Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học (PPDH) ở nhà trường phổ thông: Chuyển từ học tập trên lớp sang hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục) đã chỉ rõ.

Thông qua những nội dung kiến thức đã học để giúp học sinh tiếp cận với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương để phát hiện những thế mạnh cũng như những khó khăn tại địa phương nơi mình sinh sống, đây cũng chính là cơ sở thực hiện nguyên lý “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội”.

Qua thực tế khảo sát địa bàn thì việc tổ chức dạy học gắn liền với sản xuất kinh doanh chưa được nhìn nhận trên góc độ lí luận dạy học, chỉ một số trường vừa học vừa dạy nghề có gắn với sản xuất kinh doanh nhưng hiệu quả chưa cao. Những hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương rất đa dạng nhưng gần như chưa được giáo viên và nhà trường biết đến.

 

docx54 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1743 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh ở Huyện Diễn Châu qua chủ đề Địa lí Công nghiệp lớp 12 THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u dùng
+ GV đánh giá quá trình, đánh giá sản phẩm, đánh giá kết quả qua bài kiểm tra.
+ HS đánh giá lẫn nhau như thế nào (nếu cần).
Hoạt động 4 vận dụng 5 phút:
Phần vận dụng này tôi đã cho học sinh đi trải nghiệm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Tuấn Oanh, và Hùng Châu. Và đây là ảnh minh họa, video.
https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1DVcDayfQAYQRq40vrW2LBsn8nppXtCmr
Cảng cá Diễn Ngọc - Hải sản được rửa sạch trước khi đưa đến nơi chế biến
Hải sản tươi sống
Nguyên liệu làm Mắm Tôm
Am mắm tôm được phơi HS nghe chủ cơ sở nói về quy trình làm
nước mắm, Mắm tôm
Luộc Tôm Đổ Tôm ra	Bóc Tôm
Phơi sấy 	 Phân loại
(Hình ảnh chụp lại từ các cơ sở chế biến Hải sản tại Diễn Ngọc)
HS quan sát cách phi lê cá
Cá cơm phơi khô Sản phẩm của Cơ sở Tuấn Oanh
Quy trình làm nước mắm, Mắm Tôm, Tôm nõn được ghi lại trong https://drive.google.com/drive/u/1/folders/1DVcDayfQAYQRq40vrW2LBsn8nppXtCmr
Các em đang thảo luận nhóm HS đang tìm hiểu các nội dung liên quan
Hoạt động 5 Tìm tòi mở rộng 25 phút: Tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến các ngành Công nghiệp trọng điểm từ đây có thể giúp các em lựa chọn nghề nghiệp cho mình sau khi tốt nghiệp THPT.
(Có vi deo kèm theo – Xem trong đương linh)
Mục tiêu Tìm tòi mở rộng kiến thức về các ngành nghề có liên quan đến chủ đề Công nghiệp, đặc biệt các ngành công nghiệp trọng điểm. Định hướng nghề nghiệp.
b) Nội dung- Tìm hiểu về cơ cấu các ngành công nghiệp, các thế mạnh để phát triển các ngành công nghiệp của Huyện Diễn Châu.
c) Gợi ý tổ chức hoạt động
+ Giao các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, xây dựng sản phẩm là bài giới thiệu trước lớp hoặc trước toàn trường; được hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.
+ Hoạt động của GV:
- Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn các em hoạt động ngoài giờ - Chuẩn bị học liệu (SGK, vở ghi, tư liệu), thiết bị dạy học (tranh ảnh, video, slide)
d) Sản phẩm mong đợi Các bài viết của HS về một số ngành công nghiệp mà các em yêu thích (có bài viết và vi deo kèm theo)
Cử nhân, kĩ sư của ngành Công nghiệp năng lượng
Cử nhân, kĩ sư ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm
Nguồn lao động tại chỗ - các bạn không đi đại học
Một số lưu ý khi dạy học:
* Giáo viên:
- Dạy học bài 26 vào bài 27 SGK Địa lí 12 – cơ bản có liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh Tuấn Oanh, Hùng Châu đảm bảo về qui trình công nghệ và hiệu quả kinh doanh.
* Học sinh.
- Chủ động nghiên cứu tài liệu có liên quan về các ngành công nghiệp trọng điểm.
- Hs phải thực hiện nghiệm túc trong học tập, có ý thức tổ chức cao trong quá trình tham quan cơ sở sản xuất chế biến Hải sản( nước mắm, tôm nõn, mắm tôm, cá phi lê..)
