Sáng kiến kinh nghiệm Đề nghị công nhận danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cơ sở (mẫu)
1. Sơ lược lí lịch:
Họ và tên: ĐỖ ĐÌNH QUỐC PHONG. Bí danh: Nam/Nữ:Nam
Sinh ngày: 10 tháng 9 năm 1985
Quê quán: Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Nơi thường trú: Triều SơnNam, Hương Vinh, Hương Trà, Thừa Thiên Huế
Đơn vị công tác: Trường tiểu học số 2 Hương Toàn
Chức vụ hiên nay: Giáo viên – Tổ trưởng tổ Đặc Thù
Trình độ chuyên môn: ĐHSP GDTC
Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn thể dục”
2. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
Trường Tiểu Học Số 2 Hương Toàn được thành lập từ ngày 01 tháng 06 năm 1990. Theo Quyết định của UBND Huyện Hương Điền. Địa bàn của Trường có học sinh thuộc 6 Thôn Giáp: Giáp Trung, Giáp Đông, Giáp Tây, Giáp Kiền, Giáp Thượng, Triều Sơn Trung thuộc xã Hương Toàn. Cách trung tâm Thành phố Huế 12km, phía Tây- Bắc giáp ranh giới phường Hương Chữ, phía Đông giáp với làng An Thuận, phía Nam giáp với ranh giới phường Hương Sơ (Thành phố Huế) được bao quanh dòng sông Bồ, địa hình thấp trũng .
Trường Tiểu học Số 2 Hương Toàn trong năm học 2014 – 2015 có tổng số 36 CBGV-NV trong đó có 08 Đảng viên, trình độ Đại học 20, CĐSP: 9, THSP và trung cấp khác: 06 và 01 THCS, trong năm học 2014 - 20115 .Trường có 557 học sinh chia làm 18 lớp .
Đội ngũ CBGV-NV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhất trí, phát huy tốt sức mạnh tập thể thực hiện nhiệm vụ và chương trình hành động của Ngành đạt hiệu quả cao, được Đảng chính quyền và phụ huynh học sinh tin tưởng.
Trường có đủ phòng học hai buổi cả ngày, các phòng học chức năng và phòng chức năng.Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày khang trang . Chất lượng dạy và học của trường được duy trì và không ngừng được nâng cao có học sinh giỏi cấp thị xã đến cấp tỉnh
Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, giáo đặc thù đầy đủ .
Trường có 5 tổ: Tổ 1&2, tổ 3, tổ 4& 5 ; tổ Đặc thù và Tổ Văn phòng.
Đơn vị trực thuộc sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Trà. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, và chỉ đạo khối 4&5 và Tổ Đặc thù; Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo theo dõi đôn đốc kiểm tra khối 1&2 và 3. Tổng số CBGV-NV là 37 người: ( Có 37 biên chế)
- Quản lý: 02 - TPT: 01 - Nhân viên: 03
- Giáo viên: 30, trong đó giáo viên đặc thù: 09 (Thể dục: 2, Anh văn: 1, Nhạc: 2, Mỹ thuật: 2, Tin học: 2).
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CBGV-NV đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Các tổ chức chính trị trong trường học hoạt động tốt. Nhà trường phân công đội ngũ hợp tình hợp lý.
Khó khăn: Vùng thấp trũng , người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, ngành nghề ít phát triển, hộ đói nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao trên 0,7 %. Trường có một cơ sở lẻ, cơ sở vật chất sân trường tường thành cơ sở B chưa được xây dựng, công trình vệ sinh ở điểm Triều Sơn Trung còn dùng chung thầy và trò . Sân chơi bãi tập chưa đảm bảo, khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Học sinh đến trường xa nhất là 3km (Cơ sở Triều Sơn Trung 4 lớp).
