Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán

 Cơ sở thực tiễn

Năm học 2020-2021 tôi được phân công chăm sóc và giáo dục trẻ độ tuổi

mẫu giáo 3-4 tuổi với tổng số cháu là 42. Trong đó có 22 trẻ gái và 20 trẻ trai

Trong thời gian hè chưa đón trẻ, tôi và đồng nghiệp trong khối 3-4 tuổi đã

xây dựng chương trình nội dung- hoạt động của hoạt động làm quen với toán phù

hợp với đặc điểm phát triển và tuân theo các nguyên tắc giáo dục trẻ. Mặc dù vậy,

khi tiến hành trên thực tế thường ngày, tôi nhận thấy trẻ chưa thật hứng thú khi

hoạt động, chưa tập trung chú ý lắng nghe cô nói, vẫn còn thụ động trong các yêu

cầu của cô, các hoạt động chưa sôi nổi, nên chưa mang lại cho trẻ hiệu quả nhận

thức cao. Vì vậy, tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để thu hút trẻ ở lứa tuổi này vào

bài học để trẻ tập trung lắng nghe cô, hiểu yêu cầu, chủ động trong tương tác với

cô và thực hiện được những nhiệm vụ của hoạt động đưa ra.

Khi bắt đầu thực hiện đề tài, tôi đã nhận thấy những mặt khó khăn và thuận

lợi sau:

1. Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, phòng học sạch sẽ, có các tiện

nghi cần thiết, đồ dùng đồ chơi đầy đủ theo thông tư 02/BGD&ĐT đảm bảo phục

vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ.

- Lớp luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ, tạo điều kiện của BGH nhà

trường và tổ chuyên môn,

- Bản thân tôi là giáo viên có nhiệt huyết với nghề, ham học hỏi, luôn trăn trở

làm thế nào mang những điều tốt nhất để giúp học sinh mình phát triển toàn diện.

- Phụ huynh luôn tin tưởng, sẵn sàng tạo mọi điều kiện cũng như phối hợp

với giáo viên để giúp trẻ yêu thích và tự tin khi học Toán

2. Khó khăn:

- Lớp học đông học sinh (có 42 trẻ). Trong đó có 14 trẻ bắt đầu với môi trường nhóm

lớp nên nề nếp thói quen và các kĩ năng của trẻ chưa có hoặc chưa nhiều.3

- Trẻ 3 tuổi nên sự chênh lệch về nhận thức, kĩ năng của trẻ phụ thuộc vào

tháng sinh (trẻ sinh đầu năm và trẻ sinh cuối năm) còn rõ rệt: Sự tập trung chú ý

không cao; khả năng ghi nhớ có chủ định chưa nhiều.

- Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế, có rất nhiều trẻ nói không rõ và nói ngọng