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Thực nghiệm sư phạm
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Qua thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả và khả năng thực thi của việc dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương qua chủ đề “Địa lí Công nghiệp”, lớp 12 THPT ban cơ bản.
3.1.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm dạy học chủ đề “Địa lí Công nghiệp -Lớp 12”. Cơ sở trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
+ Cơ sở chế biến hải sản Hùng Châu xã Diễn Ngọc.
+ Cơ sở chế biến kinh doanh thủy hải sản Tuấn Oanh- xã Diễn Ngọc.
( Ngoài ra HS tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng khác.)
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.1.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Chọn ngẫu nhiên 3 lớp để thực nghiệm đề tài 12A8; 12A10, 12A12 và 3 lớp đối chứng 12A1; 12A3; 12A4 của trường THPT Diễn Châu 3, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3.1.3.2. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thử nghiệm, giáo viên thăm dò ý kiến và kết quả đạt được như sau:
Bảng 3.1. Hứng thú của học sinh khi giáo viên dạy học chủ đề theo hướng trải nghiệm sản xuất kinh doanh.
Lớp
Sĩ số
Thích
Không có ý kiến
Không thích
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A8
30
27
90.0
3
10.0
0
0.0
12A10
39
31
79.5
7
17.9
1
2.6
12A12
36
31
86.1
4
11.1
1
2.8
Mức độ nắm kiến thức của học sinh sau giờ kiểm tra bài thường xuyên ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng cụ thể:
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra thường xuyên của lớp thực nghiệm
Lớp
Sĩ số
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A8
30
13
43.3
11
35.7
5
16.7
1
3.3
12A10
39
16
41.0
17
43.6
6
15.4
0
0.0
12A12
36
11
30.6
13
36.1
8
22.2
4
11.1
Bảng 3.3. Kết quả bài kiểm tra thường xuyên của lớp đối chứng
Lớp
Sĩ số
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
12A1
40
8
20.0
10
25.0
16
40.0
6
15.0
12A3
39
7
17.95
12
30.77
15
38.46
5
12.82
12A4
36
4
11.1
7
19.5
17
47.2
8
22.2
Bảng 3.4. Phân phối kết quả kiểm tra và % học sinh đạt điểm XiTB
Lớp
Sĩ số
Phương án
Điểm XiTB
>,= 8 điểm
6.5 -8 điểm
5 -6.5 điểm
< 5 điểm
Phân phối kết quả kiểm tra
12TN
105
TN
40
41
19
5
12ĐC
115
ĐC
19
29
48
19
% học sinh đạt điểm XiTB
12TN
105
TN
38.1
39.0
18.1
4.8
12ĐC
115
ĐC
16.5
25.2
41.7
16.6
Phân tích kết quả thực nghiệm
Dựa trên kết quả thực nghiệm cho thấy chất lượng học tập của học sinh lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng điều đó thể hiện các điểm sau:
+ Nhóm % học sinh đạt trung bình đến khá; giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
+ Tỷ lệ % học sinh đạt mức yếu kém của thực nghiệm thấp hơn đối chứng.
Kết quả cũng cho thấy ở các lớp thực nghiệm học sinh không chỉ nắm bắt được nội dung kiến thức trong chương trình mà còn hiểu rộng và sâu sắc hơn nhiều vấn đề về chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật. Tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung kiến thức; biết cách tập hợp xâu chuỗi kiến thức để giải quyết vấn đề.
Học sinh không chỉ học được phương pháp học tập tự lực; mà còn học được phương pháp nghiên cứu; cách làm việc; cách thức sản xuất kinh doanh.
Học sinh phát huy năng lực tự học và tự giải quyết vấn đề; năng lực giao tiếp...
Kết quả cùng bài kiêm tra thường xuyên ở lớp đối chứng và thực nghiệm cũng phản ánh chất lượng và hiệu quả của dạy học gắn liền sản xuất kinh doanh.
3.2. Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô) và học sinh.
3.2.1. Nhận xét, đánh giá của Thầy (cô)
Một số GV khi dự giờ thực nghiệm đều cho rằng: HS nắm bắt tri thức rất nhanh và đặc biệt là rất hào hứng tham gia giờ học. Những tình huống và tư liệu mà GV đã chuẩn bị cho tiết học không chỉ phát huy được năng lực thực hành; năng lực tự học của HS mà còn phát huy được các năng lực khác của bản thân như: năng lực giao tiếp, năng lực làm việc nhóm điều đó không chỉ có ý nghĩa là nâng cao kết quả học tập mà còn là giải pháp để tập cho các em năng động trong học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
- Thầy giáo Phan Trọng Đông (Hiệu trưởng nhà trường) nhận xét:
“ Giáo viên đã rất sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học. Các em học sinh đã tự chủ trong quá trình học tập và có trải nghiệm lý thú.”
