Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán lớp 5

Đối với ngành giáo dục đào tạo Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho Công nghệ thông tin. Hơn nữa, Công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta hòa nhập toàn thế giới trong mọi lĩnh vực. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên năm học 2009 - 2010 ngành Giáo dục đào tạo đã chọn là năm tiếp tục "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục". Vì vậy việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào trường học là việc làm cần thiết và đúng đắn. Trong công tác giảng dạy, Công nghệ thông tin có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp dạy và học. Nhờ đó mà giúp học sinh hứng thú học tập hơn, kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn.

Ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các môn học, đặc biệt là các môn có sử dụng nhiều tranh ảnh, tư liệu phục vụ bài giảng giúp học sinh hiểu và nắm vững kiến thức. Chính vì thế trong những năm gần đây, tôi đã ứng dụng Công nghệ thông tin vào tất cả các môn học. Trong các môn học, tôi thấy môn nào cũng cần thiết song tôi chọn môn Toán lớp 5. Bởi vì môn Toán lớp 5 là môn có nhiều kiến thức, hình ảnh trừu tượng cần minh họa để giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn so với một số môn khác. Đối với bộ môn Toán, ngoài việc sử dụng phần mềm Power Point, VioLET vào việc Tìm hiểu kiến thức, luyện tập dưới dạng trò chơi, tôi còn sử dụng các phần mềm trình chiếu mã nguồn mở: OpenOffice.org Impress, Lecture MAKER tạo không khí học tập thoải mái cho học sinh mà đạt hiệu quả cao. Qua quá trình soạn giáo án và giảng dạy tôi đã đúc kết ra một số kinh nghiệm và quyết định chọn đề tài "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán lớp 5".

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6330 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ thông tin.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Do đặc thù của môn học, do quá trình nhận thức của học sinh cần phải gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Vì vậy các phương tiện trực quan rất cần thiết cho quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Trong những tiết học có đồ dùng trực quan đẹp, rõ nét hiển thị dưới các dạng khác nhau, phù hợp với thực tế học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn.
Đối với môn Toán ở bậc Tiểu học thì môn Toán lớp 5 là một trong những môn cần có nhiều đồ dùng trực quan đa dạng để dẫn dắt học sinh tiếp thu bài, thực hành bài tập nhanh và hiệu quả. 
Mặc dù bộ đồ dùng dạy toán đã được cung cấp nhưng còn hạn chế. Bởi vì chỉ có một số hình để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học. Phần Thực hành luyện tập chỉ có một số hình vẽ hoặc tranh ảnh để minh họa cho một số bài. Những hình ảnh trực quan còn hạn chế. Nếu những con số, những hình vẽ, những bài toán được đưa lên màn hình lớn với sự nhấn mạnh bằng cách đổi màu, gạch chân, cắt ghép hình... sẽ có hiệu quả hơn. Đó chính là nguyên nhân của việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán là cần thiết. 
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Về thuận lợi:
- Nhà trường đã sớm đầu tư trang thiết bị để đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy và học từ rất nhiều năm nay. Phong trào ứng dụng Công nghệ thông tin đưa vào giảng dạy và học tập đã thu hút được sự chú ý chủ động tiếp thu kiến thức một cách tích cực của học sinh. 
Đặc biệt trong năm học này được sự quan tâm của phòng Giáo dục đã đầu tư thêm máy vi tính hỗ trợ cho nhà trường. Nhà trường đã tận dụng ngay và mua sắm bổ sung thêm trang thiết bị như máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, máy chiếu Projector, và nối mạng Internet cho tất cả các máy tính phục vụ nhà trường, phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
Nhà trường luôn tạo điều kiện, động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học. 
2. Về khó khăn:
- Việc thiết kế giáo án điện tử còn tốn nhiều thời gian.
- Giờ học còn phụ thuộc vào nguồn điện, phòng học, ánh sáng.
- Mất nhiều thời gian để có một bài giảng bằng các dẫn chững sôi động trên màn chiếu (Slide)
3. Thực trạng và yêu cầu cần thiết khi thiết kế giáo án điện tử:
- Giáo án điện tử đã được nhiều giáo viên đón nhận một cách tích cực, bởi nó tạo ra một không khí học tập sôi nổi, thu hút sự chú ý của học sinh, học sinh thực sự làm chủ trong tiết học. Khi dạy bằng giáo án điện tử giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần "click" chuột là có. Dạy bằng giáo án điện tử còn giúp học sinh tìm hiểu kỹ hơn kiến thức yêu cầu cần đạt vì có sự hỗ trợ về tư liệu, hình ảnh các nhân vật, những hình ảnh đồng dạng liên quan đến bài học mà bộ đồ dùng, sách giáo khoa không thể hiện được.
- Khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn.
- Đối với môn Toán, mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn đều có các đề mục, các hình ảnh, các ý chính giáo viên có nhiệm vụ nhìn vào màn hình giải thích kỹ càng dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức sẽ giúp học sinh chú ý hơn.
Những bài toán về hình học ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, cắt ghép hình để rút ra quy tắc và công thức cho mỗi hình, các loại hình hộp được nhìn ở các góc độ khác nhau. Cùng một lúc giáo viên đưa lên bảng sẽ rất vất vả và mất nhiều thời gian. Hoặc khi tóm tắt bài toán hay giới thiệu bài ta cần những hình ảnh phù hợp với đề bài (như hình ảnh hai xe ô tô cùng đi trên một quãng đường, đi ngược chiều với vận tốc khác nhau, kăng-gu-ru, ốc sên, sư tử, mô hình triển khai của hình hộp chữ nhật...) những hình ảnh này ta có thể vẽ, chụp, lấy trên mạng Internet. Hoặc những từ ngữ trọng tâm của bài được đổi màu, hay gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Nhưng nếu dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong các Slide có đủ nội dung chính. Không cần nói gì soạn nấy mà phải dựa vào nội dung chính để dẫn dắt, nêu câu hỏi gợi ý cho học sinh tìm hiểu bài. Từ đó giúp học sinh có thể vận dụng cho các bài học sau.
- Ngoài việc sử dụng phần mềm trình chiếu PowerPoint, phần mềm VioLET, tôi đã sử dụng phần mềm mã nguồn mở: OpenOffice.org Impress, Lecture MAKER vào phần soạn giảng. Bởi vì các phần mềm mã nguồn mở giúp chúng ta có thể chèn hình, bài hát, các phép tính, trò chơi, Video,... phục vụ bài học thực hành dưới dạng dung lượng lớn hơn nhiều so với phần mềm trình chiếu Power Point mà không cần phải giảm dung lượng trước khi chèn . Nhưng để không phải tốn thời gian soạn giảng, tôi đã dùng phần mềm trình chiếu Lecture MAKER vì nó có thể nhúng tất cả các phần mềm trình chiếu đã soạn trên Power Point, Flas, Impress... đã có sẵn. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian mà không uổng phí công sức soạn giảng trên các phần mềm khác. Đặc biệt phần mềm trình chiếu Lecture MAKER có tất cả các phần thiết kế của các loại phần mềm khác. Chính vì vậy Tôi đã thiết kế giáo án điện tử trên phần mềm mã nguồn mở Lecture MAKER. Thiết kế các trò chơi đa dạng, sinh động giúp học sinh tính toán và phản xạ nhanh từ đó phát triển tư duy cho học sinh. Để đổi mới tôi thường lấy tên trò chơi là "Ai nhanh, ai đúng ?" hoặc "Thử tài đoán nhanh",...
- Việc đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào giảng dạy có rất nhiều cái lợi cho cả học sinh lẫn giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải soạn giáo án như thế nào cho phù hợp thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.
- Khi thiết kế giáo án điện tử cần chú ý những điều sau:
* Về nội dung: Đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học, khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. Cụ thể:
+ Đảm bảo tính chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng, chính xác về chính tả, từ ngữ,...
+ Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều, được thiết kế khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các Slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic ; hình thức thẩm mỹ hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy học tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá...
+ Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh họa, khám phá, hệ thống hóa và khắc chốt kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài chọn phần mềm ứng dụng và các slide chữ, slide hình, slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, khắc chốt hoặc hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học. Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây dựng bài học.
+ Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá kết quả tiết học.
* Về hình thức: Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Không làm học sinh mất tập trung vào bài học.
Cụ thể:
+ Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức.
+ Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó. 
Ví dụ: Hay cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay bướm, vòng vèo, chậm chạp - các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc, lừ đừ. Màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt ; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc nghiệm. Phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn: Hình ảnh và màu sắc làm nền sặc sỡ, chữ màu vàng nhạt ; hoặc nền màu vàng nhạt, chữ màu vàng nâu làm nền sặc sỡ, chữ màu vàng nhạt ; hoặc nền màu vàng nhạt, chữ màu vàng (nâu) dẫn đến khó thấy chữ.
