Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9

1.Thực trạng:

 1.1.Thuận lợi:

 - Được sự quan tâm của ngành giáo dục thị xã Giá Rai, giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn, GVCN và Phụ huynh học sinh;

 - Trong giảng dạy giáo viên rất nhiệt tình, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong suốt quá trình giảng dạy, yêu nghề ;

 - BGH nhà trường tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong chương trình giảng dạy; sưu tầm tài liệu phục vụ cho giảng dạy ngày tốt hơn;

 - Nhìn chung đại bộ phận học sinh tích cực, có ý thức khá cao trong học tập; chuẩn bị tài liệu học tập tốt.

 1.2. Khó khăn:

 - Trong những năm gần đây nguồn học sinh chọn đội tuyển bộ môn còn rất ít, do tâm lí của phụ huynh thích con em mình bồi dưỡng các môn khác để tạo nền tảng vào cấp III;

 - Tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy còn thiếu;

 - Một bộ phận học sinh chưa thực sự yêu thích bộ môn Địa lí,.

Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi mà đặc biệt là ở các đồng nghiệp nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để giải quyết một phần những khó khăn đang gặp phải trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí cho nhà trường.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i:
- Hiểu hệ thống kí, ước hiệu bản đồ (trang bìa của Atlat);
- Nhận biết chỉ và đọc được tên của các đối tượng Địa lí trên bản đồ;
- Xác định phương hướng, khoảng cách,vĩ độ, kinh độ, kích thước hình thái và vị trí các đối tượng Địa lí trên lãnh thổ;
- Mô tả đặc điểm đối tượng Địa lí trên bản đồ;
- Xác định mối không gian trên bản đồ;
- Xác định mối quan hệ tương hỗ và nhân quả trên bản đồ;
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ (Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, thực vật động vật, dân cư, kinh tế).
*Ví dụ 1: Dựa vào Atlat Địa lí, hãy kể tên 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm của nước ta. Vùng kinh tế nào không giáp biển?
 Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Bảy vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên.
*Ví dụ 2: Dựa vào Atlat Địa lí, hãy đọc tên các tỉnh thuộc mỗi vùng kinh tế trọng điểm.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
 - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
*Ví dụ 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang công nghiệp năng lượng) kết hợp kiến thức đã học, em hãy cho biết:
a. Tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện có công suất trên 1000MW đang hoạt động của nước ta.
b. Tên các mỏ dầu, khí đang được khai thác ở nước ta.
c. Nhận xét về sự phân bố của nhà máy điện của nước ta và giải thích.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Tên các nhà máy nhiệt điện và thủy điện:
- Nhiệt điện: Phả Lại, Phú Mỹ,
- Thủy điện:Hòa Bình.
b. Tên các mỏ:
- Dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, 
- Khí: Lan Đỏ, Lan Tây.
c. Nhận xét:
- Các nhà máy thủy điện phân bố ở vùng núi và cao nguyên, nơi đây có nguồn thủy năng dồi dào của sông suối.
- Các nhà máy nhiệt điện phân bố chủ yếu ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, do nằm gần nguồn nguyên liệu (than, dầu khí) và nơi tiêu thụ (các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn).
3.2.2 Các dạng biểu đồ Địa lí:
Khi dạy về các dạng biểu đồ địa lí bản thân tôi luôn chú ý một số cách nhận dạng biểu đồ:
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng Địa lí (theo tỉ lệ % tương đối) thì thường là vẽ biểu đồ tròn. Nhưng lưu ý trong trường hợp đề bài cho bảng số liệu từ 3 năm trở xuống thì vẽ biểu đồ tròn; trường hợp lớn hơn 3 năm thì vẽ biểu đồ miền;
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng Địa lí (theo tỉ lệ % tuyệt đối hoặc yêu cầu vẽ biểu đồ cột) thì vẽ cột chồng;
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động của một đối tượng Địa lí qua nhiều năm thì vẽ biểu đồ cột đơn;
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự so sánh của các đối tượng Địa lí khi có cùng đơn vị qua một số năm thì vẽ biểu đồ cột đôi (cột kép);
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự so sánh các đối tượng với với cùng một đối tượng chung hoặc các đối tượng Địa lí khác nhau về đơn vị nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau thì vẽ biểu đồ đường kết hợp với cột.
- Đối với đề yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự diễn biến của các đối tượng Địa lí khác nhau về đơn vị qua nhiều năm thì vẽ biểu đồ đường;
Ví dụ 1. Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2006
Năm
Dân số thành thị (triệu người)
Tỉ lệ dân số thành thị (%)
1990
12,9
19,5
1995
14,9
20,8
2000
18,8
24,2
2005
22,3
26,9
2006
22,8
27,1
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất biểu hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta, giai đoạn 1990-2006.
b. Từ biểu đồ đã vẽ, em có nhận xét gì về quá trình đô thị hóa ở nước ta?
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ (kết hợp cột và đường) biểu hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta, giai đoạn 1990-2006
*Lưu ý: 
	- Vẽ sai dạng biểu đồ không cho điểm.
	- Vẽ sai tỉ lệ, thiếu đều bị trừ điểm (thiếu đơn vị, tên biểu đồ, ghi chú,)
	- Học sinh không vẽ biểu đồ mà nêu nhận xét thì không cho điểm.
b. Nhận xét :
	- Dân số thành thị và tỉ lệ dân số thành thị có tăng: 
	+ Dân số thành thị từ năm 1990-2006 tăng: 9,9 triệu người.
	+ Tỉ lệ dân số thành thị từ 1990-2006 tăng:7,6% .
	- Mặc dù dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn diễn ra với tốc độ chậm và chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số dân. 
	- Nhìn chung, trình độ đô thị hóa ở nước ta còn thấp.
*Ví dụ 2:
Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha).
Các nhóm cây
1990
2002
Tổng số
9040,0
12831,4
Cây lương thực
6474,6
8320,3
Cây công nghiệp
1199,3
2337,3
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác
1366,1
2173,8
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.
b. Hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Vẽ biểu đồ:
-Xử lí số liệu:
Nhóm cây
 Cơ cấu diện tích gieo trồng (%)
Góc ở tâm
1990
2002
1990
2002
Tổng số
100
100
3600
3600
Cây lương thực
71,6
64,8
2580
2330
Cây công nghiệp
13,3
18,2
480
660
Câp thực phẩm, ăn quả, 
cây khác
15,1
17
540
610
	-Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ biểu đồ: biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm và biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm.
	*Lưu ý: có tên biểu đồ, bảng chú giải.
b. Nhận xét:
- Nhóm cây lương thực có diện tích gieo trồng tăng, nhưng tỉ trọng lại giảm (71,6% xuống 64,8%).
- Diện tích gieo trồng của nhóm cây công nghiệp tăng, đồng thời tỉ trọng cũng tăng (13,3% lên 18,2%).
3.2.3. Đọc và phân tích bảng số liệu:
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc và phân tích biểu bảng như sau:
- Nhìn vào bảng số liệu đọc đúng theo sự biến động của các đối tượng Địa lí: các số liệu tăng qua các năm thì đọc là tăng và ngược lại; tăng như thế nào? giảm như thế nào?,
- Có thể tính tỉ lệ % để dễ so sánh giữa các đối tượng Địa lí.
- Giải thích nguyên nhân vì sao như vậy,
Ví dụ 1: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
Năm
Tổng số
Gia súc
Gia cầm
Sản phẩm trứng, sữa
Phụ phẩm chăn nuôi
1990
100,0
63,9
19,3
12,9
3,9
2002
100,0
62,8
17,5
17,3
2,4
Hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Giá trị của ngành chăn nuôi gia súc giảm nhẹ, của ngành chăn nuôi gia cầm và sản xuất phụ phẩm chăn nuôi giảm nhanh hơn.
- Giá trị sản xuất của sản phẩm trứng, sữa tăng nhanh.
Ví dụ 2: Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002.
Các thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế tập thể
Kinh tế tư nhân
Kinh tế cá thể
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Tỉ lệ (%)
38,4
8,0
8,3
31,6
13,7
 Hãy nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế nước ta năm 2002
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế nước ta đa dạng: Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu sau:
Năm
1979
1989
1999
Tỉ suất tử (%0)
7,2
8,4
5,6
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)
2,53
2,29
1,43
Hãy tính tỉ suất sinh của dân số nước ta các năm 1979, 1989, 1999 và nêu nhận xét.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Kết quả tính:
Năm
1979
1989
1999
Tỉ suất sinh (%0)
32,5
31,3
19,9
-Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm.
*Ví dụ 4. Dựa vào bảng số liệu sau:
Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản nước ta, giai đoạn 2000-2009
 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2000
26498,9
14737,7
11761,2
2003
43464,5
17279,7
26184,8
2005
63549,2
22770,9
40778,3
2007
89509,7
29411,1
60098,6
2009
125930,0
48450,0
77480,0
 Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu ngành thủy sản.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Về quy mô:
+ Sản lượng thủy sản nước ta tăng liên tục, cả khai thác và nuôi trồng thủy sản đều tăng, nhưng nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác;
+ Nguyên nhân: tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều; nhiều loại thủy sản nuôi trồng có giá trị kinh tế cao và nhu cầu của thị trường; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,
- Về cơ cấu đang có xu hướng thay đổi: giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng.
 (Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Khai thác
Nuôi trồng
2000
100
55,6
44,4
2003
100
39,8
60,2
2005
100
35,8
64,2
2007
100
32,9
67,1
2009
100
38,5
62,5
+ Nguyên nhân: thiếu vốn, phương tiện đánh bắt còn thô sơ, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
+ Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2009, có xu hướng giảm tỉ trọng nuôi trồng nguyên nhân chủ yếu do biến động của thị trường,
4. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập và xử lí tất cả các bài tập trong SGK, bài tập thực hành Địa lí 9.
*Ví dụ 1: Quan sát hình 2.1 (SGK trang 7), nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Nhận xét tình hình tăng dân số nước ta:
+ Từ 1954-2003 dân số nước ta tăng liên tục.
+ Tỉ lệ gia tăng dân số có sự thay đổi qua từng giai đoạn. Trong những năm gần đây tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm dần, nhờ thức hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh vì : Nước ta có dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao.
*Ví dụ 2: Dựa vào bảng số liệu 2.3 (SGK trang 10)
Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số:
Năm
1979
1999
Gia tăng dân số tự nhiên
2,53
1,43
-Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ngày càng giảm, từ 2,53% xuống còn 1,43%.
*Ví dụ 3: Hãy xác định trên hình 12.2 (SGK trang 43) các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.
Hướng dẫn học sinh trả lời:
- Các mỏ than: Đông Triều, Cẩm Phả, Hòn Gai.
- Các mỏ dầu: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng; các mỏ khí: Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ.
5. Rèn kĩ năng làm quen với đề thi học sinh giỏi các năm học trước:
Giáo viên giúp học sinh tiếp cận các đề thi học sinh giỏi ở các năm trước qua đó:
- Học sinh tự làm đề để đánh giá khả năng của mình.
- Qua đó giáo viên sữa đề thi để thấy học sinh mình còn yếu ở mặt nào, từ đó tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình.
*Ví dụ1: Kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh Bạc Liêu năm: 2011-2012
Câu 1: (5 điểm)
 	Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học em hãy:
a. Cho biết đoạn Sông Mê Công chảy qua lãnh thổ nước ta có chung tên là gì?chia làm mấy nhánh, tên các nhánh sông đó, đổ ra biển bằng những cửa nào?
b. Nêu một số giá trị sông ngòi nước ta.Những khó khăn gây ra do lũ ở Đồng bằng sông cửu Long?
Câu 2: (5 điểm)
a. Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta.Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào?
b. Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số đã có những tác động tích cực như thế nào đối với kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân?
c. Cho bảng số liệu:
Tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta, giai đoạn 1979-2009.
Năm
1979
1989
1999
2009
Tỉ suất tử (%o)
7,2
8,4
5,6
6,8
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên (%)
2,53
2,29
1,43
1,08
Hãy tính tỉ suất sinh (%o) của dân số nước ta qua các năm trên và nêu nhận xét.
Câu 3: (5 điểm)
Nước ta có các loại hình giao thông vận tải nào? Phân tích ưu nhược điểm của các loại hình giao thông đó và liên hệ với địa phương.
Câu 4: (5 điểm)
a. Nêu tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.Tại sao cây chè là cây công nghiệp thế mạnh của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
