Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề các bức xạ điện từ theo định hướng sách giáo khoa mới

Nội dung nghiên cứu

- Nêu sơ lược chương trình giáo dục phổ thông tổng thể môn Vật lí

- Phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học theo định hướng sách giáo khoa

mới.

- Điều tra, phân tích thực trạng dạy học Vật lí theo định hướng sách giáo khoa

mới ở một số trường THPT trên địa bàn thành huyện Thanh Chương. Trên cơ sở

đó phân tích các nguyên nhân, khó khăn để đề xuất hướng giải quyết của đề tài.

- Hệ thống hoá các kiến thức về tia hồng ngoại; tia tử ngoại; tia X; tia Laze; tia

gamma

- Đề xuất giải pháp thực hiện đề tài nghiên cứu: Dạy học chủ đề các bức xạ điện

từ theo định hướng sách giáo khoa mới.

- Tổ chức các hoạt động học tập các bức xạ điện từ và hoạt động trải nghiệm để

học sinh tìm hiểu một số ứng dụng của các bức xạ điện từ trong một số lĩnh vực

như y học, công nghiệp

pdf60 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 765 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học chủ đề các bức xạ điện từ theo định hướng sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tia Laser trong khoa học quân sự 
Ứng dụng tia Laser trong công nghiệp (khoan cắt vật liệu) và giải trí 
 - 40 -
Xạ trị ung thư não bằng tia gamma 
Thảm họa hạt nhân Fukushima Nhật bản - Japan 2011 
 - 41 -
Nổ nhà máy Chernobyl - Thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất lịch sử 
 - 42 -
5. Kết quả đạt được 
5.1. Các năng lực và phẩm chất đạt được thông qua việc học chủ đề các bức 
xạ điện từ 
Với tinh thần dạy học theo định hướng SGK mới, bản thân tôi đánh giá học 
sinh đã đạt được các phẩm chất và năng lực như sau: 
 5.1.1. Các phẩm chất đạt được 
Stt Phẩm chất Biểu hiện phẩm chất 
1 Yêu nước 
Yêu thiên nhiên, yêu con người, tự hào về lớp và mái trường. Biết trân trọng và 
giữ gìn và bảo vệ môi trường sống. 
2 Nhân ái 
Yêu quý các bạn, tôn trọng bạn bè và đặc biệt là tôn trọng sự khác biệt và tài 
năng của các bạn trong nhóm, trong lớp. Cùng nhau giúp đỡ các bạn để sản 
phẩm của nhóm hoàn thành đúng kế hoạch và đạt chất lượng tốt nhất. 
3 Chăm chỉ 
Mọi thành viên trong nhóm đều chăm chỉ làm việc và hoàn thành mọi công việc 
được giao có chất lượng và đúng tiến độ. Có kĩ năng về đặt câu hỏi, phản biện 
lại các nhóm khác khi phát hiện sự sai sót. 
4 Trung thực 
Các bạn luôn thật thà, thẳng thắn, biết tiếp thu cái hay cái đúng và luôn lắng 
nghe, kịp thời sửa chữa những cái sai, cái chưa đúng. Các thành viên của nhóm 
biết lắng nghe, biết nói lên chính kiến của mình để nhóm làm việc tốt hơn. 
5 Trách nhiệm 
Mọi thành viên trong nhóm làm poster, tìm kiếm video luôn có trách nhiệm với 
bản thân và với nhóm và luôn mong muốn nhóm mình làm được sản phẩm hay, 
sáng tạo, có chất lượng tốt. 
Tham gia hoạt động trải nghiệm tại khoa chẩn đoán hình ảnh BVĐK Thanh 
Chương đầy đủ, đúng giờ và thực hiện tốt nội quy về an toàn tại BV. 
Đặc biệt sau khi tìm hiểu về những tác hại của tia tử ngoại, tia X và tia gamma 
các bạn học sinh ý thức hơn về bảo vệ môi trường, bảo vệ tầng ozon, bảo vệ sức 
khoẻ bản thân mình và mọi người. 
 5.1.2. Các năng lực đạt được 
 Bảng 1: Bảng năng lực chuyên biệt được cụ thể hóa từ năng lực chung 
Stt Năng lực chung Biểu hiện năng lực 
Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: 
1 Năng lực tự học 
- Lập được kế hoạch và làm Poster và chọn lọc các video có 
chất lượng. 
 - 43 -
- Tìm kiếm thông tin về tia hồng ngoại, tử ngoại, tia X, tia 
laser, tia gamma từ SGK và các nguồn tài nguyên khác. 
- Đánh giá được mức độ chính xác của các nguồn thông tin 
trên 
- Đặt được câu hỏi về đặc điểm và ứng dụng của các tia bức 
xạ trên 
- Tóm tắt được nội dung trọng tâm để ghi vào poster. 
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, sơ đồ khối thể hiện trên 
poster. 
2 
Năng lực giải quyết vấn đề 
(Đặc biệt quan trọng là NL 
giải quyết vấn đề bằng con 
đường thực nghiệm hay còn 
gọi là NL thực nghiệm) 
- Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm 
Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện tượng 
phát ra các tia bức xạ điện từ diễn ra như nào? Ống culitgio 
phát ra tia X, hiện tượng phát xạ cảm ứng để phát ra tia laser 
như thế nào? 
- Tiến hành được thí nghiệm về ứng dụng của tia hồng ngoài 
(sưởi ấm, remote) và tia tử ngoại (soi tiền giả) 
3 Năng lực sáng tạo 
- Thiết kế được các poster có bố cục hợp lí, hình thức trang trí 
khung viền và hoạ tiết bắt mắt. 
- Lựa chọn được cách ghi nội dung, dán hình ảnh minh hoạ 
cho nội dung. 
4 Năng lực tự quản lí 
Mỗi nhóm đều có một nhóm trưởng chỉ đạo, phân công các 
thành viên làm poster và thuyết trình dựa trên năng lực của cá 
nhân. 
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: 
5 Năng lực giao tiếp 
- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng 
- Mô tả được các nội dung của chủ đề poster 
- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm phát hiện tia hồng ngoại, tia tử 
ngoại, ống culitgio và cấu tạo cơ bản của máy phát tia laser 
6 Năng lực hợp tác 
- Tiến hành làm poster, thu thập video về ứng dụng các bức 
xạ điện từ theo nhóm 
- Tiến hành chuẩn bị nội dung thuyết trình và phối hợp thuyết 
trình poster theo nhóm. 
Nhóm năng lực công cụ 
7 
Năng lực sử dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông 
(ICT) 
- Sử dụng được các phần mềm Office, tìm kiếm được các 
thông tin trên mạng internet 
- Biết sử dụng được các phần mềm chỉnh sửa ảnh, cắt ghép 
video 
8 Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả hiện tượng, định luật 
vật lí thông qua thảo luận trong nhóm và thuyết trình trên lớp 
 - 44 -
 Bảng 2: Cấp độ các năng lực chuyên biệt vật lí và năng lực chuyên biệt cá nhân. 
Nhóm năng lực 
Cấp độ 
I II III 
Năng lực sử dụng 
kiến thức 
KI Tái hiện kiến thức: 
Tái hiện lại được các 
hiện tượng, kiến thức 
vật lí thông qua trình 
bày poster và thuyết 
trình. 
KII Vận dụng kiến 
thức 
- Vận dụng được 
kiến thức để trả ời 
các câu hỏi của 
GV và các bạn. 
- Vận dụng được 
kiến thức để mô tả 
đặc điểm và ứng 
dụng của các bức 
xạ điện từ. 
KIII Liên kết và chuyển tải 
kiến thức 
- Vận dụng kiến thức để 
mô tả các ứng dụng của tia 
X, tia gamma, tia laser 
trong Y học và trong công 
nghiệp. 
Năng lực về phương 
pháp (tập trung vào 
năng lực thực nghiệm 
và năng lực mô hình 
hóa) 
PI Mô tả lại các 
phương pháp chuyên 
biệt 
- Mô tả được thí 
nghiệm phát hiện tia 
hồng ngoại, tia tử 
ngoại. 
- Mô tả được cơ chế 
phát tia X 
- Mô tả sơ lược cách 
phát tia laser 
PII Sử dụng các 
phương pháp 
chuyên biệt 
- Lập kế hoạch và 
tiến hành thí 
nghiệm đơn giản 
- Mở rộng kiến 
thức theo hướng 
dẫn của GV 
PIII Lựa chọn và vận dụng 
các phương pháp chuyên 
biệt để giải quyết vấn đề 
- Lựa chọn kiến thức từ 
nhiều nguồn tài nguyên và 
áp dụng một cách chủ động, 
không máy móc. 
- Tự chiếm lĩnh kiến thức 
Năng lực trao đổi 
thông tin 
XI Làm theo mẫu diễn 
tả cho trước 
- Các thành viên trong 
nhóm trao đổi, thảo 
luận để thống nhất nội 
dung kiến thức và lựa 
chọn cấu trúc poster. 
- Đặt câu hỏi về cho 
các nhóm khác. 
XII Sử dụng hình 
thức diễn tả phù 
hợp 
- Diễn tả nội dung 
chủ đề của nhóm 
bằng lời nói kèm 