4. Cách thiết kế một số slide bài giảng điện tử Toán lớp 5:
Bài: Thể tích của một hình
Trong Power Point tôi thiết kế 7 Slide để nhúng vào Lecture MAKER. Trong Lecture MAKER tôi thiết kế 4 Slide: Một Slide bài cũ, một Slide bài mới nhúng từ Power Point, một Slide bài tập trắc nghiệm để củng cố bài, một Slide dặn dò. Trong các Slide Bài cũ và dặn dò tôi tạo các nút nhấn để khi nhìn vào đỡ rối mắt, mà chỉ đến lúc cần hiển thị chỉ việc "click" chuột vào nút nhấn là có dữ liệu như mong muốn. 
Sau đây là một số Slide chính trong bài:
- Slide thứ nhất: Tôi thiết kế để giới thiệu bài. Tôi đã đưa ra một số hình có kích thước, dạng khác nhau để giới thiệu đề bài.
- Slide thứ 2: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức của ví dụ 1. Nhưng hình lập phương tôi chọn hiệu ứng xuất hiện sau hình hộp chữ nhật. Sau đó chọn hiệu ứng chạy lên miệng của hình lập phương rồi tiếp tục chạy xuống dưới đáy hình hộp chữ nhật như sách giáo khoa.Giúp học sinh hình dung ngay ra thể tích của hình lập phương nhỏ hơn thể tích của hình hộp chữ nhật để trả lời câu hỏi của giáo viên, rút ra kết luận như slide 2.
- Slide thứ 3: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để học sinh tìm hiểu kiến thức của Ví dụ 2. Trong slide này, tôi thiết kế các hình lập phương nhỏ tự chạy từng hình một tạo thành như hình C và hìnhD . Sau đó tôi đưa ra các câu hỏi: Hình C gồm mấy hình lập phương nhỏ như thế ghép lại ? Hình D gồm có mấy hình lập phương nhỏ như thế ghép lại ? Vậy thể tích của hai hình như thế nào với nhau. Học sinh trả lời, giáo viên rút ra kết luận. Ở slide này nhờ sự quan sát bằng hình ảnh mà học sinh đã nhanh chóng biết được hai hình khác nhau nhưng lại có thể tích bằng nhau.
- Slide thứ 4: Tôi thiết kế như trong sách giáo khoa để học sinh tìm hiểu kiến thức của ví dụ 3. Nhưng các hình lập phương nhỏ tôi cũng chọn hiệu ứng chạy và tạo thành các hình P, M, N kết hợp nêu câu hỏi khai thác kiến thức. Sau đó, Click chuột hiển thị như ý chính ở Slide 4, chốt lại như Ví dụ 3.
- Slide thứ 5: Tôi thiết kế để học sinh tìm hiểu bài 1 sách giáo khoa phần Luyện tập. Tôi chọn chế độ tự chạy các hình lập phương nhỏ để ghép thành hình như trong sách giáo khoa giúp học sinh quan sát, đếm đối với học sinh trung bình, thực hiện nhân theo hàng và lớp để trả lời câu hỏi của giáo viên tìm ra kết quả theo yêu cầu của bài 1 đối với học sinh khá, giỏi. Ở Slide này nhờ sử dụng các hiệu ứng đã giúp học sinh nhận biết nhanh các hình lập phương nhỏ tạo thành hình A và hình B có số hình lập phương nhỏ nhiều như sách giáo khoa. 
- Slide thứ 6: Chứa nội dung bài tập 2 phần Luyện tập để học sinh so sánh kết quả thảo luận nhóm. Tương tự bài tập 1, ở bài tập 2 tôi cũng cho học sinh quan sát các hình lập phương nhỏ chạy tạo thành hai hình như sách giáo khoa. Nhưng ở bài tập này về hình dạng và số lượng khác, tăng lên nhiều so với các hình trước. Để so sánh được thể tích của hai hình, học sinh đã nhanh chóng xác định được ngay nhờ vào hình ảnh sinh động, cụ thể của các hiệu ứng trình chiếu. 
- Slide thứ 7: Chứa nội dung bài tập số 3 để học sinh đối chiếu các cách xếp nhanh và đúng. Ở bài tập này tôi tổ chức cho HS thi chơi xếp hình. Đầu tiên tôi đưa ra luật chơi: Các nhóm làm việc với các hình lập phương bằng nhựa để xếp Sau đó cho HS chơi cá nhân theo yêu cầu bài tập. Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng" dùng mô hình là các hình lập phương bằng nhựa. Sau thời gian quy định, tôi cho các em dừng cuộc chơi. Bạn nào xếp đúng và nhanh, nhiều cách nhất là bạn thắng cuộc. Sau khi chơi tôi thấy học sinh rất thích và xếp đúng kết quả nhanh, rất ít học sinh xếp chưa đủ các cách là do thao tác chậm.
+ Để phần trò chơi hấp dẫn trong các tiết học, tôi có thể đổi tên trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng" hoặc "Thử tài xếp nhanh".
- Ở Phần Lecture MAKER Slide 4 tôi cho HS tham gia làm bài trắc nghiệm để củng cố bài. Các em chọn ý đúng trả lời câu hỏi. Nếu chọn Sai, các em khác có quyền được "Clik" chuột vào nút nhấn "Làm lại". Sau đó "Clik" chuột lại vào ý khác mà học sinh lựa chọn. Nhờ vậy mà học sinh chăm chú chờ được mời nếu bạn sai. Chính vì công dụng của các nút nhấn đã khiến học sinh tư duy tìm tòi cách thực hiện để có kết quả đúng. Qua hoạt động này tôi đã khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Ngoài ra, còn các Slide khác là trang giới thiệu, trang bài tập...
Bài: Giới thiệu hình trụ, hình cầu
Với tiết này nếu không ứng dụng Công nghệ thông tin thì phải có đồ dùng trưc quan như trong sách để giới thiệu. Còn sử dụng công nghệ thông tin thì chỉ cần chụp bằng máy kỹ thuật số, hoặc quét vào máy, chỉnh sửa cho đúng mẫu, rõ nét, phần chữ tô màu thay cho chữ trong sách giáo khoa kết hợp với hiệu ứng chạy, hiệu ứng nhấn mạnh nên thu hút được sự chú ý của học sinh.
- Slide 1:Tôi đã dùng để giới thiệu về hình trụ, giúp học sinh quan sát, để nhận biết các hộp có dạng hình trụ.
- Slide 2: Tôi đưa hình trụ yêu cầu học sinh nêu các mặt của hình trụ. Học sinh thảo luận nhóm đôi. Sau khi học sinh thảo luận tôi cho học sinh trình bày và đáp án đúng được đưa lên màn hình với màu sắc khác để cả lớp nhìn thấy rõ. Như vậy học sinh đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của hình trụ.
- Slide 3: Sau khi quan sát học sinh tìm ra kết luận về hình trụ, tôi đưa ngay Kết luận của hình trụ lên màn hình, yêu cầu học sinh đọc lại kết luận.
- Slide 4: Tôi đưa các hình như trong sách giáo khoa lên, yêu cầu học sinh trả lời dựa vào Kết luận ở Slide 3. Học sinh cả lớp đưa tay xung phong trình bày ngay được: các hình này không phải là hình trụ vì không có đặc điểm như hình trụ.
- Slide 5: Là một số đồ vật có dạng hình trụ để học sinh quan sát. 
- Slide 6: Hình 1, 2 là những hình ảnh có dạng hình cầu để giới thiệu cho học sinh. Sau khi học sinh quan sát nhận xét về hình dạng của trái đất và quả bóng, tôi đưa hình cầu cho học sinh rút ra kết luận về đặc điểm của hình cầu. Như vậy học sinh hiểu rõ hơn về hình cầu.
- Slide 7: Tôi cho học sinh quan sát, trả lời câu hỏi để học sinh nhận biết các đồ vật không có dạng hình cầu. Chính nhờ có hình ảnh thật xuất hiện đã giúp học sinh nhận biết đặc điểm của hình cầu rõ ý hơn.
- Slide 8: Cho học sinh quan sát các đồ vật có dạng hình cầu trong thực tế. Khi quan sát, học sinh rất thích thú vì nhận biết ngay được kiến thức cần đạt. Sự đa dạng này chỉ có giáo án điện tử mới thể hiện được.
- Slide 9: Bài tập 1: Tôi đưa lên cho học sinh đọc yêu cầu, quan sát, làm việc cá nhân, quan sát rồi trả lời. Sau khi học sinh trả lời tôi đưa đáp án đúng là những chữ X khác màu vào ô trống ứng với mỗi hình để chọn hình đúng yêu cầu lên màn hình để học sinh thấy rõ chứ không phải chỉ nghe.
- Slide 10: Bài tập 2: Với bài tập này tôi cũng cho học sinh quan sát để học sinh chăm chú suy nghĩ dựa vào đặc điểm đã nắm vững. Tôi cho thảo luận nhóm 4, trình bày. Qua thời gian thảo luận, các em đã rất nhanh tìm được những đồ vật có dạng hình cầu một cách chính xác.
- Slide 11: Bài tập 3: Tôi cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập. Sau đó tổ chức cho học sinh chơi trò chơi "Tìm đúng, tìm nhanh". Tôi đưa ra luật chơi: Các nhóm cử mỗi nhóm 5 bạn nối tiếp lên ghi tên những đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu trong thời gian 2 phút. Nhóm nào tìm được nhiều tên đồ vật theo yêu cầu, đúng là nhóm thắng cuộc. Qua hoạt động này học sinh thi đua sôi nổi, tìm nhanh được đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu ở ngoài thực tế.
