Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm

- Kết quả xếp loại đề tài ở cơ sở dựa trên kết quả xếp loại của các thành viên tham gia chấm chọn. Cụ thể như sau:

+ Loại A: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại A, không có phiếu xếp loại D.

+ Loại B: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại B trở lên, không có phiếu xếp loại D.

+ Loại C: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại C trở lên.

+ Loại D: Không đạt loại C.

- Nếu số phiếu xếp loại của một loại đạt 50% thì quyết định xếp loại của Chủ tịch HĐKH là quyết định cuối cùng.

- Kết quả xếp loại chung của HĐKH cơ sở được ghi vào phiếu đánh giá, xếp loại SKKN cuối đề tài. Thủ trưởng đơn vị (kiêm Chủ tịch HĐKH) ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu xác nhận. Những người tham gia đánh giá xếp loại đề tài cùng ký, ghi rõ họ tên vào phiếu đánh giá xếp loại.

- Những SKKN được xếp loại A ở cơ sở thì đủ điều kiện để chuyển lên HĐKH cấp trên (nếu có đăng ký theo quy định) để được tiếp tục chấm chọn (gửi kèm mẫuSK1 SK2).

HĐKH Ngành sẽ không nhận các SKKN của HĐKH cấp dưới chuyển lên khi chưa ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Công văn này.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17100 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đánh giá, xếp loại sáng kiến kinh nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đối với các tác giả viết SKKN: 
I. Đăng ký đề tài từ đầu năm học.
 	II. Lựa chọn nội dung nghiên cứu:
Nội dung được lựa chọn nghiên cứu phải xuất phát từ thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý, giảng dạy ở các cơ sở giáo dục và đơn vị quản lý giáo dục. Các tác giả cần tìm hiểu đề tài mình đang lựa chọn có trùng lặp với đề tài của các tác giả khác đã được công nhận, công bố trước đây hay không để tránh viết lại những nội dung người khác đã nghiên cứu. Đề tài phải có tính khả thi cao và áp dụng được trong một phạm vi, lĩnh vực nhất định.
III. Bố cục đề tài:
Trình bày SKKN, bố cục các phần theo thứ tự sau đây:
1. Tên đề tài (CHỮ IN HOA). Tên đề tài cần phản ánh được trọng tâm và giới hạn vấn đề đang nghiên cứu.
2. Đặt vấn đề: 
- Nêu tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu;
- Tóm tắt những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu; 
- Lý do chọn đề tài; 
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài.
3. Cơ sở lý luận:
 Nêu cơ sở lý luận, những luận cứ, luận điểm liên quan đến đề tài.
4. Cơ sở thực tiễn: 
Nêu rõ thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu tại đơn vị hoặc phạm vi rộng hơn mà mình đang quan tâm, đã có ai nghiên cứu hay chưa; các biện pháp tác động trước đây có những hạn chế nào (có chứng minh); tiềm năng hiện có để thực hiện đề tài nhằm khắc phục các hạn chế đã nêu, cải thiện được tình hình hiện tại.
5. Nội dung nghiên cứu: Đây là phần cơ bản, là nội dung chủ yếu có tính chất quyết định giá trị toàn bộ SKKN. Yêu cầu của phần này là làm sao cho người đọc hình dung được cách làm theo một trình tự nhất định, hợp lý. Nội dung đề tài phải thể hiện rõ tính chất mới mẻ, khoa học, sáng tạo, hiệu quả. Vì là phần trọng tâm của đề tài nên cần nêu rõ các biện pháp, giải pháp, cách tiến hành mà mình đã và đang thực hiện, có dẫn chứng, minh họa cụ thể, rõ ràng. So sánh những kết quả của nhóm thực nghiệm với nhóm đối chứng (không áp dụng biện pháp, giải pháp mình đang thực hiện trong đề tài) để thấy được tính hiệu quả của đề tài. Cần lưu ý thêm về thời gian thực hiện đề tài và nguyên tắc lặp lại trong quá trình nghiên cứu để bảo đảm tính khoa học, chính xác.
6. Kết quả nghiên cứu: Cần nêu được kết quả cụ thể sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp đã nêu. Phần này cần có số liệu, dẫn chứng chứng minh về tính hiệu quả thiết thực của đề tài. Nếu đề tài được thực hiện nhiều năm, nhiều chu kỳ nghiên cứu, trên nhiều nhóm đối tượng được tác động..., thì cần nêu kết quả cụ thể của từng năm, từng chu kỳ nghiên cứu, từng nhóm đối tượng được tác động.
7. Kết luận: Nêu ngắn gọn kết luận về nội dung, biện pháp, giải pháp đang thực hiện. Qua thực tế cho thấy việc áp dụng sáng kiến mới đã có kết quả tốt hơn như thế nào so với khi chưa thực hiện các nội dung, biện pháp, giải pháp đã nêu; những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng đề tài vào thực tiễn công tác quản lý, giảng dạy, tổ chức các hoạt động khác...
8. Đề nghị: Nêu cụ thể các đề nghị có liên quan đến đề tài như: phạm vi, điều kiện áp dụng, đối tượng tác động... Nếu đề tài còn có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu trong thời gian tới, tác giả có thể đề nghị cơ quan, đơn vị hoặc các cá nhân, tổ chức khác tạo điều kiện thuận lợi về các mặt để tiếp tục phát triển đề tài trên quy mô rộng hơn; các đề nghị khác (nếu có).
9. Phần phụ lục: Đây là phần tư liệu minh họa chi tiết như số liệu, hình ảnh, biểu mẫu, văn bản đính kèm... liên quan đến đề tài nhưng không thể trình bày hết trong phần nội dung (phần này không yêu cầu bắt buộc).
10. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết thứ tự theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo, nhà xuất bản, năm xuất bản. Tài liệu tham khảo phải lập bắt đầu bằng một trang mới.
11. Mục lục: Xây dựng mục lục cần đảm bảo 3 yếu tố: Thứ tự các phần, tiêu đề từng phần của mục lục, trang. Mục lục phải được lập bắt đầu bằng một trang mới.
12. Phiếu đánh giá xếp loại SKKN: Tất cả các SKKN thực hiện thống nhất theo mẫu đính kèm Công văn này (các đơn vị trực thuộc các phòng GD&ĐT: Mẫu SK1; các đơn vị trực thuộc Sở: Mẫu SK2).
IV. Các quy định khác:
+ Trong mỗi phần trên, tùy theo nội dung và phương pháp nghiên cứu, tác giả có thể phân chia thành các tiểu mục nhỏ để trình bày nhưng phải hợp lý, bảo đảm đúng nội dung của từng phần. 
+ Thể thức trình bày văn bản thống nhất như sau: SKKN phải được đánh vi tính một mặt trên giấy A4, đóng thành tập, có bìa cứng, đánh số trang cụ thể ở chính giữa phần lề trên trang viết, không trang trí rườm rà, không viền khung từng trang. Kiểu chữ: Times New Roman, mã Unicode trên Microsoft Word; cỡ chữ 14; lề trái (kể cả phần đóng gáy): 3,5cm; lề phải: 2cm; lề trên (đỉnh) trang in: 3cm; lề dưới (đáy) trang in: 2cm. Trang bìa cần ghi rõ: PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO ., tên đơn vị cơ sở TRƯỜNG , tên đề tài SKKN, năm học, họ và tên tác giả (hoặc nhóm tác giả), chức vụ, tổ...
+ Kiểm tra lại chính tả của văn bản để hạn chế những sai sót xảy ra có thể làm hạn chế giá trị của đề tài.
+ Nếu SKKN có nhiều phần do nhiều người tham gia (đồng tác giả) thì phải nêu rõ ai tham gia phần nào một cách cụ thể ở trang đầu của đề tài. + Mỗi SKKN cần được nhân bản và gửi như sau: Tác giả giữ 01 bản; HĐKH đơn vị lưu 01 bản; gửi PGD 03 bản đối với CSTĐ cấp tỉnh, 02 bản đối với CSTĐCS (SKKN gửi lên HĐKH cấp trên phải được HĐKH cấp dưới chấm chọn, xếp loại và phiếu chấm điểm của các thành viên HĐKH cấp trường theo quy định).
B/ Đối với HĐKH cấp Trường
I. Thành lập HĐKH:
- Hiệu trưởng ban hành quyết định thành lập HĐKH của đơn vị mình theo từng năm học để đánh giá, xếp loại các SKKN, đề tài nghiên cứu khoa học.
- Ngoài các thành viên có tên trong quyết định, HĐKH có thể mời thêm một số thành viên của các tổ, nhóm chuyên môn hoặc bộ phận liên quan cùng tham gia đánh giá xếp loại một SKKN.
II. Điểm và xếp loại đề tài:
Để đánh giá và xếp loại các SKKN, toàn ngành thống nhất biểu điểm và xếp loại của một thành viên tham gia chấm chọn một đề tài SKKN như sau:
1. Biểu điểm: 
+ Phần 1, 2 : 1 điểm;
+ Phần 3 : 1 điểm;
+ Phần 4 : 2 điểm;
+ Phần 5 : 9 điểm;
+ Phần 6 : 3 điểm;
+ Phần 7 : 1 điểm;
+ Phần 8, 9 : 1 điểm;
+ Phần 10, 11, 12 : 1 điểm;
+ Thể thức văn bản, chính tả : 1 điểm.
Các HĐKH có thể chia nhỏ điểm đến 0,25 để chấm. Không làm tròn số.
2. Xếp loại:
+ Loại A: Từ 17 đến 20 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 11 điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không); 
+ Loại B: Từ 14 đến dưới 17 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 8 điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại C: Từ 10 đến dưới 14 điểm (các phần 4, 5, 6 phải đạt tổng cộng từ 6 điểm trở lên; không có phần nào của đề tài bị điểm không);
+ Loại D: Là những đề tài không đạt loại C.
III. Quy trình đánh giá, xếp loại SKKN:
1. Đối với HĐKH cơ sở:
- Tác giả của mỗi đề tài SKKN trình bày SKKN của mình trước HĐKH theo thời gian quy định của HĐKH cơ sở. HĐKH tổ chức đánh giá xếp loại SKKN cho một đề tài phải có ít nhất hai phần ba số thành viên tham gia (theo quyết định thành lập HĐKH cộng với số thành viên chuyên môn được mời).
- Các thành viên tham gia HĐKH chất vấn, phản biện những vấn đề chưa rõ; tác giả của đề tài có trách nhiệm trả lời chất vấn và bảo vệ nội dung đề tài của mình. Đối với những đề tài liên quan trực tiếp đến một bộ môn hoặc một lĩnh vực hoạt động của nhà trường, HĐKH cần mời thêm một số thành viên của tổ, nhóm chuyên môn hoặc bộ phận liên quan tham gia chất vấn, đánh giá xếp loại để đảm bảo tính khách quan, khoa học. Mỗi đề tài có ít nhất 2 thành viên tham gia thẩm định, mỗi thành viên chấm độc lập và có trách nhiệm lập một phiếu chấm điểm, xếp loại (Mẫu SK3). Phiếu chấm điểm để rời kèm theo đề tài (Không đóng chung vào tập SKKN).
- Kết quả xếp loại đề tài ở cơ sở dựa trên kết quả xếp loại của các thành viên tham gia chấm chọn. Cụ thể như sau:
+ Loại A: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại A, không có phiếu xếp loại D.
+ Loại B: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại B trở lên, không có phiếu xếp loại D.
+ Loại C: Có trên 50% số phiếu của các thành viên có mặt tham gia đánh giá xếp loại C trở lên.
+ Loại D: Không đạt loại C.
- Nếu số phiếu xếp loại của một loại đạt 50% thì quyết định xếp loại của Chủ tịch HĐKH là quyết định cuối cùng.
- Kết quả xếp loại chung của HĐKH cơ sở được ghi vào phiếu đánh giá, xếp loại SKKN cuối đề tài. Thủ trưởng đơn vị (kiêm Chủ tịch HĐKH) ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu xác nhận. Những người tham gia đánh giá xếp loại đề tài cùng ký, ghi rõ họ tên vào phiếu đánh giá xếp loại.
- Những SKKN được xếp loại A ở cơ sở thì đủ điều kiện để chuyển lên HĐKH cấp trên (nếu có đăng ký theo quy định) để được tiếp tục chấm chọn (gửi kèm mẫuSK1 SK2).
HĐKH Ngành sẽ không nhận các SKKN của HĐKH cấp dưới chuyển lên khi chưa ghi đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của Công văn này.
2. Triển khai, áp dụng đề tài đã được chấm chọn:
Sau khi Hội đồng Thi đua, khen thưởng ngành thông báo kết quả chấm chọn, đánh giá, xếp loại các đề tài. HĐKH các trường cần có kế hoạch triển khai các SKKN đã được xếp lọai A, B phù hợp điều kiện đơn vị mình quản lý nhằm phát huy tác dụng của các SKKN (liên hệ Bộ phận Thi đua để cóp đề tài SKKN được xếp loại A hoặc B). Tuy nhiên, cần chọn lựa các đề tài có tính điển hình đối với từng lĩnh vực để phổ biến, học tập.
Trang nầy đóng sau cuối của mỗi đề tài
Mẫu SK1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2009 - 2010
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ....................................................................
1. Tên đề tài: ....................................................................................................................
..........................................................................................................................................
2. Họ và tên tác giả: .........................................................................................................
3. Chức vụ: ......................................... Tổ: ......................................................................
4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
 .....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :.....................................
...........................................................................................................................................
thống nhất xếp loại : .....................
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT .....................................................
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ......................... 
...........................thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
	Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ...............
 Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH
 (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
Mẫu SK2
PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009 – 2010
(Dành cho người tham gia đánh giá xếp loại SKKN)
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
Trường .
- Đề tài: ................................................................................................................................................................
 ................................................................................................................................................................
- Họ và tên tác giả: ........................................................................................................................................
- Đơn vị: ..............................................................................................................................................................
- Họ tên người thẩm định: .......................................................................................................................
- Điểm cụ thể:
Phần
Nhận xét 
của người đánh giá xếp loại đề tài
Điểm tối đa
Điểm đạt được
1. Tên đề tài 
2. Đặt vấn đề
1
3. Cơ sở lý luận
1
4. Cơ sở thực tiễn
2
5. Nội dung nghiên cứu
9
6. Kết quả nghiên cứu
3
7. Kết luận
1
8.Đề nghị 
9.Phụ lục
1
10.Tài liệu tham khảo
11.Mục lục 
12.Phiếu đánh giá xếp loại
1
Thể thức văn bản, chính tả
1
Tổng cộng
20đ
 Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại :
 Người đánh giá xếp loại đề tài:
	(Ghi rõ họ tên và chữ ký)

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan