SKKN Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Vận dụng phương pháp WebQuest vào dạy học văn bản

1.3.1. Đặc trưng dạy học bằng phương pháp Webquest

Webquest mang đặc trưng của phương pháp dạy học hiện đại, tích cực như

chủ đề phải đảm bảo định hướng hứng thú, định hướng hoạt động, định hướng thực

tiễn và tính vấn đề. Chủ đề trong dạy học bằng Webquest phải đủ lớn và có thể tìm

được tài nguyên điển tử phong phú, đặc biệt là tài nguyên trên mạng internet; tài

nguyên đó phải do giáo viên (GV) hoặc học sinh (HS) đề xuất nhưng phải được

GV thẩm định trước khi giao cho HS sử dụng.

Dạy học bằng phương pháp Webquest là phương pháp dạy học có tính phức

hợp, đa phương pháp và đa hình thức dạy học; diễn ra trong thời gian ít nhất là 1-2

tuần; vừa thực hiện ở lớp vừa ở nhà, vừa trước, trong và sau giờ học

Bên cạnh phương tiện dạy học thông thường như sách giáo khoa, tài liệu

tham khảo giấy; dạy học bằng Webquest nhất thiết phải có phương tiện dạy học là

máy tính có kết nối internet.

Các kĩ năng dạy - học, sử dụng phương pháp Webquest đòi hỏi GV - HS

phải có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông cơ bản.

1.3.2. Phân loại các dạng WebQuest

Có ít nhất 2 loại WebQuest khác nhau:9

- WebQuest ngắn:

Mục đích: Dẫn dắt HS thu thập và tổng hợp các kiến thức.

Kết quả: Sau khi hoàn thành một WebQuest ngắn, HS thu được một số

thông tin mới, có ích và HS hiểu các thông tin thu thập được. Trong WebQuest

ngắn người ta không đòi hỏi HS phải có khả năng phân tích và hiểu sâu sắc các

thông tin thu nhận được.

Thời gian: Thời gian để HS hoàn thành một WebQuest ngắn khoảng 1-3 tiết

học.

Ví dụ: Để có được những thông tin cơ bản như trên về WebQuest, HS có thể

nghiên cứu một WebQuest ngắn nhằm thu thập một số khái niệm về WebQuest,

sau đó HS cần tổng hợp, kết nối các thông tin, các khái niệm để có được một hình

ảnh tổng thể ban đầu về phương pháp WebQuest. Sau khi nghiên cứu WebQuest

này, HS có thể hiểu biết về các đặc điểm của WebQuest, nhưng chưa giải thích

được tại sao WebQuest lại có được những đặc điểm đó.

- WebQuest dài:

Mục đích: Dẫn dắt HS mở rộng và đào sâu kiến thức.

Kết quả: Sau khi hoàn thành một WebQuest dài, HS nắm được kiến thức cốt

lõi, có thể phân tích nó một cách sâu sắc và có thể trình bày lại kiến thức đã học

được theo cách riêng của mình, có thể minh họa kiến thức, kĩ năng đã học được

một sản phẩm do chính HS làm ra.

Thời gian: Thời gian để HS hoàn thành một WebQuest dài từ khoảng 1 tuần

đến 3 tháng( áp dụng dạy chùm tác phẩm hoặc thể loại).

Ví dụ: Để có mở rộng và đào sâu hiểu biết về WebQuest, HS phải nắm được

các đặc điểm, thành phần của WebQuest và phải giải thích được các đặc điểm

thành phần của WebQuest một cách sâu sắc. Cuối cùng, HS tự xây dựng 1

WebQuest để minh họa cho kiến thức của mình.

