Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuât sắc

Thực trạng địa phương, nhà trường, trước khi xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc:

 Trường tôi đóng trên địa bàn xã nghèo, cơ sở hạ tầng của xã nhà tuy vẫn còn nhiều thiếu thốn song so với trước đây đã có sự phát triển đi lên, đời sống nhân dân ngày càng đư¬¬ợc nâng cao, nhận thức về công tác giáo dục thế hệ trẻ trong phụ huynh học sinh ngày càng chuyển biến tích cực, công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng tốt hơn. Đây là điều kiện tốt nhất để giáo dục địa phương nói chung và giáo dục trường tôi nói riêng phát triển ổn định, vững chắc. Từ cơ sở vật chất ban đầu chỉ có 4 phòng học và một văn phòng nhà trường, các phòng làm việc còn thiếu thốn, sân chơi bãi tập, khuôn viên nhà trường chưa được quy hoạch, đến năm 2006, trường đã có có sự thay đổi nhanh chóng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục, hoạt động thư viện và đặc biệt là trường đã phấn đấu để đạt được mục tiêu trường chuẩn quốc gia.

 Bên cạnh những thuận lợi đó, đơn vị tôi cũng gặp không ít khó khăn: Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong xã vẫn còn nhiều, một bộ phận dân cư¬¬ làm ăn và sinh sống thiếu tập trung, một số nhân dân hàng năm đi làm ăn xa ở miền Nam, một bộ phận nhân dân trình độ dân trí ch¬¬ưa cao, nhận thức còn hạn chế nên ch¬¬ưa có sự đầu tư¬¬ thích đáng cho con em học tập và rèn luyện, quá trình đóng góp, huy động nguồn lực xây dựng tr¬¬ường còn chậm, việc huy động số lư¬-ợng và nâng cao chất lượng giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc.

 Bước vào năm học 2014- 2015, sau khi được UBND huyện và Phòng giáo dục đào tạo Lệ Thủy giao nhiệm vụ xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, dựa vào Công văn số 11185/GDTH ngày 17 tháng 02 năm 2004 của Bộ trưởng BGD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Công văn 1582/SGD&ĐT ngày 26/8/2014 của Sở GD&ĐT Quảng Bình về hướng dẫn công tác hoạt động thư viện trường học năm học 2014-2015 và kết quả xếp loại thư viện năm học 2013-2014 của trường

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuât sắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất sắc, lý do:
 - Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều theo tiêu chuẩn thư viện xuất sắc nên ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động.
 KẾT LUẬN CHUNG:
Đến thời điểm tháng 9 năm 2014, thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện tiên tiến, chưa đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc.
IV. Các giải pháp thực hiện:
 Trên cơ sở định hướng chỉ đạo của cấp trên, xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, là Hiệu trưởng, bản thân tôi đã suy nghĩ, trăn trở và tiến hành các giải pháp để xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trong năm học 2014- 2015, những giải pháp đó là : 	
1. Giải pháp định hướng: 
1.1 Định hướng về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc:
 Có xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nhiệm vụ trên, lãnh đạo nhà trường mới lập được kế hoạch, lộ trình mang tính khả thi, mới có sự chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện và huy động nguồn lực phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường.
 Xác định về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc sẽ giúp cho người thủ trưởng đơn vị chủ động trong xây dựng kế hoạch, lộ trình, trong triển khai tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực, làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cấp trên.
 Muốn định hướng đúng người thủ trưởng đơn vị cần nghiên cứu đầy đủ các quyết định, công văn, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về 5 tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc, về hướng dẫn nội dung, quy trình, hồ sơ trong công tác kiểm tra thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, mục tiêu, kế hoạch xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc của huyện và sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương và nhà trường mà đề ra công việc nào cần thực hiện vào thời điểm nào là có hiệu quả, cụ thể ngay từ đầu năm học, từ cấp ủy, chi bộ, Ban giám hiệu, lực lượng cốt cán, Ban chấp hành công đoàn, Ban chấp hành chi đoàn đều tổ chức họp và thống nhất chủ trương, xác định mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc là phải làm và phải làm cho bằng được trong năm học 2014-2015. 
