Sáng kiến kinh nghiệm Dạy truyện trung đại Việt Nam theo phương pháp đọc, hiểu ở chương trình Ngữ Văn 9
Nội dung sáng kiến
Tìm ra một phương pháp dạy học hữu hiệu là mong muốn của bất kì giáo viên nào đứng trên bục giảng. Đó là con đường đầy gian nan và cực nhọc. Trong muôn vàn phương pháp ấy, phương pháp đọc hiểu được các nhà nghiên cứu giáo dục đánh giá cao, là “khâu đột phá của giảng dạy văn”. Bởi phương pháp đọc- hiểu ngoài hình thành kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh còn giúp học sinh phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của mình. Không những vậy phương pháp đọc- hiểu phát huy tính tự học ở học sinh.
Và để tổ chức hoạt động đọc- hiểu khi giảng dạy phần truyện trung đại, giáo viên cần chú ý những đặc trưng của thể loại. Và trong chương trình lớp 9, phần văn học trung đại chủ yếu là truyện - truyện thơ. Nên khi giảng dạy theo phương pháp đọc hiểu theo thể loại này, giáo viên cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Đọc và tìm hiểu các yếu tố ngoài văn bản; Tóm tắt tác phẩm; Nhận ra chủ đề của văn bản; Phân tích nhân vật và các tình tiết quan trọng trong tác phẩm để mở ra nội dung tác phẩm; Tìm hiểu hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Ngoài ra để bài giảng được sâu sắc hơn, học sinh có những kiến thức, kĩ năng toàn diện hơn thì trong quá trình giảng dạy giáo viên cần vận dụng nguyên tắc tích hợp, liên môn trong giảng dạy để đạt hiệu quả cao.
a có những tiết dạy văn bản Truyện trung đại nói riêng và dạy Ngữ văn nói chung đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn!. PHỤ LỤC GIÁO ÁN MINH HỌA Tiết 16, Bài 4 Văn bản Ngày dạy: / 09/ 2013 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, thân phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương; - Nắm được một số đặc điểm chủ yếu của truyện truyền kì chữ Hán: nghệ thuật kể chuyện, dựng nhân vật, kết hợp yếu tố kì ảo với tình tiết hiện thực, sử dụng điển tích , lời văn biền ngẫu. - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các bài Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; với phần Tập làm văn ở bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, với văn bản truyện cổ tích Vợ chàng Trương. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. 3. Thái độ: HS biết trân trọng vẻ đẹp và cảm thông trước số phận bất hạnh người phụ nữ trong XHPK, lên án những thế lực đã chà đạp thân phạn người phụ nữ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1, Tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ 2. Học sinh: + Soạn bài theo hướng dẫn của SGV. +Tìm đọc truyện cổ tích Vợ chàng Trương. C. Tiến trình dạy học: 1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung ý nghĩa văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em? - Lớp 9A: Đọc bức thư của em gửi cho chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhân dịp khai giảng năm học mới 2012 – 2013. 3. Bài mới: - Kể tên những tác phẩm văn học trung đại mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6? Nêu một vài đặc điểm của những tác phẩm đó? Hoạt động của giáo viên, học sinh Kiến thức cần đạt ? Qua soạn bài, em hãy nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm. GV tổng kết, bổ sung một số nội dung trong SGV, thiết kế bài soạn. ? Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào? GV cho HS quan sát tranh bìa cuốn “Truyền kì mạn lục” ? Em hiểu thế nào là truyền kỳ? ? Em hiểu gì về tác phẩm ‘Truyền kỳ mạn lục”? HS dựa vào SGK trả lời ? Vị trí của “Chuyện người con gái Nam Xương” trong “ Truyền kì mạn lục” ? Nêu nguồn gốc của “Chuyện người con gái Nam Xương”? Kể tóm tắt truyện Vợ chàng Trương. Gọi HS đọc một đoạn mà mình cảm thấy thương cảm cho nhân vật nhất. Gọi HS nhận xét cách đọc của bạn. Gọi 1 HS giỏi đọc đoạn lới nói thống thiết của Vũ Nương về tấm lòng của nàng với chồng con. GV đọc tiếp một đoạn. ? Câu chuyện được kể xoay quanh nhân vật trung tâm nào? ? Chủ đề chính của truyện là gì? ? Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện? - HS tóm tắt nội dung chính của truyện. GV hướng dẫn HS điều chỉnh . ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần? ? Phần truyện nào gợi cho em nhiều sự thương cảm nhất? Vì sao?( HS tự do bộc lộ) Theo dõi phần 1 của văn bản. ? Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu qua các chi tiết nào? đó là người phụ nữ như thế nào? ? Phẩm hạnh của nàng được thể hiện trong các mối quan hệ như thế nào? ? Đối với chồng , nàng là người vợ như thế nào? ? Trước khi Trương Sinh đi lính nàng đã nói gì? ? Khi Trương Sinh vắng nhà, ? Thái độ của nàng với mẹ chồng được kể qua chi tiết nào? ? Tình cảm đối với đứa con được thể hiện như thế nào? ? Em có nhận xét gì về những lời giới thiệu này ? Và có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả ? Qua những chi tiết trên, em hiểu gì về Vũ Nương? Gv: Như vậy ở Vũ Nương hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tác giả đã đặt nhân vật trong các mối quan hệ để làm toát lên vẻ đẹp ấy -> Với mẹ chồng nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo; với chồng nàng khéo léo, chu đáo, thủy chung; với con nàng là người mẹ dịu dàng giàu tình thương yêu. Đó là những phẩm hạnh đáng được trân trọng, đáng ngợi ca. * HS thảo luận : ? Qua phần đầu câu chuyện, em thấy cuộc sống của Vũ Nương có hạnh phúc không? Cuộc sống hạnh phúc đó do ai tạo ra? Cảm nghĩ của em về Vũ Nương? ? Em linh cảm như thế nào về cuộc sống của Vũ Nương khi nàng sống với một người chồng đa nghi, không có học, con nhà hào phú? Yêu cầu học sinh kể ngắn gọn. Hướng dẫn học sinh tóm tắt. I.Giới thiệu chung 1.Tác giả: Nguyễn Dữ là người huyện Trường Tân ( Thanh Miện) HDương - Sống vào nửa đầu thế kỷ XVI – Thời kì các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, loạn lạc liên miên. - Ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao -> làm quan một năm -> xin về sống ẩn dật tại quê nhà. 2.Tác phẩm: a.“Truyền kỳ mạn lục”. - Truyền kỳ: Loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường.Các nhà văn nước ta về sau đã tiếp nhận thể loại này để viết những tác phẩm phản ánh cuộc sống và con người của đất nước mình. - Truyền kỳ mạn lục: + Ngô ngữ: Tác phẩm viết bằng chữ Hán + Số lượng: Tác phẩm gồm 20 truyện + Nguồn gốc: khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam, + Đề tài: Chế độ phong kiến suy thoái, bọn tham quan vô lại, hôn quân bạo chúa, tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ chồng, + Nhân vật chính: Chủ yếu là người phụ nữ đức hạnh nhưng gặp nhều bất hạnh. Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tâm tư, tình cảm, nhận thức của người tri thức có lương tri vào những vấn đề lớn của thời đại. - Là truyện thứ 16 trong 20 truyện của “Truyền Kì Mạn Lục”. - Nguồn gốc từ câu chuyện:Vợ chàng Trương. - Truyện được chuyển thể thành chèo . II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. - Giọng đọc phù hợp với tâm trạng của nhân vật ở từng hoàn cảnh khác nhau. - Chú ý hơn các chú thích: 1,3,4,7,11,12,13. 