Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Những năm gần đây sự nghiệp giáo dục nước nhà đã đạt được những thành tựu to lớn trên các mặt: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nền kinh tế Việt Nam ta đang đứng trước những vận hội lớn, thời cơ lớn, nhưng cũng gặp không ít khó khăn thách thức về cuộc đua tranh giữa các quốc gia, về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật về công nghệ thông tin đang bùng nổ. Nếu chúng ta không đi tắt đón đầu khoa học kỹ thuật thì sẽ bị tụt hậu so với các nước khác. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta khẳng định, chiến lược phát triển con người là quan trọng nhất con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển! Ý thức được vấn đề đó Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII là “ Giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011-2020 Quốc hội đã thông qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt là: “Phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện tốt các “Cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành giáo dục đã phát động và chỉ đạo”. Trong công tác đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá để nâng cao chất lượng nhà trường. Thực tế trong các nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng công tác quản lí còn mang tính chất sự vụ, hành chính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Cho nên không thúc đẩy được phong trào nhà trường. Đó là một thực tế mà Bộ GD&ĐT đã tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm. Từ năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT đã xác định chủ đề của năm học là “ Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”. Với chủ trương đó, tôi rất tâm đắc và nghiên cứu, thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm trong nhiều năm qua. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không có tham vọng lớn về vấn đề vĩ mô đổi mới công tác giáo dục đào tạo mà chỉ đề cập đến phạm vi hẹp vi mô là: Đổi mới công tác quản lý giáo dục của người hiệu trưởng ở trường THCS đi sâu đổi mới hồ sơ sổ sách quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng. Đồng thời phục vụ cho công tác kiểm định đánh giá chất lượng và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia.

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12911 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các nước khác. Vì thế, trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta khẳng định, chiến lược phát triển con người là quan trọng nhất con người là động lực thúc đẩy xã hội phát triển! Ý thức được vấn đề đó Đảng ta đã khẳng định trong Nghị quyết TW 2 khóa VIII là “ Giáo dục đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2011-2020 Quốc hội đã thông qua, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt là: “Phải đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng được vai trò nhiệm vụ quan trọng đó, giáo dục cần phải có bước chuyển biến mạnh mẽ, phải đổi mới, trước hết là đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện tốt các “Cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành giáo dục đã phát động và chỉ đạo”. Trong công tác đổi mới giáo dục đào tạo, đổi mới công tác quản lý là khâu đột phá để nâng cao chất lượng nhà trường. Thực tế trong các nhà trường phổ thông nói chung, trường THCS nói riêng công tác quản lí còn mang tính chất sự vụ, hành chính và kinh nghiệm chủ nghĩa. Cho nên không thúc đẩy được phong trào nhà trường. Đó là một thực tế mà Bộ GD&ĐT đã tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm. Từ năm học 2009-2010, Bộ GD&ĐT đã xác định chủ đề của năm học là “ Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục”. Với chủ trương đó, tôi rất tâm đắc và nghiên cứu, thực nghiệm, đúc rút kinh nghiệm trong nhiều năm qua. Trong khuôn khổ sáng kiến kinh nghiệm này tôi không có tham vọng lớn về vấn đề vĩ mô đổi mới công tác giáo dục đào tạo mà chỉ đề cập đến phạm vi hẹp vi mô là: Đổi mới công tác quản lý giáo dục của người hiệu trưởng ở trường THCS đi sâu đổi mới hồ sơ sổ sách quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả chỉ đạo của hiệu trưởng. Đồng thời phục vụ cho công tác kiểm định đánh giá chất lượng và xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
	Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà trường THCS, quản lý hồ sơ sổ sách của hiệu trưởng. Từ đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý và cải tiến sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, thuận lợi, lưu trữ lâu dài, dễ nhớ để tìm tư liệu khi cần thiết phục vụ cho quản lí, chỉ đạo, điều hành.
1.3. Phạm vi đối tượng áp dụng:
	Là những cán bộ quản lý các trường THCS mà người đứng đầu là Hiệu trưởng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu khách quan: Được tiến hành trong suốt quá trình nghiên cứu.
