Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp

I / Đặt vấn đề :

 1. Hiện nay trước yêu cầu phát triển chung của đất nước và xu hướng đổi mới của ngành giáo dục đồi hỏi việc nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng bức thiết hơn - Qua quá trình làm GVCN lớp 1, đối với các em lớp 1, đôi khi các em tự cho mọi thứ đều khó khi học. Đối với GVCN nhiệt tình giảng dạy và giáo dục phải vất vả, nhiệt tình để dìu dắt các em.

 2. Để có lớp học có nề nếp tốt, trước hết giáo viên phải là nền tảng tươi sáng, vững chãi, gương mẫu từ lời nói, phong cách thái độ của mình trước lớp môt cách chuẩn mực mới có thể gây chú ý để học sinh theo dõi .

II / Thực trạng :

 1. Nhận định vấn đề:

 - Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi, ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển sang một loại hoạt động mới: Hoạt động học tập.

 - Ở giai đoạn đầu lớp 1 ( Học âm – vần, chữ ) những hoạt động ý thức này còn mới mẽ. Chẳng hạn các em đến lớp phải thuộc bài, ngồi ngay ngắn, phải thực hiện đúng yêu câu của GV

 - Hơn nữa trong nhận thức của các em địa vị của người GV lớp 1 cũng khác với cô giáo mẫu giáo. Vì vậy GV cần tạo ra mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp trẻ học tập tốt.

 2. Nguyên nhân vấn đề:

 - Nếu trong một lớp học mà người giáo viên chưa thực hiện những điều nêu trên thi khó mà dẫn dắt các em làm tốt .

 