i buổi cả ngày, các phòng học chức năng và phòng chức năng.Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ngày khang trang . Chất lượng dạy và học của trường được duy trì và không ngừng được nâng cao có học sinh giỏi cấp thị xã đến cấp tỉnh Thuận lợi: Được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thị xã Hương Trà, sự quan tâm của cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh. Trường có đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, giáo đặc thù đầy đủ . Trường có 5 tổ: Tổ 1&2, tổ 3, tổ 4& 5 ; tổ Đặc thù và Tổ Văn phòng. Đơn vị trực thuộc sự quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hương Trà. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, và chỉ đạo khối 4&5 và Tổ Đặc thù; Phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn chịu trách nhiệm chỉ đạo theo dõi đôn đốc kiểm tra khối 1&2 và 3. Tổng số CBGV-NV là 37 người: ( Có 37 biên chế) - Quản lý: 02 - TPT: 01 - Nhân viên: 03 - Giáo viên: 30, trong đó giáo viên đặc thù: 09 (Thể dục: 2, Anh văn: 1, Nhạc: 2, Mỹ thuật: 2, Tin học: 2). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: CBGV-NV đạt chuẩn và trên chuẩn 100%. Các tổ chức chính trị trong trường học hoạt động tốt. Nhà trường phân công đội ngũ hợp tình hợp lý. Khó khăn: Vùng thấp trũng , người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, ngành nghề ít phát triển, hộ đói nghèo và cận nghèo chiếm tỷ lệ khá cao trên 0,7 %. Trường có một cơ sở lẻ, cơ sở vật chất sân trường tường thành cơ sở B chưa được xây dựng, công trình vệ sinh ở điểm Triều Sơn Trung còn dùng chung thầy và trò . Sân chơi bãi tập chưa đảm bảo, khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Học sinh đến trường xa nhất là 3km (Cơ sở Triều Sơn Trung 4 lớp). 3.PHẦN CHÍNH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3. 1. Lý do chọn đề tài: - Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó trí dục, đức dục và thể dục được coi là mặt quan trọng nhằm tạo cơ hội cho mỗi người có khả năng phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. - Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “ Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh ” và vì thế : “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước” Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của giáo dục thể chất phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước. - Giáo dục thể chất nói chung và môn thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực tác động nhiều tới sức khỏe học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh để rèn luyện thân thể, bồi dưỡng đạo đức và tác phong con người mới. - Ở học sinh phổ thông nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, tính vui tươi hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở các em. Vì vậy trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây sự mệt mỏi, căn thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng trong môn học. Cần phải tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặc khác, có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khỏe tốt, có em có sức khỏe yếu, có em bị tậtVậy phải làm thế nào để các em này cùng được tập luyện. Phải dùng biện pháp nào? - Với suy nghĩ và phương pháp đặc ra như vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích môn thể dục”. 3.2 Giải quyết vấn đề: 3.2.1 Những vấn đề lí luận chung: Trước khi chưa áp dụng cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tôi nhận thấy khi đến giờ học thể dục các em chưa có sự thích thú, yêu thích trong khi học, không tập trung chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên ,còn lười, phân tán trong tập luyện, xem nhẹ giờ học thể dục, khi về nhà không luyện tập thêm. Do các em không nắm vững kỹ thuật động tác một cách hoàn hảo. Chất lượng môn thể dục chưa đạt hiệu quả cao. Trong môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú – yêu thích trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản tập luyện cho có, cho xong, phải đảm bảo tốt chất lượng môn học. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp thiết yếu sau : Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy. Giáo viên phải tập làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay. Đã gọi là làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật. Vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học sinh quan sát kỹ tranh ảnh ,xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự, chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi ôn tập nội dung bài cũ hoặc là giảng dạy động tác mới. Khi giảng giải phân tích kĩ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ hiểu. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh hoạ làm tăng sự chú ý trong các em. Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi tiểu học tính hiếu động, ít tập trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò chơi thường được các em yêu thích, để gây sự chú ý, khả năng tập trung và hứng thú trước khi vào phần cơ bản. Ví dụ: Khi khởi động xong giáo viên cho học sinh chơi trò chơi "Tìm người chỉ huy. Nhóm Ba, nhóm bảy. Kết bạn, Sóng biển"........v v....(chơi trong khoảng 2 phút).Qua trò chơi sẻ tăng thêm sự hứng thú trong học tập của các em. Trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó. Với các hình thức thay đổi trên sẽ làm cho học sinh không cảm thấy chán nản. Trong quá trình dạy học, nếu các em có dấu hiệu mệt mỏi giáo viên cần linh động thay đổi nội dung sao cho phù hợp để tạo lại sự hứng thú, lấy lại tâm lý trạng thái vui tươi, có thể cho chơi một số trò chơi nhỏ hay kể một câu chuyện ngắn gọn về tinh thần luyện tập thể thao, các gương mặt các vận động viên xuất sắc trong và ngoài nước, lời kêu gọi tập luyện thể dục của Bác Hồ. Dụng cụ học tập rất quan trọng, nên áp dụng triệt để vì nó dễ tạo nên hưng phấn. Cho nên mỗi nội dung, mỗi tiết học, giáo viên nên thay đổi dụng cụ như : Bóng Đá, Bóng Chuyền, Cầu Đá, Cờ Vua, Cầu Lông, dây nhảy hay các vật dụng khác mang màu sắc da dạng áp dụng trong bài học và trò chơi sẽ tác động vào mắt các em gây sự hứng thú hấp dẫn trong tập luyện. Trong suốt tiết học, giáo viên cũng nên dùng phương pháp thi đua khen thưởng để động viên các em, mỗi một nội dung cho các tổ thi đua với nhau, giáo viên và học sinh cùng nhận xét khen thưởng sẽ tạo nên sự tranh đua, gắng sức tập luyện. Nói một cách cầu kỳ, ở tâm lý học sinh chỉ cần động viên khen ngợi một điều gì đó là các em sẽ thích thú hăng say và ngày càng yêu thích ngay. Để tìm hiểu tình hình học sinh một cách toàn diện, trong mỗi lớp học, tìm hiểu khả năng vận động của các em, có sức khoẻ tốt, có sức khoẻ yếu, hay bệnh tậtĐể có hình thức bồi dưỡng tập luyện khác nhau. Đối với học sinh yếu, khuyết tật, không để các em nghỉ, mà giáo viên phải tổ chức riêng cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khoẻ tốt giúp đỡ các bạn yếu, giáo viên nên động viên khích lệ các em này. Tạo điều kiện cho các em, chẳng hạn cho các em này làm trọng tài trong các trò chơi, các hoạt động thi đua hoặc áp dụng phương pháp tập luyện bằng cách “ phục hồi chức năng” với hình thức nhẹ nhàng, nội dung phù hợp để các em này được hoạt động, tạo cho các em một tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi tập luyện nâng cao sức khoẻ cùng các bạn. Nói chung chương trình dạy thể dục trong trường Tiểu học rất đa dạng, phong phú nhưng tuỳ theo một mức độ khác nhau. Chúng ta nghiên cứu trong mỗi tiết dạy tạo mọi điều kiện, sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi các em, đảm bảo tính vừa sức, hấp dẫn, tạo nên sự hưng phấn, kích thích các em say mê luyện tập, nâng cao sức khoẻ đảm bảo việc học tập. 3.2.2Thực trạng