2. Tóm tắt văn bản: - Nhân vật chính: Vũ Nương - Chủ đề: Số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Nội dung chính: + Vũ Nương đẹp người, đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh con nhà hào phú trong làng, có tính hay ghen. + Gia đình đang yên ấm thì chàng Trương phải đi lính. Vũ Nương ở nhà vừa nuôi con vừa chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Nàng thường chỉ cái bóng của mình trên vách đùa con là cha nó. + Khi trở về Trương Sinh nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự minh oan được cho mình bèn nhảy xuống sông tự vẫn. + Khi chàng Trương hiểu ra mọi chuyện thì đã muộn. Chàng hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ nhưng không thể trở về nhân gian 3. Bố cục: Chia 3 phần a. Từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình: Phẩm hạnh của Vũ Nương. b. Tiếp đến nhưng việc trót đã qua rồi: Nỗi oan khuất của Vũ Nương. c. Còn lại: Vũ Nương được giải oan. 4. Phân tích: a. Nhân vật Vũ Nương * Phẩm chất - đức hạnh: + Thuỳ mị nết na lại tư dung tốt đẹp. -> đẹp người, đẹp nết Mối quan hệ: Với chồng, mẹ chồng, với con + Đối với chồng: - Khi chồng ở nhà: Giữ khuôn phép – vợ chồng không để thất hoà. - Khi tiễn chồng ra trận: rót rượu, dặn: chỉ xin mang theo hai chữ bình yên - Khi vắng nhà: mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn.nỗi buồn không thể nào ngăn được -> nhớ chồng + Đối với mẹ chồng: - Mẹ ốm: Hết sức thuốc thang,lễ bái thần phật, ngọt ngào khuyên lơn. - Mẹ mất: thương xót, việc ma chay lo liệu như mẹ đẻ + Với con: chỉ bóng mình trên vách – cha Đản. -> yêu thương con, giải toả nỗi nhớ cha của con và nỗi lòng nhớ chồng của mình -> Lời lẽ dành cho Vũ Nương hết sức trân trọng. - TG đặt nhân vật trong các hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nàng. Vũ Nương: Một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình - Hạnh phúc ấy do chính Vũ Nương tạo ra và vun đắp. Điều ấy cho thấy nàng khát khao một hạnh phúc thực sự. quí trọng, thương mến, cảm phục nghị lực và tấm lòng của nàng. - Đó có thể sẽ là một hạnh phúc không trọn vẹn lo lắng cho nàng. III. Luyện tập: 1. Kể lại ngắn gọn nội dung của truyện. 2. Tóm tắt bằng một đoạn văn. 3. Phát biểu cảm nghĩ của em về Vũ Nương thông qua phần đầu của truyện? 4. Củng cố. ? Em hãy kể lại truyện cổ tích “ Vợ chàng Trương” và so sánh với “ Chuyện Người con gái Nam Xương” 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, nắm chắc nội dung tóm tắt truyện. - Viết một đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của Vũ Nương. - Tiếp tục tìm hiểu phần còn lại. Tiết 17, Bài 4 Văn bản Ngày dạy: / 09/ 2013 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG ( Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ ) – tiếp A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Phân tích nhân vật để thấy rõ số phận oan trái của Vũ Nương, của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện truyền kì. 2. Kĩ năng: phân tích nhân vật, phận tích nghệ thuật của tác phẩm 3. Thái độ: HS biết trân trọng vẻ đẹp và cảm thông trước số phận bất hạnh người phụ nữ trong XHPK, lên án những thế lực đã chà đạp thân phạn người phụ nữ. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: sgk + sgv Ngữ văn 9 tập 1 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. C. Tiến trình dạy học: 1. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương? - Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Trong tiết 16 chúng ta đã bước đầu tìm hiểu và thấy được cuộc sống hạnh phúc mà Vũ Nương có được là do chính nàng, bằng tấm lòng nhân hậu , đức hi sinh cao đẹp của mình tạo ra và cun đắp. Liệu sống với một người chồng có tính đa nghi, hay ghen lại con nhà hào phú này , hạnh phúc đó có còn nguyên vẹn được không? Phần còn lại của câu chuyện sẽ giúp chúng ta hiểu về điều đó? Hoạt động của giáo viên, học sinh Kiến thức cần đạt ? Ngày Trương Sinh trở về có phải là ngày hạnh phúc mà nang đang mong đợi? Chuyện gì đã xảy ra? ? Thông tin trong câu nói của bé Đản ntn ? ? Em có nhận xét gì về những thông tin đó ? Điều đó đã tác động gì đến Trương Sinh ? GV bình : Ngay từ đầu truyện tác giả đã giới thiệu Trương Sinh là người đa nghi. Sau đó câu chuyện lại được nói ra từ miệng đứa trẻ. Lời của con trẻ vô tình đã thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng người đàn ông đa nghi. Nếu coi đây là một vở kịch thì lời nói của đứa con chính là nút thắt, mở ra mâu thuẫn đồng thời ngay lập tức đẩy mâu thuẫn lên cao . Chao ôi , toàn những chuyện đáng ngờ ! một người đàn ông đêm nào cũng đến – mờ ám quáTuy chỉ là lời nói của trẻ lên ba nhưng sao nó chân thật làm vậy . Tục ngữ cổ xưa từng đúc kết Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ ? Vốn tính đa nghi hay ghen lại trong tâm trạng buồn khổ chàng Trương đã nghĩ gì về vợ ? ? Hãy nhận xét suy nghĩ đó của Trương Sinh ? ? Từ suy nghĩ đó, Trương Sinh đã xử sự như thế nào. ? Nhận xét về hành động của Trương Sinh ? GV Nút của câu chuyện mỗi lúc thêm căng thẳng. Đỉnh điểm là thái độ và hành động của Trương Sinh khi đánh mắng và đánh đuổi Vũ Nương đi. ? Như vậy là Vũ Nương đã gặp nỗi oan gì? ? Đó là nỗi oan như thế nào ? Vậy người trực tiếp gây ra nỗi oan khuất cho Vũ Nương là ai ? Em nghĩ gì về việc kẻ gây oan trái cho Vũ Nương lại chính là người mà nàng thương yêu ?(Hãy thảo luận nhóm bàn, phát biểu ý kiến) ? Vũ Nương đã làm gì để cởi bỏ nỗi oan cho mình. ? Đọc lại diễn cảm 3 lời nói của Vũ Nương, cho biết, mỗi lời nói có ý nghĩa gì? HS lần lượt đọc và GV hướng dẫn phân tích. ? Qua những lời nói của Vũ Nương, em có nhận xét gì về tâm trạng của nàng? ? Khi mà lời lẽ chẳng thấm vào đâu thì Vũ Nương đã có hành động gì để minh oan cho mình ? ? Em hãy hình dung hình ảnh Vũ Nương trên bến Hoàng Giang khi dãy bày lời thề ai oán với trời. ( HS tự do trả lời) ? Cái chết của Vũ Nương gây cho em cảm xúc gì. ? Em hãy đánh giá hành động tìm cái chết để minh oan cho mình của Vũ Nương. ? Theo em cái chết của Vũ Nương bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? HS thảo luận theo nhóm. Gọi H khá - Giỏi trình bày – phân tích. ? Em có nhận xé gì về NT kể chuyện của tác giả trong phần 2 này ? Tác dụng của NT kể chuyện đó. ? Vì sao Trương Sinh biết được nỗi oan của vợ ? GV Đứa trẻ ngây thơ là nguyên nhân dẫn đến bi kịch thì chính nó trở thành nhân tố tháo gỡ mâu thuẫn một cách tình cờ. Nút thắt của câu chuyện được cởi khi Trương Sinh nhận ra nỗi oan khuất của vợ, dù hối hận nhưng đã quá muộn rồi. ? Hãy kể lại đoạn truyện cuối cùng của văn bản? - HS kể tóm tắt đoạn 3. ? Vũ Nương đã nói gì khi Phan Lang nhắc đến quê hương? ? Tại sao nàng lại nói như vậy? ? Nhưng cuối cùng, Vũ Nương lại thay đổi ý định như thế nào? ? Hãy phân tích sự thay đổi đó? ? Cuộc trở về của Vũ Nương được miêu tả như thế nào? nàng đã nói những gì? ? Em có nhận xét gì về sự trở về của Vũ Nương? ? Sự trở về cùng với lời nói của nàng cho thấy nàng là con người như thế nào? ? Theo em truyện có thể dừng ở phần nào? ? Việc sáng tạo thêm phần truyền kì có ý nghĩa như thế nào? ? Em thích chi tiết kì ảo nào nhất? Vì sao? – HS tự do trả lời ? Việc Vũ Nương không quay trở về nhân gian nói với ta điều gì về cuộc sống và hạnh phúc của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? ? Số phận của Vũ Nương gợi em nhớ đến nhân vật nào? ? Từ đó em hãy phát biểu cảm nghĩ về số phận người