theo cử chỉ phù 
hợp. 
XIII Tự lựa chọn cách diễn 
tả và sử dụng 
- Các nhóm tự lựa chọn, 
vận dụng và phản hồi các 
hình thức diễn tả một cách 
hợp lí không bắt chước 
nhóm khác. 
Năng lực cá thể 
CI 
- Nắm được kiến thức 
vật lí: khái niệm, đặc 
điểm, ứng dụng của 
các bức xạ điện từ 
CII 
- Bình luận, thảo 
luận kiến thức 
- Đưa ra những 
quyết định theo 
CIII 
- Tự đưa ra những đánh giá 
của bản thân 
- Đánh giá ý ghĩa của các 
kiến thức vật lí 
 - 45 -
- Nhận thấy tác động 
của kiến thức vật lí 
các khía cạnh đặc 
trưng của vật lí 
- Sử dụng các kiến thức các 
bức xạ điện từ để mô tả. 
giải thích các hiện tượng 
vật lí. 
- Khả năng vẽ nổi bật của 
em Nhật Duy, Tiến Hưng ở 
lớp 12A và em Nga ở lớp 
12B nếu được trau dồi, đào 
tạo bài bản sẽ phát huy tốt 
hơn. 
- Mỗi nhóm đều tìm được 
một hai em có năng lực 
thuyết trình, hùng biện rất 
tốt 
5.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
Để đánh giá kết quả học tập sau khi tổ chức dạy học chủ đề các bức xạ điện từ 
theo định hướng SGK mới chúng tôi chọn 4 lớp khối 12 để tiến hành thực nghiệm 
với trình độ và sĩ số tương đương nhau 
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, chúng tôi tiến hành khảo sát 
HS qua một bài kiểm tra 15 phút. Nội dung của bài kiểm tra thuộc chủ đề mà đề tài 
nghiên cứu. Chúng tôi thu được kết quả như sau: 
Bảng khảo sát kết quả học tập của HS sau thực nghiệm 
Điểm 
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 
Lớp 12B Lớp 12C Lớp 12A Lớp 12D 
Số 
lượng 
(em) 
Tỉ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(em) 
Tỉ lệ 
(%) 
Số lượng 
(em) 
Tỉ lệ 
(%) 
Số 
lượng 
(em) 
Tỉ lệ 
(%) 
0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
1 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
2 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
3 1 3 1 2 0 0,0 0 0,0 
4 4 9 5 11 0 0,0 0 0,0 
5 6 14 8 17 1 2 0 0,0 
6 10 23 10 22 8 18 4 9 
7 11 25 10 22 14 31 12 27 
 - 46 -
8 9 20 9 20 10 22 14 32 
9 3 7 3 6 7 16 10 23 
10 0 0,0 0 0,0 5 11 4 9 
Tổng 44 100 46 100 45 100 44 100 
 Qua quá trình dạy học tại các lớp thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng HS 
yêu thích và hứng thú Vật lí hơn, giờ học Vật lí sôi nổi hơn không khô khan nhàm 
chán như trước đây HS đã có ý kiến, số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể đồng 
thời số học sinh trung bình và yếu đã giảm đi rất nhiều. Điều này cũng đã thể hiện 
rõ ở kết quả của bài kiểm tra 15 phút. 
 - 47 -
PHẦN III. KẾT LUẬN 
1. Kết luận 
 Trong đề tài này chúng tôi đã nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề đổi 
mới dạy học theo định hướng SGK mới nhằm hình thành và phát triển năng lực vật 
lí cho học sinh; đánh giá kết quả nâng cao phẩm chất và năng lực trong dạy học 
theo định hướng SGK mới. 
 Chúng tôi đã tổ chức dạy học theo nhóm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho 
học sinh và nhận thấy học sinh rất hứng thú, yêu thích bộ môn Vật lí hơn, hiểu hơn 
về các ứng dụng của các bức xạ điện từ trong một số lĩnh vực khoa học, kí thuật, ý 
học từ đây hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 
 Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi thấy rằng quá trình dạy học hình 
thành và phát triển năng lực vật lí cần coi trọng tính thực tiễn và chú trọng đến sự 
trải nghiệm của học sinh, bên cạnh đó cần tôn trọng và tạo điều kiện phát huy các 
năng lực chuyên biệt của cá nhân mỗi học sinh. 
 Tuy nhiên khó khăn của đề tài là: Điều kiện địa phương chưa cho phép tổ chức 
hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh tham quan về ứng dụng của tia laser 