pdf45 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của thể loại ký 
trong việc phản ánh hình tượng. Qua việc vận dụng phương pháp WebQuest và 
kết hợp với một số phương pháp dạy học hiện đại khác vào dạy học văn bản “Ai 
đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo hướng phát triển 
năng lực các em đã tự hình thành cho mình các năng lực chung và năng lực thẩm 
mĩ cơ bản cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức và phát triển năng lực ứng dụng công 
nghệ thông tin và tìm kiếm, khai thác thông tin mạng Internet, tích cực hợp tác, 
thảo luận nhóm, tìm kiếm thức. 
4. HIỆU QUẢ MANG LẠI CỦA SÁNG KIẾN 
 Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng: Sự đầu tư cho bài giảng 
của GV đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định hiệu quả giờ học. Và 
việc vận dụng phương pháp dạy học WebQuest và kết hợp một số phương pháp 
dạy học hiện đại khác có một ý nghĩa to lớn đối với dạy học văn bản: Ai đã đặt tên 
cho dòng sông. Bởi vì vừa nâng cao, mở rộng kiến thức về thể loại ký vừa rèn 
luyện được nhiều kĩ năng và bồi dưỡng thái độ cho học sinh khi học tác phẩm. 
Quan trọng nhất là khi sử dụng phương pháp dạy học WebQuest và các phương 
pháp dạy học hiện đại khác học sinh tích cực tham gia bài học, tích cực hợp tác, 
thảo luận nhóm, tìm kiếm tri thức. Những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà các em có 
được là do chính sự trải nghiệm của các em. 
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, tôi đã tiến hành lựa chọn đối tượng là học 
sinh các lớp 12 có năng lực tương đương nhau thông qua bài kiểm tra tổng hợp 
kiến thức dựa vào điểm trung bình và độ lệch chuẩn (cho biết quy mô phân bố các 
 30 
điểm số) để lựa chọn đối tượng phù hợp. Sau đó tôi chọn 1 lớp để học thực nghiệm 
là lớp 12A5 khi vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp với một số phương 
pháp hiện đại khác. Sau khi dạy học xong, tôi có một bài kiểm tra cho học sinh của 
cả hai lớp trên để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức. 
 THỰC NGHIỆM 
- Về định lượng: 
+ Để so sánh, đánh giá mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh ở 
các lớp thực nghiệm và đối chứng, tôi chọn các công thức tổng quát sau đây để 
tính toán, xử lí và thống kê kết quả thực nghiệm sư phạm. 
Giá trị trung bình cộng ( X ), để so sánh mức học trung bình của HS hai 
nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng. Việc xử lí kết quả qua các lần kiểm tra theo 
công thức tổng quát sau: 
 ( 1 ) 
Trong đó X là giá trị trung bình cộng, n là số học sinh. 
- Độ lệch chuẩn (S), là tham số đo được mức độ phân tán kết quả học tập 
của học sinh quanh giá trị X. S càng nhỏ chứng tỏ kết quả học tập của học sinh 
phân tán quanh X càng ít, tức là chất lượng tốt và ngược lại. 
 ( 2 ) 
- Về định tính: 
Đánh giá học sinh và quá trình dạy học thông qua việc phân tích bài làm của 
học sinh; qua dự giờ, trao đổi trực tiếp với học sinh và bài kiểm tra. 
- Kết quả thực nghiệm: 
Tính toán theo công thức đã cho ta được: 
Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra trước thực nghiệm 
1
)(
1
2