phụ nữ trong XH phong kiến? ? Nhân vật Trương Sinh là người như thế nào ? Trương Sinh tiêu biểu cho lớp người nào trong XH cũ. HS thảo luận nhóm 2 phút ? Theo em, hình ảnh cái bóng có ý nghĩa gì đối với mỗi nhân vật trong truyện và sự phát triển của truyện? ? Nếu không có Cái bóng, liệu có cái chết của VN không? ? Nêu giá trị nội dung – nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. HS thảo luận tự do và trả lời ? Em hãy tìm những yếu tố thần kỳ của truyện cổ tích và yếu tố hiện thực trong câu chuyện? ? Văn bản thơ nào mà các em đã học cũng nói về đề tài chiến tranh phong kiến ? ( GV đọc 1 đoạn Chinh phụ ngâm) ? Câu văn biền ngẫu có tác dụng gì trong câu chuyện. 4. Phân tích ( tiếp theo ) a. Nhân vật Vũ Nương * Bất hạnh bi thảm: - Trương Sinh ra viếng mộ mẹ và được nghe thông tin từ bé Đản: +Thế ra ông ...cha tôi trước kia chỉ nín thin thít . + Trước đây, thường....nhưng ... bế Đản cả . " Những thông tin mập mờ đáng suy nghĩ " Gây sự ngạc nhiên kích động tính đa nghi thói ghen tuông trong lòng Trương Sinh. - ..đinh ninh là vợ hư (nghĩa là khẳng định điều mình nghe được là chính xác) -> vợ mình không chung thuỷ, đã hư đốn, đã phản bội mình. -> Đó là suy nghĩ vội vàng, một chiều của con người vốn độc đoán. - Về đến nhà, chàng la um mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi -> Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, hành động của kẻ vũ phu, chàng không bình tĩnh để phán đoán phân tích lời nói của con cũng không thẳng thắn hỏi han vợ. - Nỗi oan không trinh tiết. -> Nỗi oan khủng khiếp đối với người phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ PK). - Chàng Trương, người mà Vũ Nương rất mực thương yêu . * Đó là điều thật xót xa, cay đắng, tủi cực cho Vũ Nương, xấu hổ và nhục nhã cho Vũ Nương. + Lời nói : 1. Thiếp vốn con nhà nghèo khó" hết lòng tìm cách hàn gắn lại hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ 2. Thiếp sở dĩ .." Nói lên nỗi đau đớn,thất vọng không hiểu sao bị đối xử tàn nhẫn->Sự cam chịu hoàn cảnh số phận. 3. Thiếp nếu đượcnhược bằng ... "Lời thề ai oán. Nàng hiểu rằng cuộc hôn nhân hạnh phúc của nàng không thể hàn gắn được. -> Thất vọng đến tột độ, quyết lấy cái chết để bảo toàn danh dự và phẩm hạnh và để minh oan cho mình . + Hành động: - Nàng tắm gội chay sạch ra bến Hoàng Giang than nói xong gieo mình xuống sông mà chết . - Cái chết thật vô lý, bi thảm và vô cùng đáng hận, đáng thương cho một người phụ nữ đẹp người đẹp nết mà bất hạnh. - Đó là hành động quyết liệt, là sự phản kháng để bảo vệ danh dự . Đó là một hành động trong bế tắc và đau khổ của một kiếp người đơn độc. + Nguyên nhân : - Lời nói ngây thơ của con trẻ vô tình tạo nên nỗi oan cho mẹ - Nguyên nhân trực tiếp là sự ghen tuông mù quáng và thiếu vị tha của Trương sinh , - Nguyên nhân sâu xa là chiến tranh phong kiến phi lí và sự mục nát của XHPK khi đó + Dùng lời thoại diễn đạt những tâm tư tình cảm, sử dụng các hình ảnh ước lệ, cách dẫn dắt các tình tiết truyện một các khéo léo [Diễn tả một cách sâu sắc nỗi oan khuất của Vũ Nương. + Nỗi oan được giải: - Do đứa con chỉ chiếc bóng trên tường là cha. - Lời nói của Vũ Nương: ....Tôi thà già ở chốn làng mây cung nước.....về nhìn thấy người ta nữa. nàng đau đớn vì bị hiểu lầm, bị ruồng rẫy. ....có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây mãi....tôi tất phải tìm về có ngày. nàng vẫn nhớ nhà, nhớ quê, nhớ con và mong muốn được minh oan. - Vũ Nương quay trở về: ...ngồi trên một chiếc kiệu hoa....võng lọng rực rỡ đầy sông. ....Thiếp cám ơn.....chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương trở về trong sự lộng lẫy, sang trọng nàng vẫn là con người độ lượng, thủy chung, tình nghĩa và tha thiết với hạnh phúc gia đình. - Khi Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn - ý nghĩa của phần truyền kì: + Tạo màu sắc truyền kì cho truyện. + Tạo không khí cổ tích dân gian: một kết thúc có hậu. + Thiêng liêng hóa sự trở về của Vũ Nương. + Hoàn thiện nhân cách tốt đẹp của Vũ Nương - Vũ Nương không quay trở về: + là một hiện thực ( nàng đã chết), + tố cáo xã hội bất công không có chỗ cho những người như Vũ Nương có thể bảo vệ danh dự và phẩm giá của mình +Tăng sự trừng phạt đối với Trương Sinh - Nhân vật Thị Kính trong vở chèo Quan Âm Thị Kính ( Ngữ văn 7 ) b. Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh Cái bóng * Nhân vật Trương Sinh: Con người đa nghi, độc đoán, cố chấp, nông nổi và hồ đồ. Sự ăn năn của anh ta khi biết vợ bị oan cũng rất mờ nhạt. -> Hình ảnh tiêu biểu cho người đàn ông, người chồng giầu có, gia trưởng trong XH cũ. * Hình ảnh Cái bóng: Là chi tiết quan trọng: - Với Vũ Nương: để dỗ con, giãi bày nỗi nhớ chồng. - Với bé Đản: là người dàn ông kì lạ, bí ẩn. - Với Trương Sinh: là chứng cứ cho sự hư hỏng của vợ, là chứng cứ cho sự trinh tiết của vợ. - Với cốt truyện: Cái bóng vừa là chi tiết thắt nút câu chuyện vừa là chi tiết mở nút câu chuyện - Dù không có cái bóng thì với tính cách của TS, sẽ có cái khác để nghi ngờ, và V.N cũng không thể sống với 1 người chồng như vậy. 5. Tổng kết a.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, lôgíc - Sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường - Xây dựng chi tiết đắt giá. - Thông qua lời thoại để khắc họa tính cách nhân vật b. Nội dung: - Ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN - Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ VN - Tố cáo chế độ nam quyền bất công, vô lí * Ghi nhớ SGK/ 51 III. Luyện tập: Yếu tố thần kì và yếu tố hiện thực: Yếu tố thần kỳ: cảnh Thuỷ cung, cảnh VN trở về, Yếu tố hiện thực: Cuộc chiến tranh phong kiến, cảnh người mẹ mòn mỏi chờ con, cảnh người vợ héo mòn trong khắc khoải nhớ chồng, 2. Nhấn mạnh, bộc lộ tâm trạng nhân vật, sự bi ai, tăng sức hấp dẫn. 4.Củng cố: - Bức tranh đền thờ Vũ Nương ở sgk có ý nghĩa gì? - Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện? - Phát biểu cảm nghĩ của em về Vũ Nương? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, nắm chắc nội dung. - Làm phần luyện tập ( SGK/ 52) - Soạn bài: Truyện Kiều của Nguyễn Du MỤC LỤC MỤC NỘI DUNG TRANG Thông tin chung về sáng kiến Tóm tắt sáng kiến 2 Mô tả sáng kiến 3 1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến 3 2 Thực trạng dạy và học các tắc phẩm văn học trung đại 3 2.1 Thực trạng giảng dạy các tác phẩm văn học trung đại 4 2.2 Thực trạng của việc học các tác phẩm văn học trung đại 6 3 Các giải pháp, biện pháp thực hiện 8 3.1 Khái niệm phương pháp đọc - hiểu 8 3.2 Phương pháp đọc - hiểu thay đổi cơ chế dạy học hiện nay 8 3.3 Dạy học truyện trung đại theo đặc trưng thể loại 12 3.4 Dạy học Văn cần vận dụng nguyên tắc tích hợp trong giảng dạy 17 3.5 Mô hình thiết kế bài học theo phương pháp đọc - hiểu 18 4 Kết quả đạt được 36 5 Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng 37 Kết luận và khuyến nghị 38 1 Kết luận 38 2 Khuyến nghị 39 Phụ lục 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục. 2. “Đọc - hiểu văn bản – Khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy Văn hiện nay” - Trần Đình Sử. 3. Các truyện trung đại Việt Nam.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_truyen_trung_dai_viet_nam_theo_phu.doc