b. Ý nghĩa việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp?
*Ví dụ 2 . Kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh năm: 2013-2014
Câu 1( 5 điểm):
a. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy kể tên các cao nguyên của vùng núi Trường Sơn Nam.
b. Cho bảng số liệu sau:
Lưu lượng nước Sông Hồng các tháng trong năm ở Sơn Tây ( đơn vị m3/s)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Lưu lượng
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
1122
2813
1746
Tính lưu lượng nước trung bình của Sông Hồng, lưu lượng nước trung bình vào mùa lũ (từ tháng 6 đến tháng 10), lưu lượng nước trung bình mùa cạn (từ tháng 12 đến tháng 4) ở Sơn Tây, phân tích chế độ nước Sông Hồng ở Sơn Tây.
Câu 2(5 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Nhận xét tình hình phân bố dân cư, giải thích nguyên nhân và nêu hậu quả của sự phân bố dân cư ở nước ta.
b. Cho biết tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (tăng hay giảm) phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ?
Câu 3 (5 điểm):
a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết 4 trung tâm du lịch quốc gia của nước ta.
b. Cho bảng số liệu:
Số lượng khách du lịch của nước ta qua các năm (Đơn vị triệu lượt khách)
Năm
1995
1998
2000
2005
Khách nội địa
5.5
9.6
11.2
16.0
Khách quốc tế
1.4
1.5
2.1
3.5
Vẽ biểu đồ so sánh lượng khách du lịch nội địa và lượng khách du lịch quốc tế của nước ta qua các năm trên. Rút ra nhận xét.
Câu 4 ( 5 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu những điểm khác biệt về mật độ dân số, qui mô dân số, dân tộc giữa vùng ĐBSH và Tây Nguyên.
b. Sự khác biệt trên đã ảnh hưởng như thế nào tới việc phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng này?
*Ví dụ 3: Kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh Bạc Liêu năm: 2014-2015
Câu 1: (5 điểm)
 	Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học em hãy cho biết:
a. Các đảo, quần đảo: Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Sơn thuộc tỉnh , thành phố nào?
b. Các tài nguyên thiên nhiên của vùng biển nước ta. Nguồn tài nguyên biển đó là cơ sở cho việc phát triển các nghành kinh tế nào? Trong việc phát triển kinh tế biển, cần quan tâm đến vấn đề gì? Vì sao?
Câu 2: (5 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
Tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995-2011.
Năm
Tổng số dân
(nghìn người)
Số dân thành thị
(nghìn người)
Tỉ lệ gia tăng dân số(%)
1995
71.996
14.938
1,63
1998
75.456
17.465
1,55
2001
78.686
19.469
1,35
2005
82.394
22.329
1,17
2008
85.119
24.673
1,07
2011
87.840
27.719
1,04
 a. Hãy tính tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1995-2011.
b. Dựa vào bảng số liệu và kết quả đã tính, hãy nhận xét, giải thích tình hình phát triển của dân số nước ta giai đoạn 1995-2011.
Câu 3: (5 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học em hãy cho biết:
a. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong việc phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
b. Kể tên các di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới của nước ta và cho biết các di sản đó thuộc tỉnh nào?
Câu 4: (5 điểm)
a. Việc phát triển và bảo vệ vốn rừng có tầm quan trọng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường ở vùng Bắc Trung Bộ?
b. Cho bảng số liệu sau:
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (đơn vị nghìn đồng).
Năm
1999
2002
2004
2006
Đông Nam Bộ
366
390
452
515
Tây Nguyên
221
143
198
234
Vẽ biểu đồ so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng trên qua các năm và rút ra nhận xét.
Sữa đề thi học sinh giỏi vòng tỉnh Bạc Liêu năm: 2013-2014
Câu 1( 5 điểm):
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Rèn kĩ năng đọc Atlat Địa lí:
Các cao nguyên: Kon Tum, PlâyKu, ĐắcLắt,
b. Rèn kĩ năng đọc và xử lí biểu bảng:
-Hướng dẫn cách tính.
-Tính biểu bảng:
+Lưu lượng nước trung bình mùa lũ: 5947,2 m3/s
+Lưu lượng nước trung bình mùa cạn: 1229,8 m3/s
-Chế độ nước khác nhau (theo mùa),
Câu 2 (5 điểm):
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Rèn kĩ năng đọc Atlat Địa lí:
- Dân cư nước ta phân bố không đều; tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển, đô thị và thưa thớt ở miền núi.
