Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp "Rèn học sinh yếu kém"
Năm học 2010-2011 là năm Bộ GD & ĐT tiếp tục chỉ đạo thực hiện "Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2010 - 2015 gắn với việc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị. Từ chủ đề năm học nêu trên, trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tân Uyên trên cơ sở phát huy kết quả đạt được của năm học 2009-2010, BGH trường Tiểu học số 2 Thị trấn Tân Uyên đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm học 2010-2011: thống nhất quan điểm, mục tiêu và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ.
Là một thành viên của ngành giáo dục, trực tiếp làm công tác giảng dạy ở bậc tiểu học. Đối tượng tiếp xúc là học sinh tiểu học, tuổi chập chững bước vào ngưỡng cửa của việc giáo dục kiến thức văn hoá. Đây là nơi đào tạo, xây dựng cơ sở ban đầu, là nền móng của giáo dục và đào tạo con người. ở đây học sinh sẽ được làm quen với việc tiếp thu kiến thức mới lạ, đồng thời cũng chính là nơi đào tạo xây dựng nhân cách cho mỗi học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức mới. Từ việc nắm kiến thức cũ các em dễ dàng tiếp thu kiến thức mới có hệ thống, có sự lô gíc giữa kiến thức cũ. Từ đó học sinh sẽ có vốn kiến thức của mình để tiếp tục học lên bậc học lớn hơn nữa.
n cành) Giáo viên nhắc lại:Vậy trẻ em được so sánh với búp trên cành ý nói rằng trẻ em còn rất non nớt rất dễ gãy như búp non trên cành cần được người lớn chăm sóc. + Ví dụ: Môn Toán - Bài tính giá trị của biểu thức Đề bài: Tính giá trị của biểu thức: 810 : (3 x3) đối với học sinh khá giáo viên đưa ra câu hỏi + Biểu thức trên có gì đặc biệt? (có dấu ngoặc đơn) + Nêu cách thực hiện, học sinh làm: 810 : (3 x3 ) = 810 : 9 = 90 + Đối với học sinh trung bình - yếu giáo viên cho học sinh đọc biểu thức đó lên và hỏi: + Trong biểu thức trên có những phép tính nào?( tính chia và tính nhân n) + Phép tính nhân được đặt trong dấu nào? (dấu ngoặc đơn) + Ta cần thực hiện phép tính nào trước? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện luôn . Phép tính nhân 3 x3 = giáo viên hỏi 3 được lấy mấy lần (3 lần) có nghĩa là 3 +3 +3 lúc này cho học sinh cộng nhẩm ra kết quả là 9; Giáo viên hướng dẫn làm tiếp 81: 9 gợi ý cho học sinh nhớ lại bảng nhân chia 9 để tìm ra kết quả là 9 +Hoàn thiện các bước thực hiện 810: (3 x3 )= 810 : 9 = 90 - Giáo viên phải biết cách hướng dẫn học sinh thấy rõ sự liên quan giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. + Ví dụ: Môn toán: Bài - Nhân với số có hai chữ số Đề bài: Đặt tính và tính 152 x 2 4 =? ở bài tập này giáo viên cần hướng dẫn học sinh bằng các câu hỏi để học sinh nhớ lại kiến thức cũ + Nêu yêu cầu của đề? (Đặt tính rồi tính) + Nêu cách đặt tính của phép tính trên? (Ta viết thừa số thứ hai dưới thừa số thứ nhất) + Muốn tính được kết quả của phép tính trên ta phải dựa vào bảng nhân nào? (Bảng nhân 2 và nhân 4) như nhân với số có một chữ số; để tìm từng tích riêng. Giáo viên hỏi: + Nhận xét về phép tính? (Là phép tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên) + Giáo viên hướng dẫn thực hiện - học sinh đặt tính 152 x 24 608 304 3648 Vậy muốn nhân số có ba chữ số với số có hai chữ số ta làm thế nào? (Ta đi đặt tính và thực hiện từ phải qua trái nhân từ hàng nhỏ đến hàng lớn - tính từng tích riêng một. Trong khi đặt tính tích riêng thứ hai phải ghi lùi vào một cột thẳng hàng chục . Sau đó cộng kết quả chung. Ví dụ: Đối với môn Tập đọc - Bài cánh diều tuổi thơ Tuần 15. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui, tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. Giúp học sinh hiểu các từ ngữ mới trong bài (mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao). Hiểu được nội dung: Niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại chon đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. Đầu tiên giáo viên cần giới thiệu được trò chơi thả diều là một thú vui mà nhiều trẻ con và người lớn ở nhiều vùng nông thôn hay miền núi đều ưa thích nó mang lại cho con người những phút thư giãn thoải mái sau những lúc làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài phần giới thiệu giáo viên cho học sinh quan sát chiếc diều bằng vật thật hoặc tranh ảnh để học sinh tư tưởng tượng ra chiếc diều khi bay trên bầu trời. Giáo viên đọc mẫu chuẩn xác, nhấn giọng vào nhũng từ gợi tả chiếc diều và tiếng sáo diều. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng bằng bảng phụ hoặc bảng lớp một hai câu hoặc cả đoạn văn. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn sau: "Tuổi thơ tôi đ ược nâng lên từ những cánh diều . Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm". Những dấu chấm hướng dẫn học sinh nghỉ hơi, dấu phẩy thì ngắt hơi (tức là nghỉ ít hơn dấu chấm). Đối với học sinh đọc còn yếu phát âm chưa chuẩn hướng dẫn học sinh đọc đúng đầu bà và một câu văn không bắt buộc các em phải đọc đ ược chuẩn cả đoạn văn hay cả bài văn. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý theo dõi những em đọc chưa chuẩn, hướng dẫn sửa sai ngay cách phát âm cho các em cho các em. Ví dụ Đối với học sinh là con em người H'Mông các em hay đọc mất âm cuối hoặc thêm âm cuối; dấu sắc thành dấu ngã; dấu huyền thành dấu nặng: như những đơn đơng xuống xuôn vọng vọn cháy mãi chãy mái cánh buồm cãnh buồm Đối với nhũng em phát âm chưa chuẩn, giáo viên theo dõi sửa sai nhiều lần để các em chú ý phát âm đúng, hàng ngày cần kiểm tra việc phát âm của các em, qua các tiết học giờ học khác, giúp các em thực hành kỹ năng đọc, nói nhiều dần dần các em sẽ tự sửa sai được cho mình. Khi học sinh đã đọc thông thạo rồi giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa một số từ mới đã có trong mục từ ngữ chú giải. Ngoài ra từ nào trong bài khó hiểu giáo viên có thể giải thích thêm. Trong khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung giáo viên có thể lồng ghép tích hợp môi trường và liên hệ thực tế tại địa phương em các em đã được chơi thả diều chưa? Khi được tham gia chơi em cảm thấy tâm trạng như thế nào? Ngoài trò chơi thả diều em còn biết trò chơi dân gian nào khác? ở địa phương em hay chơi trò chơi gì vào thời gian nào trong năm? Và giáo dục các em vui chơi thư giãn giải trí nhưng nhớ không đư ợc quên nhiệm vụ đó là học tập, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc. Giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường trong mỗi lần tham gia một trò chơi nào đó. * Hình thức áp dụng giảng dạy: - Giáo viên luôn gần gũi với các em, nhất là học sinh yếu - kém, động viên các em cố gắng về mọi mặt. - Những câu hỏi khó thường giành riêng cho học sinh khá, những câu hỏi dễ thì giành cho học sinh trung bình -yếu . - Khi thấy các em tiến bộ giáo viên nên khuyến khích các em bằng lời khen, có thể là một tràng pháo tay của cả lớp hay một con điểm tốt, để động viên khích lệ các em học sinh yếu tự tin hơn và cố gắng phấn đấu trong học tập . - Trong khi giảng dạy tôi luôn luôn lưu ý đến học sinh yếu, đặc biệt khi học sinh này giơ tay phát biểu ý kiến tôi chủ động, ưu tiên gọi học sinh phát biểu tạo điều kiện cho các em tích cực hơn trong học tập. * Phụ đạo học sinh yếu -kém đúng đối tượng, không phụ đạo tràn lan, mà thực hiện phụ đạo bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau như: - Đôi bạn học tập: Theo cách thức tôi phân công học sinh khá, kèm học sinh trung bình, yếu để giúp đỡ lẫn nhau trong từng tiết học, từng ngày học, từng kì học và cho hết năm học . - Đôi bạn cùng tiến: tôi sẽ tổ chức dưới hình thức cho hai học sinh yếu hoặc hai học sinh trung bình thi đua học tập với nhau, xem em nào có cố gắng tiến bộ hơn trở thành học sinh trung bình hoặc học sinh trung bình khá. Tôi quan tâm theo dõi đối tượng đó để thấy đư ợc sự tiến bộ của đôi bạn cùng tiến này. - Đôi bạn ham học hỏi: Cho học sinh thi đua nhau xem em nào tiến bộ hơn mạnh dạn hơn học hỏi kiến thức ở bạn, ở thầy cô những kiến thức mà em chưa làm được. - Tôi phân công các nhóm học tập theo từng thôn bản. Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra giúp đỡ các bạn trong nhóm và báo cáo với cô giáo sau mỗi buổi học nhóm. - Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với gia đình, kiểm tra đôn đốc việc học tập theo nhóm của các em ở nhà để việc học tập nhóm đạt hiệu quả. - Có như vậy tôi dần hình thành được thói quen bạo dạn, giúp học sinh bỏ dần tính nhút nhát, sợ sệt, tính ngại tiếp xúc với bạn bè thầy cô để mau tiến bộ trong học tập. 2. Đối với học sinh: Một số em học yếu do bất đồng về ngôn ngữ giữa giáo viên với học sinh dẫn tới không hiểu được yêu cầu của giáo viên và vấn đề giáo viên cần truyền đạt, giáo viên phải gần gũi với các em trao đổi, hỏi thăm tình hình gia đình cũng như việc học tập ở nhà của các em thông qua bố mẹ, anh chị và bạn bè trong lớp, ngoài ra giáo viên cũng phải hiểu biết một số tiếng địa phương để giao tiếp với các em. Từ đó có các biện pháp giúp các em nắm được ngôn ngữ Tiếng Việt, cũng như các yêu cầu và nội dung cần truyền đạt cảu giáo viên, giúp các em nhận thức tiến bộ. Bên cạnh đó giáo viên tổ chức nhiều trò chơi, câu đố trong mỗi tiết học để các em được tham gia và giao tiếp bằng Tiếng Việt, hoặc cho các em tham gia vào các buổi giao lưu văn nghệ. Giao lưu Tiếng Việt của chúng em do nhà trường tổ chức giúp các em giao tiếp thành thạo Tiếng Việt. Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn, thuộc hộ nghèo của thị trấn, nên các em hay phải phụ giúp gia đình. bản thân tôi đã đến từng gia đình các em động viên gia đình cho các em được đi học. Ngoài ra trong năm học tôi đã giúp đỡ được 2 gia đình em Sùng A Cán và em Giàng A Thỏ 6 bộ quần áo rét 3 bộ quần áo mùa hè để các em mặc đi học. Vì vậy mà hai em đến trường đầy đủ mùa hè cũng như mùa đông không nghỉ học tự do như trước nữa. Được sự quan tâm của nhà nước đối với hộ nghèo lớp tôi chủ nhiệm có hai học sinh được hưởng chế độ chính sách. Gia đình các em rất phấn khởi nên cũng tạo điều kiện cho con em đi học đầy đủ. Vì vậy các em rất vui vẻ hăng say học tập. Với một số gia đình mới chuyển ở Sa Pa và Hô Pe về nên nhận thức về việc học tập của con em chưa đúng đắn, họ cho rằng học để làm gì?, con trai học làm cán bộ, còn con gái không cần đi học. Nên sự quan tâm đến việc học của con em chưa cao. Bản thân tôi cùng với trưởng thôn bản đã đến từng gia đình tuyên truyền phổ biến về việc học tập con em họ, mới đầu việc làm này thật vô nghĩa và khó khăn nhưng với lòng kiên trì, bền bỉ, không ngại khó khăn đến một lần chưa thuyết phục được tôi đến nhiều lần. Cuối cùng gia đình các em cũng hiểu được việc học đối với các em quan trọng và có ý nghĩa thế nào nên gia đình đã đồng ý và vui vẻ cho con em đến trường đầy đủ. Trong lớp có rất nhiều em đọc tốt, tính toán nhanh song lại có em đọc yếu, viết sai, viết xấu. đối với các em này tôi đặc biệt quan tâm chú ý trong mỗi tiết dạy, mỗi bài học. Ví dụ thấy em đọc còn yếu, sai nhiều lỗi chính tả tôi đọc mẫu và hướng dẫn em đọc lại, sửa sai ngay, em đọc khá thì đọc một đoạn nhưng với em đọc yếu chỉ cần đọc đứng được một câu hoặc hai câu. không cần đọc cả đoạn văn. Với em viết chậm còn sai nhiều lỗi chính tả.Tôi đọc lại nhiều lần, hướng dẫn tỉ mỉ cách viết các con chữ, cách nối các con chữ với nhau và độ cao khoảng cách giữa các chữ. với học sinh từ trung bình trở nên có thể viết hết cả bài chính tả trong thời gian 15 - 20 phút còn với em yếu, viết chậm tôi giảm nội dung bài viết không nhất thiết yêu cầu học sinh phải viết hết. Một vài em tính toán còn chậm, chưa biết ước lượng khi chia nên thường ngại học kết quả khảo sát còn thấp. Với những em này tôi cho ôn lại bảng cửu chương các em đã được học ở lớp 3 giúp các em nhớ lại cách nhân và chia cho số có một chữ số. khi các em đã nhớ lại và thuộc được bảng nhân và chia thì việc ước lượng để chia cho số có 2 hoặc ba chữ số trở nên dễ dàng. Mặt khác giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ học sinh cách thực hiện mỗi phép tính ở mỗi dạng bài một cách kỹ lưỡng hơn. theo dõi sự tiến bộ của các em qua mỗi bài tập các em làm đúng, giáo viên kịp thời động viên khuyến khích các em ngay có thể là tràng pháo tay hay một điểm tốt giúp các em hào hứng học tập. IV. Kết quả thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: * Qua nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào quá trình giảng dạy, Tôi nhận thấy chất lượng lớp học được nâng lên rõ rệt tình trạng học sinh nhút nhát, tự ti không còn, các em mạnh dạn, hăng hái trong học tập, sôi nổi trong các hoạt động của lớp, của khu. Một số em nói ngọng, phát âm sai nay có chuyển biến đáng khích lệ, phát âm chích xác, to rõ ràng và lưu loát hơn đầu năm học, số học sinh viết sai lỗi chính tả nay đã giảm hẳn, đặc biệt nhờ đọc thông, viết thạo mà một số em đầu năm không biết làm toán vì không biết đọc, không hiểu nội dung yêu cầu của bài, đến nay đã biết đật tính và tính, giải được toán có lời văn ở dạng đơn giản. Các em hăng say học tập, ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô, bố mẹ, ông bà. Thích đến trường, đến lớp, học tập, vui chơi cùng các bạn và thầy cô giáo. Vì vậy cuối học kì một đã có học sinh giỏi chất lượng học sinh khá trung bình tăng. Đặc biệt giảm được học sinh yếu qua từng tháng khảo sát. Kết quả cụ thể của đợt khảo sát chất lượng cuối học kì I đạt được như sau: * Về học lực: Giỏi: 5 em Khá: 4 em Trung bình: 2 em Yếu: 00 em * Về hạnh kiểm: 100% các em thực hiện đầy đủ. Bên cạnh việc các em có chuyển biến về kiến thức, về hạnh kiểm, cha mẹ các em cũng quan tâm đến việc học tập của con em hơn, tạo điều kiện cho các em đi học đầy đủ, không còn tình trạng nghỉ học tự do dài ngày để giúp đỡ gia đình như trước nữa.các em rất phấn khởi vui tươi khi được đến trường. Với kết quả đạt được trên, tôi sẽ tiếp tục duy trì và áp dụng vào trong giảng dạy ở học kì II, để cuối năm học tôi sẽ cố gắng phấn đấu nâng cao chất lượng mũi nhọn. C - Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng sáng kiến của mình. Tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm lớp trực tiếp giảng dạy cần phải đi sâu hơn nữa vào những vấn đề sau + Nghiên cứu cụ thể về kỹ năng mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh + Giáo viên cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao dần chất lượng của học sinh. + Bản thân giáo viên phải là người tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình với công việc, có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp. + Giáo viên chủ nhiệm chú ý quan tâm đến từng đối tượng học sinh yếu kém để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến yếu kém là do đâu? Vì sao? + Giáo viên phải kiên trì tỉ mỉ không dồn ép, nóng vội, trong giảng dạy biết kết hợp hài hoà giữa các phương pháp. Biết hướng dẫn học sinh thấy rõ sự liên quan giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. + Luôn gần gũi với các em học sinh yếu; luôn đặt những câu hỏi gợi mở cho các em trả lời. Lồng ghép trò chơi có liên quan đến bài học để gây sự hứng thú học tập cho các em. Khích lệ động viên kịp thời để các em học tập tiến bộ. + Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Qua việc vận dụng những kiến thức trong giảng dạy và giáo dục học sinh đến nay tôi thấy rằng việc học sinh ở trên lớp, học tập có nhiều tiến bộ rõ rệt. Lớp học sôi nổi học sinh học tập có hứng thú, có ý thức tự giác làm bài và học bài ở lớp, cũng như ở nhà. Các em có sự chuẩn bị bài tốt hơn. Các em có ý thức học tập gần gũi với giáo viên hơn. Trong lớp học số học sinh yếu giảm rất nhiều so với đầu năm học. Kết quả đến cuối học kì I không còn học sinh yếu. II. ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm Trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm biện pháp " Rèn học sinh yếu" có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân tôi và đồng nghiệp. Qua nghiên cứu đúc rút một số biện pháp giảng dạy và kinh nghiệm từ thực tế đã giúp tôi có được chất lượng giáo dục tương đối đảm bảo, từ một lớp vùng dân tộc thiểu số có 90% là học sinh dân tộc H'Mông vốn ngôn ngữ của các em còn hạn chế, chất lượng học sinh còn thấp, tỉ lệ học sinh yếu đầu năm còn 2 em, nhờ vận dụng chuyên đề này, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển. Tôi đã đưa chất lượng của lớp tôi đi lên đến cuối kì một không còn học sinh yếu, tỉ lệ khá giỏi tăng, các em đi học chuyên cần đầy đủ, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tự do. Các em thích đến trường, đến lớp. Các em tích cực, sôi nổi trong các hoạt động ngoại khoá và hoạt động học tập của lớp, của khu, không còn học sinh nhút nhát tự ti như trước nữa. Bản thân tôi thiết nghĩ cần phải tiếp tục thực hiện chuyên đề này để đưa chất lượng của lớp đi lên phấn đấu để có học sinh mũi nhọn tạo tiền đề cho năm học tới. III. Khả năng ứng dụng: Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng trong lớp, trong khối, có khả năng áp dụng giảng dạy với từng trường, từng vùng có học sinh thuộc dân tộc hmông có mặt bằng kiến thức không đồng đều. Đặc biệt áp dụng với những lớp có tỉ lệ học sinh yếu cao. Nhằm nâng cao chất lượng học sinh đồng đều giữa các lớp trong khối và các lớp trong khu vực đồng bào dân tộc thiểu số của huyện đưa chất lượng của lớp nói riêng, của trường Tiểu học số 2 nói chung ngang bằng với các trường bạn. IV. Những kiến nghị đề xuất: Đây chỉ là một vài biện pháp mà trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc rút từ thực tế. Để sáng kiến của tôi được thực hiện có hiệu quả trong học kì II và những năm tiếp theo tôi xin mạnh dạn kiến nghị đề xuất một số vấn đề sau: 1. Đối với nhà trường: Thường xuyên dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức các cuộc thi, giao lưu tăng cường Tiếng Việt cho học sinh, tổ chức tốt các buổi hoạt động tập thể để các em được trao đổi giao lưu học hỏi lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. 2. Đối với giáo viên: Tăng cường công tác tự học hỏi. tự bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.Tâm huyết với nghề nghiệp. Làm tốt chức trách nhiệm vụ được giao. Mạnh dạn trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, nghiên cứu kỹ nội dung trước khi soạn giảng, có các nội dung phù hợp với mọi đối tượng học sinh có như vậy chất lượng mới thực sự đảm bảo. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi về công tác ''Rèn học sinh yếu''. Đó là vấn đề mà tôi đã nghiên cứu, đúc rút trong quá trình thực tế giảng dạy và đã đạt được kết quả như trên. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của ban gián hiệu nhà trường, các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi đạt chất lượng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tân Uyên, ngày 02 Tháng 01 năm 2011 Người viết Phạm Thị Hường NHậN XéT, ĐáNH GIá CủA HộI ĐồNG KHOA HọC NHà TRƯờNG * Nhận xét: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ * Xếp loại................................ Ngày... tháng... năm......... HIệU TRƯởNG NHậN XéT, ĐáNH GIá CủA HộI ĐồNG KHOA HọC PGD & ĐT TÂN UYÊ N * Nhận xét: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... * Xếp loại................................ Ngày.... tháng.... năm............. TRƯởNG PHòNG
File đính kèm:
- SKKN_BIEN_PHAP_REN_HS_YEU.doc