ban đầu: - Ban đầu khi học bộ môn thể dục, một số học sinh có thái độ coi thường và cảm thấy nhàm chán là do các em chưa ý thức được tầm quan trọng của môn thể dục - Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: + Học sinh xem môn học này không quan trọng. + Học sinh chưa hiếu được tác dụng ( Bổ ích) của môn thể dục. + Một số học sinh có sức khỏe yếu và không mạnh dạng. + Một số học sinh không ưa thích vận động. + Phương pháp lên lớp của giáo viên vẫn chưa gây hứng thú - yêu thích cho một số bộ phận học sinh. + Một phần từ nhận thức sai lầm của cha mẹ học sinh là môn học này không quan trọng nên không quan tâm việc tập luyện của các em - Bởi thế giảng dạy môn thể dục cần phải có phương pháp, cách thức, con đường, biện pháp phù hợp để học sinh qua giờ thể dục cảm thấy yêu thích, để qua giờ thể dục các em học mà chơi và chơi mà học. 4. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm. 4.1. Biện pháp thứ nhất: “Tác Động Đến Nhận Thức Của Học Sinh Và Các Đối Tượng Liên Quan” - Đề xuất và tham mưu đến Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và đặc biệt là bản thân học sinh, bằng cách nêu rõ tác dụng của bộ môn thể dục và là thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chức: nhanh nhẹn, mềm dẻo, khéo léo, tinh thần tập thể, đoàn kết, tính kiên nhẫn, tính kỹ luậtvà đặc biệt là có sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra tôi cũng phân tích cho học sinh thấy rõ và khi học môn thể dục các em được vui chơi và nâng cao sức khỏe cho việc học tập các môn khác. Nếu các em sức khỏe yếu thì việc học các môn khác cũng không được đảm bảo và được tốt. - Chúng ta biết thể dục thể thao là một lĩnh vực khoa học, không có kiến thức khoa học về thể dục thể thao thì không có niềm tin mãnh liệt và lợi ích, tác dụng của nó tới sức khỏe con người. - Nhà trường cũng cần tạo điều kiện vế cơ sở vật chất cho việc giảng dạy môn thể dục được đảm bảo để học sinh được cảm thấy hứng thú và thích học môn này. 42. Biện pháp thứ hai: “Áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình thực tế và lứa tuổi học sinh” - Trong môn thể dục, muốn đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê hứng thú – yêu thích tập luyện, nắm được nội dung bài học, không cần ghi lý thuyết, thực hiện đúng động tác, không thấy mệt mỏi, nhàm chán tập luyện cho có một cho xong. Muốn đạt được yêu cầu đó cần phải có những phương pháp thiết thực. + Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung bài học, nắm được các yếu lĩnh kỹ thuật tác động trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt. Vì đã gọi là làm mẫu thì động tác phải chính xác, đẹp và đúng kỹ thuật, những động tác ấy dễ gây ấn tượng xấu trong trí nhớ học sinh. + Khi phân tích kỹ thuật nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích dễ nhớ. Ngoài trời có thể sử dụng tranh ảnh, biểu đồ để minh họa gây sự chú ý cho các em. (Tranh minh họa cho động tác Thăng bằng – Lớp 4) + Các em học sinh có tính hiếu động, thích vui chơi, chạy nhảy, ít tập trung, chú ý nhất là giờ học ngoài trời. Vì vậy phải cần tạo sự thoải mái cho các em trong giờ học bằng cách sử dụng các trò chơi các em ưa thích, các bài hát để tạo sự phấn khởi, thoải mái cho quá trình tập luyện và học tập. + Trong giờ thể dục không nhất thiết lúc nào cũng phải theo khuôn khổ mà phải luôn linh động để có sự thay đổi nhằm tạo sự hứng thú- yêu thích cho học sinh tập luyện. Như một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó, vd: * Tập luyện động tác rèn luyện thân thể cơ bản thì cho học sinh thi đua giữa các cá nhân và tổ. * Tập chạy nhảy mang vác cũng hình thức thi đua. * Tập luyện ném bóng cho học sinh thi ném bóng trúng đích hoặc ai xa. - Như vậy học sinh sẽ thấy giờ học rất nhẹ nhàng và không cảm thấy nhàm chán. 4.3. Biện pháp thứ 3: “Giảng dạy đảm bảo tính khoa học, phối