Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả

Mục đích của đề tài là tạo ra cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để người dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống đạt hiệu quả cao, khắc phục việc truyền thụ kiến thức lí thuyết Làm văn khô cứng, tạo nên tâm lí nhàm chán đối với người học. Người dạy Làm văn cần hướng đến mục đích cuối cùng: Là giúp học sinh thể hiện (nói hoặc viết) những suy nghĩ (tư tưởng, quan điểm); tình cảm (vui hay buồn, căm ghét hay yêu thương); thái độ (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán) của mình trước một hiện tượng đời sống . . . . Có nghĩa là giúp cho học sinh cách nghĩ và cách trình bày suy nghĩ của mình trước một hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội tích cực hay hiện tượng tiêu cực.

Phương pháp thực hiện đề tài: mô tả, tái hiện lại đề tài, từ công việc tiếp cận của giáo viên, thiết kế bài dạy đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị.

Đề tài giới hạn trong phân môn Làm văn. Cụ thể, áp dụng cho kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống (Ngữ văn 12). Đối tượng áp dụng của đề tài là học sinh Trung học phổ thông, bổ túc Trung học phổ thông.

Có thể kể ra rất nhiều nguyên nhân dẫn tới trình trạng ấy và để khắc phục phần nào trình trạng ấy, tôi đã rút ra được kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy và mạnh dạn đề ra: Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả trong Ngữ văn 12.

 

doc28 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3172 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng, thái độ
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện tượng đời sống hàng ngày.
B. Nội dung, phương pháp, phương tiện
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện
-Khái niệm.
+Nhận thức đúng đắn về những hiện tượng đời sống. 
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Lí thuyết tình huống
-Chiếu slide câu chuyện về tấm gương giàu lòng nhân ái của chị Trần Mai Anh.
-Bảng viết.
-Chiếu slide hình ảnh về hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay. 
-Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Tìm hiểu đề.
+ Lập dàn ý
-Thảo luận
-Vấn đáp, đàm thoại.
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Thuyết trình.
-Lí thuyết tình huống
-Bảng viết.
-Chiếu slide gợi mở, nêu vấn đề
-Luyện tập: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
-Thuyết trình.
-Thảo luận nhóm nhỏ
-Thực hành tình huống
-Phát hiện và giải quyết vấn đề.
-Bảng viết.
-Chiếu slide mô tả từng hiện tượng đời sống
C.Tiến trình bài dạy
1. Nội dung 1: . Khái niệm về hiện tượng đời sống.
Hoạt động 1 : 
- Giáo viên (GV) giới thiệu: Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều những hiện tượng đời sống xảy ra; có hiện tượng mang ý nghĩa tích cực; có hiện tượng mang ý nghĩa tiêu cực. . . . Tất cả những điều đó làm chúng ta suy nghĩ, bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. 
- GV chiếu slide sau: Tấm gương giàu lòng nhân ái của chị Trần Mai Anh.(theo lời kể của chị Trần Mai Anh)
Cháu Hồ Thiện Nhân khi còn ở
nhà bà ngoại (Núi Thành, Quảng Nam).
"Tháng 7.2006, em đọc báo, rất xúc động về trường hợp của cháu Hồ Thiện Nhân mới sinh được 72 giờ tuổi, bỏ rơi trong một khu vườn bị súc vật cắn xé mất một chân phải và bộ phận sinh dục, được bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cứu sống. 
Cuối năm 2007, em cùng một số bạn lên nhà Nhân thăm cháu. Khi gặp cháu, chúng em không cầm được nước mắt. Một cháu bé thông minh, nhạy cảm và phải chịu thiệt thòi như vậy nhưng không được chăm sóc y tế, chăm sóc nhiều mặt như những đứa trẻ khác. Tương lai của cháu đã khác biệt, sẽ cần khác biệt hơn so với các cháu bé đồng lứa nếu cháu sinh sống trong môi trường hiện tại. Lúc đó, em khát khao được làm mẹ để chăm sóc cho cháu.
Tình thương lớn hơn những khó khăn mà em đã lường trước sẽ diễn ra sau này, nên em đã quyết định sẽ xin cháu về làm con của mình. Và rồi sự thôi thúc phải chăm sóc, chạy chữa cho cháu càng nhanh càng tốt giúp em quyết định rất nhanh. Sau nhiều ngày phải hoàn thành các thủ tục pháp lý, chúng em về nhà bà ngoại của Nhân để đón cháu".(Báo Lao động; tháng 4 năm 2008)
- GV nêu câu hỏi: Hiện tượng đời sống trên có ý nghĩa xã hội tích cực hay tiêu cực ? Các em có đồng tình với quyết định của chị Trần Mai Anh nhận cháu Hồ Thiện Nhân về làm con nuôi không ? vì sao ?
- Học sinh (HS): trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
- Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên chốt ý, ghi bảng.
Hiện tượng có ý nghĩa xã hội tích cực và đồng tình với quyết định của chị Trần Mai Anh. Vì quyết định ấy thể hiện con người giàu lòng nhân ái; biết đồng cảm chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh trong xã hội.
Hoạt động 2:
- GV trình chiếu slide hình ảnh sau và nêu câu hỏi.
- GV nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên nói lên hiện tượng gì đang diễn ra trong đời sống hiện nay ? suy nghĩ của em về hiện tượng ấy như thế nào ?
- HS dựa vào những hình ảnh và trình bày suy nghĩ của mình.
Hình ảnh trên nói lên hiện tượng nhức nhối hiện nay đó là: ô nhiễm môi trường, đây là vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
- GV dẫn dắt: Từ hai hiện tượng trên chúng ta đi đến khái niệm về hiện tượng đời sống.
Hiện tượng đời sống là những hiện tượng xảy ra trong đời sống chúng ta được nhiều người quan tâm; có hiện tượng mang ý nghĩa xã hội tích cực, có hiện tượng tiêu cực.
- GV chuyển dẫn: Để hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu đúng bản chất của từng hiện tượng đời sống, chúng ta phải đi sâu tìm tòi, giải thích.
2.Nội dung 2: Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Tìm hiểu đề :
Hoạt động 1 : 
- GV dẫn dắt giúp HS nhớ lại kiến thức về kĩ năng phân tích đề: Ở chương trình Làm văn 11 các em đã học về kĩ năng phân tích đề bài văn nghị luận. Vậy các em hãy nhắc lại các bước phân tích đề ? HS nhớ kiến thức cũ và trả lời: 
Phân tích đề là đọc kĩ đề nhằm xác định:
Nội dung nghị luận: tìm luận đề.
Giới hạn dẩn chứng: trong văn học hay ngoài cuộc sống xã hội.
Kết hợp các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, . . . .
- GV chiếu slide và nêu vấn đề: Các em hãy quan sát những đề bài sau đây và trả lời câu hỏi.
Đề bài 1: Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập một, trang 66. Chia chiếc bánh của mình cho ai ?
Đề bài 2: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hành động dũng cảm Quên mình cứu bạn sau:
Vào khoảng 15 giờ ngày 29-5-2009, em Vũ Văn Ðức cùng bốn  bạn  là  Vũ  Hồng  Bản,  Ðỗ  Ngọc Thành, Nguyễn Trung Hiếu và Nguyễn Công Minh đều là học sinh lớp 6A rủ nhau đi tắm biển tại khu vực Cái Xà Cong thuộc phường Hà Phong (TP Hạ Long). Ðến khoảng 16 giờ, Ðức và một số bạn đang lên bờ thì nghe thấy Ðỗ Ngọc Thành kêu cứu, chới với giữa dòng nước xoáy, không chút đắn đo Vũ Văn Ðức lao ra cứu bạn. Ðến khi dìu được bạn vào bờ thì Ðức đã kiệt sức và bị chết đuối.
Trung ương Ðoàn truy tặng danh hiệu: "Tuổi trẻ dũng cảm" cho em Vũ Văn Ðức, vì hành động dũng cảm quên mình cứu bạn.
(Báo Lao động.com.vn; ngày 3-6-2009)
Đề bài 3: Ngày 29/10/2008, sau hơn một tháng nhập học vào trường ngày 17/09/2008, trên đường đi học về Nguyễn Hữu Dũng đã nhặt được một chiếc cặp. Trong cặp đựng rất nhiều tài liệu và một khoản tiền tương đương 10 triệu đồng Việt Nam. Thiết nghĩ, với số tiền 10 triệu đồng đó Dũng có thể giữ lại để trang trải chi phí được ít nhất 6 tháng học tại Đài Loan thậm chí nếu biết tiết kiệm thì có thể đủ chi tiêu cho cả một năm học. Nhưng không, Dũng đã không làm như vậy mà quyết định mang nộp cho Ban Giám hiệu nhà trường. Chiếc cặp được mở ra với sự chứng kiến của các thầy cô giáo Ban Giám hiệu nhà trường. Lúc đó một giáo sư lên tiếng: “Đúng là chiếc cặp của tôi rồi. Tôi vô cùng xúc động và xin cảm ơn em Dũng - một sinh viên đến từ Việt Nam – đã xứng đáng với danh hiệu tấm gương người tốt việc tốt: nhặt được của rơi, trả người đánh mất.”
(Báo Nhân dân.com.vn; ngày 29-10-2008)
Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng trên.
- GV gợi mở và nêu vấn đề : Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến về hiện tượng gì ? em hãy trình bày hiện tượng đó ?
- HS phát hiện và lí giải : 
Đề bài 1: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân – vì tình thương "dành hết chiếc bánh thời gian của mình" chăm sóc cho những người bệnh ưng thư giai đoạn cuối.
Đề bài 2: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: Hành động dũng cảm "quên mình cứu bạn" khỏi dòng nước xoáy của em Vũ Văn Đức.
Đề bài 3: Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến: tấm gương người tốt, việc tốt của anh sinh viên Nguyễn Hữu Dũng "Nhặt của rơi, trả người đánh mất".
Hoạt động 2: 
- GV gợi cho HS phát hiện và xây dựng luận điểm, tư liệu dẫn chứng, thao tác lập luận của đề bài: Sau khi các em xác định xong yêu cầu của đề bài, cần xây dựng luận điểm (ý chính), xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận của bài nghị luận. GV tiến hành Thị phạm (làm mẫu) một đề bài để học sinh quan sát và tiến hành làm theo.
+ GV làm mẫu đề bài 1: Chiếu slide bài làm mẫu.
Luận điểm
- Việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, giàu đức hi sinh của thanh niên.
- Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân là một hiện tượng sống đẹp, thế hệ ngày nay cần có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
- Bên cạnh đó, còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán, “lãng phí chiếc bánh thời gian vào những việc vô bổ”.
- Bài học: Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
Dẫn chứng
- Một số việc làm có ý nghĩa của thanh niên ngày nay tương tự như Nguyễn Hữu Ân: dạy học ở các lớp tình thương, giúp đỡ người tàn tật có hoàn cảnh neo đơn, tham gia phong trào tình nguyện
- Một số việc làm đáng phê phán của thanh niên học sinh: bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đánh bi a, tham gia đua xe
Thao tác lập luận
- Phân tích, Chứng minh, Bình luận, Bác bỏ.
Hoạt động 3: - GV gợi mở và nêu vấn đề : cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống, không chỉ có lập luận mà phải biết kết hợp vận dụng nhiều thao tác lập luận với nhau. Vậy các em hãy nhắc lại ở lớp 11 đã học các thao tác lập luận nào ? GV gọi một vài HS trình bày khái niệm về các thao tác lập luận (mục đích làm cho HS nhớ lại kiến thức đã học và biết vận dụng làm bài nghị luận). 
Thao tác lập luận
Nội dung
Phân tích
Phân tích là chia nhỏ đồi tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng, rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng.
So sánh
So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng đó.
Bình luận
Đánh giá, xác định vấn đề: đúng – sai; hay - dở và bàn bạc mở rộng vấn đề một cách sâu sắc, có sức thuyết phục cao.
Bác bỏ
Dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.
- GV tiến hành chia nhóm thảo luận (mỗi nhóm 4HS), thời gian 5 phút, tiến hành xây dựng luận điểm (ý chính), xác định dẫn chứng và các thao tác lập luận của đề bài 2, 3. Lần lượt cho mỗi nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung, GV định hướng và chốt lại nội dung. Trong quá trình HS thảo luận GV kiểm tra định hướng, chú ý những nhóm có HS yếu, kém. 
b) Lập dàn ý.
Hoạt động 1 : 
- GV dẫn dắt và nêu vấn đề : Ở chương trình Làm văn 11 các em đã học về kĩ năng lập dàn ý bài văn nghị luận. Vậy các em hãy nhắc lại các bước lập dàn ý ? HS nhớ kiến thức cũ và trả lời: 
Lập dàn ý: Từ kết quả tìm hiểu đề, sắp xếp các ý thành hệ thống theo trình tự logic gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
Thân bài: Triển khai luận đề thành những luận điểm.
Kết bài: Tóm tắt ý, mở rộng, đánh giá ý nghĩa của vấn đề, rút ra bài học.
- GV gợi mở: Tại sao chúng ta phải lập dàn ý bài làm ? Tác dụng của lập dàn ý là gì ? HS trả lời.
Lập dàn ý giúp ta định hướng đúng bài làm, không lạc đề, đi ra khỏi phạm vi giới hạn của đề và trách trường hợp lặp ý, thiếu ý.
+ GV tiến hành làm mẫu đề bài 1: Chiếu slide bài làm mẫu.
Mở bài
- Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân 
- Trích dẫn đề văn, nêu vấn đề “chia chiếc bánh mì của mình cho ai?”
Thân bài
- Tóm tắt hiện tượng: Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Phân tích hiện tượng: Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với thanh niên, học sinh ngày nay: 
+ Hiện tượng này chứng tỏ thanh niên Việt Nam đã và đang phát huy truyền thống Lá lành đùm lá rách, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của cha ông xưa.
+ Hiện tượng Nguyễn Hữu Ân tiêu biểu cho lối sống đẹp, tình yêu thương con người của thanh niên ngày nay.
+ Một số tấm gương tương tự.
- Bình luận:
+ Đánh giá chung về hiện tượng: Đa số thanh niên Việt Nam có ý thức tốt với việc làm của mình, có hành vi ứng xử đúng đắn, có tấm lòng nhân đạo, bao dung. Không chỉ vì một số ít thanh niên có thái độ và việc làm không hợp lí mà đánh giá sai toàn bộ thanh niên.
+ Phê phán: Một vài hiện tượng tiêu cực “lãng phí chiếc bánh thời gian” vào những việc vô bổ, không làm được gì cho bản thân, gia đình, bạn bè, những người cần được quan tâm, chia sẻ.
+ Kêu gọi: Thanh niên, học sinh ngày nay hãy noi gương Nguyễn Hữu Ân để thời gian của mình không trôi đi vô ích.
Kết bài
- Bày tỏ suy nghĩ riêng của người viết đối với hiện tượng.
Hoạt động 2 : 
- GV cho HS đọc phần Ghi nhớ sách giáo khoa và tiến hành chia nhóm thảo luận (mỗi nhóm 4HS), thời gian 10 phút, tiến hành lập dàn ý đề bài 2, 3. GV kiểm tra, quan sát định hướng. Sau đó, cho các nhóm trình bày và nhận xét. GV chốt ý, ghi bảng.
3. Nội dung 3 : Luyện tập.
Hoạt động 1 : 
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1 sách giáo khoa, trang 67, 68 theo định hướng.
a. Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng: 
- Sự lãng phí thời gian của thanh niên An Nam. Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu thế kỉ XX. Với hoàn cảnh xã hội nước ta ngày nay, hiện tượng ấy vẫn còn. 
- Nêu và phê phán hiện tượng: thanh niên, học sinh Việt Nam du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ
- Chỉ ra nguyên nhân: Họ chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, ngại khó, ngại khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì tiền bạc, vì lợi ích nhỏ hẹp
- Bàn bạc: Nêu một vài tấm gương thanh niên, sinh viên chăm học đạt địa vị cao, khi trở về thì phục vụ cho nước nhà (giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc ở các ngành kinh tế, khoa học, kĩ thuật)
b. Nguyễn Ái Quốc đã dùng các thao tác lập luận:
- Phân tích: thanh niên du học, thanh niên trong nước, lối sống của họ nguy hại cho đất nước.
- So sánh: nêu hiện tuợng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
- Bác bỏ: “Thế thì thanh niên chúng ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả.”
c. Nghệ thụât diễn đạt của văn bản:
- Dùng từ ngữ giản dị, không hoa mĩ, nêu dẫn chứng xác thực, cụ thể; 
- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi (“Thế thì  gì?”), câu cảm thán (“Hỡi  hồi sinh”!).
d. Rút ra bài học:
- Xác định lí tưởng, cách sống.
- Mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Hoạt động 2: 
- GV chiếu slide hình ảnh và nêu đề bài: 
- GV nêu đề bài: Ô nhiễm làm cho môi trường sống đang bị huỷ hoại. Vậy môi trường sống gồm những yếu tố nào ?
- HS quan sát hình ảnh và trình bày suy nghĩ của mình.
+ Nguồn nước
+ Nguồn thức ăn
+ Bầu không khí
+ Rừng
Sau khi HS trình bày những yếu tố của môi trường sống, GV yêu cầu HS về nhà lập dàn ý đề bài : Hãy trình bày suy nghĩ của mình về tác dụng của môi trường sống đối với con người.
Hoạt động 3: GV củng cố kiến thức Ghi nhớ SGK và tiến hành chia nhóm 4 HS/ nhóm, yêu cầu về nhà tìm hiểu và viết một bài nghị luận về tấm gương Người tốt, việc tốt; tấm gương giàu lòng nhân ái (chăm sóc người già, neo đơn, người tàn tật, người bệnh nặng . . . .). Bài viết khoảng 400 từ. Tuần sau lớp chúng ta thực hành, mỗi nhóm trình bày bài viết của mình, các nhóm nhận xét, GV chấm điểm.
3. Thực hiện trên lớp
Sau khi xây dựng hoàn thành thiết kế bài học, GV tiến hành thực hiện trên lớp. Tiến hành theo từng nội dung đã xây dựng trong thiết kế bài học.
Lưu ý :
Đây là bài học kết hợp Công nghệ Thông tin với trình bày bảng nên giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa viết bảng và trình chiếu. 
 Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã được triển khai
Tính hiệu quả của đề tài.
- Quá trình ứng dụng đề tài vào dạy học trong năm học 2013 – 2014 cho các lớp: 12A5; 12A6, 12A7 đạt một số hiệu quả sau :
Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực.
Tạo được hứng thú, phản ứng nhanh nhạy cho học sinh hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu đúng bản chất của từng hiện tượng đời sống. 
Tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh. Vì thiết kế bài học GV sử dụng hình ảnh, những câu chuyện người thật việc thật mang tính thời sự, gần gũi đang được xã hội quan tâm chia sẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên và học sinh.
GV phát huy sức mạnh của phương pháp Thị phạm (làm mẫu) trên cơ sở ấy HS quan sát, sáng tạo để bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình. 
Giáo viên phát huy tích cực vai trò của mình như : quan sát lớp, nhóm làm việc, đi sâu vào hướng dẫn cho các học sinh yếu, cá biệt làm việc đạt hiệu quả.
Kết hợp hài hoà giữa ghi bảng và ứng dụng Công nghệ Thông tin, không làm mất đi tính sư phạm mẫu mực của truyền thống.
Từ những hiệu quả của đề tài mang lại, chúng tôi đạt một số kết quả trong năm học 2009 – 2010 như sau :
Kết quả 
- Thống kê kết quả làm bài kiểm tra số 2 (Nghị luận về một hiện tượng đời sống) của các lớp : 12A1; 12A2.
+ 100% các em HS hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu hiện tượng đời sống của đề bài.
+ 95% HS thực hiện đúng kĩ năng cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ 5% HS kết hợp các thao tác lập luận lộn xộn, chưa mạch lạc, rõ ràng. 
- Thống kê kết quả làm bài thi học kì I, phần Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ 100% HS hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu hiện tượng đời sống của đề bài.
+ 100% HS thực hiện đúng kĩ năng cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Với kết quả đạt được, chúng tôi tiếp tục thực hiện và hoàn chỉnh đề tài tốt nhất. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô. Chân thành cảm ơn !
PHẦN 3: KẾT LUẬN
 	Qua quá trình giảng dạy trong thời gian vừa qua tôi nhận thấy rằng , đề tài "Cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo để giảng dạy kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống có hiệu quả" trong Ngữ văn 12.Đã giúp tôi thu được nhiều kết quả khả quan.Học sinh khắc phục được những “sai lầm” và khó khăn khi làm bài văn Nghị luận về một hiện tượng đời sống trong chương trình Văn học 12 . Thuận lợi cho việc tăng cường tính trực quan ,và kỹ năng viết bài của học sinh.
 Từ đó , giúp em học sinh có thích thú và học tốt vấn đề này.
Qua đây tôi mong muốn được đóng góp một phần công sức của mình trong việc hướng dẫn học sinh, gây hứng thú cho các em khi học văn và ôn thi tốt nghiệp và đại học. Với SKKN nhỏ này cũng giúp tôi và đồng nghiệp nâng cao năng lực chuyên môn và làm tư liệu dạy ôn thi đại học. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, trình độ của bản thân còn hạn chế nên sáng kiến kinh nghiệm này vẫn còn nhiều thiếu sót, nên tôi rất mong được sự đóng góp bổ sung của các bạn đồng nghiệp để kinh nghiệm của tôi được hoàn chỉnh hơn, đồng thời cũng giúp đỡ tôi tiến bộ hơn trong giảng dạy.
	Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ của tôi, vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn tôi xin có một số kiến nghị nhỏ với BGH, các cấp quản lý như sau:
- Tăng cường mua sách tham khảo ở tất cả các bộ môn giúp các em có nhiều tài liệu để nghiên cứu, ôn tập.
- Luôn luôn tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên phát huy năng lực của mình.
- Với đồng nghiệp mong rằng sẽ có những đóng góp ý kiến để SKKN hoàn thiện hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Ngữ văn 7, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 7, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 8, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 8, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 9, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 9, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 10, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 10, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 11, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 11, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007.
Ngữ văn 12, tập một, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Ngữ văn 12, tập hai, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập một, nxb Giáo dục, năm 2007.
Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập hai, nxb Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập một, nxb Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập hai, nxb Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập một, nxb Giáo dục, năm 2008.
Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập hai, nxb Giáo dục, năm 2008.
Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006. 
Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007. 
Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008. 
MỤC LỤC 
TRANG
PHẦN I: MỞ ĐẦU 
1
I. Mục đích của sáng kiến
1
II. Đóng góp của SKKN
2
PHẦN II:NỘI DUNG
3
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
3
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
3
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
4
Chương 2: Thực trạng vấn đề
5
I. Cách tiếp cận chương trình dạy học Làm văn theo nguyên tắc tích hợp đồng tâm 
5
II. Cách tiếp cận tài liệu và xử lí tài liệu từ các kênh thông tin khác nhau
6
Chương 3: Những giải pháp
Thiết kế bài dạy.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
8
 1. Nội dung 1: . Khái niệm về hiện tượng đời sống
9
 2.Nội dung 2: Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
13
 3. Nội dung 3 : Luyện tập.
19
Chương 4: Kiểm chứng các giải pháp đã được triển khai
23
 1. Tính hiệu quả của đề tài.
23
 2. Kết quả 
23
PHẦN 3: KẾT LUẬN
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
26

File đính kèm:

  • docNguyen Thi Hoa - YP2 - Van 13-14.doc
Sáng Kiến Liên Quan