	1.4.2. Phương pháp tổng hợp, tổng kết: Được tiến hành qua quá trình chỉ đạo tổ chức điều hành hoạt động đúc kết lại.
	Phương pháp nghiên cứu các Văn bản Chỉ thị, Kế hoạch, Nhiệm vụ của ngành liên quan đến công tác quản lý như nghiên cứu Luật giáo dục và Điều lệ nhà trường THCS,THPT, chỉ thị nhiệm vụ năm học
	1.4.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng nhà trường, thực trạng công tác quản lý trong những năm qua. 
 1.4.4. Phương pháp phản biện: Đề xuất Phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị chuyên đề về đổi mới về hồ sơ sổ sách, tôi trình bày nội dung SKKN sau đó các hiệu trưởng cho ý kiến phản biện. 
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học:
	Đổi mới công tác quản lý nhà trường phải bắt đầu từ đổi mới tư duy quản lý, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức chỉ đạo thực hiện sao cho có hiệu quả.
	Đổi mới quản lý gồm 4 bước:
Bước 1. Xây dựng kế hoạch
Bước 2. Thực hiện kế hoạch
Bước 3. Kiểm tra đánh giá
Bước 4. Sơ kết tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm.
2.2. Cơ sở lý luận:
	Năm học 2009-2010 Bộ giáo dục Đào tạo đã xác định chủ đề của năm học là “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục”. Những năm tiếp theo ngoài những nhiệm vụ khác vẫn tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
	 Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu quả cao.
	 Hồ sơ quản lí gồm toàn bộ văn bản tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có một số đặc điểm chung hình thành trong quá trình theo dõi giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiêm vụ của một cơ quan tổ chức hoặc của một cá nhân.
 Phạm vi quản lí giáo dục ở nhà trường THCS được thực hiện trong phạm vi xác định một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chỉ đạo của ngành phù hợp với tình hình địa phương.
	 Đổi mới là thay đổi cái cũ lạc hậu không còn phù hợp bằng cái mới tiên tiến phù hợp hơn.
	Đổi mới công tác quản lý có ý nghĩa loại bỏ được cơ chế lỗi thời- thủ phạm kìm hãm sự phát triển. Đổi mới công tác quản lý đòi hỏi nghười quản lý không những đổi mới cách nghĩ, cách làm mà người quản lý phải biết tạo điều kiện cho cái mới phát huy hiệu quả. Người quản lý còn biết phân biệt, nhìn ra cái mới, quản lý được sự đổi mới và phát huy tác dụng.
	Đổi mới công tác quản lý chính là sự lựa chọn các giải pháp, biện pháp quản lý sao cho phù hợp với tình hình hiện tại, biết tận dụng lợi thế về sức mạnh nội lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp trong các hoạt động giáo dục.
	2.3. Thực trạng về công tác quản lý ở nhà trường.
	2. 3.1. Thuận lợi.
	- Trường THCS tôi nhiều năm được công nhận là trường tiến tiến. Bản thân tôi có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí, được lãnh đạo địa phương và lãnh đạo Phòng GD&ĐT đánh giá cao.
	- Cán bộ quản lý bao gồm (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) đều có trình độ bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ cao (Đại học), có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng, là giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện đến tỉnh.
	- Cán bộ quản lý rất tâm huyết với nghề, tận tụy với phong trào.
	- Cán bộ quản lý còn trẻ khỏe, có chí tiến thủ, dám nghĩ dám làm.
	- Hồ sơ sổ sách có đầy đủ. 
	2.3.2. Khó khăn.
	- Hồ sơ sổ sách quản lý của hiệu trưởng, của nhà trường không tập hợp cập nhật một cách khoa học, hệ thống dẫn đến lẫn lộn, việc lưu trữ hàng năm rất khó khăn, hay thất lạc.
	- Hồ sơ quản lý các trường không có sự thống nhất dẫn đến công tác kiểm tra đánh giá của Phòng giáo dục gặp không ít khó khăn.
	- Cơ sở vật chất các trường còn thiếu thốn.