hợp và vận dụng mền dẽo các phương pháp vừa cổ điển và cũng vừa mang tính hiện dại, nhiệt tình trong giảng dạy, đánh giá học sinh phải công bằng và khách quan” - Giáo viên phải có kế hoạch dạy học và tập luyện cho học sinh theo đúng phương pháp, đúng cách và hợp lý, từ trực quan sinh động đế tư duy trừu tượng, tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt khi học và tập luyện giáo viên cần phân nhóm cho học sinh chủ động và tự giác tập luyện, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, quan sát và giúp đỡ kịp thời. Đôi lúc giáo viên cùng tham gia vào tập luyện cùng học sinh như: môn Đá Cầu, Bóng Đá, Cờ Vua, Cầu Lông. - Kịp thời động viên, giúp đỡ những học sinh còn yếu, những học sinh có tâm lý còn rụt rè, những học sinh khuyết tật. Giáo viên cần tổ chức cho các em tập với cường độ nhẹ hoặc cho các bạn có sức khỏe tốt giúp đỡ bạn yếu và động viên khích lệ các em hoặc với những em khuyết tật vận động đi lại khó khăn ta có thể giúp đỡ các em tham gia những môn thể thao trí tuệ như Cờ Vua. Vd: Khi chơi có thể phân công các em này làm trọng tài chứ không để các em ngồi ngoài. - Biểu dương các em học tập và luyện tập tốt, có tổ chức về thể dục thể thao và thường xuyên đổi mới để phù hợp với hoạt động các em, tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ phấn khởi trong tập luyện để nâng cao sức khỏe. 4.4. Biện pháp thứ 4: “Áp dụng một số biện pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện và giảng dạy” -Sắp xếp hợp lí quá trình giảng dạy, huấn luyện và thi đấu - Phải khởi động và thả lỏng thật tốt trong mỗi giờ học, tập luyện và thi đấu Khởi động cần có tính thiết thực vừa phải khởi động chung lại vừa khởi động chuyên môn theo nội dung môn thể thao mà học sinh tập luyện. Kết thúc bài khởi động phải có thời gian nghỉ ngơi hoặc chơi một trò chơi nhẹ để bước vào bài tập là phù hợp, khởi động phải làm nóng cơ thể, lượng vận động ở mùa đông lớn hơn một chút so với bình thường. (Tranh minh họa cho khởi động chung) (Tranh minh họa cho khởi động chuyên môn) Vd: bài dạy có nội dung bật nhảy thì giáo viên phải cho khởi động chuyên môn gồm các động tác ép dọc, ép ngang, chạy đạp sau. -Tăng cường công tác bảo hiểm và tự bảo hiểm Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện giáo viên cần giáo dục cho học sinh nắm được các phương pháp tự bảo hiểm. Vd: Để phòng tránh chấn thương khi bật nhảy ta phải có nệm đầy đủ (Tranh minh họa cho động tác bật nhảy) Đối với những động tác, nội dung bài tập khó thì giáo viên cần nhấn mạnh và chú trọng công tác bảo hiểm cho học sinh như một số bạn luân phiên giúp đỡ, giảng dạy phân tích kĩ từng chi tiết để tránh chấn thương. ( Tranh minh họa cho công tác bảo hiểm ở những động tác khó ) -Vệ sinh sân bãi, dụng cụ và công tác kiểm tra y học trước khi bước vào tập luyện Giáo viên và học sinh cần tổ chức làm vệ sinh sân tập, cần chú ý kiểm tra, sửa chữa các phương tiện, dụng cụ đồ dùng dạy học trước khi bước vào tập luyện. Vd: Trước giờ học nếu sân trường nhiều lá cây có thể cho học sinh vệ sinh sân tập và giáo viên kiểm tra chất lượng đồ dùng dạy học. ( Tranh minh họa cho việc vệ sinh sân tập, kiểm tra) 4.5. Biện pháp thứ 5: “Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thể thao trong nhà trường” Tổ chức câu lạc bộ thể dục thể thao trong trường tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vì trong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tận dụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như phát triển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Thông qua cuộc sống và sự trải nghiệm của chính bản thân, câu lạc bộ sẽ cung cấp cho các em một môi trường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng khiếu, năng lực thực tiễn, khả năng sáng tạo và phẩm chất cá tính, thể hiện mình và phục vụ cho xã hội.- cơ sở cho việc phấn đấu trở thành nhân tài có tố chất cao dám đi vào thực tế và dám sáng tạo nhằm trước hết hoàn thiện con người như một chủ thể chứ không phải một phương tiện. (Tổ chức hoạt động kỹ năng sống như tìm hiểu về HIV, giao thông, bom mìn lồng ghép vào các buoir sinh hoạt câu lạc bộ bóng đá ) - Sinh hoạt các câu lạc bộ phải vào các thời gian ngoại khóa như: + Câu lạc bộ Cờ Vua thì vào chiều các ngày thứ 3, 6 sau tiết 4 và sáng chủ nhật. + Câu lạc bộ Bóng Đá thì vào chiều các ngày thứ 2, 5 và sáng Thứ 7. + Câu lạc bộ Điền Kinh thì vào buổi chiều ngày thứ 4. + Câu lạc bộ Bơi lội thì vào đầu hè hoặc là đầu năm học. *. Kết quả thực hiện: - Nhờ áp dụng những phương pháp trên cho tất cả các khối lớp, tôi nhận thấy học sinh đã ngày càng hứng thú và yêu thích học môn thể dục và tích cực tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thể thao. Các em đã tìm hiểu và đã biết được tầm quan trọng của môn học này và đã tích cực tự giác tập luyện. - Đa số các em có nhiều tiến bộ trong môn học, cụ thể là học sinh rất ham thích tập luyện, thường mong đến tiết thể dục tiết sinh hoạt câu lạc bộ, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kế cả học sinh sức khỏe yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ năng nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi ở mức độ cao, song cũng đảm bảo tốt về mặt sức khỏe tinh thần ý thức tổ chức kỹ luật, đó là cơ sở để các em bước vào lớp nối tiếp với sự tự tin hơn và tiến xa hơn một số học sinh cũng đã đạt được nhiều thành tích cao ở các phong trào thể dục thể thao do Phòng giáo dục Thị xã, tỉnh tổ chức như: + Cờ vua: 1 giải nhất: nữ lớp 1 cấp thị xã 1 giải nhì: nam lớp 5 cấp thị xã 1 giải ba : nữ lớp 5 cấp thị xã Đặc biệt là giành 1 giải nhất ( Huy chương vàng ): nam khối 5 cấp Tỉnh. + Bóng Đá: giải nhì đồng đội nữ cấp thị xã VI: Kết luận: Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học thể dục ở trường Tiểu học trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng là môi trường cung cấp cho xã hội những con người trẻ có sức khoẻ tráng kiện, hoạt bát trong cuộc sống. Người giáo viên thể dục cần luôn luôn luôn học hỏi cập nhật, cải tiến phương pháp giảng dạy, phải kiên trì thuyết phục, xem công việc của bản thân là góp phần cống hiến cho cuộc sống xã hội, đất nước cho nên cần có lòng yêu nghề thật sự xuất phát từ ý nghĩ đó chúng ta mới đạt được mục đích của việc nâng cao sức khoẻ đúng như lời kêu gọi tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng Ta. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và áp dụng những giải pháp mang tính khả thi cao, năm học 2014 - 2015 môn Thể dục tại trường tiểu học số 2 Hương Toàn do tôi phụ trách đã đạt được một số hiệu quả nhất định, từ đây tôi rút ra được bài học kinh nghiệm: -Giáo viên cần nắm vững đặc trưng bộ môn, nắm vững tâm sinh lí, đặc điểm sức khỏe, giới tính... từng học sinh. Giáo viên phải nhiệt tình và trình độ chuyên môn vững vàng để truyền đạt cho học sinh. -Luôn quan tâm gần gũi và giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập. -Xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong Dạy và Học để từ đó các em yêu thích môn Thể dục. Tuy nhiên cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi nếu đầy đủ và phù hợp với công tác giảng dạy và tập luyện thì việc học tập và giảng dạy đạt chất lượng và mang lại hiệu quả cao hơn. Đề tài này tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi hạn chế thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp và hội đồng xét sáng kiến các cấp đóng góp ý kiến, bổ sung để tôi có thêm các biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiển địa phương và từng đối tượng học sinh, qua đố góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các em học sinh
File đính kèm:
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.doc