Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học Lịch sử địa phương Lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Trong việc dạy học lịch sử hiện nay, chúng tôi gặp không ít khó khăn, trong đó

ngay cả những tiết dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng đối với việc

cung cấp, bổ sung những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội của quê hương trên

mọi lĩnh vực. Nhưng tiếc rằng trong nhiều năm qua những tiết học về lịch sử địa

phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường còn xem là giờ phụ có thể dạy, hoặc

bỏ qua. Do quan niệm khác nhau nên nhiều người chưa coi trọng lịch sử địa phương

mặc dù trong chương trình dạy môn lịch sử không thể thiếu mảng kiến thức này.

Từ thủa bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn

rau, cắt rốn của mình. Những câu hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ,

của chị luôn có một phần không nhỏ nói về quê hương, nó đã sớm in sâu vào tâm trí

trẻ em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết và là tri thức ban đầu về quê

hương. Dựa trên nền tảng đó chúng ta mới có thể giáo dục, hình thành cho các em

lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức xây dựng, phát triển và

bảo vệ tổ quốc.

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có truyền thống văn hóa và bề dày lịch sử lâu đời,

oanh liệt, gắn liền với lịch sử chung của dân tộc. Nhà sử học Phan Huy Chú khi viết

về Thanh Hóa đã khẳng định “ Mạch núi cao vót, sông lớn lượn quanh, biển ở phía

đông .Vẻ non sông tươi tốt chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh

hoa tụ họp lại, nên nảy sinh nhiều bậc nho văn. Đến những sản vật quý cũng khác

mọi nơi. Bởi vì đất thiêng thì người giỏi, nên nẩy ra những bậc phi thường, vương khí7

chung đúc nên đứng đầu cả nước.” (Lịch triều hiến chương loại chí – Phan Huy Chú).

Đất Thanh Hóa trải qua nhiều tên gọi khác nhau đến đời Lý được đổi tên thành

Thanh Hóa. Theo sách Dư địa chí, Thanh Hóa là vùng địa lý thuận lợi, hình thể tốt

có thể xem như yết hầu của đất nước. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa khiến Thanh Hóa

thuận lợi trở thành nơi xưng vương, dựng nước. Liên tiếp các triều vua, chúa xuất

phát từ đất Thanh. Theo thống kê thì từ thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ

phong kiến cuối cùng là triều Nguyễn với vua Bảo Đại thì Thanh Hóa chính là khởi

nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước vì vậy nên mới có câu “Vua xứ Thanh”.

Là vùng đất “địa linh” chúng ta còn có rất nhiều các cuộc khởi nghĩa lớn, với nhiều

anh hùng dân tộc: Kháng chiến chống Tống dưới sự chỉ huy của Thập đạo tướng quân

Lê Hoàn; Khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự chỉ huy của anh hùng dân tộc Lê Lợi; Khởi

nghĩa Ba Đình dưới sự chỉ huy của Phạm Bành, Đinh Công Tráng ; rồi trong kháng

chiến chống Pháp, chống Mỹ chúng ta càng tự hào với những chiến thắng làm nức

lòng người: Đò Lèn còn đó, Hàm Rồng – Nam Ngạn còn đây ; và những tấm gương

hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập của tổ quốc: anh Tô Vĩnh Diện, anh Lê Mã

Lương, chị Ngô Thị Tuyển.

Vì lẽ đó, không có lý do nào để chúng ta - những người dạy lịch sử lại bỏ trống

mảng này. Cá nhân tôi cho rằng, với nguồn tư liệu lịch sử địa phương hết sức phong

phú nhưng với bốn tiết trong phân phối chương trình ba năm THPT và lớp 11 chỉ có

một tiết quả là quá ít. Vậy nên, chúng ta cần phải tận dụng triệt để thời gian và càng

không thể bỏ qua mà không dạy. Bởi vì, chúng ta có rất nhiều điều cần giảng dạy cho

các em và các em cũng có nhiều điều chưa biết, cần phải biết để làm hành trang cho

các em vững bước xây dựng, phát triển và bảo vệ quê hương, đất nước.