doc7 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm Lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ :
2
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
2
1. Nhận định vấn đề:
2
2. Nguyên nhân vấn đề
2
III- CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
3
1. Đối tượng áp dụng
3
2. Tính cụ thể
4
3. Tính phù hợp
5
4. Tính khả thi
6
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
I / Đặt vấn đề :
 1. Hiện nay trước yêu cầu phát triển chung của đất nước và xu hướng đổi mới của ngành giáo dục đồi hỏi việc nâng cao chất lượng dạy và học ngày càng bức thiết hơn - Qua quá trình làm GVCN lớp 1, đối với các em lớp 1, đôi khi các em tự cho mọi thứ đều khó khi học. Đối với GVCN nhiệt tình giảng dạy và giáo dục phải vất vả, nhiệt tình để dìu dắt các em.
 2. Để có lớp học có nề nếp tốt, trước hết giáo viên phải là nền tảng tươi sáng, vững chãi, gương mẫu từ lời nói, phong cách thái độ của mình trước lớp môt cách chuẩn mực mới có thể gây chú ý để học sinh theo dõi .
II / Thực trạng :
 1. Nhận định vấn đề:
 - Đi học lớp 1 là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống của trẻ. Từ đây hoạt động chủ đạo của trẻ, hoạt động vui chơi, ở giai đoạn mẫu giáo đã chuyển sang một loại hoạt động mới: Hoạt động học tập.
 - Ở giai đoạn đầu lớp 1 ( Học âm – vần, chữ ) những hoạt động ý thức này còn mới mẽ. Chẳng hạn các em đến lớp phải thuộc bài, ngồi ngay ngắn, phải thực hiện đúng yêu câu của GV 
 - Hơn nữa trong nhận thức của các em địa vị của người GV lớp 1 cũng khác với cô giáo mẫu giáo. Vì vậy GV cần tạo ra mục đích, động cơ học tập nhẹ nhàng, sinh động giúp trẻ học tập tốt.
 2. Nguyên nhân vấn đề:
 - Nếu trong một lớp học mà người giáo viên chưa thực hiện những điều nêu trên thi khó mà dẫn dắt các em làm tốt .
 - Lúc nào vào lớp gương mặt của giáo viên cởi mở, vui tươi , chào hỏi khi gặp các em, từ đó các em sẽ thấy lòng thanh thản, sự buồn bả hay giữ nghiệm nét mặt sẽ làm cho các em e dè sợ sệt không dám hỏi điều mình chưa biết, chưa hiểu từ đó các em dần dần học yếu đi vì mối liên kết giữa âm, vần và chữ là một mắc xích , chỉ cần mất đi một vài âm, vần là kết quả của việc đọc chữ không thành .
 - Mỗi thao tác khi mạnh tay gõ bàn, gõ bảng cũng làm cho các em mất bình tỉnh, sự dịu dàng của thầy cô cũng là niềm phấn khởi của học sinh .
 - Trong giờ học : giáo viên cần hướng dẫn bài và cần phát âm chuẩn, rõ ràng đủ nghe, lập đi lập lại những âm vần khó đọc, luôn quan tâm đến những học sinh yếu, lưu ý đến học sinh yếu nhiều hơn, phải an ủi động viên các em để các em có tinh thần học mà không nghĩ rằng mình học thua bạn, cũng có thể có nhiều em xem thường việc học, các em trong dạng này giáo viên càng gần gũi nhiều hơn để phân tích sự lợi ích của việc học .
 + Ví dụ: “Em ngoan lắm, lúc này em học khá hơn lúc trước”?  Bên cạnh đó giáo viên cũng không quên khích lệ và tuyên dương các em học giỏi trước lớp mục đích để kích động lòng ham học của các em .
 - Các em phát biểu phải có nề nếp và khi các em phát biểu giáo viên phải vui vẻ và mời một cách lịch sự để các em bình tỉnh trả lời .
 - Khi cần phổ biến điều gì, giáo viên đứng ngay giữa lớp, tránh đi vòng quanh lớp vì như vậy học sinh sẽ nhìn theo cô mà không chú ý đến điều cô nói .
 - Khi lên lớp trang phục phải lịch sự, mẫu mực, tránh phô trương sẽ dễ gây sự hiếu kỳ của học sinh .
 - Mỗi tiết học cần có tranh minh hoạ, đồ dùng trực quan vì những dụng cụ và hình ảnh này sẽ giúp cho học sinh hiểu biết nhanh và nhớ lâu .
 - Điều cần chú ý nữa là giáo viên chủ nhiệm cần nắm rõ hoàn cảnh, tính tình của từng em; biết được hoàn cảnh kinh tế, nhất là đối với những em, mồ côi, dân tộc ,  đôi lúc các em thiếu sách vở, đồ dùng nên không theo kịp các bạn vậy GVCN phải quan tâm nhiều hơn: cho các em mượn sách vở thư viện, có thể đóng góp tiền giúp các em mua quần áo , 
III / Các biện pháp và hình thức tổ chức :
 1. Đối tượng áp dụng:
 - Theo tôi muốn tác động để cho các em học tập tốt thì ta phải hiểu rõ tâm lý từng em học sinh của mình, mỗi học sinh đều mang một tâm tư cũng như hoàn cảnh, khả năng từng em.
 - Ngoài giờ lên lớp GV chủ nhiệm cần gần gũi quan tâm, trò chuyện với các em, tranh thủ đến thăm gia đình, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của các em để tìm ra những biện pháp giúp đỡ hữu hiệu.