	- Tính trung bình của giáo viên, nhân viên còn cao, một số giáo viên chưa thật tận tâm với công việc
	- Chất lượng giáo dục học sinh tuy đã có chuyển biến song chưa thật rõ nét, động cơ học tập của các em chưa cao, nhiều em chưa có khát vọng vươn lên.
	- Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con cháu, mải lo làm kinh tế, phó mặc con cháu cho ông bà nội ngoại và nhà trường.
	2.4. Các giải pháp và biện pháp sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện.
	2.4.1. Kinh nghiệm đổi mới công công quản lý.
	Chúng ta biết rằng hiệu trưởng là người thuyền trưởng của một chiếc tàu. Con tàu nhà trường có lướt sóng ra khơi đến bến hay không là phải do người thuyền trưởng chèo lái sáng suốt. Muốn vậy hiệu trưởng phải đổi mới tư duy quản lý, phải thực sự có tâm, có tầm, có tài và làm tốt các vấn đề sau:
	a) Phải xây dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường. Đề ra mục tiêu chiến lược 5 năm, 10 năm và các hoạt động cần đạt được các mục tiêu ấy. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của nhà trường. Tầm nhìn là ước vọng hiện thực về tương lai của nhà trường. (Ví dụ Trường đạt danh hiệu trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường đạt trường chất lượng cao, trường đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia)
	b) Xây dựng kế hoạch năm học và hướng phấn đấu của nhà trường. Kế hoạch năm học phải được thảo luận dân chủ từ tổ chuyên môn đến ban giám hiệu. Kế hoạch phải phù hợp với thực tế nhà trường, địa phương và khả thi. Kế hoạch phải mang tính khoa học và thực tiễn, là cơ sở pháp lý để hiệu trưởng điều hành, chỉ đạo tổ chức thực hiện.
	c) Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ở đó mọi người (cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh biết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau) để giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
	d) Quy định chức năng quyền hạn của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên trên cơ sở quy chế hoạt động của cơ quan.
	đ) Thận trọng và lắng nghe ý kiến mọi người trước khi có quyết định cuối cùng.
	e) Quản lý con người, quản lý công việc, khoa học bằng hiệu quả công việc, hiệu quả công việc là thước đo thành tích của mỗi người.
	g) Nắm bắt thông tin, kiểm soát và sử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh nhậy, đúng đắn.
	h) Người hiệu trưởng phải dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm để bứt phá.
	i) Xây dựng đội ngũ đoàn kết, thân ái đồng thuận và có tinh thần kỷ luật cao. Phát huy dân chủ và luôn truyền ngọn lửa mê say công việc cho cán bộ giáo viên, nhân viên. Muốn vậy, người cán bộ quản lí phải tâm huyết, nhiệt tình; phải “có lửa mới truyền được lửa”
	k) Luôn đổi mới từ cái nhỏ đến cái lớn, tôn trọng những cái cũ vẫn có giá trị tốt, không lên phủ nhận sạch trơn những cái cũ vẫn còn mang tính thời sự.
	l) Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác để tạo ra động lực, tài lực, nguồn lực cho giáo dục.	
	m) Hiệu trưởng phải có kỹ năng mềm để tự tin điều hành nhà trường, hiệu trưởng cần sống lạc quan, tác phong đĩnh đạc, đàng hoàng, năng động sáng tạo và phải có uy trong lãnh đạo thu phục được nhân tâm mọi người. Cán bộ quản lí phải quan tâm về tinh thần và vật chất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để họ gắn bó với nghề nghiệp.
	2.4.2. Sáng kiến đổi mới về hồ sơ sổ sách.
	Đi đôi với việc đổi mới công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới hồ sơ quản là một yếu tố quan trọng để người hiệu trưởng điều hành một cách khoa học hệ thống mọi hoạt động nhà trường bằng văn bản và bằng kế hoạch hàng tuần, hàng tháng và cho cả năm học.
 - Sáng kiến đổi mới hồ sơ của hiệu trưởng được sự chỉ đạo và hậu thuẫn của lãnh đạo phòng giáo dục là một ý tưởng mới, vừa hay, vừa có giá trị thực tiễn. Tôi đã đổi mới bằng cách phân chia, sắp xếp các loại văn bản theo mảng quản lí và theo thời gian. Sau đó xâu chuỗi thành một tập hồ sơ tài liệu của hiệu trưởng trong cả năm học đưa vào cặp có cột gim móc bìa xanh F4 của công ty Thiên Long-Long Thành TL-LA F50. Hồ sơ đó sẽ được kẹp theo mảng nội dung: như mảng văn bản về đội ngũ giáo viên, mảng học sinh, mảng các loại kế hoạch, mảng các loại quyết định, mảng các loại báo cáo, mảng tài chính, mảng công tác xã hội hóa giáo dục Khi cần tìm thông tin tư liệu gì thì xem mục lục đầu tập để truy ra.
	- Mục đích của việc sắp xếp chia mảng hồ sơ của hiệu trưởng và tập hợp thành một tập hệ thống từ đầu năm đến cuối năm là để thuận tiện cho việc chỉ đạo, dễ nhớ, dễ tìm và có giá trị lưu trữ nhiều năm, chứa nhiều thông tin cần thiết của nhà trường không bị lẫn lộn.
	- Mục đích của chia mảng hồ sơ văn bản của hiệu trưởng còn để phục vụ cho đánh giá, kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia.
	- Bộ hồ sơ của hiệu trưởng tôi chia thành 12 mảng thông tin theo chủ đề bao gồm các phần sau: 
Phần I: Phụ lục hồ sơ của hiệu trưởng
Phần II: 12 mảng hồ sơ văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện của hiệu trưởng:
 I- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên
1- Quyết định UBND huyện giao biên chế năm học .............( phô tô)
2- Danh sách cán bộ giáo viên, nhân viên năm học ...............(mẫu danh sách cán bộ giáo viên, nhân viên có đủ thông tin trích ngang hồ sơ cán bộ giáo viên, nhân viên).
3- Thống kê chi tiết trình độ đội ngũ 
 II- Học sinh
1- Bảng tổng hợp quy mô phát triển GD ĐT năm học.............
2- Hồ sơ tuyển sinh:
 - Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh.
 - Danh sách học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học ( trường Tiểu học ký).
 - Danh sách học sinh đã tuyển sinh vào lớp 6.
 - Danh sách học sinh lớp 6 học trường ngoài.
 - Biên bản tuyển sinh đầu năm học
3- Hồ sơ xét duyệt học sinh lên lớp, lưu ban năm học ..............
4- Bảng tổng hợp học sinh theo lớp
5- Danh sách con LS, TB, BB, mồ côi, HS nghèo, cận nghèo, khuyết tật
6- Danh sách giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp.
7- Danh sách học sinh chuyển đi, chuyển đến, bỏ học (Có mẫu kèm theo)
 III- Biên chế năm học và nhiệm vụ năm học
1- Phôtô tờ biên chế năm học của UBND Tỉnh, Sở giáo dục.
2- Chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ (phô tô).
3- Kế hoạch năm học của PGD&ĐT (phô tô).
 IV- Các loại kế hoạch
1- Kế hoạch năm học của trường THCS...........
2- Kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
3- Kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM.
4- Kế hoạch xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
5- Kế hoạch kiểm định đánh giá chất lượng.
6- Kế hoạch thực hiện cuộc vận động "2 không".
7- Kế hoạch giáo dục thể chất, y tế học đường, chăm sóc sức khoẻ học sinh
 8- Kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ.
9 -Kế hoạch kiểm tra toàn diện, chuyên đề CBGV, NV.
10- Kế hoạch hội thi GV dạy giỏi cấp trường.
11 - Kế hoạch hội khoẻ Phù đổng
12- Kế hoạch "Năm an toàn giao thông"
13- Kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm
14- Kế hoạch giáo dục pháp luật cho CBGV,NV,HS
15 - Kế hoạch khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N
.................................................................................................................
 V- Quyết định- Quy chế- Lịch trực ban, lịch tuần, phân công chuyên môn
 1- Quyết định bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó, Tổ thư viện, Tổ thiết bị, Tổng phụ trách đội. 