 

pdf24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới dạy học Lịch sử địa phương Lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một Hiệp quản 
và một Tắc vị phụ trách. Mỗi cơ đội gồm 3 toán, mỗi toán 10 tráng binh do một suất 
đội chỉ huy. Tùy theo tình hình và ý đồ tác chiến của bộ chỉ huy, các cơ đội và các 
toán tráng binh đƣợc phân công nhiệm vụ trên các chốt khác nhau, sẵn sàng chiến đấu 
hoặc chi viện cho nhau. Ngoài lực lƣợng chính kể trên, còn có hàng trăm ngƣời khác, 
trong đó có nhiều phụ nữ, thiếu niên làm công tác hậu cần, liên lạc, theo dõi tình 
hình, truyền đạt tin tức, mệnh lệnh trong hàng ngũ nghĩa quân và các mặt đảm bảo 
chiến đấu trong căn cứ Ba Đình và các vùng trong huyện. 
 Để có sức chiến đấu cao, vấn đề kỷ luật đƣợc nghĩa quân thực hiện nghiêm túc, 
ngƣời chỉ huy kịp thời thƣởng phạt nghiêm minh, kỷ luật quan hệ với nhân dân luôn 
đƣợc nhắc nhở và đề cao. Chính vì vậy, nhân dân đã đoàn kết, tin tƣởng và hết lòng 
ủng hộ nghĩa quân. Bên cạnh đó, nghĩa quân luôn luôn đƣợc rèn luyện, tập dƣợt về 
chiến thuật và kỹ thuật chiến đấu, nhƣ sử dụng thành thạo và có hiệu quả hỏa mai, 
súng thần công, súng trƣờng, cung nỏ, giáo mác vv...Tinh thần thƣợng võ truyền 
thống của dân tộc đƣợc cổ vũ phát triển nhƣ: vật, côn, quyền. Công tác bảo mật, 
thông tin liên lạc trong và ngoài căn cứ đƣợc nghĩa quân nghiêm chỉnh chấp hành, 
ngƣời ra vào thành phải theo mật khẩu. Truyền đạt mệnh lệnh, tin tức trong ngoài do 
một đội quân tin cậy đảm nhiệm. Với ý đồ chiến đấu trong một thời gian dài, nghĩa 
quân đã thực hiện một phƣơng thức tác chiến đúng đắn, bố trí trận địa và điều động 
14 
binh lực tích cực, linh hoạt. Nghĩa quân chọn Mậu Thịnh làm địa điểm đóng sở chỉ 
huy, Đồn Trung đƣợc đặt ở đây, do Đinh Công Tráng trực tiếp chỉ huy. Đồn Thƣợng 
đặt ở Thƣợng Thọ và Đồn Hạ ở Mỹ Khê. Từ các đồn binh quan trọng đó, một hệ 
thống hào giao thông tỏa ra các công sự trong và ngoài chiến lũy. Lúc thƣờng nghĩa 
quân đóng thành các cụm đƣợc quy định, khi địch đến, theo hệ thống hào chiến đấu, 
các cơ đội nhanh chóng vận động chiếm lĩnh trận địa, sẵn sàng tác chiến; quan sát 
theo dõi và nắm vững tình hình, khi cần thiết, các đồn có thể dùng tín hiệu trống, mõ 
(ban ngày) ánh lửa (ban đêm) để thông báo về sở chỉ huy. Để động viên tinh thần của 
binh sỹ trong chiến đấu, các thủ lĩnh nghĩa quân đã tổ chức thƣờng xuyên hai gánh 
hát chèo chia nhau đến các đồn, công sự để hát, động viên tinh thần quân sĩ. 
 Ngay sau khi xây dựng xong căn cứ Ba Đình, nghĩa quân từ đây tỏa ra đánh 
địch ở quanh vùng, nhƣ Đồn Tam Cao, Ninh Bình, chặn đánh các đoàn quân vận tải 
trên đƣờng. Những hoạt động của nghĩa quân đã gây cho địch nhiều thiệt hại, các 
tuyến đƣờng giao thông của địch bị tê liệt. 
 Những tin tức về hoạt động của nghĩa quân Ba Đình làm cho giặc Pháp hết sức 
lo ngại và chúng tìm mọi cách tiêu diệt bằng đƣợc căn cứ này. Sau khi tổ chức hai 
cuộc tấn công thăm dò, nắm tình hình, ngày 18-12-1886 quân Pháp mở cuộc tấn công 