- Thầy Giáo Nguyễn Thị Thanh(Nhóm trưởng bộ môn địa lí) cho biết:
“Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết tình huống thực tiễn, được thỏa sức thể hiện khả năng, năng lực sáng tạo của bản thân. Đối với giáo viên đã nâng cao được vai trò là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh.”
3.2.2. Cảm nhận của học sinh
Phần lớn các em cho rằng: Giờ học thực nghiệm các em rất hứng thú trong học tập vì các em được trực tiếp tham gia trải đóng góp ý kiến của mình vào nội dung bài học. Đồng thời tìm hiểu về nghề từ đó hướng nghiệp cho bản thân trong tương lai. Ý kiến của các em được các bạn trong lớp cùng nghe cùng phân tích đánh giá, được GV khuyến khích động viên làm cho các em thấy tự tin. Các em được làm việc tích cực hơn và đều phải tham gia vào giờ học nên các em cho rằng sau giờ học các em hiểu bài ngay trên lớp. Còn HS hai lớp đối chứng thì đa số các em cho rằng giờ học hôm nay rất bình thường vì thế rất nhiều HS ểu oải, chưa tích cực tham gia vào giờ học. Sau giờ học HS hầu như chỉ mới nắm được một phần kiến thức của bài học nhưng củng chỉ là ở dạng lý thuyết chưa sâu sắc và cụ thể lắm.
Em Trần Thị Nguyên (HS lớp 12A12) cho biết: “Em đã thật sự nỗ lực trong suốt quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề mà mình được giao. Em thấy tự tin bởi vì mình có khả năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi cho người khác. Những hoạt động hay bài tập mà giáo viên đưa ra trong quá trình học giúp em nắm bắt kiến thức nhanh và ghi nhớ lâu, bản thân em cũng nắm được những kĩ năng để phát triển năng lực học tập bộ môn địa lí. Em không chỉ khám phá được năng lực của bản thân mà còn thấy bản thân tự tin hơn trong con đường tìm đến với tri thức.Và em cũng đã hoạch định cho bản thân mình chọn 1 ngành trong lĩnh vực công nghiệp” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề).
Em Hoàng Đức (HS lớp 12ª1) cho biết:
“Được trải nghiệm tại cơ sở chế biến hải sản của Huyện nhà, em thấy mình say mê học môn Địa lí hơn, thấy mình đã biết cách tìm và đọc sách, đọc các tài liệu liên quan; biết cách ghi chép và nghe giảng, biết xây dựng kế hoạch học tập cho mình đó là những kĩ năng học tập vô cùng quan trọng, hữu ích” (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề).
Em Phạm Thị Phương Thảo (Học sinh lớp 12A12) viết: ”Các thành viên của tổ đã thật sự nhiệt tình và năng nổ trong quá trình thảo luận tìm kiếm thông tin qua hoạt động trải nghiệm tại cơ sở sản xuất. Hoàn thành công việc đúng thời hạn. Qua hoạt động trải nghiệm giúp các thành viên đoàn kết xích lại gần nhau hơn, giúp hoàn thiện bản thân và khám phá những năng lực của bản thân, giúp chúng em tự tin hơn trong học tập”. (trích cảm tưởng học sinh sau khi học xong chủ đề)
C - KẾT LUẬN
1. Kết luận
Dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại địa phương là mô hình dạy học tối ưu hóa, góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong dạy học hiện nay. Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài đã phần nào góp phần phát huy tính tích cực của học sinh (Các em thể hiện tinh thần tự học, tự nghiên cứu, các em được rèn luyện thêm về các kỹ năng giao tiếp; lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng; hợp tác; đảm nhận trách nhiệm; quản lí thời gian;tìm kiếm và xử lí thông tin...), tăng cường định hướng phát triển năng lực của học sinh thông qua vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn; học sinh có cơ hội được trải nghiệm trên các lĩnh vực khác nhau, từ cơ sở thực tiễn, từ các tranh ảnh, video, và các nguồn tài liệu khác...
Giúp người học không chỉ vận dụng kiến thức trải nghiệm thực tế vào bài học mà qua đó còn khắc sâu được kiến thức, tạo tính hứng thú trong học tập
Cũng qua đây các em trực tiếp khám phá các thế mạnh và hạn chế của địa phương trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biết rõ hơn về tình hình phát triển công nghiệp tại nơi mình sinh sống, các em được trực tiếp quan sát, tham gia quy trình sản xuất một số sản phẩm... từ đó có định hướng tốt hơn cho việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.