Với bài Giới thiệu hình trụ, hình cầu có sử dụng Công nghệ thông tin giáo viên đỡ vất vả rất nhiều mà lại có nhiều hình ảnh thực tế, học sinh hiểu bài hơn. Mô hình trong bộ đồ dùng toán chỉ có 1 hình cầu và một hình trụ để giới thiệu nên không phát huy được như giáo án điện tử. Học sinh được nhìn những hình ảnh phong phú, rõ nét các em sẽ hiểu rõ hơn về hình trụ và hình cầu. 
PHẦN III: KẾT LUẬN
I - KẾT QUẢ:
Qua việc thực hiện giảng dạy bằng giáo án điện tử và khảo sát chất lượng học sinh sau tiết dạy bài "Thể tích của một hình" lớp 5B tôi chủ nhiệm đã cho thấy việc sử dụng giáo án điện tử đã góp phần nâng cao chất lượng đại trà của học sinh, chất lượng học tập của học sinh cũng đều hơn so với tiết dạy truyền thống. Tôi đã thống kê hai tiết dạy trong lớp tôi: Tiết dạy truyền thống và tiết dạy có giáo án điện tử được thể hiện như sau:
Tiết
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Tiết dạy không có GAĐT
44
15
34,08
14
31,84
10
22,72
5
11,36
Tiết dạy có GAĐT
44
18
40,9
17
38,63
9
20,47
- Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng tiết dạy có ứng dụng Công nghệ thông tin kết quả cao hơn so với tiết dạy không có ứng dụng Công nghệ thông tin. Hầu hết các em học ở tiết có ứng dụng Công nghệ thông tin nắm chắc bài và biết được nhanh, đúng hơn so với tiết không có ứng dụng Công nghệ thông tin.
II - BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 
Dạy học bằng giáo án điện tử cho học sinh trong các môn học giúp học sinh nắm bắt nhanh hơn, nhớ lâu hơn, gây hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng dạy và học. Để đạt được các điều đó, khi ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, người giáo viên cần chú ý:
- Trong khi thiết kế cần đảm bảo nội dung, đảm bảo tính thẩm mĩ, đảm bảo chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng của bài học nhằm thu hút sự hứng thú tư duy, sáng tạo, tạo niềm vui trong học tập của các em.
- Phần chính cần được lưu lại ở các slide giúp học sinh nắm được mối liên hệ chặt chẽ của bài học.
- Dựa vào nội dung chính trên màn hình, dùng các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh.
- Cần sử dụng cả phương pháp truyền thống lẫn phương pháp hiện đại dẫn dắt kiến thức trên các slide cho học sinh khi cần thiết. Tránh tình trạng lạm dụng nói quá nhiều. Nên để học sinh tự khám phá kiến thức là chính.
- Làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy.
- Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.
- Thực hiện được mục tiêu bài học - học sinh hiểu bài và hứng thú học tập. 
- Phát huy được tác dụng nổi bật của Công nghệ thông tin mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được.
III - KIẾN NGHỊ:
- Mua sắm thêm máy chiếu để nhiều giáo viên được sử dụng giáo án điện tử hơn nữa một cách thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong các tiết học.
- Thường xuyên động viên khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử áp dụng vào đại trà để học sinh các lớp đều được học ứng dụng Công nghệ thông tin.
IV - LỜI KẾT:
Trên đây là một vài kinh nghiệm đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy Toán lớp 5B trường Trần Quốc Tuấn. Khi ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học tuy có vất vả và mất nhiều thời gian, nhưng hiệu quả bài học rất cao. Những tiết dạy có sử dụng Công nghệ thông tin vào dạy học gây hứng thú học tập cho học sinh, làm cho tiết học nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên để có một giáo án điện tử phải có thời gian, có ý tưởng từ trước. Chính vì thế nên đòi hỏi giáo viên cần giành nhiều thời gian cho công việc thiết kế bài giảng. Góp phần đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong từng tiết học. Chắc chắn rằng kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đạt kết quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ của giáo viên.
	Krông Pắc, ngày 20 tháng 03 năm 2010
	NGƯỜI VIẾT
	Phạm Thị Lê
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo giáo dục thời đại
2. Báo dạy và học ngày nay
3. Sách Toán lớp 5
4. Sách giáo viên Toán lớp 5
5. Mạng Internet

File đính kèm:

  • docSKKN_THAM_KHAO.doc
Sáng Kiến Liên Quan