quy mô lần thứ nhất vào Ba Đình. Lực lƣợng của địch đƣợc chia làm hai cánh: cánh 
quân thứ nhất do trung tá Métđanhgiê chỉ huy gồm 167 lính, có một cỗ đại bác 80ly 
yểm hộ tấn công từ phía tây nam, cánh quân thứ hai do trung tá Đốt chỉ huy có 350 
lính tiến công từ phía đông bắc. Lần này, cả hai cánh quân của địch đều bị chặn đứng 
trƣớc những tay súng, tay cung thiện xạ của nghĩa quân. Nhiều tên bị tiêu diệt trƣớc 
chiến luỹ. Chúng phải dùng đại bác 80ly bắn chặn đƣờng truy kích của nghĩa quân để 
rút lui, cuộc tấn công lần thứ nhất của giặc Pháp vào căn cứ Ba Đình bị thất bại thảm 
hại. 
 Rõ ràng, căn cứ Ba Đình nhƣ là một cái gai án ngữ hai miền Trung và Bắc mà 
bọn giặc Pháp cƣơng quyết phải nhổ. Cuối năm 1886, Pháp đã huy động về Ba Đình 
một số lƣợng tới 2.488 quân, thuộc đủ loại binh chủng, với nhiều sỹ quan cao cấp, 
15 
trong đó có đại tá Brítxô, một sỹ quan lão luyện thạo nghề công thành của quân đội 
Pháp, sang chỉ huy mặt trận Ba Đình, với nhiệm vụ cụ thể là tiêu diệt toàn bộ lực 
lƣợng khởi nghĩa và đặc biệt phải tiêu diệt bằng đƣợc thủ lĩnh Đinh Công Tráng. 
Ngoài ra, chúng còn điều động các pháo hạm vào yểm trợ cho các đƣờng tiếp tế. Bọn 
phong kiến tay sai cung cấp cho Pháp 5.000 phu và 3 thuyền lớn để chuyên chở lƣơng 
thực. Bên cạnh đó, chúng lại đƣợc "cha Sáu" (tức Trần Lục) thông thạo địa hình, bày 
mƣu tháo cạn nƣớc cánh đồng Ba Đình và vạch kế hoạch đánh phá nghĩa quân. Lần 
này, bọn Pháp sử dụng chiến pháp sở trƣờng là: một trận tuyến, một vòng vây, tiến 
dần từng bƣớc sát vị trí nghĩa quân và tập trung lực lƣợng công phá. 
 Ngày 6-1-1887, thực dân Pháp mở đợt tấn công lần thứ hai: Quân giặc chia làm 
3 mũi tiến vào căn cứ sau một hồi pháo kích dữ dội. Lần này chúng tiến đƣợc sâu hơn 
trƣớc, nhƣng đến gần thành thì bị nghĩa quân chặn lại. Ở những nơi khác, quân địch 
bị sa lầy trong bùn nƣớc sâu, lại bị hỏa lực của nghĩa quân bắn rát nên rất hoang 
mang. Giặc Pháp phải tự thú nhận: "Tình cảnh của chúng ta ở Ba Đình lúc này đã đến 
mức không thể trông địch hàng, mà phải trông vào sự rộng lƣợng của họ, một khi 
chúng ta bại trận". Địch bị tổn thất nặng nề và phải lui quân. 
 Sau trận đánh này, địch nhận thấy không dễ dàng tấn công chiếm lĩnh nhanh 
chóng trận địa của nghĩa quân. Tên chỉ huy Britxô cho bao vây nghĩa quân bằng 2 
phòng tuyến, cắt đứt sự chi viện từ bên ngoài. Đồng thời xin tăng thêm viện binh và 
đại bác. Bọn thực dân Pháp ra lệnh cho Brítxô "phải tiêu diệt Ba Đình bằng mọi giá". 
Để thực hiện mục đích đó, Y tiến hành bao vây và lấn dần từng bƣớc, nhằm cô lập 
căn cứ, cắt đứt nguồn tiếp tế của nghĩa quân, ngày càng thắt chặt vòng vây. Ngày 15-
1-1887, Britxô hạ lệnh tấn công căn cứ. Quân địch lấy dầu phun lửa đốt cháy luỹ tre, 
cùng lúc tập trung đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Sáng ngày 20-1, toán công binh 
của địch đã tiến sát phòng tuyến thứ nhất của chiến luỹ tre bao quanh Ba Đình. 
Nhƣng chúng thấy "khó khăn vẫn còn lớn, những đƣờng hào đầy nƣớc và chơm chởm 
cọc tre vót nhọn thật sự tạo thành một rừng lao đáng sợ". Công binh Pháp đã phải 
tƣới dầu hỏa vào những cây tre bằng bơm chữa cháy rồi phóng hỏa, nhƣng chỉ một 
16 
phần ít bắt lửa. Bọn địch dẫm bừa lên xác chết để xông vào. Cuộc chiến của Nghĩa 
quân Ba Đình trở nên vô cùng ác liệt, phải chống chọi với một đội quân đƣợc trang bị 
hiện đại, với số lƣợng đông hơn ít nhất là mƣời lần; bệnh dịch tả và kiết lỵ lại bắt đầu 
xuất hiện bên phía nghĩa quân do nguồn nƣớc bị ô nhiễm. 
 Trƣớc tình hình trên, để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, dành sức cho cuộc 
chiến đấu lâu dài tiếp theo, Phạm Bành và Đinh Công Tráng quyết định rút quân khỏi 
căn cứ Ba Đình. Đêm ngày 20-1-1887, trong màn sƣơng dày đặc, tiết trời giá rét, đội 
cảm tử do Đốc Khế chỉ huy bất ngờ tấn công các đồn địch ở phía trong và nghĩa quân 
do Trần Xuân Soạn chỉ huy cũng tấn công các đồn ngoại vi của chúng. Giữa lúc ấy, 
đại bộ phận nghĩa quân Ba Đình chia làm hai đội do Đinh Công Tráng và Phạm Bành 
chỉ huy theo hai hƣớng khác nhau thoát ra ngoài. Đội quân của Đinh Công Tráng rút 
theo hƣớng tây bắc đã vƣợt qua sông Hoạt, lên Hà Trung rồi về Ma Cao tiếp tục 
kháng chiến. Cánh quân của Phạm Bành vƣợt đƣợc về làng Gũ (Cự Thôn, Hà Trung) 
rồi tự phân tán về các địa phƣơng. 
 Sáng ngày 21-1-1887, sau những đợt công phá dữ dội của đại bác, giặc Pháp 
mới dám vào căn cứ Ba Đình, khi tiếng súng của nghĩa quân đã im lặng từ lâu. Tên 
Brútxô đã trả thù một cách hèn hạ, ra lệnh triệt phá ba làng Thƣợng Thọ, Mậu Thịnh, 
Mỹ Khê. Cuộc chiến đấu ở Ba Đình Kết thúc với việc căn cứ Ba Đình và Mã Cao lần 
lƣợt thất thủ. Các thủ lĩnh đã anh dũng chiến đấu, hy sinh hoặc tự sát để giữ vững khí 
tiết. Thực dân Pháp cho ngƣời lùng bắt và đàn áp dã man tất cả những ai tham gia 
cuộc khởi nghĩa, bắt bọn phong kiến Nam triều xóa bỏ tên ba làng ra khỏi bản đồ Việt 
Nam. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã trở thành nỗi khiếp sợ, không chỉ của quân xâm 
lƣợc Pháp và bè lũ phong kiến tay sai ở mặt trận Ba Đình, mà còn chấn động tới tận 
sào huyệt của bọn thực dân xâm lƣợc ở chính quốc. 
* Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc khởi nghĩa Ba Đình 
 Cuộc khởi nghĩa Ba Đình năm 1886-1887 là đỉnh cao của phong trào Cần 
Vƣơng chống thực dân Pháp xâm lƣợc cuối thế kỷ XIX ở Thanh Hóa. Cuộc khởi 
nghĩa Ba Đình tiếp tục tô đẹp thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong chiến 
17 
tranh chống xâm lƣợc. Đó là tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, sức mạnh đoàn kết hùng 
hậu của các tầng lớp nhân dân, tinh thần chiến đấu kiên cƣờng, bất khuất trong cuộc 
chiến tranh vô cùng gian khổ, đầy hy sinh để bảo vệ độc lập dân tộc. 
 Cuộc khởi nghĩa Ba Đình còn để lại những bài học vô cùng quý giá về trí thông 
minh, sáng tạo và nghệ thuật quân sự. Trên ý nghĩa chiến lƣợc, hình thức tác chiến 
làng xã đƣợc thể hiện đậm nét trong cuộc khởỉ nghĩa Ba Đình. Đó là hình thức tác 
chiến chủ yếu của nhân dân ta trong lịch sử giữ nƣớc, mà khởi nghĩa Ba Đình là một 
bƣớc phát triển mới, làng xã đƣợc tổ chức lại thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽ, 
khoa học, đảm bảo kỹ thuật, phát huy đƣợc chiến thuật của nghĩa quân, hạn chế đƣợc 
binh khí, kỹ thuật hiện đại, nhất là phát huy tối đa tác dụng của vũ khí thô sơ. 
 Cuộc khởi nghĩa Ba Đình là niềm vinh dự, tự hào và là nguồn cổ vũ, động viên 
lớn lao đối với các thế hệ ngƣời dân Nga Sơn, ngƣời dân Thanh Hóa, ngƣời dân Việt 
Nam, trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trƣớc đây, xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc xã hội chủ nghĩa ngày nay. Cái tên Ba Đình không những không bị xóa, mà còn 
mãi mãi lung linh toả sáng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. 
2.3.2.3. Đóng góp xây dựng và chiến đấu của nhân dân Hà Trung (Tống Sơn) trong 
cuộc khởi nghĩa Ba Đình 
 Trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình nhân dân Hà Trung ( Tống Sơn ) đã có những 
đóng góp to lớn về nhân tài, vật lực để xây dựng và chiến đấu chống Pháp và tay sai. 
 Nhân dân Hà Trung ( Tống Sơn ) đã tham gia xây dựng và đóng góp các vật 
liệu nhƣ: cọc, sọt, tre, rơm rạđể góp phần xây dựng căn cứ Ba Đình kiên cố, vững 
chắc. 
 Nhân dân Hà Trung ( Tống Sơn ) đã trực tiếp tham gia canh phòng, chiến đấu, 
ngăn chặn quân địch từ xa. Đặc biệt các thống lĩnh Hà Trung nhƣ: Lĩnh Toại, Lĩnh 
Tráng, Đốc Cả, Đốc Phong, Cai Maovừa tổ chức lực lƣợng bảo vệ các tuyến đƣờng 
để dân phu trong huyện vận chuyển vật liệu xây thành, vừa tranh thủ huấn luyện binh 
sĩ để cung cấp cho khởi nghĩa Ba Đình. 
18 
 Trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình có sự đóng góp xây dựng căn cứ và chiến đấu 
dũng cảm của nhân dân Hà Trung ( Tống Sơn ). Sự đóng góp đó đã dấy lên thành một 
phong trào rộng lớn, mạnh mẽ và sôi nổi trên toàn huyện chống lại thực dân Pháp 
xâm lƣợc vào cuối thế kỷ XIX, khiến cho quân Pháp vô cùng khó khăn trong quá 
trình bình định Việt Nam. 
2.3.3. Giải pháp 3: Xác định hình thức tổ chức: Bài học lịch sử địa phương lớp 11 tại 
thực địa Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa 
 Trên cơ sở chƣơng trình giảng dạy, sinh hoạt ngoại khoá theo quy định của Bộ 
Giáo dục & Đào tạo và phần mềm phù hợp với tình hình của trƣờng THPT Hoàng Lệ 
Kha, Hà Trung, Thanh Hóa, giáo viên bộ môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch và xin ý 
kiến của Ban giám hiệu nhà trƣờng, hội cha mẹ học sinh để thực hiện kế hoạch. Đồng 
thời kế hoạch dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực địa Ba Đình, Nga Sơn, Thanh 
Hóa cần phối hợp với Đoàn thanh niên lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa. Thành lập 
các tổ ngoại khóa lịch sử địa phƣơng và tổ chức cho học sinh tham quan, dã ngoại 
 Xây dựng kế hoạch dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực địa: 
 Thứ nhất, xác định địa điểm ngoại khóa tại Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa; 
 Thứ hai, phải lập dự trù kinh phí cho mỗi học sinh ( 45.000 VND / học sinh ); 
 Thứ ba, phải cử ngƣời hƣớng dẫn liên hệ trƣớc; 
 Thứ tƣ, phải trang bị cho học sinh kiến thức về khởi nghĩa Ba Đình; 
 Thứ năm, phải yêu cầu học sinh sau khi tham quan viết bài thu hoạch nêu lên cảm nghĩ của 
mình 
 Thông qua bài học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực địa Ba Đình, Nga Sơn, Thanh 
Hóa và bài thu hoạch nêu lên cảm nghĩ của học sinh, Ban giám hiệu nhà trƣờng và giáo viên 
giảng dạy nắm đƣợc kết quả, chất lƣợng của phƣơng pháp dạy học lịch sử địa phƣơng, từ đó 
rút kinh nghiệm và tiếp tục đổi mới cho phù hợp. 
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 
 Trong tiết dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực địa: Ba Đình, Nga Sơn, 
Thanh Hóa, bản thân tôi thấy rõ hiệu quả thực sự của việc dạy học lịch sử địa phƣơng tại 
19 
thực địa. Đó là các em hào hứng sôi nổi học tập, chăm chú và thích thú. Các em bớt đi 
sự rụt rè, nhút nhát, phát huy đƣợc năng lực chủ động và sáng tạo, và vô cùng xúc 
động, tự hào về quê hƣơng mình. 
Sau khi dạy tiết lịch sử địa phƣơng lớp 11, thông qua bài thu hoạch của học sinh ở 
các lớp chỉ học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại lớp, với bài thu hoạch của học sinh ở các lớp 
đƣợc học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực địa: Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa, tôi thấy rõ 
kết quả khá chênh lệch. Cụ thể nhƣ sau: 
*KẾT QUẢ ĐIỂM KHẢO SÁT BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH LỚP 11 
TRƢỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SAU KHI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TẠI 
LỚP HỌC 
Khối lớp 
Tổng 
số học 
sinh 
KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
TS % TS % TS % TS % 
11A1 45 
3 6,7% 7 15,6
% 
20 44,4 15 33,3% 
11A3 42 
2 4,8% 6 14,3
% 
18 42,8
% 
16 38,1% 
*KẾT QUẢ ĐIỂM KHẢO SÁT BÀI THU HOẠCH CỦA HỌC SINH LỚP 11 
TRƢỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA SAU KHI HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƢƠNG TẠI 
THỰC ĐỊA BA ĐÌNH - NGA SƠN - THANH HÓA 
Khối lớp 
Tổng 
số học 
sinh 
KẾT QUẢ XẾP LOẠI 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
TS % TS % TS % TS % 
11A2 46 
15 32,6 
% 
17 36,9
% 
12 26,2
% 
2 4,3% 
11A4 45 
13 28,9
% 
20 44,5
% 
10 22,2
% 
2 4,4% 
20 
 Nhƣ vậy, so với kết quả khi chƣa thực hiện đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa 
phƣơng lớp 11. Tìm hiểu khởi nghĩa Ba Đình”, kết quả có thay đổi rõ rệt, tỉ lệ khá 
giỏi tăng, tỉ lệ trung bình, yếu giảm. 
 Bên cạnh đó, kết quả khảo sát sau tiết dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11 tại thực 
địa: Ba Đình, Nga Sơn, Thanh Hóa, có tới 96 % học sinh thích học phần lịch sử địa 
phƣơng tại thực địa, học sinh cho rằng lịch sử là môn học bổ ích, các em cảm thấy 
thích học và yêu thích môn lịch sử; 4% học sinh còn lại cho rằng: Lịch sử là môn học 
bổ ích nhƣng khô khan, thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian và khó nhớ. 
Kết quả nhƣ trên đã nằm ngoài dự kiến và mong muốn của ngƣời thực hiện đề 
tài. Mong rằng đề tài “Đổi mới dạy học lịch sử địa phƣơng lớp 11. Tìm hiểu khởi 
nghĩa Ba Đình” sẽ tiếp tục đƣợc thực hiện và khẳng định trong các năm học tiếp theo. 
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
3.1. Kết luận: 
 Sáng kiến kinh nghiệm đƣợc rút từ thực tế giảng dạy lịch sử địa phƣơng ở lớp 
11 -THPT, nó đã góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học lịch sử theo hƣớng tối ƣu, 
tích cực các hoạt động nhận thức của học sinh. Sáng kiến này đã chứng minh tính cần 
thiết và khả thi của việc sử dụng các di tích lịch sử ở địa phƣơng để dạy học lịch sử. 
Giáo viên lịch sử không nên xem nhẹ việc giáo dục học sinh bằng các di tích lịch sử, 
di tích cách mạng trên địa bàn. Mặc dù phần lớn hình ảnh, biểu tƣợng lịch sử này 
cũng chỉ đến với học sinh bằng con đƣờng tƣ duy trừu tƣợng, nhƣng những biểu hiện 
đó lại có ƣu thế đó là gần gũi hơn đối với các em về mặt không gian, về mặt nhận 
thức và về mặt tình cảm...Sâu thẳm trong tiềm thức ƣớc mơ của các em là một ngày 
nào đó, mình sẽ đƣợc nhìn thấy, mình sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng tận mắt, mình sẽ đƣợc 
cầm nắm bằng cảm giác thực tế về các di tích lịch sử mà các thầy cô đã dạy cho 
mình. Đó cũng chính là cơ sở nền tảng cho các em nhận thức về lịch sử của dân tộc 
ta. 
21 
 Với phƣơng pháp dạy học lịch sử địa phƣơng tại thực địa, học sinh vô cùng 
hứng thú và say mê tìm tòi, khám phá lịch sử địa phƣơng mình mà không phải địa 
phƣơng nào cũng có. Từ đó, giáo dục lịch sử địa phƣơng sẽ hình thành nhân cách cho 
các em, giáo dục cho các em tinh thần yêu quê hƣơng, đất nƣớc, thức tỉnh trong các 
em ý thức, trách nhiệm đóng góp sức mình làm rạng danh quê hƣơng đất nƣớc. Xây 
dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc, phát huy những truyền thống quý báu của cha 
ông, viết tiếp những trang sử vẻ vang cho quê hƣơng đất nƣớc. 
 3.2. Kiến nghị: 
 Đối với Sở Giáo dục đào tạo Thanh Hóa và các nhà trƣờng THPT: Cần tăng 
cƣờng thêm tiết dạy lịch sử địa phƣơng, quan tâm đầu tƣ làm phong phú thêm nguồn 
tƣ liệu có những nội dung về lịch sủ địa phƣơng, hỗ trợ kinh phí để việc dạy học lịch 
sử địa phƣơng có chất lƣợng và đạt hiệu quả cao nhất. 
 Đối với giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên bộ môn lịch sử là 
lực lƣợng nòng cốt quyết định chất lƣợng giáo dục và giảng dạy, nên cần nâng cao 
nhận thức về đổi mới dạy học lịch sử địa phƣơng. Sự hợp tác của giáo viên bộ môn 
và của giáo viên chủ nhiệm có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác 
giảng dạy lịch sử địa phƣơng. Giáo viên bộ môn phải khắc phục tƣ tƣởng ngại khó, 
hoặc thực hiện chỉ mang tính chất hình thức, sơ sài. Phải đầu tƣ thời gian, tâm huyết 
tìm tòi tài liệu, kết hợp có hiệu quả các phƣơng pháp dạy học, tổ chức các hoạt động 
tiếp cận lịch sử địa phƣơng cho học sinh bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú..... 
 Đối với học sinh: Đây là lứa tuổi bắt đầu có những nhận thức chín chắn nên 
các em cần phải có những hiểu biết nhận định về địa phƣơng mình, về nơi các em 
sinh ra và lớn lên. Vì vậy, giáo viên phải giúp đỡ các em hiểu biết tầm quan trọng của 
lịch sử địa phƣơng để các em tham gia đầy đủ, tích cực và có ý thức hoạt động tốt 
trong buổi học lịch sử địa phƣơng tại thực địa. 
 Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua việc thực hiện đề tài ở Trƣờng 
THPT Hoàng Lệ Kha. Tuy nhiên, đây chỉ là kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản 
thân và mới áp dụng trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp. Rất mong sự đóng góp ý 
22 
kiến, trao đổi, bổ sung của bạn bè đồng nghiệp và sự phổ biến, nhân rộng đề tài để kết 
quả giáo dục lịch sử nói chung và giáo dục lịch sử địa phƣơng nói riêng của học sinh 
đạt hiệu quả cao hơn nữa. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2018. 
XÁC NHẬN CỦA 
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ: 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của ngƣời khác. 
Ngƣời thực hiện: 
23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lịch sử Thanh Hóa – Nhà xuất bản Thanh Hóa - 1986 
2. Khởi nghĩa Ba Đình – Nhà xuất bản Thanh Hóa – 1986. 
3. Đinh Công Tráng – Thủ lĩnh khởi nghĩa Ba Đình – Nhà xuất bản lao động – 2005. 
4. Lịch sử địa phƣơng – Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm – Nguyễn Cảnh Minh. 
5. Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỷ 19 – Sở 
Văn hóa Thông tin Thanh Hóa – 1986. 
6. Đại cƣơng lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản giáo dục. 
7. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 2000 – Nhà xuất bản giáo dục. 
8. Biên niên lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 
9. Kỷ niệm 200 năm khởi nghĩa Ba Đình – thƣ viện tổng hợp Thanh Hóa. 
10. Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào yêu nƣớc kháng Pháp của nhân dân Thanh 
Hóa – Nhà xuất bản Thanh Hóa. 
24 
DANH MỤC 
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƢỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ 
XẾP LOẠI CẤP PHÕNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO; CẤP SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO 
TẠO VÀ CÁC CẤP CAO HƠN 
XẾP TỪ LOẠI C TRỞ LÊN 
Họ tên tác giả: NGÔ THỊ BÌNH 
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trƣờng THPT Hoàng Lệ Kha 
TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá 
(Xếp loại 
Phòng; Sở; 
Tỉnh) 
Kết quả 
đánh giá 
xếp loại (A; 
B hoặc C) 
Năm học 
đánh giá xếp 
loại 
1 Sử dụng đồ dùng trực quan 
trong bài: “Cách mạng tƣ 
sản Pháp cuối thế kỷ 
XVIII” ( lớp 11 nâng cao.) 
Sở Giáo dục – 
đào tạo Thanh 
Hóa 
C 2008 - 2009 
2 Lịch sử địa phƣơng: tìm 
hiểu về phong trào yêu 
nƣớc chống Pháp cuối thế 
kỷ XIX 
Sở Giáo dục – 
đào tạo Thanh 
Hóa 
C 2013 – 2014 
3 Đôi mới dạy học lịch sử 
địa phƣơng lớp 11. 
Sở Giáo dục – 
đào tạo Thanh 
Hóa 
C 2017 - 2018 
*Các sáng kiến này tôi đã gửi Sở Giáo dục trƣớc khi thi Giáo viên giỏi 
cấp tỉnh. Các sáng kiến này đƣợc xét qua vòng 1 để vào vòng 2, vậy nên 
tƣơng đƣơng với sáng kiến đƣợc xếp loại C cấp Sở Giáo dục – đào tạo. ( 
Theo công văn chỉ đạo thi Giáo viên giỏi của Sở ). 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_day_hoc_lich_su_dia_phuong_lop.pdf
Sáng Kiến Liên Quan