1.2 Định hướng về việc xây dựng kế hoạch, lộ trình, bước đi:
 Kế hoạch, lộ trình là những vấn đề mang tính cụ thể, khả thi, là những bước đi, việc làm rõ ràng cần triển khai thực hiện trong từng giai đoạn, thể hiện tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo quá trình thực hiện đúng hướng, đảm bảo sự vững chắc về kết quả công việc. Kế hoạch, lộ trình càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì bước đi càng chủ động, đúng hướng, kết quả càng vững chắc bấy nhiêu.
 Từ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đã định hướng, nhà trường trực tiếp đưa nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc vào kế hoạch năm học với lộ trình bắt đầu từ đầu tháng 9 năm 2014 và phấn đấu hoàn thành kế hoạch vào tháng 3 năm 2015. 
1.3 Định hướng về công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện:
 Công tác chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quy trình, nó định rõ con người và công việc phải tiến hành, định rõ cách thức, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện, định rõ những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm, vì vậy, phải có Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc, định rõ trách nhiệm của từng người trong chỉ đạo và triển khai thực hiện.
1.4 Định hướng về huy động các nguồn lực:
 Nguồn lực chính là các yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, các nguồn lực đó là: Về nguồn lực con người gồm tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. Về nguồn lực tài chính, nhà trường xác định nội lực là chủ yếu, song bên cạnh đó phải huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa, từ ngân sách trên cấp và sự ủng hộ, chung tay của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường
2. Giải pháp tuyên truyền:
 Là một địa phương thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp so với các vùng thuận lợi, nhận thức của một số cán bộ địa phương, của quần chúng nhân dân, của phụ huynh về giáo dục còn nhiều hạn chế, địa bàn dân cư sống rải rác, một số thôn cách xa trung tâm 5 km, hộ nghèo và cận nghèo chiếm tỉ lệ tương đối cao, vì vậy vấn đề tuyên truyền về công tác xã hội hóa giáo dục, về mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc càng quan trọng.
 Tuyên truyền trước hết là để nâng cao nhận thức về giáo dục, là để thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục và quan trọng nhất là để huy động các nguồn lực cho công việc xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc.
 Đối tượng tuyên truyền trước hết là đội ngũ các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội, nhân dân, phụ huynh trong địa phương, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường, sau đó là các lực lượng bên ngoài, các nhà hảo tâm..., cụ thể ngay từ đầu năm học nhà trường đã báo cáo với lãnh đạo địa phương về nhiệm vụ xây dựng thư viện xuất sắc theo kế hoạch của huyện và Phòng GD&ĐT giao cho trường để lãnh đạo địa phương thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác này và phổ biến rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân dịa phương, nhà trường tổ chức tuyên truyền trong cuộc họp kiện toàn Ban đại diện cha mẹ học sinh, trong cuộc họp phụ huynh toàn trường đầu năm học, tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015, tuyên truyền trong học sinh qua các hoạt động tập thể, qua tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn để nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác này.
3. Giải pháp tham mưu:
 Thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, nhà trường là đơn vị trực tiếp thực thi công việc song cần có sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý cấp trên, của chính quyền địa phương, hơn thế nữa, có những vấn đề vượt ra ngoài tầm giải quyết của nhà trường, vì vậy, công tác tham mưu là rất quan trọng. 
 Tham mưu để có sự chỉ đạo đồng bộ, thống nhất từ quan điểm, nhận thức đến hành động, việc làm 
 Tham mưu để có sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện xây dựng thư viện xuất sắc, đề xuất cụ thể những công việc cần tập trung chỉ đạo thực hiện.
 Tham mưu dưới nhiều hình thức như thông qua hội nghị, làm việc trực tiếp với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo huyện và lãnh đạo các phòng ban cấp huyện, lãnh đạo PGD&ĐT, cụ thể nhà trường đã tham mưu với lãnh đạo huyện và lãnh đạo địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà thư viện hoàn thành và bàn giao trong tháng 8 năm 2014, tham mưu để thống nhất huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT để có sự chỉ đạo trực tiếp công tác này. 
4. Giải pháp xây dựng kế hoạch, lộ trình:
 Việc xây dựng kế hoạch, lộ trình phải căn cứ vào thực trạng tình hình nhà trường và địa phương, vừa mang tính cụ thể, khả thi, vừa mang tính ổn định lâu dài, xác định những mục tiêu trọng tâm trong từng chuẩn, tập trung nguồn lực giải quyết dứt điểm theo lộ trình các mục tiêu đó.
 Xây dựng kế hoạch, lộ trình đề nó phù hợp tình hình thực tiễn. Xác định đúng lộ trình, kế hoạch sẽ giúp nhà trường chủ động trong triển khai thực hiện, chủ động trong công tác tham mưu, chủ động trong huy động nguồn lực và tất yếu sẽ có tính khả thi cao.
 Nắm vững yêu cầu và nội dung các tiêu chuẩn qui định đối với thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường và địa phương, trong năm học 2014-2015 nhà trường đã từng bước xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, cụ thể như sau:
* Tháng 8 năm 2014
 - Tham mưu với địa phương xây dựng hoàn chỉnh nhà thư viện và tiếp nhận bàn giao. 
 - Tổ chức kiểm tra, rà soát thực tế về thư viện theo chuẩn thư viện xuất sắc. 
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc.
* Tháng 9 năm 2014
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Tổ chức họp cấp ủy, lãnh đạo cốt cán nhà trường để quán triệt mục tiêu, nhiệm vụ và thống nhất chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các điều kiện để tiến hành triển khai kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc.
III. Tháng 10 năm 2014
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Chỉ đạo tiến hành mua 500 bản sách đợt 1, mua 04 máy tính và nối mạng Lan, mua 40 ghế bạn đọc.
 - Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
IV. Tháng 11 năm 2014:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Chỉ đạo trang trí thư viện.
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
V. Tháng 12 năm 2014:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Chỉ đạo mua bổ sung 02 tủ đựng sách, 01 giá trưng bày sách.
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
VI. Tháng 1 năm 2015:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Tổ chức họp Hội đồng trường để huy động kinh phí hoạt động thường xuyên cho xây dựng thư viện.
 - Chỉ đạo mua 260 bản sách đợt 2, mua 02 máy tính và 01 màn hình 51 in.
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
VII. Tháng 2 năm 2015:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Củ soát lại và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc.
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
VIII. Tháng 3 năm 2015:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Tự kiểm tra, đánh giá kết quả xây dựng thư viện theo các tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc.
 - Làm tờ trình đề nghị SGD&ĐT kiểm tra kết quả xây dựng thư viện xuất sắc.
 - Tiếp tục tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
IX. Tháng 4 năm 2015:
 - Tiếp tục củng cố các tiêu chí đã đạt ở thế vững chắc. 
 - Tiếp tục chỉ đạo tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc.
 - Đón đoàn kiểm tra của SGD&ĐT về thư viện.
5. Giải pháp huy động nguồn lực:
 Nguồn lực có tính quyết định đến sự thành công của công việc, đồng thời là điều kiện, phương tiện để có khả năng thực thi nhiệm vụ một cách có hiệu quả. Đối với một địa phương, nhà trường thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn càng phải định hướng rõ, cụ thể các nguồn lực cần huy động cho nhiệm vụ xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc.
 Huy động nguồn lực trước hết phải xác định rõ phát huy sức mạnh nội lực là chủ yếu bằng việc phát huy có hiệu quả các nguồn lực hiện có của nhà trường, địa phương, định rõ những nội dung nào thuộc về trách nhiệm của nhà trường, những nội dung nào thuộc trách nhiệm của địa phương để từ đó có sự huy động nguồn lực đúng hướng và đem lại hiệu quả. 
 Huy động nội lực là phát huy sức mạnh trong tập thể hội đồng sư phạm, trong học sinh, sử dụng nguồn tài chính được cấp trên cấp cho đơn vị phù hợp có hiệu quả, ưu tiên tập trung cho những chuẩn giải quyết được bằng quyền hạn của đơn vị, là phát huy sáng tạo khả năng, tiềm lực có được của địa phương, phát huy hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục, phải có sự quyết đoán, năng động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phải có sự đồng thuận, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, quần chúng nhân dân và phụ huynh học sinh trong địa bàn. Ngoài phát huy nội lực là chủ yếu, song cần có sự huy động sự hỗ trợ bên ngoài, của các nhà hảo tâm, cụ thể: Nhà trường đã huy động nguồn lực con người từ lãnh đạo địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường tham gia vào công việc. Về nguồn lực tài chính, nhà trường đã huy động 915 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất, trong đó kinh phí xã hội hóa 40 triệu đồng, kinh phí hoạt động thường xuyên 30 triệu đồng, kinh phí huyện cấp 830 triệu đồng, kinh phí do cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ủng hộ 5 triệu đồng và 114 quyển sách có giá trị.
6. Giải pháp chỉ đạo:
 Chỉ đạo trong lập Kế hoạch, lộ trình xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, đó là là sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy xã, của Phòng giáo dục Đào tạo, nhất là của lãnh đạo nhà trường.
 Chỉ đạo công tác tuyên truyền trong quá trình xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc. Công tác tuyên truyền cần được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, kết hợp tuyên truyền với vận động, giải thích, nêu gương. 
 Chỉ đạo trong công tác triển khai thực hiện, phải dựa trên kế hoạch, lộ trình để định rõ từng nội dung, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, chỉ đạo dứt điểm từng giai đoạn, từng nội dung công việc, kiểm tra tiến độ thực hiện và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, cụ thể: Nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công đồng chí Hiệu trưởng chỉ đạo chung, đồng chí Phó Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác thư viện trường học, các tổ trưởng là thành viên Ban chỉ đạo, nhân viên thư viện là người trực tiếp thực hiện hoạt động. Hàng tháng, các thành viên trong Ban chỉ đạo tổ chức họp, củ soát lại tiến trình công việc và định rõ công việc tiếp nối cho tháng sau.
 Chỉ đạo nhân viên thư viện tham quan, tìm hiểu hoạt động của một số thư viện trường THCS trên địa bàn huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình và căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường để tổ chức các hoạt động thư viện theo mô hình thư viện xuất sắc như huy động tổ cộng tác viên thư viện đưa sách, báo về tận các lớp học, tổ chức cho học sinh đọc sách báo qua hoạt động 15 phút đầu buổi, trong tiết sinh hoạt chi đội, tổ chức giới thiệu sách theo chủ điểm hàng tháng và giới thiệu sách mới do lãnh đạo, nhân viên thư viện và giáo viên tổ Văn thực hiện, tổ chức viết bài cảm tưởng sau khi đọc một quyển sách, tổ chức thi kể chuyện theo sách về Bác Hồ trong học sinh, tổ chức dựng vi ô clip giới thiệu về thư viện nhà trường, giới thiệu các cuộc thi kể chuyện theo sách, truy cập thông tin bổ ích qua mạng Intene.
V. Kết quả quá trình xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc năm học: 2014- 2015:
 Qua một năm học, nhà trường đã thực hiện các giải pháp nêu trên trong quá trình tổ chức hoạt động thư viện và đem lại kết quả tốt, nhà trường đã tự kiểm tra và nhận thấy thư viện nhà trường đạt các tiêu chuẩn của thư viện xuất sắc. Đến thời điểm tháng 4 năm 2015, SGD&ĐT Quảng Bình đã tổ chức kiểm tra đối với thư viện trường tôi, kết quả như sau:
1. Tiêu Chuẩn 1: Đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc
2. Tiêu chuẩn 2: Đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc
3. Tiêu chuẩn 3: Đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc . 
4. Tiêu chuẩn 4: Đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc
5. Tiêu chuẩn 5: Đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc 
 * Kết quả chung: 
Thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc năm học 2014-2015
V. Bài học kinh nghiệm:
 Xây dựng trường thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc ở địa bàn thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là một vinh dự cho địa phương và nhà trường, song trong quá trình thực hiện quả có nhiều gian nan, vất vả, qua 1 năm học triển khai thực hiện, đơn vị tôi đã đạt được mục tiêu đề ra. Có được kết quả thành công đó là nhờ vào những yếu tố sau đây:
1. Sự nhận thức đúng đắn, sự nhiệt thành, tâm huyết của mọi lực lượng tham gia.
2. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường.
3. Sự lãnh đạo, quan tâm chỉ đạo xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc của Phòng GD&ĐT và của UBND huyện Lệ Thủy
4. Sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ban chỉ đạo xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc của trường.
5. Sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm.
 Từ những yếu tố làm nên thành công ấy, là thủ trưởng đơn vị, bản thân tôi đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm nhỏ trong quả trình thực hiện xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, đó là:
1/ Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động trong tất cả mọi lực lượng, huy động tối đa mọi lực lượng tham gia.
2/ Làm tố công tác xã hội hóa giáo dục, tạo sự đồng thuận trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương.
3/ Biết phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự góp sức của mọi lực lượng bên ngoài trong quá trình huy động các nguồn lực.
4/ Tích cực, có kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương, UBND huyện và các phòng ban cấp huyện đối với những vấn đề nhà trường không thể giải quyết được.
5/ Lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, nhà trường phải thống nhất trong tư tưởng và hành động, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ, trọng trách của mỗi người. 
6/ Phải xuất phát từ thực tiễn của địa phương, nhà trường để có kế hoạch, lộ trình, bước đi, giải pháp phù hợp, có tính khả thi và đem lại hiệu quả cao nhất.
C. KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến
Xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành giáo dục. Đối với nhà trường, đây là một nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vinh dự, nó đòi hỏi phải có sự đồng lòng, đồng sức, sự nổ lực phấn đấu, huy động nhiều nguồn lực, nhiều lực lượng tham gia, cần có sự chỉ đạo chặt chẽ thường xuyên của các cấp uỷ Đảng và chính quyền đoàn thể ở địa phương, của Phòng Giáo dục- đào tạo. Công tác tham mưu đòi hỏi phải hết sức tích cực, thiết thực và cụ thể.
Ban chỉ đạo xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của công tác này, vì vậy nhà trường đã tranh thủ được sự ủng hộ, quan tâm và chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, của PGD&ĐT Lệ Thủy, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường, của Ban đại diện cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục trong xã nhà, cùng nhau tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng thư viện trường THCS đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc để được kiểm tra và công nhận thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc vào cuối năm học 2014- 2015.
Trường tôi đã hoàn thành mục tiêu, kế hoạch xây dựng thư viện xuất sắc trong năm học 2014- 2015 đó là sự cố gắng vượt bậc của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, của đội ngũ thầy cô giáo, học sinh, của Ban đại diện cha mẹ và các lực lượng giáo dục trong xã nhà, là cơ hội lớn để con em địa phương sớm có được môi trường giáo dục lành mạnh, có đủ điều kiện phục vụ tốt cho các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đánh dấu một bước đột phá trong sự phát triển đi lên về công tác của nhà trường, song địa phương, nhà trường còn phải phấn đấu nổ lực nhiều hơn nữa để giữ vững và phát triển thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc mức độ cao hơn trong những năm học tiếp theo.
Với những những giải pháp tổ chức thực hiện, kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm rút ra của nhà trường về xây dựng thư viện đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc tôi hy vọng nó sẽ có ích cho nhiều trường trong quá trình phấn đấu xây dựng thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc trong địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
Những vấn đề bản thân tôi trình bày trong phạm vi đề tài này chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế, song nó đã phần nào đem lại kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất sắc, đồng thời cho bản thân tôi những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học nói chung và thực hiện nhiệm vụ xây dựng thư viện trường đạt tiêu chuẩn thư viện xuất nói riêng, bản thân tôi rất mong muốn sự góp ý chân thành của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
 ............................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_xay_dung_thu_vien_nha_truong_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan