
5’
A. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài 1, 2 (tr135)
- Nhận xét.
- 2 học sinh trả lời.
30’
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên giới thiệu bài.
- Học sinh ghi tên bài.
10’
2. Làm quen với thống kê số liệu 
a. Hình thành bảng số liệu
- Cho học sinh quan sát bảng thống kê thứ nhất
- Bảng số liệu có những nội dung gì?
- Tên các gia đình và số con tương ứng của mỗi gia đình
- Bảng này có mấy cột, mấy hàng?
- Bảng có 4 cột và 2 hàng
- Hàng thứ nhất của bảng cho biết điều gì?
- Tên các gia đình.
- Giới thiệu: Đây là bảng thống kê số con của ba gia đình. Bảng này gồm có 4 cột và 2 hàng. Hàng thứ nhất nêu tên của các gia đình được thống kê, hàng thứ hai nêu số con tương ứng của các gia đình có tên trong hàng thứ nhất.
- Hàng thứ hai cho biết điều gì?
- Giáo viên giới thiệu
- Số con của các gia đình.
b. Đọc bảng số liệu
- Bảng thống kê số con của mấy gia đình?
- 3 gia đình: gia đình cô Mai, cô Lan, cô Hồng.
- Gia đình cô Mai có mấy người con? 
- Gia đình cô Lan có mấy người con?
- Gia đình cô Hồng có mấy người con?
- 2 người con
- 1 người con
- 2 người con
- Chốt: Dạng số liệu ta vừa học này là dạng số liệu bằng số theo bảng. Đây là loại bảng số liệu có hai hàng.
- Gia đình nào có ít con nhất?
- Những gia đình nào có số con bằng nhau?
- Chốt
- Gia đình cô Lan có ít con nhất
- Gia đình cô Mai và cô Hồng .
3. Luyện tập
10’
Bài 1
Mục tiêu: Biết cách đọc và phân tích số liệu của một bảng, nắm được hàng, cột.
- Cho Học sinh đọc bảng số liệu
- Giáo viên lưu ý học sinh thay các cụm từ "học sinh giỏi" bằng cụm từ "học sinh được khen toàn diện" cho phù hợp.
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng?
- Yêu cầu HS đọc từng câu hỏi của bài
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp trong 2 phút.
- Lớp 3C có nhiều hơn lớp 3A bao nhiêu học sinh được khen toàn diện? Vì sao em biết điều đó?
- Hãy xếp các lớp theo số HS giỏi từ thấp đế cao. 
- Cả 4 lớp có bao nhiêu học sinh được khen toàn diện 
- Nhận xét.
- 1 học sinh đọc
- 5 cột, 2 hàng
- Hàng trên ghi lớp, hàng dưới ghi số học sinh được khen toàn diện.
- Học sinh đọc thầm
- Thảo luận nhóm đôi và trình bày trước lớp:
- Học sinh trả lời
- 1 học sinh lên bảng. Cả lớp làm nháp.
- 71 học sinh được khen toàn diện
10’
Bài 3
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của bảng số liệu ( số hàng, số cột) và ý nghĩa của từng hàng, từng cột. Biết cách đọc và phân tích số liệu của bảng
- Chốt: Dạng số liệu ta vừa học này là dạng số liệu bằng số theo bảng.
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu thống kê.
- Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?
- Bảng số liệu có mấy cột và mấy hàng?
- Hãy nêu nội dung của từng hàng?
- Tháng 2 cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải mỗi loại?
- Giáo viên hướng dẫn HS : Muốn tìm số vải của tháng 2 cửa hàng đã bán, trước tiên ta tìm cột tháng hai trong bảng, sau đó dóng xuống hàng thứ hai là số mét vải trắng, hàng thứ ba là số mét vải hoa.
- Yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi.
Cho học sinh thảo luận theo cặp trong 2 phút.
- Giáo viên nêu từng câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
- Chốt:
- HS đọc thầm.
- Số mét vải của một cửa hàng đã bán được trong ba tháng đầu năm.
- 4 cột và 3 hàng.
-Hàng trên cùng ghi tháng, hàng thứ hai ghi số mét vải trắng bán trong từng tháng, hàng thứ ba ghi số mét vải hoa bán trong từng tháng.
- Tháng 2 cửa hàng bán được 1040m vải trắng và 1140m vải hoa.
- Theo dõi.
- 1 học sinh đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm theo cặp
- Học sinh trả lời
2’
4. Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết giờ học, tuyên dương những học sinh tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò học sinh về nhà luyện tập thêm..
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.........
KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm hai tiết với kế hoạch bài giảng trên ở ba lớp 3, tôi thu được kết quả như sau:
Lớp
Số HS
Chưa hiểu
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ cao hơn
3A4
50
1
15
18
12
4
3A5
55
1
12
20
17
5
3A6
59
1
10
25
18
5
 Như vậy, với cách làm trên tôi thấy học sinh nắm bài tương đối chắc chắn song còn những em chưa thật hiểu bài, tôi tin các em được làm quen với cách học ở những tiết sau.
PHẦN KẾT LUẬN
Từ thực tế và kết quả đã đạt được, bản thân tôi đã thấy rằng:
 Trong từng tiết học phải quán triệt mục tiêu và kỹ năng bài học để rèn luyện cho học sinh, đầu tư cho kế hoạch bài dạy một cách chu đáo, chuẩn bị phương tiện dạy học hợp lý có tính giáo dục cao.
 Dạy học mạch kiến thức yếu tố thống kê nói riêng là phải chú trọng việc luyện tập thực hành, tôn trọng ý kiến, khích lệ động viên các em, không làm thay, nói thay học sinh. Cần tổ chức cho lớp tham gia trò chơi học toán để tạo sự hứng thú học tập ở học sinh. Bằng hệ thống câu hỏi, giáo viên cần khắc sâu cho học sinh các khái niệm của dãy số liệu, kĩ năng xử lí các số liệu của dãy và cấu tạo của hai loại bảng số liệu (hai hàng và nhiều hàng)
 Ngay từ phần giới thiệu dãy số liệu, giáo viên cần nhấn mạnh để học sinh nắm được thứ tự và số số hạng của dãy số liệu vì một số học sinh còn nhầm lẫn số hạng và số số hạng. Chẳng hạn khi hỏi, giáo viên cần làm rõ số thứ nhất là số đứng đầu tiên trong dãy hoặc số thứ tư là số đứng thứ tư trong dãy.
 Tùy trình độ học sinh, giáo viên có thể thay thế hoặc phát triển thêm một số câu khác nhằm phát huy trí lực của học sinh. Chẳng hạn như cùng một câu hỏi nhưng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhằm rèn suy nghĩ linh hoạt cho học sinh.
Khi luyện tập thực hành, giáo viên nên gợi ý để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, giáo viên không nên làm thay .
Giáo viên nên để học sinh có thể trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ ( học sinh ngồi cùng bàn) về cách giải hoặc các cách giải.
Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh nhận xét về cách giải của bạn, tập cho học sinh có thói quen làm bài xong phải tự đánh giá bài làm của mình, và khuyến khích học sinh tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn sau khi đã tự kiểm tra, tự đánh giá. . .
 Qua quá trình suy nghĩ và tìm tòi, tôi đã tìm thấy một số biện pháp như đã nêu ở trên để nâng cao chất lượng dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3.Qua việc áp dụng những biện pháp trên, tôi thấy kĩ năng đọc và phân tích các yếu tố thống kê của học sinh lớp 3 tôi dạy đã được nâng lên.
Đây là một số kinh nghiệm của cá nhân, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài thêm hoàn chỉnh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin cam đoan đề tài trên đây do chính tôi thực hiện, không sao chép của tác giả nào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dạy học môn toán ở bậc tiểu học (Nguyễn Phụ Huy – Bùi Thị Hưởng - Nguyễn Thị Trang) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 
2. Một số vấn đề về nội dung và phương pháp dạy học môn Toán tiểu học
- Nhà xuất bản Giáo dục
3. Những vấn đề cơ sở của phương pháp dạy và học Toán cấp I (Hà Sĩ Hồ)
- Nhà xuất bản Giáo dục 
4. Phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học (Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ Quốc Chung) - Nhà xuất bản Đại học Hà Nội 
5. Sách giáo khoa Toán 3 – Nhà xuất bản Giáo dục 
6. Sách giáo viên Toán 3 – Nhà xuất bản Giáo dục 
Môc lôc
Phần mở đầu 
I. Lí do chọn đề tài
1
II. Mục đích nhiệm vụ của đề tài
2
III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
Phần nội dung
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn
4
Chương II. Thực trạng nghiên cứu
5
1. Thực trạng dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3
5
2. Mục tiêu dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3
5
3. Nội dung dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3
5
4. Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học các yếu tố thống kê ở lớp 3
9
Chương III. Mô tả giờ dạy thực nghiệm
11
Phần kết luận
19
Tài liệu tham khảo
20

File đính kèm:

  • docToan_3_Hanh_thphuongliet.doc.doc
  • pdfToan_3_Hanh_thphuongliet.doc.pdf
Sáng Kiến Liên Quan