- Nguyên nhân: ảnh hưởng của địa hình, điều kiện sống,
- Hậu quả: ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, môi trường; nơi thừa, nơi thiếu lao động,
b. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số (tăng hay giảm) phụ thuộc vào yếu tố nào: 
tỉ suất sinh và tử.
Câu 3 (5 điểm):
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Các trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh.
b. Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cột đôi:
- Vẽ trục tọa độ (trục tung: đơn vị, trục hoành khoảng cách giữa các năm).
- Thể hiện các đối tượng địa lí (mỗi năm vẽ 2 cột).
- Lập chú giải, ghi tên biểu đồ,
- Nhận xét:
+Số lượng khách nội địa và quốc tế tăng qua các năm.
+So sánh số lượng khách nội địa so với quốc tế,
Câu 4 (5 điểm):
Hướng dẫn học sinh trả lời:
a. Rèn kĩ năng đọc Atlat Địa lí:
Vùng
ĐBSH
Tây Nguyên
Mật độ dân số
Cao nhất cả nước (dẫn chứng)
Thấp nhất cả nước (dẫn chứng)
Qui mô dân số
Lớn
Nhỏ
Dân tộc
Chủ yếu dân tộc kinh
Các dân tộc ít người
b. Sự khác biệt trên đã ảnh hưởng lớn tới việc phát triển kinh tế-xã hội của hai vùng; ở mỗi vùng có những thuận lợi khó khăn như: Đồng bằng sông Hồng nguồn nhân lực dồi dào trong khi Tây Nguyên thiếu nguồn nhân lực mà đặc biệt là lao động lành nghề,
6. Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình ôn luyện:
6.1. Về giáo viên:
- Luôn luôn quan tâm khâu chọn đội tuyển học sinh giỏi đầu năm đóng vai trò quyết định quan trọng . Khi chọn đội tuyển giáo viên nên dựa vào kết quả năm học trước, tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn năm trước đó để chọn; 
- Tham mưu với BGH, GVCN, GVBM, phụ huynh học sinh để chọn đội tuyển, sắp xếp bố trí thời gian học ngay từ đầu năm;
- Xây dựng đề cương ôn tập ngắn gọn, đầy đủ nội dung; bám sát cấu trúc chương trình của PGD và SGD đã qui định;
-Xây dựng kế hoạch dạy từng buổi, từng tuần; 
- Đầu tiên nên cho học sinh ôn tập những nội dung cơ bản nhất (những kiến thức nền tảng) sau đó giáo viên ôn mở rộng và nâng cao, cuối cùng giáo viên cho học sinh kiểm tra viết;
- Nên mạnh dạn áp dụng công nghệ thông tin vào dạng dạy, sưu tầm nhiều dạng đề cho học sinh tham khảo và làm quen;
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao và thực sự là một người bạn lớn của các em, lắng nghe ý kiến từ các em.
6.2. Về phía học sinh:
- Học sinh thực sự đam mê học bộ môn, có ý thức cao trong học tập, cần cù và chịu khó; 
- Các em phải biết sắp xếp thời gian cho hợp lí và khoa học; tuân thủ lịch ôn tập và hoàn thành nội dung các bài tập về nhà;
- Học sinh tự học từ nhiều nguồn khác nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên bồi dưỡng.
III. KẾT LUẬN:
Thực tế qua các năm bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS Tân Hiệp, có những em đạt được danh hiệu học sinh giỏi cấp thị xã, tỉnh cũng có những em chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng hầu hết các em đều có những kiến thức cơ bản về bộ môn, yêu thích môn học; những biện pháp trên của tôi ít nhiều cũng góp được phần nào đưa chất lượng bộ môn của trường nâng cao mà đều quan trọng là tạo nên sự yêu thích, niềm đam mê của các em đối với môn học.
1.Kết quả đạt được qua các năm như sau:
Năm học
Học sinh giỏi vòng Thị Xã
Học sinh giỏi vòng tỉnh
2016-2017
03
01
2017-2018
02
01
2018-2019
06
03
2. Kiến nghị, đề xuất:
- BGH lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi đầu năm học để chủ động thời gian chọn nguồn.
- Cấp lãnh đạo thường xuyên quan tâm tổ chức hội thảo chuyên môn, để nâng cao chất lượng bộ môn.
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí 9 đã được bản thân tôi thực hiện ở trường THCS Tân Hiệp qua các năm học 2016-2017; 2017-2018 và 2018-2019.
 	Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để công tác bồi dưỡng ngày một tốt hơn và góp một phần nào vào nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở đơn vị. Xin cảm ơn! 
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
Tân Phong, ngày 14 tháng 9 năm 2018
NGƯỜI VIẾT
Quách Hoàng Thao
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_boi_duong_hoc_sinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan