Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng atlat trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 9 trường THCS

Thực trạng

Do trường nằm trong vùng nông thôn nên điều kiện, thiết bị dạy học không được đầy đủ như những đơn vị khác. Đặc biệt việc trang bị các thiết bị còn thiếu rất nhiều trong đó có Atlat. Trong thư viện cũng như phòng thiết bị còn thiếu rất nhiều các thiết bị phục vụ việc dạy học đặc biệt đối với Địa lí, nếu có thì những thiết bị đó đã quá lâu nên bị hư hao hoặc bị cũ.

Trên thực tế học sinh xuất thân từ gia đình có nền kinh tế chưa đủ điều kiện để mua sắm các thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc học. Nhưng nếu các em muốn mua một cuốn Atlat đầu tư cho việc học thì hầu hết các gia đình đều đáp ứng và sẵn lòng đầu tư. Điều quan trọng là người thầy biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả.

Giáo viên ít sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà chỉ trừ khi bài thực hành và bài tập đó yêu cầu phải sử dụng Atlat. Sử dụng atlat trong một tiết dạy đòi hỏi thật kĩ lưỡng từ khâu nghiên cứu đến khâu soạn bài, như vậy rất tổn thời gian, nên giáo viên chỉ chú ý đến việc hoàn thành giáo án 45 phút mà thôi.

Đa số học sinh chưa trang bị đầy đủ atllat, do điều kiện đi lại khó khăn, ít nơi bán nên việc mua Atlat gặp khó khăn. Các em rất lúng túng và khó khăn khi sử dụng Atlat

1. Thuận lợi:

- Khi sử dụng Atlát giờ học địa lí trở nên sinh động, hứng thú hơn. Học sinh đỡ nhàm chán, căng thẳng do sự thay đổi trạng thái tâm lí trong giờ học. Tích cực, động não sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tránh lối ghi nhớ máy móc nặng về lí thuyết. Học sinh không phải học nhiều, đọc nhiều tốn nhiều thời gian. Học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ tái hiện kiến thức do được quan sát trực quan, tự làm việc nội dung kiến thức được khắc sâu hơn.

- Đối với việc học bài cũ và làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh độc lập làm việc , hiệu quả cao hơn.Tiện lợi cho học sinh tra cứu, nghiên cứu nhiều bản đồ, để phân tích giải thích nhiều hiện tượng.

- Rèn luyện kĩ nâng bản đồ. Khi sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp giúp giáo viên phối hợp, vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới , làm học sinh tích cực tham gia, phát huy tính sáng tạo của học sinh.

2. Khó khăn:

 - Giáo viên khi dạy thường ít chú ý đến khâu sử dụng, chỉ dùng Atlát trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác trong nhà trường không đủ số lượng cung cấp cho học sinh, hơn nữa giá thành mỗi cuốn Atlát khá cao, học sinh không có điều kiện sẽ khó khăn trong việc mua cho mình làm tài liệu học.

- Kĩ năng vẽ bản đồ của học sinh còn thấp. Cách đọc kiến thức trê bản đồ còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh ít được hướng dẫn sử dụng Atlat nên còn lúng túng và khai thác chưa có hiệu quả.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp sử dụng atlat trong việc nâng cao chất lượng dạy học Địa lí 9 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG ATLAT TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY HỌC ĐỊA LÍ 9 TRƯỜNG THCS
 Lê Thị Phương Châu
 Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Tây
I. Đặt vấn đề:
Dạy học theo phương pháp đổi mới là một trong những yêu cầu quan trọng của ngành giáo dục. Đó là phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng tính thực hành, tư duy của học sinh được làm việc nhiều hơn, sáng tạo hơn để chiếm lĩnh tri thức và vận dụng vào thực tiễn.
Đối với môn địa lí dạy học theo hướng đổi mới đã và đang diễn ra sôi nổi, tích cực. Đó là việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, tìm kiếm thông tin, kiến thức thông qua kênh chữ, kênh hình ở sách giáo khoa. Bên cạnh đó môn Địa lí còn có đồ dùng, phương tiện dạy học vô cùng phong phú như: bản đồ,lược đồ, tranh ảnh... Trong đó đặc biệt cần thiết đối với học sinh THCS và THPT trong học tập,các cuộc thi cử là tập Atlat Địa lí Việt Nam gắn liền với đời học sinh. 
Trong dạy học nói chung và trong môn địa lí nói riêng, việc dạy học sử dụng và khai thác kênh hình trong qua trình dạy học là một việc làm không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp hiện nay. Việc sử dụng Atlat trong dạy học là một việc hết sức quan trọng và là đặc trưng của môn Địa lí, Tập Atlat là một quyển sách thứ hai mà nội dung kiến thức thể hiện chủ yếu bằng bản đồ.
II. Thực trạng
Do trường nằm trong vùng nông thôn nên điều kiện, thiết bị dạy học không được đầy đủ như những đơn vị khác. Đặc biệt việc trang bị các thiết bị còn thiếu rất nhiều trong đó có Atlat. Trong thư viện cũng như phòng thiết bị còn thiếu rất nhiều các thiết bị phục vụ việc dạy học đặc biệt đối với Địa lí, nếu có thì những thiết bị đó đã quá lâu nên bị hư hao hoặc bị cũ.
Trên thực tế học sinh xuất thân từ gia đình có nền kinh tế chưa đủ điều kiện để mua sắm các thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc học. Nhưng nếu các em muốn mua một cuốn Atlat đầu tư cho việc học thì hầu hết các gia đình đều đáp ứng và sẵn lòng đầu tư. Điều quan trọng là người thầy biết cách hướng dẫn học sinh vận dụng như thế nào để đạt hiệu quả.
Giáo viên ít sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp và làm bài tập ở nhà chỉ trừ khi bài thực hành và bài tập đó yêu cầu phải sử dụng Atlat. Sử dụng atlat trong một tiết dạy đòi hỏi thật kĩ lưỡng từ khâu nghiên cứu đến khâu soạn bài, như vậy rất tổn thời gian, nên giáo viên chỉ chú ý đến việc hoàn thành giáo án 45 phút mà thôi.
Đa số học sinh chưa trang bị đầy đủ atllat, do điều kiện đi lại khó khăn, ít nơi bán nên việc mua Atlat gặp khó khăn. Các em rất lúng túng và khó khăn khi sử dụng Atlat
1. Thuận lợi:
- Khi sử dụng Atlát giờ học địa lí trở nên sinh động, hứng thú hơn. Học sinh đỡ nhàm chán, căng thẳng do sự thay đổi trạng thái tâm lí trong giờ học. Tích cực, động não sẽ trở nên năng động, sáng tạo hơn. Tránh lối ghi nhớ máy móc nặng về lí thuyết. Học sinh không phải học nhiều, đọc nhiều tốn nhiều thời gian. Học sinh dễ hiểu bài hơn, dễ tái hiện kiến thức do được quan sát trực quan, tự làm việc nội dung kiến thức được khắc sâu hơn.
- Đối với việc học bài cũ và làm bài tập, chuẩn bị bài mới ở nhà sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh độc lập làm việc , hiệu quả cao hơn.Tiện lợi cho học sinh tra cứu, nghiên cứu nhiều bản đồ, để phân tích giải thích nhiều hiện tượng.
- Rèn luyện kĩ nâng bản đồ. Khi sử dụng Atlat trong quá trình dạy học trên lớp giúp giáo viên phối hợp, vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới , làm học sinh tích cực tham gia, phát huy tính sáng tạo của học sinh.
2. Khó khăn:
	- Giáo viên khi dạy thường ít chú ý đến khâu sử dụng, chỉ dùng Atlát trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặt khác trong nhà trường không đủ số lượng cung cấp cho học sinh, hơn nữa giá thành mỗi cuốn Atlát khá cao, học sinh không có điều kiện sẽ khó khăn trong việc mua cho mình làm tài liệu học.
- Kĩ năng vẽ bản đồ của học sinh còn thấp. Cách đọc kiến thức trê bản đồ còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh ít được hướng dẫn sử dụng Atlat nên còn lúng túng và khai thác chưa có hiệu quả.
III. Biện pháp thực hiện
	Bản thân đã áp dụng và đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Atlat trong Địa lí 9 như sau: 
1. Các bước khi sử dụng Atlat
Khi sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong việc dạy hoc địa lí giáo viên cần tiến hành theo các bước sau :
Bước 1: Nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa có liên quan đến các bản đồ trong Atlat. Khi soạn một tiết dạy, giáo viên nên nghiên cứu nội dung bài học có cần sử dụng Atlat hay không? Phần nội này sử dụng Atlat có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh không? Thời lượng tiết học có đảm bảo thời gian không? Xem xét phần nội dung bài học nào cần sử dụng Atlat.
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập hoặc trò chơi có liên quan đến bản đồ trong Atlat và phù hợp với nội dung bài học.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi tạo cơ hội cho học sinh tích cực, chủ động tái hiện những kiến thức bản đồ đã có, thực hiện các thao tác trí óc khác nhau để vận dụng vào việc phân tích bản đồ, so sánh bản đồ và rút ra kết luận. Có các dạng câu hỏi: Rèn luyện các kĩ năng xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ, nêu giá trị kinh tế. Rèn luyện kĩ năng xác định và mô tả thành phần, yếu tố địa lí như tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội trên bản đồ trong Atlat, phát hiện ra các mối quan hệ nhân quả đồng thời thấy được tính cụ thể trong quá trình tìm hiểu kiến thức. .
	+ Giáo viên ra các bài tập cho học sinh làm trên lớp hoặc về nhà là một trong những hình thức vận dụng tri thức địa lí và kiến thức bản đồ để tìm tòi, phát hiện những kiến mới, nắm vững tri thức, kĩ năng địa lí.
+ Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi địa lí gắn với bản đồ khi dạy bài mới hoặc củng cố bài như gắn tên địa danh, ô chữ,việc tổ chức trò chơi nhằm gây sự chú ý, hứng thú học tập cho học sinh, rèn luyện tính độc lập, xoá bỏ sự nhút nhát, tạo sự gần gũi, đoàn kết, thân thiện giữa học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh. Đồng thời rèn luyện tư duy, nhận biết, xác định vị trí các đối tượng địa lí trên bản đồ, xác lập mối quan hệ nhân quả trong kiến thức địa lí.
	 Bước 3: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong Atlat liên quan đến bài học.
+ Giao nhiệm vụ phải rõ ràng, dứt khoát để học sinh có thể dễ dàng thực hiện. Nên phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học: theo hình thức toàn lớp, cá nhân hay nhóm thảo luận tuỳ theo từng nội dung câu hỏi bài tập.
	+ Hướng dẫn học sinh khai thác được tri thức trong Atlat, mối quan hệ giữa trang Atlat này với trang Atlat khác để học sinh tìm ra kiến thức đúng.
Bước 4: Cho học sinh trao đổi và nêu kết quả nghiên cứu từ các bản đồ ở Atlat.
	+ Học sinh tiến hành làm việc theo nhiệm vụ mà giáo viên đã phân công ở bước3.
	+ Giáo viên lần lượt cho học sinh trình các ý kiến của mình, các học sinh khác lắng nghe và bổ sung.
- Giáo viên kết luận, chốt kiến thức đúng, học sinh lắng nghe và ghi chép bài.
2. Biện pháp nâng cao chất lượng sử dụng Atlat
2. 1. Vận động học sinh mua Atlat địa lí Việt Nam để sử dụng trong việc học địa lí
Để hình thành kĩ năng sử dụng Atlat thì việc đầu tiên là vận động các em mua một cuốn Atlat. Chính vì vậy mà từ năm 2019- 2020 tôi đã vận động học sinh mua Atlat, từ đó các em đã làm quen với Atlat và hiểu được vai trò của Atlat trong các tiết học nên các em đều đem theo mỗi khi có tiết địa lí. Đối với những em có hoàn cảnh khó khăn năm 2019- 2020 tôi đã đề nghị với thư viện nhà trường tạo điều kiện cho các em mượn. Đây là bước đầu tiên trong việc nâng cao kĩ năng sử dụng Atlat.
2. 2. Kĩ năng khai thác kiến thức trong Atlat - địa lí dân cư
	- Đọc nội dụng chính biểu hiện trên bảng chú giải.
	- Đọc cột thể hiện dân số (để biết dân số qua các năm tăng hay giảm và nguyên nhân).
	- Đọc biểu đồ cơ cấu dân số theo giới tính, theo tuổi ( để biết rõ sự biến đổi dân số và tương lai cơ câu dân số thay đổi như thế nào).
	- Phân tích bản đồ để thấy được cái khác nhau của sự phân bố dân cư giữa các vùng miền.
2. 3. Kĩ năng khai thác kiến thức trong Atlat- địa lí kinh tế- xã hội
	- Đọc bản đồ giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế 
( Biết được chiều hướng sự thay đổi cơ cấu kinh tế ).
	- Đọc giá trị sản xuất của nông – lâm - ngư và công nghiệp ( tình hình phát triển, tình hình các tài nguyên cũng như giá trị, đọc được các vùng nông - công nghiệp, ). Trong các nội dung được thể hiện bằng nhiều cách như; Vùng nông nghiệp thể hiện bằng các màu khác nhau, diện tích các vùng nông nghiệp và giới hạn thể hiện bằng màu và chữ số la mã
	- Đọc đối chiếu các kí hiệu chung đầu trang với kí hiệu nội dung từng phần sẽ biết được nội dung toàn bộ cây trồng vật nuôi cũng như các ngành kinh tế.
2. 4. Kĩ năng khai thác kiến thức trong Atlat- địa li kinh tế các vùng
	Trong phần này vùng kinh tế có 7 vùng từ vùng trung du miền núi bắc bộ đến Đồng bằng Sông Cửu Long ( trang 26 đếm trang 30)
	- Phần tự nhiên: Thể hiện độ cao địa hình, dãy núi, khoáng sản,các con sông, đồng bằng, đỉnh núi.bằng những màu sắc, kí hiệu cụ thể hóa.
	- Phần kinh tế: Thể hiện các đường ranh giới quốc gia, các cửa khẩu, cây trồng, vật nuôi, bãi tôm, bãi cá, các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp, ..Nên khi khai thác phải chú ý kết hợp 2 bản đồ lại. Địa lí tự nhiên giải thích cho đặc điểm địa lí kinh tế
3. Biện pháp riêng
- Tăng cường cho bài tập về nhà liên quan đến những dạng bài tập phân tích Atlat. Tạo nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến để học sinh có thể hỗ trợ nhau trong quá trình làm bài.
- Đưa những nội dung bài liên quan đến phân tích Atlat vào những bài kiểm tra thường xuyên và bài kiểm tra học kì, giữa học kì...
IV. Kết quả đạt được
Bằng việc nghiêm túc thực hiện các giải pháp trên, tôi thấy kết quả thay đổi theo chiều hướng rất tích cực. Cụ thể dự giờ đánh giá tay nghề giáo viên từ tiết dạy thông thường cho đến tham gia các cuộc thi đều được ban giám khảo đánh giá cao. Còn đối với học sinh thái độ cũng như tư tưởng thay đổi một cách tích cực, học sinh không còn thụ động mà tham gia tích cực vào hoạt động của giáo viên. Học sinh yêu thích môn học và hứng thú say mê tìm hiểu về môn học địa lý đông hơn, nhiều hơn. Chính vì thế kết quả học tập cũng được nâng cao hơn. Dưới đây là bảng kết quả so sánh 3 năm gần nhất mà tôi từng giảng dạy:
Môn
TSHS
Chất lượng giảng dạy môn lịch sử qua các năm
Ghi chú
Năm học 2018 - 2019
Năm học 2019 - 2020
Giỏi %
Khá %
TB %
Yếu %
Giỏi %
Khá %
TB %
Yếu %
Địa 9
75
22/ 29,33
27/
36,00 
24/
32,00 
 2/ 
2,67
28/ 37,34
30/ 
40,00
 16/ 
21,33
 1/
1,33
	Theo bảng số liệu trên cho thấy học sinh khá giỏi tăng cụ thể là năm học 2019 – 2020 so với năm 2018 – 2019: Giỏi tăng 8,01 % ; Khá tăng 10,00% ; Còn yếu giảm 1,34 %
V. Bài học kinh nghiệm
Qua đây tôi nhận thấy rằng đối với môn địa lí khi sử dụng Atlat nó diễn giải các vấn đề địa lí đi từ các chung đến cái riêng; Từ tự nhiên đến kinh tế xã hội; Từ tổng thể đến các bộ phận. Có thể nói rằng Atlát vừa là nguồn cung cấp kiến thức, thông tin tổng hợp, là phương tiện, là dụng cụ để giúp cho học sinh thích thú, lôi cuốn trong học tập. Điều đó không những tạo sự hứng thú học tập cho học sinh mà còn giúp học sinh học tốt hơn, sáng tạo trong học tập có thể khắc sâu kiến thức một cách tự nhiên nhất.
VI. Kiến nghị
- Đối với Ban giám hiệu: Tăng cường mua Atlat với số lượng nhiều để dễ dàng hơn trong quá trình dạy và học môn Địa lí.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên nhắc nhở học sinh chủ động hơn khi làm bài tâp về nhà, mạnh dạn trao đổi với giáo viên bộ môn về phương pháp, kĩ năng phân tích, khi những nội dụng bài chưa nắm rõ.
- Đối với học sinh: Cần dành nhiều thời gian để tìm hiểu, tham khảo những bài khó, chủ động hơn khi làm bài tập về nhà. 
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giải dạy môn địa lí ở trường THCS, mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Người viết
 Lê Thị Phương Châu
 Xác nhận của Hiệu trưởng
Hiệu trưởng trường THCS . xác nhận: Biện pháp..của giáo viên:áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
., ngày tháng năm 2021
 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_su_dung_atlat_trong_viec_nan.doc
Sáng Kiến Liên Quan