Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ

Trong giai đoạn hiện nay nâng cao chất lượng dinh dưỡng đảm bảo về sinh ATTP không còn là việc riêng của mỗi gia đình, mà nó đã trở thành một vấn đề của xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ “ Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước”, việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngày nay trong công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng chiến lược con người nói riêng, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

“ Trẻ em hôm nay

Thế giới ngày mai”

Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều được chăm sóc nuôi dưỡng được tồn tại và phát triển toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng trẻ em trở thành chủ nhân hữu ích của tương lai, ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp hiện đại toàn diện về mọi mặt Đức- Trí- Thể- Mỹ- Lao động.

 Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ phải là nhiệm vụ hàng đầu quan trọng nhất vì sức khoẻ là vốn quí nhất và có ý nghĩa với con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục một cách hợp lý, khoa học.

 Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong qua trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nuôi dưỡng phải đảm bảo chất lượng bữa ăn, chất lượng vệ sinh thực phẩm, có tác dụng tăng cường và bảo vệ sức khoẻ của trẻ, giúp cho trẻ phát triển hài hoà, cân đối tạo điều kiện thực hiện tốt nội dung giáo dục là nền móng đầu tiên cho việc hoàn thành nhân cách con người chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1.

 Qua nhiều năm giảng dạy và quản lý nuôi dưỡng tại trường mầm non Đa Tốn. Tôi nhận thấy rằng tỷ lệ SDD và phòng dịch bệnh cho trẻ đã giảm nhưng vẫn còn cao so với yêu cầu của Sở, Phòng giáo dục. Các nhân viên trong tổ nuôi chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh môi trường phòng bệnh cho trẻ. Bên cạnh đó là nhận thức của các bậc phụ huynh còn hạn chế do thiếu hiểu biết, kiến thức nuôi dạy con theo khoa học và một phần do điều kiện kinh tế còn khó khăn .

 Chính vì vậy chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có một đội ngũ cô nuôi làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trong đó đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò then chốt là lực lượng lòng cốt quyết định chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng, phòng dịch bệnh cho trẻ em, hiện nay là vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Trong những năm gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa phương, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn non nớt, chưa chủ động, có ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm phòng bệnh cho trẻ, nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong trường Mầm non thì hậu quả khôn lường. Vì vậy, giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng mô hình thực phẩm sạch tại chỗ, đề phòng ngộ độc thức ăn là vấn đề có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắng
0.04kg
5
Ớt ngọt đỏ
0.02kg
6
Hành tây
0.06kg
7
Cà rốt
0.04kg
8
Hành khô
0.005kg
9
Gừng
0.005kg
10
Nấm hương
0.002kg
11
Dầu ăn
0.1kg
12
Mắm
0.01kg
13
Bột canh
0.01kg
14
Bột nêm
0.01kg
15
Mì chính
0.01kg
 VD: Thịt gà, lợn om nấm : ( định lượng cho 10 trẻ)
TT
Tên thực phẩm
Số lượng
1
Thịt gà mổ sẵn
0.4kg
2
Thịt nạc vai
0.1kg
3
Nấm hương
0.01kg
4
Cà rốt
0.04kg
5
Gừng
0.005kg
6
Tỏi
0.005kg
7
Nước dừa
0.05kg
8
Dầu ăn
0.06kg
9
Mắm
0.01kg
10
Bột canh
0.01kg
11
Bột nêm
0.01kg
12
Mì chính
0.01kg
 Canh như canh cua nấu rau đay mùng tơi, rau rền, mướp, rau thập cẩm
Lưu ý: Khi rửa rau không nên vò nát làm mất lượng B1. Khi chế biến phải đảm bảo vệ sinh sach sẽ, khi đun không nên khuấy nhiều và phải đậy vung, đảm bảo tốt lượng vitamin, chất lượng thành phần khi chế biến.
* BIỆN PHÁP 3 : Chú trọng công tác vệ sinh khu vực bếp, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh cho trẻ.
1) Vệ sinh khu vực bếp:
 - Xây dựng bếp theo qui định 1 chiều: Cửa đưa thực phảm tươi sống – sơ chế thực phẩm – tinh chế thực phẩm – phân chia thức ăn chín – cửa vận chuyển thcuws ăn chín lên các nhóm lớp. Thực hiện nguyên tắc bếp 1 chiều nhằm tránh thực phẩm sống và chín dùng chung 1 lối đi.
 - Sắp xếp vị trí các khu vực sao cho thuận tiện, gọn gàng và có biển đề rõ rang nơi tiếp nhận và nơi sơ chế khu nấu chín và nơi chia cơm từng lớp, nhà bếp phải có bảng phân công trong ngày và các biểu bảng phục vụ công tác nuôi dưỡng Người nấu chín, người nấu phụ, người sơ chế.
 - Bếp ăn phải có thực đơn theo tuần 1-3, tuần 2-4, tính định lượng cho trẻ/1 ngày/ 1 tuần, bảng định lượng thực phẩm sống sang chín, có bảng định lượng xuất ăn hàng ngày và công khai tài chính với phụ huynh học sinh. Phải thực hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cho trẻ, khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng, khi nấu xong phải dọn dẹp, xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định.
2) Vệ sinh đồ dùng, dụng cụ nhà bếp:
 - Thực hiện tốt vệ sinh các ngày trong tuần.
 LỊCH VỆ SINH NHÀ BẾP
Thứ
Nội dung
2
Vệ sinh đồ dùng chế biến
3
Vệ sinh tủ lạnh – Máy lọc nước
4
Vệ sinh tủ cơm
5
Vệ sinh bát thìa - Tủ đựng bát
6
Vệ sinh xoong nồi
7
Vệ sinh môi trường bếp
 - Đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng trước khi dùng phải được tráng nước sôi và đồ dùng sau khi chế biến và nấu phải được rửa sạch phơi khô, cất đúng nơi qui định ( không được để dưới đất).
 - Đồ dùng phục vụ ăn uống của trẻ như : Bát, thìa, khăn trước khi dùng phải sấy hoặc hấp ( bằng điện nếu mất điện phải tráng nước sôi), rá rổ dao thớt phải khô ráo được treo và kê cao thoáng.
 - Vệ sinh tủ lạnh theo lịch hàng tuần.
 3) Vệ sinh môi trường:
 - Vệ sinh môi trường trong và ngoài bếp phải sạch sẽ.
 - Rác thải được phân loại vô cơ, hữu cơ, rác và thức ăn thừa hàng ngày phải đổ đúng vào nơi qui định hàng ngày có nắp đậy, rác ngày nào phải xử lý ngày đó không để hôm sau mới xử lý gây mất vệ sinh. Rác phải để xa nơi chế biến, cống rãnh phải được khơi thông thoáng không ứ đọng ( vệ sinh hàng tuần).
 - Có kế hoạch tham mưu với y tế xã vệ sinh phòng bệnh và phun thuốc muỗi định kỳ để phòng bệnh cho trẻ ( như Sốt xuất huyết, bệnh chân-tay-miệng, dịch bệnh mùa hè)
 - Nhà trường có đồng chí Đồng Thị Mai y tế rất nhanh nhẹn, nhiệt tình, năng động luôn quan tâm theo dõi sức khoẻ và biểu đồ tăng trưởng cho trẻ, hướng dẫn giám sát tuyên truyền phòng dịch bệnh cho trẻ và vệ sinh môi trường theo lịch thường xuyên.
* BIỆN PHÁP 4 : Tăng cường các hoạt động giáo dục vệ sinh cho nhân viên nhà bếp, giáo viên. Thực hiện tốt việc theo dõi sức khoẻ trẻ.
1)Vệ sinh đối với nhân viên nhà bếp:
 - 100% cô nuôi, nhân viên nhà bếp phải được học và bồi dưỡng những kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm có tinh thần trách nhiệm của mình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Cần phải thực hiện tốt khâu vệ sinh cá nhân trong qua trình chế biến thức ăn cho trẻ, mặc quần áo đồng phục, đầu tóc gọn gàng móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn khi tay bẩn, sau khi đi vệ sinh, qua mỗi cung đoạn chế biến. Có khẩu trang, gang tay, có khăn lau riêng. Phải tuân thủ theo quy định sử dụng chế biến theo bếp 1 chiều, không được ho khạc nhổ khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang, không dùng tay bốc, chia thức ăn, thực hiện cân đo đong đếm thức ăn cho trẻ đảm bảo vệ sinh và đủ định lượng khi tổ chức ăn cho trẻ phải đúng theo quy chế tổ chức ăn ( rửa tay, lau mặt), trẻ vào bàn ăn phải có khăn ướt cho trẻ lau tay, lau bàn và có đĩa đựng cơm rơi vãi.
 - 100% cô nuôi phải kiểm tra khám sức khoẻ định kỳ vào tháng 4 hàng năm.
2) Vệ sinh cá nhân trẻ:
Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày phù hợp với từng độ tuổi, chú trọng công tác chăm sóc nuôi dưỡng và các thời điểm vệ sinh cho trẻ, trước khi ăn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, rửa xong lau tay khô, dạy trẻ biết rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, nhắc cha mẹ trẻ cắt móng tay, móng chân mỗi tuần 1 lần. Rèn trẻ có thói quen vệ sinh khi ăn uống, ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, biết nhặt cơm rơi vãi vào nơi quy định, ăn xong uống nước, súc miệng, chải răng sạch sẽ.
3) Thực hiện tốt việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi.
 - Phối hợp với trạm y tế khám sức khoẻ cho trẻ 2 lần/năm ( vào tháng 10 và tháng 4) để theo dõi và đánh giá sức khoẻ của trẻ.
 - 100% trẻ được cân, đo chiều cao cho trẻ theo từng đợt ( tháng 9, 12, 2, 4 và tháng 6, 8 hè).
 - Nếu trẻ suy dinh dưỡng thì mỗi tháng cân 1 lần theo dõi trong biểu đồ, báo cáo kết quả với phụ huynh học sinh để có các biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường có biện pháp chăm sóc trẻ chu đáo.
 - Giờ ăn, giờ chủ, trong các hoạt động luôn phải quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi, trẻ ăn chậm, lười ăn động viên khuyến khích trẻTuyên truyền cho các bà mẹ thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ và phòng chống dịch bệnh theo các công văn như : Sởi phát ban, sốt xuất huyết, dịch cúm, tiêu chảy
 - Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thường xuyên việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Tháng 3/2013 đoàn kiểm tra y tế phòng dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm của Huyện, y tế sã về kiểm tra môi trường trong ngoài lớp, kiểm tra kiến thức của cô và trẻ, kiểm tra nhà bếp, đồ dùng trang thiết bị để phục vụ cho nuôi dưỡng và y tế học đường đều được xếp loại tốt và đạt điểm tối đa. Nhà trường có kế hoạch, lịch tuần cho giáo viên-nhân viên thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường phòng dịch bệnh cho trẻ.
4) Tăng cường công tác tuyên truyền và xã hội hoá giáo dục.
 Được sự quan tâm của sở GD- phòng GD&ĐT Huyện Gia Lâm đã đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng như tủ sấy bát, sấy khăn, bàn ghế, giá đồ chơi và nhiều đồ dùng khác phục vụ cho trẻ.
 Được Đảng uỷ UBND xã, các đoàn thể đã đầu tư hỗ trợ và sửa chữa CSVC cho nhà trường nhất là khu trung tâm chuẩn bị đón danh hiệu “ Trường chuẩn Quốc gia mức độ I”. Ngoài ra đã hỗ trợ kinh phí khám sức khoẻ định kỳ cho giáo viên- nhân viên trong nhà trường.
 Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của xã như công ty gạch gốm Bát Tràng ủng hộ gạch để sửa và xây lát sân đi xuống bếp và cứ ngày 1/6, tết trung thu gửi quà cho các cháu với tổng kinh phí : 10.000.000đ.
 Công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dưỡng con theo khoa học và qua các góc tuyên truyền của các khu và các nhóm lớp.
 Thông báo sức khoẻ cân nặng chiều cao của trẻ qua từng đợt cân đo đến các bậc phụ huynh được biết và có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng 1 tháng cân 1 lần.
 Ban chấp hành thường trực hội cha mẹ học sinh thực hiên tốt công tác xã hội hoá giáo dục cùng với nhà trường ủng hộ với tổng số tiền: 188.000.000đ
 Ban chấp hành hội cha mẹ đã đầu tư xây dựng một khu vườn Cổ tích, mua cây cảnh, chậu hoa, chậu cảnh, sửa chữa đồ chơi ngoài trời cho 3 khu. 
 Cùng với nhà trường mua xốp trải nền cho các nhóm lớp.
* Nhân viên – Giáo viên:
 Tổ chức hội thi quy chế chăm sóc nuôi dưỡng 100% giáo viên nhân viên vào tháng 10 và tháng 3, qua đó giáo viên nhân viên thấy và nhận thức được công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với trẻ trong trường, số trẻ ăn bán trú tại trường cuối năm 1001 trẻ đạt tỷ lệ 100%. Qua các hội thi “ Ngày hội của bé” được giải nhì cấp Cụm, Huyện tạo động lực thúc đẩy sự quan tâm của các ban nghành đoàn thể trong xã. Buổi kiến tập, các buổi kiểm tra, dự giờ của BGH từ khâu giao nhận thực phẩm – chế biến – chăm sóc tổ chức bữa ăn cho trẻ - có hội cha mẹ dự và kiểm tra 100% các nhóm lớp tạo được sự tin tưởng của cha mẹ phụ huynh học sinh đối với nhà trường.
* BIỆN PHÁP 5: Tận dụng đất vườn trồng rau sạch để tạo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ trong bữa ăn hàng ngày.
 - Vấn đề ATTP đang là mối lo lắng của toàn xã hội đặc biệt đối vói trẻ mầm non sức khoẻ còn non nớt, sức đề kháng kém.
 Dưới sự chỉ đạo của Sở GD Hà Nội, Phòng GD Huyên triển khai mô hình “ Tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ” cho các trường điểm của thành phố. Vinh dự cho bản thân tôi đã được đi tham quan thực tế tại trường MN Mai Đình - Huyện Sóc Sơn, trường MN Kim Sơn huyện Gia Lâm, trường MN Đông Mỹ- Huyện Thanh Trì.
 Từ năm 2008- 2011 nhà trường đã thực hiện có hiệu quả mô hình “ Vườn chồng” như trồng rau, cây ăn quả, nuôi lợn có năm thu được 30.000.000đ
 - Từ tháng 2/2011trường phấn đấu đạt Chuẩn Quốc Gia để mở rộng phòng học, xây dựng nhà bếp nên đất vườn bị thu hẹp với diền tích 1350m2 nằm ở 2 khu trung tâm và khu ngọc đông, phần lớn ở xung quanh tường rào bao quanh toàn gạch sỏi, vôi vữa
 - Bản thân đã tham mưu chi bộ, BGH, hội đồng nhà trường để thống nhất xây dựng kế hoạch cải tạo san lấp và phân công công việc.
 - Phát động 100% CBGV-NV lao động 2 ngày công nhặt gạch sỏi, vôi vữa, đổ thêm đất cải tạo thành những luống đất màu mỡ.
 - Phân công tổ nuôi đồng chí tổ trưởng quản lý nhân lực phân công nhân lực, nhân viên nhà bếp, bảo vệ, lao công.
 - Người trực tiếp công việc này là Tổ nuôi, bảo vệ, lao công.
 - Từ tháng 8/2012 từ đống gạch vỡ nay trở thành những luống rau xanh tốt, giàn bầu, mướp sai trĩu quả cung cấp rau sạch cho trẻ trong các bữa ăn
 - Phân công nhân lực phù hợp có sổ sách theo dõi ( Bếp trưởng).
 - Bảo vệ trước giờ đón trẻ, lao công sau giờ đón trẻ, tổ nuôi phân công nhau từ 15h-17h luôn đảm bảo không vi phạm thời gian làm việc chính.
 - Có sổ theo dõi và quản lý mô hình.
 - Bản thân cùng BGH thường xuyên kiểm tra giám sát đôn đốc tổ viên thực hiện tốt việc tạo nguồn rau sạch tại chỗ để cung cấp cho trẻ với tổng số tiền thu được trong năm học qua là : 12.000.000đ
KẾT QUẢ
 Qua quá trình thực hiện đề tài bằng các biện pháp nâng cao chất lượng dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong trường Mầm non Đa Tốn. Bẩn thân tôi tham mưu Hiệu trưởng mạnh dạn đưa ra những biện pháp phù hợp với thực tế của trường và địa phương cùng nhân viên- giáo viên và phụ huynh cộng sự chia sẻ, tìm ra hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của trường bằng con số biết nói:
- Bản thân có trình độ năng lực, kinh nghiệm sáng tạo trong công tác quản lý và chỉ đạo công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm Non đã có hiệu quả và được nhân viên- giáo viên ủng hộ, phụ huynh tin tưởng.
1/ Về cở sở vật chất:
- Được sự quan tâm của Sở GD – Phòng GD Huyện Gia Lâm đã đầu tư hỗ trợ cho nhà trường 2 năm qua với tổng kinh phí : 137.458.800đ.
- Trường sửa chữa phòng học, mua sắm giá đồ chơi, bàn ghế, bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho trẻ, công tác nuôi dưỡng với tổng kinh phí 1.776.461.235đ.
- Với mô hình “ Rau sạch” tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ cho trẻ. Trong 2 năm qua thu được 12.000.00đ.
2/ Đối với phụ huynh
- 100% phụ huynh tuyệt đối tin tưởng vào nhà trường và yên tâm gửi con đến trường. Trường là nơi tin cậy là mái ấm tình thương, có tinh thần trách nhiệm, trẻ đến trường ngày càng đông đạt : 99% trẻ mẫu giáo trong độ tuổi
 44% trẻ nhà trẻ trong độ tuổi
 98,5% tỷ lệ chuyện cần
 100% trẻ ăn bán chú tại trường
Đặc biệt BCH hội cha mẹ học sinh đã tham gia hoạt động cùng với nhà trường qua các hội thi, ngày hội ngày lễ Và thường xuyên kiểm tra việc giao nhận thực phẩm, kiểm tra thực đơn và bữa ăn của trẻ về số lượng và chất lượng bữa ăn, cân đo đong đếm từ khi chế biến thành phẩm và chia về hai khu lẻ và đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và chăm sóc trẻ. Dự ăn của trẻ ở các nhóm lớp. Qua các đợt kiểm tra như vậy BGH hội cha mẹ học sinh đã đánh giá và khẳng định rằng công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường rất chu đáo và có chất lượng. Khi họ thấy trẻ ăn ngon miệng và ăn hết xuất của mìnhHọ đã tuyên truyền và làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục hỗ troẹ nhà trường
3/ Đối với nhân viên – giáo viên:
Nhà trường thật sự là tổ ấm là nơi tin cậy của tập thể cán bộ Giáo viên- Nhân viên, họ yêu thương giúp đỡ nhau, chia sẻ cùng nhau cộng đồng trách nhiệm giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau giúp họ “ Đến trường vui trường, về nhà vui nhà”.
- 100% giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn.
- 100% nhân viên có trình độ trung cấp trở lên, có kiến thức, có kỹ năng chế biến, thực hiện tốt qui trình bếp 1 chiều theo qui chế. Lưu mẫu thức ăn 24/24.
- Phân công hợp lý bếp nấu chính, phụ nấu sơ chế, chế biến
- Chỉ đạo Kế Toán Nuôi xây dựng thực đơn theo mùa, phù hợp thực phẩm sãn có ở địa phương theo nhu cầu định lượng, chất lượng bữa ăn của trẻ. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡ, cân đo khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ.
- BGH chỉ đạo thực hiện tốt khâu chọn nguồn thực phẩm sạch ký kết hợp đồng thực phẩm, công ty có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm giao đúng giờ, đảm bảo đủ lượng – Chất lượng thực phẩm.
- Tham mưu UBND xã hỗ trợ kinh phí 3.000.000đ khám sức khoẻ định kỳ cho 100% nhân viên- giáo viên.
- Tham mưu BGH hỗ trợ thêm cho cô nuôi mỗi tháng 400.000đ/tháng/cô để tăng thêm thu nhập giảm bớt bớt khó khăn để cô nuôi yên tâm công tác.
- năm học 2012-2013 không có trường hợp nào ngộ độc thức ăn và không có dịch bệnh xảy ra trong trường.
- Trường từ năm 2006-> nay liên tục đạt trường TTLĐXS cấp Thành Phố.
- Công đoàn từ năm 2006-> nay liên tục đạt CĐ vững mạnh xuất sắc cấp Huyện, đặc biệt năm học 2011-2012 được TLĐLĐVN tặng Bằng khen.
- Tổ nuôi, tổ dạy nhiều năm đạt tổ nuôi giỏi cấp Huyện.
- Bản thân từ năm 2007- 2011 liên tục đạt danh hiệu Chiến Sĩ Thi Đua cấp Huyện. Năm học 2011- 2012 đạt CBQL giỏi cấp Huyện.
- Từ năm học 2005- 2012 đạt danh hiệu chủ tịch Công Đoàn giỏi cấp huyện.
- Năm 2012 được Công Đoàn giáo dục Thành phố Hà Nội tặng Danh hiệu Chủ Tịch Công Đoàn giỏi.
4/ Đối với trẻ
* Thể lực:
Số trẻ
Số lớp
Năm học 2011-2012 ( Tháng 4)
Năm học 2012-2013 (Tháng 4)
Số trẻ
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng
Số trẻ
Cân nặng bình thường
Suy dinh dưỡng
Nhóm trẻ
3-4t
4-5t
5-6t
7
4
6
4
243
212
284
180
233
206
274
180
10
6
10
7
264
235
268
234
254
227
256
230
8
6
8
4
Cộng
%
21
926
100
889
96.0
37
4.0
1001
100
975
97.4
26
2.6
* Sức khoẻ
Số trẻ
Năm học 2011-2012 ( Tháng 4)
Số trẻ
Năm học 2012-2013 ( Tháng 4)
TMH
Mắt
Răng
Giun
Bệnh #
TMH
Mắt
Răng
Giun
Bệnh #
926
19
2
39
4
2
1001
19
3
31
2
3
100%
2.1
0.4
4.2
0.8
0.4
100%
1.9
0.3
3.1
0.2
0.3
* Tỷ lệ ăn bán trú:
Độ tuổi
Năm học 2011-2012 ( Tháng 4)
Độ tuổi
Năm học 2012-2013( Tháng 4)
Số trẻ
Ăn bán trú
Không ăn bán trú
Số trẻ
Ăn bán trú
Không ăn bán trú
Nhà trẻ
243
243
x
Nhà trẻ
264
264
x
3-4t
212
212
x
3-4t
235
235
x
4-5t
284
284
x
4-5t
268
268
x
5-6t
187
187
x
5-6t
234
234
x
Cộng
926
926
x
Cộng
1001
1001
x
%
100
100
x
%
100
100
x
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 Qua nhiều năm thực hiện đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chất lượng chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và dịch bệnh cho trẻ”. Tôi cảm thấy rất vui mừng vì bên cạnh mình là nhân viên nuôi dưỡng giáo viên phụ huynh biết tôn trọng lẫn nhau tạo thành mối đoàn kết thống nhất, các bạn bè đồng nghiệp luôn cộng sự và chia sẻ với mình:
 “ Nỗi buồn phải được chia sẻ, niềm vui phải được nhân đôi”
 Từ đó giúp tôi có thêm được vốn kiến thức kinh nghiệm trong công tác quản lý nuôi dưỡng. Với kết quả của đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ nuôi nâng cao chuyên môn góp phần phòng chống suy dinh dưỡng và bệnh dịch cho trẻ” tuy mới là thành công bước đầu nhưng cũng phải biết nâng niu duy trì và phát triển nó. Tôi khắng định rằng kết quả đó chỉ là hiện tại nếu không nghiêm túc thực hiện và phát huy khai thác thường xuyên kiểm tra giám sát chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng phân công đúng người, đúng việc, qui chế chăm sóc trẻ thực hiện giờ nào việc ấy, chế biến theo đúng quy trình, nấu ăn theo đúng thực đơn, chia ăn đúng định lượng, đúng giờ. Khẩu phần ăn của trẻ đảm bảo đủ lượng, đủ chất, đảm bảo VSATTP.
 Chỉ đạo tốt công tác ăn bán trú cho trẻ thực hiện tốt các nội dung sau:
 - Nghiêm túc thực hiện công tác giao nhận và ký kết thực phẩm đủ các thành phần.
 - Thực hiện tốt các yêu cầu trong chế biến và đảm bảo thực phẩm.
 - Chú trọng công tác vệ sinh với cô nuôi nhân viên nhà bếp, giáo viên trên lớp và vệ sinh cá nhân cho trẻ.
 - Thực hiện nghiêm túc việc theo dõi biểu đồ, khám sức khoẻ, và công tác tiêm chủng mở rộng, phòng chống các dịch bệnh ( chân tay miệng, tiêu chay cấp).
 - BGH lên kế hoạch cụ thể việc kiểm tra giám sát tổ nuôi trong việc nấu ăn cho trẻ đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
 - Ký kết thực phẩm với các công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân theo quy định của nhà nước.
 Để mạnh công tác tuyên truyền với cộng đồng xã hội nhất là phụ huynh học sinh về công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong nhà trường.
 Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trên cơ sở triển khai nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng cho trẻ cho từng độ tuổi
 Nâng cao nhận thức trách nhiệm và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhất là công tác chỉ đạo từ Sở đến trường :
 “ Khó trăm lần không dân cũng chịu
 Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
 Nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, cộng đồng thông qua các buổi họp nhà trường, góc tuyên truyền, các nghành đoàn thể như Phụ nữ qua các buổi toạ đàm nuôi con theo khoa học, các buổi tập huấn về VSATTP xã tổ chức.
 Hàng năm, nhà trường tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết qua các đợt thi đua, các hoạt động nhằm động viên khen thưởng tập thể và cá nhân điển hình, đồng thời phổ biến kinh nghiệm chế biến xây dựng thực đơn, tính định lượng khẩu phần ăn của trẻ - định lượng từ sống sang chín của một trẻ.
 Có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên – nhân viên, vệ sinh trong chăm sóc nuôi dưỡng tổ chức giờ ăn cho trẻ.
 Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về các biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, góp phần giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thấp còi trong trường mầm non nói riêng và trong cộng đồng, tạo tiền đề giúp cho trẻ phát triển toàn diện, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của cấp học. Tạo niềm tin đối với các cấp lãnh đạo và phụ huynh, xứng đáng là trường chất cao của huyện.
Vinh dự, tự hào tháng 11/2012, trường được công nhận danh hiệu “ Trường Chuẩn Quốc Gia” mức độ I.
 Năm học 2012-2013 đề nghị :
 * Tập thể :
 Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng 3.
 Tổng LĐLĐVN tặng Cờ Thi đua xuất sắc.
 Tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố.
 * Cá nhân:
 UBNDThành phố tặng Bằng khen
 LĐLĐ Thành phố tặng Bằng khen
 Danh hiệu Chiến Sĩ Thi Đua cấp cơ sở.
 Rất kính mong được sự đóng góp ý kiến nhận xét của hội đồng khoa học Huyện Gia Lâm, Ban thi đua và các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn, giúp tôi có những kinh nghiệm chỉ đạo nhà trường ngày một tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chi_dao_to_nuoi_nang_cao_chuyen_mon_go.doc
Sáng Kiến Liên Quan