 2. Tính cụ thể:
 * Các phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng HS.
 + Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
 - Trước hết GVCN phải quan tâm giúp đỡ các em về vật chất lẫn tinh thần. Động viên những em trong lớp, có gia đình khá hơn giúp đỡ các em thêm tập, viết,
 - Giáo viên thì đóng góp một số phần quà để động viên các em trách để các em bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn như: Gạo, quần áo, tập,
 + Đối với những học sinh yếu:
 - Giáo viên lập kế hoạch cụ thể như sau:
 - Các em Tân, Đang, Tú, Phương yếu về đọc thì tôi chú ý luyện cho các em đọc bắt đầu từ các chữ cái, phải đọc và nhớ cho thật chắc trước khi ghép vần.
 - Các em Ngân, Vi, Khiêm, Phúc, Trung yếu về viết thì hàng ngày tôi cho các em luyện viết vào bảng con. Bên cạnh đó cho các em viết vào vở trắng khi ở nhà.
 - Các em yếu cả đọc và viết thi tôi cũng luyện cho các em các phương pháp như trên.
 - Tôi gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình học tập của các em, nói với phụ huynh về các mặt đã tiến bộ của các em. Phối hợp với phụ huynh tìm mọi biện pháp hay khi giáo dục các em khi ở nhà.
 + Đối với những em khá hơn:
 - Tôi sẽ luyện cho các em về kỹ năng đọc và viết: Cho các em viết đúng mẫu chữ, đúng độ cao,  Đọc nhanh và thành thạo hơn.
 - Bồi dưỡng thường xuyên đối với những em có năng lực đặt biệt về Toán, Tiếng Việt, Mỹ thuật, Thủ công, Âm nhạc, 
 Tóm lại: GVCN phải lưu ý đối với tất cả đối tượng học sinh trong lớp mình. Các em có ngoan, có tiến bộ thì GV phải động viên kịp thời; các em chưa tiến bộ thì GV cũng không nên chê bai các em. 
 Đối với lớp 1 cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên để các em lo học, các em phải nghĩ gằng thuộc bài thì ngày mai sẽ được điểm 10, được cô khen
 - Không lấn chiếm thời gian giữa các tiết học , 
 - Nếu cho học sinh thể dục giữa buổi để thư giản và thoải mái .
 - Xếp các em yếu ngồi cạnh các em giỏi để học hỏi giúp đỡ lẫn nhau hoặc cho các em đó ngồi gần bàn giáo viên để giáo viên dễ quan sát nhắc nhở . 
 - Sắp xếp học sinh ngồi theo mô hình của sơ đồ lớp, thấp ngồi trước, cao ngồi sau, những em mắt kém ngồi trước nếu các em đó hơi to thì cho ngồi về một bên .
 - Lớp chia thành 4 tổ, mỗi tổ chia làm 2 nhóm. Mỗi tổ đều có tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng , 
 - Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm thu gom bài, tổ trưởng chịu trách nhiệm báo cáo về chuyên cần và vệ sinh cá nhân .
 - Khi xếp hàng lớp trưởng ổn định hàng ngũ ngay ngắn và cho đi lần lược từng hàng, phải giữ trật tự, không xô đẩy nhau.
 3. Tính phù hợp:
 + Xây dựng nề nếp:
 - Bầu ban cán sự lớp. GVCN phối hợp với ban cán sự lớp điều hành hoạt động sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần. Xây dựng nhóm học tập, tổ học tập, .. Ban đầu GV hướng dẫn các em cách tổ chức, khi học sinh đã thành thạo GV chỉ là người chỉ đạo.
 - Tình thương của GV giúp các em mau chóng tiến bộ. Phần lớn cách em là những học sinh không được sự quan tâm của gia đình, gia đình khó khăn về kinh tế, hay quá lo làm kinh tế bỏ mặc con cái, còn một số do tác động và ảnh hưởng của xã hội như: Phim ảnh, các trò chơi không lành mạnh, bạn bè xấu lôi kéo 
 - Vì vậy chúng ta cần phối hợp kịp thời các phương pháp giúp các em tiến bộ:
 + Phối hợp với gia đình, tạo cho các em có điều kiện học tập.
 + Trong các tiết học cần khuyến khích các em phát biểu xây dụng bài.
 + Biểu dương kịp thời khi các em tiến bộ.
 4. Tính khả thi:
 - Giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp với nhiều hình thức dạy học.
 - Nắm cụ thể từng đối tượng học sinh, hoàn cảnh ra sao, lập kế hoạch riêng cho từng đối tượng học sinh.
 - Liên lạc với gia đình để có kế hoạch giúp đỡ các em học tập tốt.
IV/ Kết quả đạt được :
 - Qua phương pháp chủ nhiệm nêu trên về cuối năm lớp tôi đạt được kết quả cao :
 + Về hành kiểm : thực hiện đầy đủ 100% .
 + Về học lực : lên lớp thẳng 100% .
 Trên đây là một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp của bản thân tôi. Mong sự đóng góp của đồng nghiệp và BGH để tôi học hỏi thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
 Phong Thạnh Đông A, ngày 07 tháng 01 năm 2012
 Người viết 
 Bùi Kim Loan

File đính kèm:

  • docskkn (b.loan) n p s gd (r).doc
Sáng Kiến Liên Quan