 2- Quyết định về việc cho phép CBGV soạn giáo án in trên may vi tính
 3- Quyết định thành lập Hội đồng thi đua, Hội đồng kỉ luật (nếu có)
 4- Quyết định khen thưởng GV, HS giỏi, HS tiên tiến kỳ I, cuối năm.
5- Quyết định thành lập Hội thi GV dạy giỏi cấp trường. Quyết định công nhận GV dạy giỏi cấp trường.
6- Quyết định thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động "2 không"
 7- Quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
 8- Quyết định thành lập ban chỉ đạo học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
 9- Quyết định thành lập ban chỉ đạo cuộc vận động khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L/N.
 10- Quyết định thành lập ban chỉ đạo kiểm định đánh giá chất lượng.
 11- Quyết định thành lập ban tổ chức Hội khoẻ phù đổng cấp trường lần thứ VIII
12- Quyết định thành lập BCĐ công tác y tế, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ học sinh trong trường học.
13- Lịch trực ban GV, HS, BGH.
14- Lịch tuần
15- Quy chế làm việc cơ quan.
16- Quy chế chi tiêu nội bộ.
17- Nội quy nhà trường
18- Bảng phân công chuyên môn, kiêm nhiệm Phòng giáo dục đã duyệt.
..........................................
 VI- Chất lượng giáo dục
1- Thống kê chất lượng khảo sát đầu năm
2- Giao khoán chỉ tiêu chất lượng cho giáo viên.
3- Thống kê chất lượng kiểm tra kỳ I,II, cả năm các môn văn hoá và xếp loại 2 mặt GD.
4- Thống kê các chuyên đề, hội thi.
5- Thống kê kết quả HSG cấp, huyện, tỉnh khối 6,7,8,9.
6- Danh sách GV dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh.
7- Danh sách GV đạt SKKN loại T, K, TB cấp trường, huyện, tỉnh.
 8 - Danh sách kết quả tốt nghiệp THCS.
 9 - Danh sách kết quả học sinh lớp 9 thi vào lớp 10 THPT hệ công lập và các hệ khác
10 - Danh sách kết quả chứng chỉ học nghề phổ thông năm............
11 - Các biểu mẫu thống kê phổ cập giáo dục THCS.
................................................................................................................
 VII. Thi đua
Danh sách cán bộ giáo viên, nhân viên đăng kí thi đua đầu năm.
Danh hiệu trường, cơ quan, công đoàn, đoàn đội đăng kí thi đua.
Tiêu chí đánh giá thi đua cán bộ, giáo viên, nhân viên (Có biểu mẫu kèm theo)
Bảng tổng hợp kết quả thi đua cuối kì, cuối năm.
Bảng tổng hợp thi đua cuối năm học ............đã được Phòng GD&ĐT (photo).
 VIII. Công tác xã hội hoá giáo dục
 1- Biên bản hội nghị CMHS đầu năm, cuối kì, cuối năm ( Của trường, của lớp)
 2- Biên bản họp ban đại diện CMHS nhà trường đầu năm.
 3- Danh sách ban đại diện CMHS các lớp, nhà trường ( Có mẫu kèm theo)
 4- Kết quả công tác xã hội hoá giáo dục.
 IX. Tài chính
 1 - Quyết định UBND huyện giao chỉ tiêu ngân sách năm.
 2 - Bản dự toán thu chi học phí năm học.
 3 - Báo cáo thu chi dạy thêm, học thêm kì I, kì II.
 4 - Theo dõi dự toán thu chi ngân sách theo quý (Photo chứng từ thẩm định tài chính của phòng tài chính và chứng từ chi tiền, chuyển tiền của kho bạc)
 X. Cơ sở vật chất – thiết bị - thí nghiệm – thư viện.
1. Kế hoach mua sắm bổ sung, tu sửa cơ sở vật chất phục phụ cho dạy và học
2. Biên bản kiểm kê cơ sở vật chất cuối năm học
3. Biên bản kiểm kê phòng thiết bị, thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn
4. Biên bản kiểm kê thư viện
5. Biên bản thanh lí tài sản
 XI- Báo cáo
 1- Báo cáo sơ kết kỳ I
 2- Báo cáo tổng kết năm học
 3- Báo cáo kiểm tra toàn diện, chuyên đề của Hiệu trưởng.
 4- Các loại báo cáo khác
 XII Các loại hồ sơ khác
Nội dung từng mảng hồ sơ tôi đều có phôi cụ thể để hiệu trưởng và văn thư dễ thực hiện và bổ sung hàng năm. Các phôi văn bản đều theo một văn phạm hành chính.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1- Kinh nghiệm đổi mới quản lý giáo dục mà tôi đúc kết như trên đều có giá trị thiết thực và hiệu quả trong việc quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường đạt thành tích cao:
 Năm học 2008-2009, tôi đã quản lí chỉ đạo trường THCS đạt trường Tiên tiến xuất sắc: 
Năm học 2009 – 2010, tôi xây dựng thành công trường THCS đạt danh hiệu trường Chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 – 2010.
Từ năm 2010 – 2011 đến nay, tôi luôn phát huy thành tích, giữ vững danh hiệu trường THCS đạt trường Tiên Tiến, cơ quan văn hóa cấp huyện.
 2- Sáng kiến đổi mới hồ sơ của hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT thẩm định là một đề tài khoa học, đã được trình bày báo cáo, trình chiếu minh họa cho các hiệu trưởng, hiệu phó tham khảo và có nhiều ý kiến đều đánh giá rất cao sự công phu, hữu ích , thuận tiện, hệ thống, khoa học và có giá trị khả thi, áp dụng rộng rãi. Và đã được Phòng GD&ĐT triển khai áp dụng từ năm học 2012 – 2013 ở các trường THCS trong huyện.
 3- Đổi mới công tác quản lý và đổi mới hồ sơ sổ sách của hiệu trưởng là khâu đột phá tác động đến toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đẩy mạnh phong trào giáo dục ngày càng phát triển đi lên. 
 4- Kiến nghị: 
 - Đối với nhà trường: 
 Cán bộ quản lí nhà trường: Từ hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn phải thường xuyên đổi mới công tác quản lí. Luôn có tư duy mới, cách nghĩ cách làm mới, năng động sáng tạo, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá cá nhân. Tăng cường kiểm tra đánh giá đôn đốc, giám sát mọi hoạt động trong nhà trường theo kế hoạch. Công tác đổi mới quản lí phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, diễn ra cả quá trình trong suốt năm học và những năm tiếp theo.
 - Đối với các trường THCS: Cán bộ quản lí phải đổi mới một cách đồng bộ cách quản lí chỉ đạo để nâng cao chất lượng và thúc đẩy phong trào. Hồ sơ quản lí cần được bổ sung cập nhật hệ thống và lưu trữ thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lí.
 - Đối với Phòng GD&ĐT: 
 Cần có kế hoạch chỉ đạo kịp thời bằng văn bản các hoạt động giáo dục để các trường chủ động xây dựng và bổ sung kế hoạch.
 Trên đây là kinh nghiệm, sáng kiến của tôi về đổi mới công tác quản lí giáo dục và cải tiến đổi mới quản lí hồ sơ của hiệu trưởng đã được nghiên cứu, đúc kết thực nghiệm có hiệu quả tại đơn vị. Song không tránh khỏi khiếm khuyết, mong được sự chia sẻ góp ý của đồng nhiệp.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Luật giáo dục 2005
2- Điều lệ trường THCS, THPT có nhiều cấp học
3- Nghị quyết TW 2 khóa 8 về giáo dục
4- Chiến lược phát triển giáo dục 10 năm từ 2011-2020
5- Chỉ thị nhiệm vụ các năm học, từ năm 2008-2009 đến nay
6- Tài liệu SREM dùng cho cán bộ quản lý trưởng phổ thông.
7- Các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục hiện hành
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1.3. Phạm vi đối tượng áp dụng:
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học:
2.2. Cơ sở lý luận:
2.3. Thực trạng về công tác quản lý ở nhà trường.
2.4. Các giải pháp và biện pháp sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện.
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5
5
6
6
6
8
8
8
9
10
18

File đính kèm:

  • docSKKN_Doi_moi_cong_tac_quan_li_chi_dao_boi_duongHSG.doc
Sáng Kiến Liên Quan