trong công nghiệp, trong y học và chữa bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị. 
 Đề tài cũng chính là sự định hướng để học sinh và giáo viên tham khảo cho việc 
dạy học các chủ đề và chuyên đề khác. 
2. Kiến nghị và đề xuất 
 Trong dạy học hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực vật lí cho học 
sinh, giáo viên cần lấy học sinh làm trung tâm, khơi dậy niềm đam mê, tính tự học, 
khả năng làm việc nhóm và chú trọng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. 
 Để thực hiện dạy học các chủ đề theo định hướng SGK mới đòi hỏi học sinh 
phải tích cực, tự giác. Giáo viên cần đầu tư thời gian, đam mê công việc và có kế 
hoạch cụ thể cho các hoạt động trải nghiệm. Nhà trường cần tạo điều kiện thời 
gian, kinh phí và liên hệ với các cơ sở để GV đủ điều kiện pháp lí đồng thời được 
sự ủng hộ của phụ huynh học sinh. 
 Phát triển và nhân rộng những đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao áp dụng 
rộng rãi cho học sinh và giáo viên. 
 Thanh Chương, ngày 22 tháng 3 năm 2021. 
 Tác giả 
 - 48 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TT Tên Nhà xuất bản 
[1] Bộ sách giáo khoa Vật lí 12 (cơ bản và nâng cao) Bộ Giáo dục và Đào tạo 
[2] 
Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Trong 
chương trình Giáo dục phổ thông 2018) 
Đại học sư phạm Hà Nội, 
năm 2019 
[3] 
Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết 
quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh môn Vật lí cấp trung học phổ thông 
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 
năm 2014 
[4] 
Lí luận dạy học hiện đại, cơ sở đổi mới mục tiêu và 
phương pháp 
Đại học sư phạm Hà Nội, 
năm 2016 
[5] 
Dạy học Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng 
phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư 
duy khoa học 
Đại học sư phạm Hà Nội, 
năm 2004 
[6] 
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy 
học Vật lí ở trường phổ thông 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 
năm 2001 
[7] 
Trang Web bách khoa toàn thư: 
https://vi.wikipedia.org 
Internet 
[8] 
Trang: https://youtube.com 
Các nguồn tài nguyên khác 
Internet 
 Phụ lục 01 
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV 
 Kính thưa quý thầy cô! 
 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá 
XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/1/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong 
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; 
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới 
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 
Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa 
giáo dục phổ thông. 
 Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng 
Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã tổ chức xây dựng và ban hành 
CTGDPT mới để nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ, đáp ứng những đòi hỏi 
của thực tế và bắt kịp xu thế chung của nhân loại. 
 Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học 
một số chủ đề môn Vật lý theo định hướng CTGDPT mới (còn gọi là định hướng 
SGK mới). Sự đóng góp ý kiến nghiêm túc của quý thầy cô là căn cứ thiết thực 
giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác giả mang tính khách quan và có ý nghĩa 
thực tế. 
 Chương trình GDPT hiện hành nặng về truyền thụ kiến thức còn chương trình 
giáo dục phổ thông mới có mục tiêu phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực 
người học. Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động dạy học gắn liền với hoạt động 