Bên cạnh những mục tiêu đạt được, việc tổ chức dạy học chủ đề công nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc giáo viên tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm về vấn đề an toàn, phương tiện đi lại, giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng, có kinh phí hoạt động, đòi hỏi sự liên hệ với cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho học sinh thực hiện nhiệm vụ.
2. Kiến nghị
Nhà trường cần tăng cường đưa dạy học chủ đề gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh.
Đưa hoạt động lên trường học kết nối và các hoạt đông bắt buộc dạy học hàng năm.
Giáo viên cần chủ động tiếp cận dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh.
Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên và học sinh giao lưu tiếp xúc với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học gắn liền với trải nghiệm sản xuất kinh doanh. Với năng lực có hạn, kinh nghiệm của tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự chia sẻ; góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
 Diễn Châu ngày 22/2/2020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng trong môn Địa lí THPT – nhà xuất bản giáo dục THPT giáo dục Việt Nam 2009
Hoàng Ngọc Oanh, Địa lí tự nhiên địa cương 1, nhà xuất bản sư phạm
Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu dung cho các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm, Hà Nội, 1995.
Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học, nhà xuất bản Hà Nội, 1995
Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – Nhà xuất bản giáo dục 2010
Sách GV Địa lí 12+ – Nhà xuất bản giáo dục 2010
Bộ giáo dục và đào tạo (2017). Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể).
 Bộ giáo dục đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, bộ môn sinh học cấp trung học phổ thôn, NXB Hà nội.
Bộ giáo dục và đào tạo (2015). Tài liệu tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường gắn với sản xuất kinh doanh tại địa phương.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập
Phiếu học tập 1
Trường THPT: ..........................................................Lớp:.....................
Họ và tên:................................................................. Nhóm..................
BẢN THU HOẠCH TRẢI NGHIỆM
(Tại cơ sở sản xuất kinh doanh hải sản Tuấn Oanh, Hùng Châu của Huyện Diễn Châu)
A.Chú ý an toàn:
Tuân thủ các quy định của cơ sở, của người hướng dẫn
Yêu cầu quan sát
Quan sát các bộ phận, khu vực của cơ sở sản xuất nước mắm, chế biến tôm nõn, phi lê cá , hỏi người hướng dẫn những thông tin ... và hoàn thiện các mục sau:
Liệt kê các phần quan sát được của cơ sở sản xuất.
-
-
-
2. Liệt kê các thông tin đọc được nghe được từ người phụ trách cơ sở
-
-
-
3. Các câu hỏi được đặt ra
-
-
-
4. Các cảm nhận về buổi trải nghiệm
-
-
-
Yêu cầu: Hoàn thành phiếu cá nhân sau buổi trải nghiệm, sau đó làm việc nhóm tại nhà để xây dựng báo cáo sản phẩm nhóm về 4 vấn đề trên để trình bày tại lớp vào giờ họ
2.Bài kiểm tra
Trường THPT  KIỂM TRA: 15 PHÚT
Điểm:  Nhận xét:
Câu hỏi tự luận:
Kể tên cơ cấu ngành công nghiệp Huyện Diễn Châu.
Vì sao nói ngành công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp trọng điểm
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Huyện Diễn Châu hiện nay?
A. Dệt –  may.                                     B. Chế biến hải sản
C. Chế biến lương thực.                   D. Năng lượng
Câu 2. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 3. Theo cách phân loại hiện hành nước ta có:
A. 2 nhóm với 28 ngành.                  B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 3 nhóm với 30 ngành.                   D. 5 nhóm với 31 ngành.
Câu 4. Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp :
A. Năng lượng.                                     B. Vật liệu xây dựng.
C. Công nghiệp hóa chất                     D. Chế biến và hàng tiêu dùng
Phiếu đánh giá mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC
Nội dung đánh giá
Điểm
Cá nhân tự
đánh giá
Nhóm đánh giá
1.Hoàn thành công việc của nhóm giao đúng thời hạn
5
Luôn luôn
5
Thường xuyên
3
Thỉnh thoảng
2
Không bao giờ
0
2.Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng
5
Luôn luôn
5
Thường xuyên
3
Thỉnh thoảng
2
Không bao giờ
0
3.Có ý tưởng hay sáng tạo đóng góp cho nhóm
5
Có
5
Không
4.Hợp tác tốt với thành viên khác trong nhóm
5
Tốt
5
Bình thường
3
Chưa tốt
1
Tổng điểm
20
Kí tên
PHỤ LỤC 1:
Nội dung định hướng bài học cho học sinh : Nhóm 1: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP.
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng.
Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm.
Nêu chuyển dịch cơ cấu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
Nêu các định hướng chính.
Trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta, nguyên nhân sự phân hóa đó.
Vì sao Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta.
Trình bày chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế, nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
PHỤ LỤC 2:
Nội dung định hướng bài học cho học sinh : Nhóm 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
1.Dựa vào số liệu ở biểu đồ hình 27.2 SGK, hãy nhận xét tốc độ tăng trưởng của khai thác than, dầu mỏ và sản xuất điện ở nước ta giai đoạn năm 1990 và 2005.
a. Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp năng lượng của nước ta.
b. Hãy cho biết nguyên nhân của sự phân bố của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện ở nước ta hiện nay. Ở nước ta hiện nay, nhiệt điện hay thủy điện cung cấp sản lượng điện lớn hơn?
1.Hãy kể tên các ngành công nghiệp được coi là ngành công nghiệp trọng điểm tại địa phương em( Huyện Diễn Châu)?
Dựa vào bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ thích hợp quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta. Nêu nhận xét.
3. Tại sao ở nước ta hiện nay, ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm lại trở thành ngành CN trọng điểm? Để phát triển mạnh hơn ngành này nước ta cần giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ theo hướng nào?
4.Tại sao nói các ngành chế biến thủy hải sản ở Huyện Diễn Châu lại dược coi là ngành công nghiệp trọng điểm?
PHỤ LỤC 3:
Nội dung định hướng bài học cho học sinh : Nhóm 3: TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Nêu đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Nêu sự khác nhau của các hình thức tổ chức công nghiệp
Diễn Châu phổ biến hình thức công nghiệp nào, tại sao ?
PHỤ LỤC 4
Nội dung định hướng bài học cho học sinh: Nhóm 4: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Học sinh làm bài thực hành 29 SGK.
MỤC LỤC 
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
1.Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
5. Phương pháp nghiên cứu
2
6. Điểm mới của đề tài
2
NỘI DUNG
3
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
3
1.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
3
1.2.1. Một số vấn đề chung về dạy học theo chủ đề
3
Khái niệm dạy học theo chủ đề
3
1.2.1.3. Tổ chức dạy học chủ đề 
4
Dạy học gắn với trải nghiệm sản xuất kinh doanh
4
1.2.2.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
5
1.2.2.2. Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động trải nghiệm với sản xuất kinh doanh.
5
Ý nghĩa của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với dạy học ở trường phổ thông
7
1.3. Cơ sở thực tiễn
8
Khái quát về địa bàn và mẫu phiếu khảo sát.
8
1.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng dạy học chủ đề gắn liền với sản xuất kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí
9
1.3.3. Đánh giá thực trạng phát triển dạy học chủ đề gắn liền sản xuất kinh doanh tại địa phương trong dạy học Địa lí ở các trường THPT tại huyện Diễn Châu, Nghệ An.
10
Chương 2 Xây dựng chủ đề dạy học “Địa lí công nghiệp- lớp 12 THPT” gắn với trải nghiệm sản xuất kinh doanh tại huyện Diễn Châu.
11
2.1.Xác định mối liên hệ nội dung bài học với sản xuất, kinh doanh tại địa phương.
11
2.2.Phương tiện và học liệu cho phương án tổ chức dạy học
11
2.3.Hoạt động dạy học chủ đề địa lí công nghiệp
13
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
43
3.1. Thực nghiệm sư phạm
43
3.2. Nhận xét của giáo viên và học sinh khi học chủ đề gắn với sản xuất kinh doanh
45
KẾT LUẬN
47
Kết luận
47
Kiến nghị
47
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN
Nội dung
Viết tắt
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CNH- HĐH
Đại học cao đẳng
ĐHCĐ
Giáo viên
GV
Giáo dục đào tạo
GDĐT
Học sinh
HS
Nghiên cứu bài học
NCBH
Trung học phổ thông
THPT
Thực nghiệm
TN
Sách giáo khoa
SGK
Kiểm tra đánh giá
KTĐG
Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
TCLTCN

File đính kèm:

  • docx37_THPTDC3_-_SKKN_-_Dia_ly_-_Phan_Thi_Thu_Phuong_2944484347.docx
Sáng Kiến Liên Quan