n
Xx
S
n
i
i



n
i
iinx
n
X
1
1
 31 
Lớp 
Đối 
tượng 
Tổng 
số 
HS 
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
12A5 TN 40 0 1 1 3 5 8 10 8 4 0 
12A6 ĐC 41 0 1 2 3 6 9 9 8 3 0 
Bảng thống kê điểm số (Xi) của các bài kiểm tra sau thực nghiệm 
Lớp 
Đối 
tượng 
Tổng 
số HS 
Điểm/số học sinh đạt điểm (Xi) 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
12A5 TN 40 0 0 1 1 3 8 11 9 4 3 
12A6 ĐC 41 0 1 2 2 4 11 9 8 3 1 
Áp dụng công thức tính giá trị trung bình ( 1 ) và độ chênh lệch ( 2 ) Ta có: 
Bảng so sánh điểm trung bình và độ chênh lệch của bài kiểm tra trước 
và sau thực nghiệm 
Lớp 
Đối 
tượng 
Số học 
sinh 
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 
Giá trị trung 
bình 
( X ) 
Độ chênh 
lệch 
Giá trị 
trung bình 
( X ) 
Độ chênh 
lệch 
12A5 TN 40 6,5 
0,2 
7,2 
0,7 
12A6 ĐC 41 6,3 6,5 
Điểm số Xi 
Số HS 
 32 
Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC 
Biểu đồ phân bố điểm bài kiểm tra sau thực nghiệm của hai nhóm TN và ĐC 
Từ kết quả trên, ta thấy: 
+ Về định tính: 
Căn cứ vào mức độ tập trung, phát biểu ý kiến xây dựng bài, thảo luận nhóm 
của học sinh có thể rút ra một số nhận xét: 
- Tỷ lệ học sinh tham gia vào xây dựng bài trong giờ học lớp thực nghiệm 
luôn cao hơn lớp đối chứng, tức là dạy học gắn với thực tiễn đã kích thích được 
học sinh trong quá trình học tập. 
- Qua giờ thực nghiệm hoạt động của Thầy – Trò sôi nổi, gắn bó và tích cực 
hơn trong giờ học của lớp đối chứng. Người thầy làm việc ít hơn, học sinh làm 
việc tích cực hơn, hiệu quả hơn. 
+ Về định lượng: 
Qua số liệu thu được sau kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy học sử dụng 
phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương pháp dạy học hiện đại vào dạy 
đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã có hiệu quả. 
Điểm số Xi 
Số HS 
 33 
- Điểm trung bình chung: Trong các nhóm được tiến hành thực nghiệm đều 
có điểm trung bình chung cao hơn lớp đối chứng. 
- Độ chênh lệch điểm số giữa lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. 
Đây là dấu hiệu tích cực thôi thúc giáo viên tăng cường vận dụng công nghệ 
thông tin vào dạy học. Người viết tin rằng đề tài sẽ đem lại kết quả khả quan khi 
ứng dụng vào thực tế dạy học trong nhà trường phổ thông. 
 34 
C. KẾT LUẬN 
1. Đóng góp của đề tài 
1.1. Tính mới 
- Sáng kiến “Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương 
pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng 
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh”, góp phần tiến sát với chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng 
phát triển năng lực. Sáng kiến nếu được triển khai đồng bộ sẽ đem lại tính hiệu quả 
về khả năng, thái độ tự học của học sinh, góp phần tạo nên tính phân hóa trong 
nhận thức, mức độ tiếp thu, học sinh có thể tự đánh giá lẫn nhau. 
- Trong sáng kiến giáo viên đã thể hiện được rõ những định hướng hứng thú, 
định hướng hành động, định hướng thực tiễn và có tính vấn đề. Tổ chức chỉ đạo 
học sinh phối hợp, hỗ trợ, tương tác, tìm tòi, sáng tạo để nắm được kiến thức trọng 
tâm bài học. Đồng thời giúp học sinh làm quen với hình thức học tập tự chủ, tự 
nghiên cứu, tự định hướng và xử lí các vấn đề phức tạp, rèn kĩ năng thu thập và xử 
lí thông tin, công nghệ thông tin và làm việc nhóm, phát triển tư duy sáng tạo, giải 
quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình. 
- Trong quá trình dạy học, không phải phương pháp nào cũng là vạn năng 
mà cần phải có sự tổ chức phối hợp hỗ trợ để tạo nên tính hấp dẫn của bài dạy. Cho 
nên sáng kiến đã kết hợp được các phương pháp dạy học vừa mang tính hỗ trợ, vừa 
mang tính hiện đại theo thần đổi mới hiện nay. Trong quá trình thực hiện dù gặp 
phải những vất vả, khó khăn song cái được chính là tạo nên hướng khai thác tác 
phẩm mới, vừa gần gũi, cởi mở vừa dân chủ, thể hiện được quan điểm của người 
học. Giúp học sinh nắm vững được kiến thức, chủ động biến kiến thức đã học 
thành thành quả của bản thân. 
1.2. Tính khoa học 
- Sáng kiến đã trình bày được những cơ sở lí luận về các định hướng phát 
triển năng lực; khái niệm phương pháp WebQuest và các phương pháp dạy học 
hiện đại khác. Đồng thời làm rõ cơ sở thực tiễn thông qua việc đánh giá những 
thuận lợi và khó khăn của việc vận dụng phương pháp học WebQuest và các 
phương pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho 
dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh. Từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vấn đề đã nêu ra trong đề tài. 
- Các phương pháp và kĩ thuật dạy học được trình bày, tiến hành một cách 
khoa học, rõ ràng, mạch lạc. Đồng thời đã thể hiện được cấu trúc cơ bản của một 
sáng kiến từ việc chọn lọc đặt tên các đề mục phù hợp nội dung thể hiện logic của 
đề tài. 
 35 
1.3. Tính hiệu quả 
- Sáng kiến: Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương 
pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng 
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh, 
rèn cho học sinh kĩ năng làm việc độc lập và kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng 
trình bày trước đám đông, phân tích tổng hợp kiến thức nhờ vậy kết quả làm bài 
của học sinh được nâng cao rõ rệt, thời gian làm bài được rút ngắn. Tất cả học sinh 
đều hứng thú trong giờ học, hầu hết đều tham gia trả lời các câu hỏi, đều nắm bắt 
được kiến thức ngay tại lớp. 
- Sáng kiến đã phát huy khả năng sáng tạo, tư duy, khả năng sử dụng mạng 
Internet để tìm kiếm thông tin và chiễm lĩnh kiến thức. Từ đó có tác dụng rất lớn 
tới việc tới việc phát triển nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, thu 
thập và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình. 
- Tạo được môi trường, không khí học tập cởi mở, thoải mái và dân chủ. 
1.4. Khả năng phát triển của đề tài 
- Sáng kiến “Vận dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương 
pháp dạy học hiện đại khác vào dạy đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng 
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh” 
trong chương trình Ngữ Văn 12 ban cơ bản, bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và hoàn 
toàn có khả năng áp dụng cho học sinh lớp 12 trường THPT ở các vùng miền có 
điều kiện thuận lợi về mạng Internet. 
- Áp dụng vào giảng dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam (chương trình Ngữ 
Văn 12 ban cơ bản) chắc chắn sẽ tạo được hứng thú cho học sinh, các em thể hiện 
rõ được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của mình rèn các kĩ năng: thu thập 
và xử lí thông tin; công nghệ thông tin và làm việc nhóm; phát triển tư duy sáng 
tạo; giải quyết vấn đề và kĩ năng thuyết trình. 
- Ngoài ra, sử dụng phương pháp WebQuest và kết hợp một số phương pháp 
dạy học hiện đại khác có thể xem xét áp dụng linh hoạt vào các giờ dạy học môn 
văn nói riêng và các môn khác nói chung để giờ học trong nhà trường có hiệu quả 
cao nhất. 
2. Một số kiến nghị đề xuất 
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn dạy học môn Ngữ Văn nói chung 
và phần đọc hiểu văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc 
Tường theo định hướng phát triển năng lực học sinh hiện nay, chúng tôi đề xuất 
một vài kiến nghị như sau: 
Thứ nhất, về việc xây dựng chương trình môn Ngữ Văn: Cần tập trung xây 
dựng trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu nghiên cứu về giáo dục 
học, tâm lí học và phương pháp dạy học Ngữ Văn; thành tựu nghiên cứu về văn 
học và ngôn ngữ học; thành tựu văn học Việt Nam qua các thời kì; kinh nghiệm 
 36 
xây dựng chương trình môn Ngữ Văn của Việt Nam đặc biệt từ đầu thế kỉ XXI đến 
để phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện kinh tế và truyền thống văn 
hoá Việt Nam, đặc biệt là sự đa dạng của đối tượng học sinh xét về phương diện 
vùng miền, điều kiện và khả năng học tập. 
Chương trình cần tăng cường việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, 
nói và nghe) làm trục chính theo định hướng năng lực người học và bảo đảm sự 
nhất quán của các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học 
được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản; phục vụ trực 
tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 
Chương trình được xây dựng theo hướng mở, thể hiện ở việc không quy 
định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, 
viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về tiếng 
Việt, văn học và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc 
vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa và phát huy những ưu điểm 
của các chương trình môn Ngữ Văn đã có, đặc biệt là chương trình hiện hành 
Thứ hai, về công tác bồi dưỡng cho giáo viên: Tiếp tục tăng cường công tác 
bồi dưỡng chuyên môn cho ĐNGV THPT có hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó quan 
tâm xây dựng chương trình, kế hoạch BDCM cho ĐNGV THPT theo tiếp cận năng 
lực, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, tham gia xây dựng nội dung bồi 
dưỡng phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu đổi mới GD phổ thông. Trang bị thêm 
về cơ sở vật chất (các lớp cần được lắp máy chiếu, ti vi...) để việc áp dụng những 
phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả hơn. Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh 
giá năng lực của học sinh, tránh kiểm tra hình thức học thuộc lòng, ghi chép dài, 
không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tư duy của học 
sinh. Tăng cường sự chỉ đạo đối với CBQL các trường bằng cách giao nhiệm vụ cụ 
thể, đồng thời tạo cơ chế để phát huy được vai trò của BGH các trường trong các 
hoạt động CM trong các nhà trường. 
Thứ ba, về phía giáo viên: Để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh trong 
dạy học môn Ngữ Văn nói chung và các bài đọc hiểu văn bản nói riêng đòi hỏi 
người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, thường xuyên phải cập 
nhật những kiến thức mới đồng thời phải học hỏi nâng cao kĩ năng nghiệp vụ và 
thao tác sư phạm. Tự bản thân mỗi giáo viên phải ý thức được trách nhiệm của mình 
đối với những đổi mới trong giảng dạy và giáo dục không ngừng học tập và sáng tạo 
về hiểu biết, tri thức, năng lực, kỹ năng. Bên cạnh nhận thức một cách thấu đáo 
về bản chất của dạy học phát triển năng lực người học, người GV phải tự trang 
bị những năng lực thiết yếu để đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giảng dạy 
Ngữ Văn mới. 
Thứ tư, về phương pháp và kỹ thuật dạy học: Không có một phương pháp 
dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung bài học. Mỗi phương 
pháp, kỹ thuật và hình thức dạy học nào, nhiều hay ít, chính hay phụ chỉ có tính 
chất tương đối, có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy, việc phối hợp sử 
 37 
dụng các phương pháp dạy học cần phải linh động cho phù hợp với từng tiết học, 
tránh áp đặt rập khuôn. Tuy có đổi mới nhưng mỗi thầy cô giáo hãy nhớ rằng giờ 
học văn dù có khoa học đến mấy nhưng nếu không có cảm xúc, thẩm mỹ, sự đồng 
cảm, sự thăng hoa, tính giáo dục thì không còn là giờ Văn nữa. Tránh tình trạng chỉ 
đổi mới về hình thức mà chất lượng giờ học không thay đổi, thậm chí giờ dạy trở 
nên lúng túng, ôm đồm, rối rắm và tẻ nhạt hơn. 
 38 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị 
Thặng (2010), Dạy và học tích cực, một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB 
ĐHSP, Hà Nội. 
thong.pdf (Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi 
mới phương pháp dạy học ở trườg THPT, dự án phát triển giáo dục trung học phổ 
thông). 
2. Sách Giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 chương trình chuẩn. 
3. Sách dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn 12, NXB 
ĐHSP, Hà Nội. 
4. Các trang Web đã cung cấp trong nguồn tư liệu cho học sinh. 
5. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ Văn cấp THPT (vụ giáo dục trung 
học, Hà Nội -2014). 
6. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá 
(2015). 
7. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực (www. sch.vn). 
8. Đặc trưng của dạy học tích cực (www.giaoduc.edu.vn). 
9. SKKN: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bút kí trong trường THPT – 
Tài liệu text -123.org. 
10. SGK Ngữ Văn 12 Tập 1 (NXB Giáo dục 2009). 
11. Chuyên đề dạy – học Ngữ Văn 12. Ai đã đặt tên cho dòng sông? 
(Hoàng Phủ Ngọc Tường) – Lê Thị Hường chủ biên (NXB GD 2008). 
12. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp ở trường trung học cơ sở, trung học 
phổ thông: Vận dụng phương pháp Webquest trong dạy học đọc hiểu văn bản ở 
nhà trường THPT – Lê Thị Ngọc Anh NXB. Đại học Sư phạm, H.,2014. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 39 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Một số hình ảnh tìm được về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường 
qua đường link truy cập mà GV cung cấp 
 40 
Phụ lục 2: Kế hoạch làm việc nhóm và biên bản làm việc nhóm 
 KẾ HOẠCH LÀM VIỆC NHÓM 
THÔNG TIN CHUNG 
TÊN NHÓM: SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN:.. 
Nội dung nhóm tìm hiểu: 
NHÓM TRƯỞNG:  
THƯ KÍ:  
PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 
TT Họ và tên 
Công việc được 
giao 
Thời gian hoàn 
thành 
Ghi chú 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
 41 
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 
THỜI GIAN: ĐỊA ĐIỂM: 
TÊN NHÓM:  
SỐ LƯỢNG THÀNH VIÊN: .. THÀNH VIÊN VẮNG MẶT:  
Nội dung nhóm tìm hiểu: 
Sản phẩm của nhóm: 
I. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM THỜI GIAN QUA: 
1. Những công việc đã làm được: 
 42 
2. Những việc chưa làm được: 
II. KẾ HOẠCH THỜI GIAN TỚI: 
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 
Nhóm trưởng 
 43 
Phụ lục 3: Hình ảnh các nhóm thảo luận 
 44 
Phụ lục 4: Phiếu học tập tìm hiểu về thủy trình của Sông Hương 
- PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG NHÓM 1,2 
1. Thủy trình của Sông Hương 
............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ...............
................................................................................................................................. ...........
........................................................................................................................ ....................
............................................................................................................................. ...............
............................................................................................................................................
............................................................................................................................. ............... 
2. So sánh 
Sông Hương về phương diện địa lý 
trong văn học 
 Sông Hương trong tự nhiên 
................................................................... 
................................................................... 
................................................................... 
................................................................... 
..................................................................... 
..................................................................... 
..................................................................... 
.................................................................... 
- PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG NHÓM 3,4 
1. Thủy trình Sông Hương 
............................................................................................................................. .....
..................................................................................................................................
............................................................................................................................. .....
.................................................................................................................................. 
2. So sánh 
Sông Hương trong văn học Sông Hương trong điện ảnh 
................................................................... 
................................................................... 
...................................................................... 
.................................................................... 
.................................................................. 
..................................................................... 
..................................................................... 
...................................................................... 
..................................................................... 
..................................................................... 
 45 
Phụ lục 5: Cáchình ảnh đường link truy cập về hình ảnh Sông Hương 
và phim tài liệu về Sông Hương- dòng sông huyền thoại 
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%B4ng_H%C6%A1ng 
https://www.youtube.com/watch?v=WGO1AWGAmNw 
 46 
Phụ lục 6: Hình ảnh học sinh thuyết trình trước lớp (Vào vai Sông 
Hương thuật lại nguồn gốc và thủy trình của mình) 
 47 
Phụ lục 7: Một số bức tranh học sinh vẽ về Sông Hương 

File đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_phuong_phap_webquest_va_ket_hop_mot_so_phuong.pdf
Sáng Kiến Liên Quan