pdf21 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 2682 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với Toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn hơn, hoặc cành cây xếp thành những 
hình học: hình tam giác, hình chữ nhật, 
9 
Lá vàng rơi làm đồ dùng cho hoạt động dạy đếm 
 Để chuẩn bị cho tiết học, cô tổ chức cho trẻ tìm và nhặt 3 chiếc lá vàng rơi 
làm đồ dùng học tập cho bản thân trẻ. Với việc kích thích sự hứng thú bằng hoạt 
động mở như vậy, trẻ lớp tôi rất hứng thú, tham gia sôi nổi nhiệt tình vào việc tìm 
lá cây. Khi vào hoạt động học, trẻ lại được thao tác trên chính những vật đó, trẻ rất 
vui sướng là có sự tập trung chú ý vào bài học cao. 
* Phụ huynh chuẩn bị 
Ngoài những đồ dùng do trẻ tự làm hay tự chuẩn bị nhằm kích thích sự hứng 
thú của trẻ thì những đồ dùng, vật dụng cá nhân gần gũi của trẻ ở nhà cũng mang lại 
những hiệu quả to lớn. Kiến thức tiếp thu được, được sử dụng trong các hoạt động thực 
tế sẽ mang lại cho trẻ sự ghi nhớ lâu hơn và quá trình tiếp nhận kiến thức cũng tự nhiên 
hơn. Với những đồ dùng, vật dụng cá nhân trẻ ở nhà, cô giáo sẽ phối hợp với phụ 
huynh để chuẩn bị cho trẻ mang đến lớp khi có kế hoạch sử dụng trong hoạt động học. 
Với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, các cháu có ý thức ghi nhớ lời dặn của cô giáo nhưng với trẻ 
3-4 tuổi, ghi nhớ của trẻ chưa chủ định nên ngoài việc dặn các cháu thì thông qua trang 
nhóm lớp, cô giáo sẽ thông báo tới các bậc phụ huynh để chuẩn bị cho con em mình. 
Bằng cách này cũng giúp sự kết nối giữa cô giáo và phụ huynh nhiều hơn trong việc 
dạy dỗ con trẻ. 
Ví dụ: Cho trẻ mang bàn chải đánh răng để học bài “ Nhận biết tay phải, tay 
trái của bản thân”; Trẻ mang giày, dép lên lớp để hoạt động trong bài “ Ghép đôi”. 
Hay nhóm trẻ mặc áo đỏ, nhóm trẻ mặc áo trắng để xếp xen kẽ, 
10 
Trẻ chuẩn bị đồ dùng học bài “ Nhận biết tay phải- tay trái” 
 Với việc tự chuẩn bị bàn chải cá nhân của mình và đưa đến lớp làm đồ dùng 
học tập đã gây cho trẻ lớp tôi sự thích thú. Qua việc lồng ghép một hoạt động 
thường ngày (đánh răng) của mỗi người, tôi đã thực hiện được mục đích tổ chức 
hoạt động “Nhận biết tay phải, tay trái của bản thân”. Đồng thời qua đó, tôi nhẹ 
nhàng giáo dục trẻ duy trì những thói quen tốt của mình. 
Qua hoạt động này, không chỉ đưa lại hiệu quả giáo dục với bản thân trẻ mà còn 
giúp phụ huynh hiểu và đồng hành cùng cô trong các hoạt động của con mình. 
c. Ứng dụng công nghệ thông tin 
Việc sử dụng CNTT với các ứng dụng phần mềm giúp giáo viên thiết kế bài 
giảng điện tử hoặc xây dựng các trò chơi hấp dẫn và sinh động hơn. Các hình ảnh 
với chuyển động chân thực kết hợp với việc lồng ghép tiếng nói của cô giáo khi ra 
yêu cầu của hoạt động tạo sự tò mò và hứng thú lắng nghe của trẻ. Ở trẻ lứa tuổi 3-
4 tuổi, sự tập trung chú ý của trẻ còn hạn chế, trẻ rất nhanh chán vì vậy việc ứng 
dụng CNTT vào hoạt động học là rất cần thiết và mang lại hiệu quả cao. Tuy vậy, 
11 
các kĩ năng nhấn con chuột, thao tác của trẻ mẫu giáo bé còn chưa thuần thục nên 
khi thiết kế trò chơi, tôi cho trẻ trả lời đáp án và cô giáo sẽ giúp trẻ kích câu trả lời 
trên máy tính. 
Ví dụ: Thiết kế trò chơi “Ai chọn đúng”- Cô giáo lồng tiếng nói của mình 
vào yêu cầu của hoạt động “ Bạn hãy giúp tôi chọn món quà to hơn dành tặng chị 
búp bê, chọn món quà nhỏ hơn dành tặng em búp bê?” Khi trẻ trả lời đúng sẽ có 
hiệu ứng và âm thanh vỗ tay chúc mừng. Khi trẻ chọn chưa đúng thì “ Bạn chọn lại 
đi- chưa đúng rồi!” nhằm khuyến khích trẻ thực hiện lại nhiệm vụ tốt hơn. 
Trẻ hứng thú với trò chơi trên máy 
Với những hình ảnh sinh động cùng kết hợp tiếng nói của tôi trong máy tính 
tạo cho trẻ sự ngạc nhiên, hứng thú lắng nghe yêu cầu của trò chơi và thực hiện. 
Như vậy, đồ dùng đồ chơi là một phần quan trọng trong vui chơi và học tập 
của trẻ mầm non. Nó là người bạn đồng hành thân thiết, đem lại niềm vui cho trẻ 
và là khối nguồn của những xúc cảm- tình cảm tích cực của trẻ. 
2. Biện pháp 2. Sử dụng các “thủ thuật’ gây hứng thú 
Thủ thuật là cách thức tiến hành động tác khéo léo và có kĩ thuật hoặc kinh 
nghiệm để thực hiện một công việc nào đó có hiệu quả. Để giúp cho cô giáo có sự 
12 
lắng nghe từ trẻ cũng như tạo ra những tình huống nhằm kích thích sự tương tác 
qua lại giữa cô và trẻ, trẻ và trẻ thì cô giáo, tôi thấy rằng cần phải có những “thủ 
thuật” ở các phần của hoạt động học. Bằng cách sử dụng những “thủ thuật” một 
cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình lắng nghe và lĩnh hội tri 
thức của trẻ. Khi chuẩn bị tổ chức hoạt động học làm quen với Toán, tôi luôn suy 
nghĩ các phương án gây hứng cho trẻ để thực hiện vào hoạt động thực tế: Từ phần 
mở bài đến triển khai các hoạt động chính của nội dung hoat động. 
1. Phần mở bài 
Trong tất cả các hoạt động học nói chung và hoạt động làm quen với Toán 
nói riêng, việc sử dụng lời nói đầu, ý tưởng dẫn dắt vào bài là yếu tố đầu tiên quyết 
định mức độ hiệu quả của bài học. Bởi hiệu quả của bài học được quyết định bởi 
mức độ hứng thú của trẻ, bởi sự tương tác của trẻ và cô giáo trong cả hoạt động. 
Với sự dẫn dắt vào bài hấp dẫn, lôi cuốn sẽ giúp trẻ tập trung chú ý lắng nghe cô 
và chủ động trong toàn bộ hoạt động sau này. Có rất nhiều cách vào bài làm quen với 
Toán mà cô giáo có thể sử dụng được. Đó có thể là lời nói, hay câu chuyện, hay đoạn 
video, trò chơi, bài hát, “tổ chức đi tham quan”, Tuỳ vào từng nội dung của hoạt động 
để lựa chọn từng cách vào bài hấp dẫn, phù hợp và hiệu quả. 
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ đề tài “ Nhận biết tay phải- tay trái”, tôi cho trẻ hát và 
vận động bài hát “ Múa cho mẹ xem” và trò chuyện với trẻ về ý nghĩa của đôi bàn 
tay giúp con người những việc gì? (Bàn tay cầm bàn chải, bàn tay giữ bát, tay để 
bóp vai cho mẹ, tay để thể hiện tình yêu thương với những người thân,) Từ đó 
dẫn dắt trẻ vào nội dung bài học. 
Trẻ hứng thú với cách vào bài của cô 
13 
Qua hoạt động trò chuyện, tôi thu hút trẻ bằng những ngôn ngữ trầm- bổng 
cũng như kết hợp ngôn ngữ cử chỉ, cảm xúc khuôn mặt,của cô để tạo cho trẻ sự 
chú ý lắng nghe 
Ví dụ 2: Khi dạy trẻ đếm đến 4, tôi dựng tình huống tổ chức sinh nhật cho 1 
bạn nào đấy, cho trẻ đếm số nến trên bánh sinh nhật từ đó dẫn dắt trẻ vào bài chuẩn 
bị đồ ( bánh kẹo, cốc nước) để tổ chức sinh nhật bạn 
Ví dụ 3: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề tài 
nhận biết phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật. 
Ví dụ 4: Với nội dung dài học “ cao hơn- thấp hơn” Tôi tạo ra mô hình công 
viên cây xanh và tổ chức cho trẻ đi “tham quan” cùng kết hợp với nhạc sôi động. 
Tại đây, trẻ được quan sát “Công viên” và có những nhận xét ban đầu về nội dung 
bài học 
Ví dụ 5: Khi dạy về nội dung “ Xếp xen kẽ 2 đối tượng theo quy luật”, tôi 
làm trò “ảo thuật” xuất hiện cái vòng tay, cùng với âm nhạc sẽ tạo nên sự hưng 
phấn, thích thú cho trẻ khi bước vào hoạt động. 
Ví dụ 6: Với nội dung “To hơn- nhỏ hơn”, tôi tổ chức cho trẻ đi “siêu thị” tham 
quan về các đồ dùng bày bán tại siêu thị và cùng đàm thoại về những đồ dùng đó. 
Tổ chức cho trẻ đi “tham quan Siêu thị” 
Qua hoạt động gây hứng thú này, trẻ bước đầu nhận biết về các đồ vật có 
kích thước to hơn- nhỏ hơn cũng như là “bước đệm” để cô giáo chuyển hoạt động 
nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả gây hứng thú ở nội dung tiếp theo. 
14 
2. Chuyển tiếp các hoạt động 
 Quá trình tổ chức hoạt động học luôn cần phải lồng ghép chủ điểm một cách 
xuyên suốt từ phần vào bài đến phần kết thúc. Giữa các nội dung của hoạt động luôn 
cần có sự chuyển tiếp, lồng chủ đề một cách nhẹ nhàng, hoặc bằng những câu chuyện 
hấp dẫn lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến một cách tự nhiên. Và qua hoạt động 
chuyển tiếp, trẻ được thay đổi tư thế từ tĩnh sang động (hoặc ngược lại) để tránh sự 
nhàm chán, mệt mỏi cho trẻ. Với hoạt động chuyển tiếp này, tôi thường áp dụng 
những trò chơi nhỏ phù hợp với nội dung bài học và chủ điểm. Hoặc là một nhiệm vụ 
chơi gì đấy phục vụ cho hoạt động tiếp theo giúp trẻ đỡ cảm thấy nhàm chán. 
Ví dụ 1: Khi dạy tiết đếm đến 3 trong chủ đề thực vật, sau khi học hoạt động 
chính đếm đến 3, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”. Vận dụng trò chơi 
gieo hạt với câu cuối “ Lá rụng nhiều quá”, tôi cho trẻ nhặt 3 chiếc lá rụng và tổ 
chức hoạt động củng cố tiếp theo. 
Như vậy, với trò chơi nhỏ chuyển tiếp, tôi đã thay đổi từ hoạt động “tĩnh” 
trước của trẻ sang hoạt động “động” nhẹ nhàng mà phù hợp với triển khai nội 
dung tiếp theo 
Ví dụ 2: Trong hoạt động “ To hơn- nhỏ hơn”, sau hoạt động chính “ Nhận 
biết to hơn- nhỏ hơn”, thay bằng việc trẻ mang rổ đồ dùng đi cất, tôi tổ chức trò 
chơi “Ai xếp đúng” bằng cách đưa ra thử thách đặt đĩa nhỏ hơn, bát nhỏ hơn lên 
bàn nhỏ hơn, đặt đĩa to hon, bát to hơn lên bàn to hơn. Qua hoạt động chuyển tiếp 
này, trẻ không những được thay đổi tư thế mà nó còn lồng ghép 1 bài tập luyện tập 
rất nhẹ nhàng cho trẻ 
Ví dụ 3: Với mục đích cho trẻ lấy rổ đồ dùng để thực hiện hoạt động, tôi đưa 
ra tình huống là siêu thị tặng quà cho các khách mời dự ngày khai trương và mỗi 
trẻ sẽ tới khu vực cho trước để nhận rổ quà. Qua đó vừa đạt được mục tiêu đề ra 
vừa tạo được tâm lý vui vẻ, hứng khởi cho trẻ khi bắt đầu vào nội dung bài học. 
Hơn nữa, nó giúp trẻ tiếp nhận kiến thức từ bài học bằng những đồ dùng đó vui vẻ, 
tự nhiên hơn. 
Trẻ đi theo hàng nhận “quà” từ “siêu thị” gửi tặng 
15 
 Qua hoạt động chuyển tiếp này, trẻ được phát triển vận động nhanh nhẹn đi 
lấy rổ đồ dùng và về vị trí để thực hiện hoạt động tiếp theo. Tuy trẻ 3-4 tuổi còn 
bé, kĩ năng còn hạn chế nhưng những tình huống tôi đưa ra đã hấp dẫn được trẻ và 
trẻ thực hiện rất hứng thú. 
 Ví dụ 4: Trong hoạt động “ To hơn- nhỏ hơn”, tôi đã sử dụng “ảo thuật” để 
gây hứng thú trong hoạt động chuyển tiếp. Tôi thực hiện cho trẻ quan sát và nhận 
xét xem hộp nào đã biến mất (bỏ hộp nhỏ và hộp to). 
Trẻ hứng thú xem cô biểu diễn “ảo thuật” 
Thủ thuật này hấp dẫn, mới lạ và tăng sự hứng thú cho trẻ lớp tôi: Vừa bước 
đầu nhận biết hộp nào to hơn, hộp nào nhỏ hơn, vừa là bước đệm để cô sử dụng 2 
hộp ( hộp to và hộp nhỏ) làm giáo cụ để dạy trẻ. 
3. Gây hứng thú bằng hình thức nêu gương 
Thực tế nêu gương- động viên khuyến khích là một yếu tố rất quan trọng 
trong việc tạo hứng thú cho trẻ học tập, đặc biệt là với lứa tuổi 3-4 tuổi. Lúc này, 
tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn chủ quan, trẻ đã 
biết khát khao sự trìu mến yêu thương, đồng thời lo sợ trước những thái độ thờ ơ 
lạnh nhạt của những người xung quanh. Trẻ cũng nắm bắt được nhiều cảm xúc của 
người lớn và biết cách làm cho cô giáo, bố mẹ hài lòng với một động lực hết sức 
mạnh mẽ là được khen ngợi và yêu thương. Hiểu được điều đó, tôi luôn chú ý động 
viên khuyến khích kịp thời trẻ trong giờ hoạt động làm quen với Toán để mang lại 
cho trẻ sự hứng khởi, vui vẻ và hứng thú tham gia hoạt động. 
Ví dụ: Sau các câu trả lời đúng của trẻ, hay những câu nói đầy đủ câu từ, tôi 
đều khen trẻ và nêu gương trẻ với cả lớp. Không những trẻ sẽ cảm thấy vui sướng 
mà các bạn khác cũng nhìn vào bạn mình để tích cực hoạt động, tương tác với cô 
để được cô khen như bạn. 
3. Biện pháp 3. Tổ chức hoạt động học bằng hình thức “Chơi” 
Với trẻ lứa tuổi mẫu giáo, chơi là hoạt động chủ đạo. Hoạt động chơi 
quyết định sự hình thành, phát riển tâm lý và nhân cách cho trẻ. Chơi là một hoạt 
16 
động độc lập, tự do, tự nguyện của trẻ mẫu giáo và qua trò chơi trẻ rèn luyện được 
tính độc lập, tính sáng tạo cũng như sự tương tác của mình với thế giới xung quanh. 
Gắn với hoạt động chủ đạo “học mà chơi, chơi mà học”, việc tổ chức các 
hoạt động học dựa trên cơ sở trò chơi sẽ giúp cho trẻ được hoạt động liên tục, dần 
chủ động trong các hoạt động học toán, tăng sự hứng thú cho trẻ, giảm sự trì trệ, 
mỏi mệt cho trẻ. 
Trò chơi là một trong những phương tiện dạy học nhằm thúc đẩy sự 
hình thành những biểu tượng toán học, nó tạo tình huống để trẻ áp dụng những kiến 
thức thu được của mình vào việc thực hiện các nhiệm vụ chơi để đạt được mục đích của 
hoạt động. Qua trò chơi, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng trong 
những tình huống khác nhau nên kiến thức của trẻ được củng cố. Thông qua các hoạt 
động “chơi”, trẻ sẽ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải 
mái, giúp trẻ dễ dàng vượt qua những khó khăn trở ngại nhất định của độ tuổi 3-4. Trẻ 
tiếp nhận nhiệm vụ học tập như nhiệm vụ chơi, do đó tính tích cực của hoạt động nhận 
thức trong lúc chơi được nâng cao. Và việc trẻ chơi đùa một cách thích thú sẽ là cơ sở 
để trẻ học tập tích cực. 
Vì thế, việc xây dựng nội dung trò chơi xuyên suốt cả hoạt động luôn được 
tôi quan tâm hàng đầu và lên kế hoạch phù hợp từng đề tài, từng chủ điểm. Nội 
dung của trò chơi đôi khi chỉ là gồm các hoạt động gắn với quá trình chăm sóc giáo 
dục trẻ hay gắn với nhu cầu tình cảm, cảm xúc của trẻ. Khi tham gia chơi, trẻ được 
phát triển trí tuệ, tư duy, ngôn ngữ, óc sáng tạo, mở rộng thêm những hiểu biết về 
thế giới xung quanh, tiếp nhận thêm những kiến thức gần gũi cũng như giáo dục 
được trẻ các mối quan hệ khi chơi phải biết phối hợp nhau trong trò chơi, biết 
nhường nhịn lẫn nhau, trẻ được giao lưu với nhau một cách tự nhiên và thoải mái, 
giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và xây dựng những tình cảm xã hội rất cần thiết 
cho vốn sống của trẻ. 
 Ví dụ 1: Trong hoạt động “ To hơn – nhỏ hơn”, tôi xây dựng hoạt động học 
bằng cách “chơi” xuyên suốt từ đầu đến cuối hoạt động. 
Mở đầu bài: “Đi siêu thị tham quan” 
Chuyển tiếp: Lấy rổ quà của siêu thị 
Hoạt động 1: Chơi “ Sắp xếp đồ dùng” 
Hoạt động 2: Chơi “ Ai chọn đúng” 
 Chơi “ Ai xếp đúng” 
Hoạt động 3: Chơi “Thi ai nhanh hơn” 
17 
Trò chơi “ Thi ai nhanh” (Chọn bóng to để vào rổ to, bóng nhỏ để vào rổ nhỏ) 
 Qua hoạt động này, trẻ lớp tôi được hoạt động liên tục, trẻ chủ động trong tất 
cả các hoạt động, cô giáo chỉ là người đứng ra tổ chức các trò chơi. Buổi học diễn 
ra vui vẻ, hấp dẫn, kết hợp trò chơi “tĩnh” rồi đến trò chơi “động” luân phiên nhau 
phù hợp với trẻ. Trong hoạt động, trẻ vừa thoải mái tương tác với cô và bạn vừa 
đạt được những mục tiêu kiến thức của hoạt động đưa ra. 
 Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động “ Nhận biết tay phải- tay trái của bản thân”, tôi 
tổ chức hoạt động mô phỏng thực hiện các hoạt động thường ngày của trẻ như 
đánh răng, học bài, vui chơi. 
Mở đầu bài: Chơi trò chơi “bàn tay xinh” và trời sáng 
HĐ1: Nhận biết tay phải tay trái qua hoạt động đánh răng buổi sáng: tay 
phải cầm bàn chải, tay trái cầm cốc nước. Qua hoạt động này, tôi giúp trẻ nhận biết 
được tay phải và tay trái của bản thân 
HĐ2. Luyện tập qua hoạt động chơi: Tổ chức giờ học đến rồi và cho trẻ đi 
lấy bảng và bút. Qua hoạt động giúp trẻ luyện tập, củng cố nhận biết tay phải và 
tay trái 
HĐ3: Củng cố cho trẻ nhận biết tay phải, tay trái qua trò chơi “ Ai nhanh 
hơn”. Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi với luật chơi: Gõ vào mặt trống “Tùng” thì 
giơ tay phải, gõ và đai trống “Cắc” thì giơ tay trái. 
18 
Hoạt động học “ Nhận biết tay phải – tay trái của bản thân” 
Như vậy, bằng cách mô phỏng lại những hoạt động thường ngày của trẻ 
trong 1 buổi sáng, tôi đã cung cấp kiến thức bài học cho trẻ một cách nhẹ nhàng, 
gần gũi, tự nhiên mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức cho trẻ. 
 Ví dụ 3: Trong hoạt động nhận biết các hình hình học: Hình tròn, Hình 
vuông, hình tam giác, hình chữ nhật, tôi tổ chức các trò chơi xuyên suốt về hình 
hình học cho trẻ để giúp trẻ nhận biết, phân biệt các hình: Trò chơi lăn hình (hình 
tròn lăn được); Tìm nhà theo yêu cầu, tạo hình từ các hình hình họcgiúp trẻ đỡ 
thấy chán khi hoạt động với các hình học khô khan. 
Trò chơi “Tìm nhà” 
19 
 Qua những cách tổ chức hoạt động này, tôi thấy trẻ lớp tôi rất thích thú với 
những giờ hoạt động làm quen với Toán. Bởi trẻ được học mà như đang chơi và 
được chơi nhưng lại đạt được những kiến thức, kĩ năng của hoạt động đưa ra 
 Quả đúng như vậy, vui chơi là hoạt động chủ đạo, là “cuộc sống” của trẻ 
mẫu giáo nói chung và trẻ 3-4 tuổi nói riêng. Vui chơi là phương tiện hiệu quả nhất 
để phát triển các chức năng tâm lý, sinh lý và hình thành nhân cách của trẻ. Sự sáng 
tạo thông qua chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và nhận thức. 
 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
Qua thời gian gần 5 tháng triển khai các biện pháp trên vào các hoạt động 
thực tế làm quen với Toán ở lớp mình giảng dạy, tôi thấy trẻ lớp tôi đã có những 
bước phát triển rõ rệt. Trẻ yêu thích học toán, hứng thú tham gia vào các hoạt động 
vui chơi do cô tổ chức, tự tin giao tiếp với cô giáo và các bạn, chủ động trong các 
hoạt động. 
Kết quả khảo sát thực tế trong 2 hoạt động làm quen với Toán vào tháng 
3/2021 của năm học 2020-2021 như sau: 
Bảng khảo sát mức độ hứng thú của trẻ trong hoạt động làm quen với Toán 
( Sau khi thực hiện đề tài) 
T
T 
Đặc điểm 
hứng thú khi 
tham gia HĐ 
làm quen với 
toán 
Tổng 
số 
trẻ 
Mức độ thể hiện 
Tốt Khá 
Trung 
bình 
Yếu 
Số 
trẻ 
Tỷ lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỷ lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỷ lệ 
% 
Số 
trẻ 
Tỷ 
lệ 
% 
1 
Tập trung, chú 
ý lắng nghe 
42 15 35,7 20 47,6 5 12,3 2 4,4 
2 
Tự tin tương 
tác với cô giáo 
và bạn khi 
tham gia HĐ 
42 13 30,9 16 38,1 11 26,6 2 4,4 
3 
Thực hiện 
theo yêu cầu 
của HĐ đề ra 
42 20 47,6 17 40,1 5 12,3 0 0 
4 
Hứng thú và 
chủ động hoạt 
động 
42 14 33,3 17 40,1 9 22,2 2 4,4 
20 
PHẦN III. KẾT LUẬN 
I. Ý nghĩa của đề tài 
1. Đối với trẻ 
- Trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt trong hoạt động làm quen với Toán. Trẻ 
có nề nếp học hành: Biết chú ý lắng nghe cô; Tự tin giao tiếp với cô giáo (Trả lời 
câu rõ ràng, trả lời cô khi được hỏi,); 
- Trẻ chủ động trong hoạt động cá nhân khi có nhiệm vụ đưa ra. 
- Trẻ chủ động hỏi cô các kiến thức về môn Toán 
- Trẻ yêu thích hoạt động làm quen với Toán 
2. Đối với giáo viên 
- Giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, tự tin khi tiến hành các hoạt động 
làm quen với Toán cho trẻ- Bộ môn được xem là môn dạy khó 
- Kết nối tình cảm cô- trò khi tiết học bây giờ là “giờ chơi”, không nặng nề 
việc truyền tải kiến thức kiểu truyền thống 
 3. Đối với phụ huynh 
- Phụ huynh yêu quý, tôn trọng và hỗ trợ cô giáo trong tất cả các hoạt động 
 - Phụ huynh vui vẻ khi con mình nhận thức được nhiều kiến thức Toán dù chỉ 
mới 3-4 tuổi 
II. Những kết luận, kiến nghị và đề xuất 
1. Kết luận 
Qua thời gian thực hiện đề tài và thực tế giảng dạy bộ môn, tôi đã rút ra 
được một số kinh nghiệm để thực hiện tốt hoạt động làm quen với Toán cho trẻ thì 
bản thân phải cần: 
Yêu thương, quan tâm đến trẻ và hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý cũng như khả 
năng nhận thức của độ tuổi mình phụ trách 
Nắm chắc phương pháp bộ môn làm quen với Toán để lên kế hoạch nội 
dung, hoạt động phù hợp 
Tích cực làm đồ dùng sáng tạo, thay đổi hình thức hoạt động học tạo ra sự 
mới mẻ 
Tích cực trau dồi CNTT; Tham khảo, sáng tạo nhiều thủ thuật cũng như trò 
chơi mới lạ, kích thích sự hứng thú của trẻ 
Luôn tạo cho bản thân những năng lượng tích cực để mang đến cho trẻ 
những điều phù hợp và tốt đẹp. 
21 
2. Kiến nghị và đề xuất 
 Qua quá trình thực hiện đề tài, để tạo điều kiện giúp giáo viên thiết kế các 
hoạt động làm quen với Toán hấp dẫn, sinh động, thu hút được trẻ hơn, tôi xin 
được đề xuất một vài kiến nghị như sau: 
- Bổ sung các loại tài liệu về phương pháp làm quen với Toán để giáo viên 
tham khảo, nghiên cứu, tìm ra cách xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ đạt 
hiệu quả 
- Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi thăm quan các trường trọng điểm để 
giáo viên học hỏi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tập trung về CNTT cho các giáo viên để 
nâng cao kiến thức nhằm thiết kế giáo án điện tử hay, hấp dẫn trẻ. 
Trên đây là “Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trong 
hoạt động làm quen với Toán” tôi đã đúc kết, vận dụng trong quá trình thực hiện 
giảng dạy bộ môn và đã thu được kết quả khả quan. Tôi mạnh dạn trình bày và rất 
mong được sự góp ý của lãnh đạo cấp trên cũng như các bạn đồng nghiệp. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Vinh, ngày 25 tháng 3 năm 2021 
 Người viết 
 Đặng Thị Quý Huyên 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_mau_gia.pdf
Sáng Kiến Liên Quan