trải nghiệm và giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. 
 Mong quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn 
đề dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn. 
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 
Họ và tên GV (Có thể ghi hoặc không) 
Giới tính: Nam, Nữ 
Trình độ đào tạo:... 
Nơi công tác: Số năm giảng dạy.. 
II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 
1. Thầy cô đã hiểu biết về CTGDPT tổng thể chưa? 
1. Hiểu đầy đủ 
2. Hiểu sơ sài 
3. Chưa hiểu 
 2. Theo thầy cô mức độ cần thiết của hoạt động dạy học Vật lí theo định hướng 
CTGDPT mới (chương trình SGK mới) như thế nào? 
1. Rất cần thiết 
2. Cần thiết vừa phải 
3. Không cần thiết 
3. Thầy cô có thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS trong quá 
trình dạy học Vật lí hay không? 
1. Thường xuyên 
2. Thỉnh thoảng 
3. Chưa bao giờ 
4. Theo thầy cô tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh còn gặp những khó 
khăn nào? 
1. Do năng lực của bản thân 
2. Do nội dung chương trình thi 
3. Do điều kiện nhà trường và địa phương 
4. Tất cả các yếu tố trên 
5.Theo thầy cô học sinh có hứng thú với CTGDPT mới? 
Rất hứng thú 
Hứng thú 
Không hứng thú 
 Phụ lục 02 
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HS 
 Các em HS thân mến! 
 Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới sẽ được thực hiện trong vài 
năm tới, trong CTGDPT mới hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt 
động dạy học và hoạt động trải nghiệm. Chương trình thay đổi cách tiếp cận trong 
giáo dục nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, đó là dưới sự 
hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào 
các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư 
cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất 
nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân. 
 Phiếu điều tra này thực hiện nhằm đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học 
theo định hướng của CTGDPT mới (còn gọi là SGK mới). Sự đóng góp ý kiến 
nghiêm túc của các em là căn cứ thiết thực giúp nội dung đề tài nghiên cứu của tác 
giả mang tính khách quan và có ý nghĩa thực tế. 
 Mong các em HS vui lòng cho biết ý kiến, quan điểm của mình về một số vấn đề 
dưới đây bằng cách điền dấu (X) vào ô lựa chọn. 
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 
1. Trường:  
Lớp:.. 
2. Giới tính: Nam Nữ 
3. Học lực: Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
II. CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN 
1. Các em có yêu thích bộ môn Vật lí không? 
1. Rất yêu thích 
2. Bình thường như đa số các môn khác 
3. Không yêu thích 
 Vì sao:. 
2. Một trong các hình thức dạy học của CTGDPT mới là dạy học gắn liền với hoạt 
động trải nghiệm thực tiễn. Vậy thầy cô các em đã tổ chức cho các em các hoạt 
động trải nghiệm chưa? 
1. Thường xuyên 
2. Thỉnh thoảng 
3. Chưa bao giờ 
 3. Nếu các em được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tiễn ở một số nội 
dung của bài học Vật lí thì các em thấy như thế nào? 
1. Rất hứng thú 
2. Hứng thú 
3. Bình thường 
4. Không hứng thú 
 Chân thành cảm ơn các em! 
 Phụ lục 03 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHUẨN BỊ VÀ THUYẾT TRÌNH POSTER 
 Phụ lục 04 
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO SẢN PHẨM VÀ 
THUYẾT TRÌNH POSTER 
Mỗi tiêu chí tối đa 2,5 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được là 10 điểm 
Tiêu chí 2,5 điểm 2 điểm 1 điểm 0,5 điểm 
Nội dung 
Đảm bảo tính 
chính xác, hệ 
thống được kiến 
thức cơ bản và 
khai thác được từ 
nhiều nguồn 
thông tin 
Đảm bảo tính 
chính xác, hệ 
thống kiến thức 
còn thiếu sót ít 
Nội dung còn sơ 
sài, có sự sai sót 
Nội dung sai 
sót nhiều. Kiến 
thức còn quá sơ 
sài. 
Hình thức 
Bố cục khoa học, 
đẹp mắt. Có sự 
sáng tạo. Tranh 
ảnh và hình vẽ 
minh hoạ cho các 
nội dung kiến 
thức phù hợp và 
phong phú. 
Chữ viết đủ to rõ 
và đẹp. 
Bố cục hợp lí, 
tranh ảnh minh 
hoạ đúng nhưng 
chưa nhiều. 
Chữ viết rõ ràng 
Bố cục chưa 
thực sự hợp lí. 
Một số tranh 
ảnh, hình vẽ 
minh hoạ không 
phù hợp với nội 
dung kiến thức. 
Chữ viết cẩu thả, 
khó đọc. 
Bố cục không 
hợp lí. 
Không có tranh 
ảnh minh hoạ. 
Làm việc nhóm 
Phân công nhiệm 
vụ hợp lí cho tất 
cả thành viên. 
Tiến hành thực 
hiện công việc 
nhanh gọn và 
khoa học. 
Có bằng chứng 
làm việc nhóm 
đầy đủ và thuyết 
phục. 
Phân công nhiệm 
vụ hợp lí. Nhưng 
công việc chủ 
yếu do một số 
thành viên làm, 
vẫn đang còn 
thành viên không 
tham gia. 
Có bằng chứng 
làm việc nhóm. 
Phân công nhiệm 
vụ chưa hợp lí. 
Còn nhiều thành 
viên không được 
phân công hoặc 
không tham gia. 
Bằng chứng làm 
việc nhóm chưa 
rõ ràng. 
Phân công 
nhiệm vụ chưa 
hợp lí. 
Công việc do 
số ít thành viên 
tham gia và tiến 
độ công việc 
chậm. 
Chưa có bằng 
chứng làm việc 
nhóm. 
Thuyết trình 
Chuẩn bị nội 
dung đầy đủ, chu 
đáo và liên hệ 
được thực tiễn. 
Thuyết trình hay, 
rõ ràng, sáng tạo. 
Có sự dẫn dắt khi 
chuyển nội dung 
thuyết trình. 
Trả lời tốt các câu 
hỏi khi thảo luận. 
Chuẩn bị nội 
dung đầy đủ và 
chu đáo. 
Thuyết trình rõ 
ràng, chưa thật 
sáng tạo. 
Chuyển nội dung 
còn đột ngột. 
Trả lời tốt các 
câu hỏi khi thảo 
luận. 
Nội dung chuẩn 
bị đầy đủ nhưng 
chưa phong phú. 
Thuyết trình đầy 
đủ nhưng khó 
nghe, chưa nhấn 
mạnh được nội 
dung trọng tâm. 
Trả lời khá các 
câu hỏi khi thảo 
luận. 
Nội dung chuẩn 
bị còn sơ sài. 
Thuyết trình 
khó nghe, khó 
hiểu. 
Không trả lời 
được câu hỏi 
khi thảo luận. 
 Phụ lục 05 
XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
VÀ TÌM HIỂU ỨNG DỤNG CÁC BỨC XẠ QUA VIDEO 
Mỗi tiêu chí tối đa 5 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được là 10 điểm 
Tiêu chí 5 điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 
Trải nghiệm 
tìm hiểu ứng 
dụng tia X 
trong Y học 
Tham gia đông 
đủ, đúng giờ. 
Thực hiện 
nghiêm túc nội 
quy tại Bệnh 
viện. 
Quan sát, lắng 
nghe KTV giới 
thiệu một cách 
nghiêm túc. 
Có bản thu hoạch 
cụ thể, chi tiết. 
Tham gia tương 
đối đầy đủ. 
Thực hiện 
nghiêm túc nội 
quy tại Bệnh 
viện. 
Có quan sát, lắng 
nghe KTV giới 
thiệu nhưng chưa 
thật tập trung. 
Bản thu hoạch 
còn sơ sài. 
Tham gia chưa 
được nhiều. 
Thực hiện nội 
quy tại Bệnh 
viện chưa 
nghiêm túc. 
Có quan sát, lắng 
nghe KTV giới 
thiệu nhưng chưa 
thật tập trung. 
Bản thu hoạch 
còn sơ sài. 
Tham gia còn 
ít. 
Thực hiện nội 
quy tại Bệnh 
viện chưa 
nghiêm túc. 
Chưa thật chú ý 
quan sát, lắng 
nghe KTV giới 
thiệu. 
Bản thu hoạch 
không có hoặc 
có nhưng còn 
sơ sài. 
Video về ứng 
dụng các tia 
Laser, gamma 
Chuẩn bị đầy đủ 
video ứng dụng 
của tia Laser, 
gamma. 
Video rõ ràng, có 
thuyết minh. 
Nội dung video 
đầy đủ chi tiết. 
Chuẩn bị đầy đủ 
video ứng dụng 
của tia Laser, 
gamma. 
Video không rõ 
ràng, không có 
thuyết minh. 
Nội dung video 
không đầy đủ. 
Chuẩn bị không 
đầy đủ video ứng 
dụng của tia 
Laser, gamma. 
Video không rõ 
ràng, không có 
thuyết minh. 
Nội dung video 
không đầy đủ. 
Chuẩn bị còn ít 
video ứng dụng 
của tia Laser, 
gamma. 
Nội dung video 
không trọng 
tâm. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_chu_de_cac_buc_xa_dien_tu_theo.pdf
Sáng Kiến Liên Quan