Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhân hóa trong các bài thơ viết cho thiếu nhi ở chương trình Tiếng Việt Lớp 3

Nhân hoá là biện pháp tu từ rất quan trọng trong việc hình thành cho học sinh Tiểu học tình cảm gần gũi, yêu thích thế giới xung quanh: Bởi nhờ nhân hoá, các con vật, đồ vật trở nên sống động, có hồn, có tính cách như con người, trở thành người bạn thân thiết của các em. Nhân hoá được sử dụng rất nhiều trong văn thơ viết cho thiếu nhi. Nhân hoá góp phần nâng cánh ước mơ, phát triển năng lực cảm thụ và khả năng tư duy cho các em.

 Hiện nay, giáo dục đang là ngành được Đảng và Nhà nước chú trọng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trong đó giáo dục Tiểu học là giành được sự quan tâm đặc biệt được tạo mọi điều kiện để phát triển và được đổi mới về nhiều mặt. Cụ thể là đã có sự cải cách, vừa đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK) cho phù hợp với sự phát triển của khoa học và khả năng nhận thức của học sinh. Qua nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới tôi nhận thấy có nhiệư đổi mới khác biệt, mà nổi bật là sách giáo khoa mới đã chú ý đến việc đưa các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp nhân hoá vào giảng dạy. Việc giảng dạy biện pháp tu từ nhân hoá được triển khai theo hướng vừa cung cấp lý thuyết vừa thực hành phân tích cảm thụ văn học. Để phục vụ cho việc giảng dạy này chương trình đã tuyển chọn rất nhiều bài thơ có sử dụng các biện pháp tu từ đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học.

 Từ những đặc điểm trên, tôi thấy rằng việc chọn đối tượng nghiên cứu là biện pháp nhân hoá trong các bài thơ viết cho thiếu nhi ở chương trình Tiếng Việt lớp 3 là việc làm cần thiết, không chỉ để khẳng định một vấn đề lý thuyết mà còn giúp cho giáo viên thực hiện tốt việc giảng dạy kiến thức này ở cấp Tiểu học. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài này.

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12577 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nhân hóa trong các bài thơ viết cho thiếu nhi ở chương trình Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa con người để biểu thị thuộc tính của đối tượng không phảI là con người . Nhân hoá chỉ có thể được thể hiện trong ngữ cảnh nhất định . Nếu tách nó ra khỏi ngữ cảnh thì hiệu quả biểu đạt của nó sẽ không còn giá trị. Vì vậy, khi thống kê những nhân hoá trong các bài thơ tôi luôn xem xét trong mối quan hệ với những yếu tố ngữ cảnh.
1.2. Dựa vào tính có lí và hợp logic. 
 Các tác giả nghiên cứu phong cách học cho rằng: Nhân hoá là một loại, hoặc biến thể của ẩn dụ. Về hình thức cấu tạo, nhân hoá cũng giống như ẩn dụ chỉ có một vế được phô bày, nó không gọi thẳng tên đối tượgn mà để người ta tự tìm đến đối tượng đó trong ngữ cảnh theo qui luật logic. Qúa trình liên tưởng đến đối tượng đó là phân tích logic để xác lập đối tượng miêu tả.
 1.3. Về mặt nội dung, cơ sở
 Để tạo nên nhân hoá là sự liên tưởng, nhằm đi đến phát hiện ra những nét giống nhau giữa người và đối tượng không phảI là người. ở đây đòi hỏi một sự quan sát tinh vi, một sự hiểu biết chính xác về những thuộc tính của con người cũng như những thuộc tính không phảI là của con người.
 Như vậy sự thống nhất giữa tính chính xác của việc rút ra nét cá biệt giống nhau và những nét khác biệt, tính bất ngờ của sự liên tưởng trong nhân hoá là căn cứ bình giá nó.
Muốn bình giá giá trị nghệ thuật của nhân hoá phải đi từ nguyên tắc:
 Nhân hoá chính là sự chuyển trường nghĩa của các từ, các từ vốn manghĩa của một trường nghĩa nhất định, nay được chuyển sang một trường nghĩa khác, tạo nên một sự đối lập mới. Chính sự đối lập này tạo ra sự bất ngờ trong khi diễn tả các sự vật hiện tượng.
 Ví dụ: Gắn đặc tính của con người: siêng năng, cần cù, chịu khó, đùm bọc lẫn nhau, . Cho cây tre từ đó tạo ra sự đối lập, làm nên tính hấp dẫn, mới mẻ, lý thú. Khi đó có sự chuyển trường nghĩa: Từ trường nghĩa sự vật vô tri vô giác sang trường nghĩa con người.
 2. Tiêu chí phân loại
2.1. Quan điểm phân loại nhân hoá có nhiều quan điểm khác nhau 
2.1.1. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” (Nxb GD, 1999) đã tóm gọn nhân hoá trong hai hình thức cấu tạo:
Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất, hoạt động cho đối tượng không phải là con người.
Coi đối tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện.
 Tác giả Phan Thị Thạch (Giáo trình phong cách học Tiếng Việt, 
Nxb Hà Nội, 1992) cùng tác giả nghiên cứu về phương pháp khác thì xét các kiểu nhân hoá của Tiếng Việt phân chia thành 3 kiểu:
Có thể dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để gán cho đối tượng không phải là con người: chạy, nhảy, khóc, vui, cười,
Có thể dùng các từ ngữ chỉ quan hệ thân thuộc của con người để gọi tên các đối tượng không phải là người: ông, bà, chú, bác,.
Coi sự vật không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng
2.1.3. Các tác giả: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Thị Tú, Nguyễn Thái Hoà trong cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Nxb Hà Nội, 1982) thì lại cho rằng nhân hoá có thể tổ chức bằng hai cách:
Dùng các tính từ miêu tả, các động từ hành vi của người khoác lên cho các đối tượng không phải là người.
Coi các đối tượng không phải là người như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng.
 Trong khuôn khổ với mục đích của đề tài, theo tiêu chí phân loại của tác giả Phan Thị Thạch, tôi đi vào tìm hiểu ba loại nhân hoá - ba hình thức cấu tạo của nhân hoá.
2.2. Mặt khác trong quá trình nghiên cứu tôi thấy nhân hoá có thể được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau:
Cấp độ từ.
Cấp độ câu.
Cấp độ toàn văn bản.
 Vì vậy tôi cũng sẽ dựa vào cấp độ sử dụng biện pháp này dể phân loại.
Mỗi nhân hoá khi sử dụng sẽ đạt một mục đích riêng, hiệu quả riêng và nhằm một ý dụng riêng.
2.2.1. Nhân hoá giúp người ta thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế.
 Nhân hoá làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, hồn nhiên, từ đó chúng trở thành người bạn của trẻ thơ, giúp trẻ dễ nhận biết thế giới xung quanh.
 Nhân hoá có tác dụng giáo dục rất phù hợp với tâm lí trẻ thơ
 3. Khảo sát - thống kê - phân loại.
 Dựa vào cơ sở phát hiện và các tiêu chí trên tôi đã tiến hành khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (2 tập) và thu được kết quả sau:
 3.1: Các nhân hoá phân theo cấp độ
 Cấp độ nhân hoá
 Nhân hoá
Cấp độ từ
Cấp độ câu
Cấp độ
toàn V/bản
Nhân hoá dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của người để gán cho các đối tượng không phải là người
29 V/ bản
19 V/ bản
1 V/ bản
Nhâ hoá dùng các từ chỉ quan hệ thân thuộc của người để gọi tên các đối tượng không phải là người
4 V/ bản 
7 V/ bản
4 V/ bản
Coi các sự vật, hiện tượng không phải là người như con người, tâm tình, trò chuyện với chúng
0 
11 V/ bản
1 V/ bản
 3.2. Dựa vào các đối tượng nhân hoá có những loại nhỏ sau đây.
 Nhân hoá
Đối tượng nhân hoá
Dùng từ chỉ tính chất, hoạt động
Dùng từ chỉ quan hệ thân thuộc
Tâm
tình trò chuyện
Tổng số
Loài vật
Sống trên trời
10
3
2
15
52 lượt 
= 36,8%
Sống dưới nước
20
6
1
27
Sống trên mặt đất
8
2
10
Cây cối
Cây lương thực
3
1
1
5
25 lượt
= 17,7%
Cây ăn quả
5
5
Cây công nghiệp
8
1
1
10
Hoa cây cảnh
5
5
Sự vật, hiện tượng tựnhiên
25
9
1
35
35lươt=24,8%
Đồ vật
23
4
2
29
29 lượt=20,5%
Nhận xét sơ bộ kết quả khảo sát.
 Qua kết quả thống kê trên ta thấy, nhân hoá là một biện pháp tu từ có vai trò không nhỏ trong tác phẩm nghệ thuật để diễn đạt nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhân hoá làm ngôn ngữ nghễ thuật giàu có phong phú, phù hợp với tư tưởng tình cảm của trẻ em.
 3.3.1. Nhân hoá bằng cách dùng từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để gán cho các đối tượng không phải là con người được sử dụng nhiều nhất (chiếm 92 lần). Từ đó cho thấy sự gâng gũi, hoà hợp của tự nhiên với con người, của những vật thể tự nhiên với con người.
 Đối tượng nhân hoá trong các bài thơ phần lớn là các loài vật. Tôi thống kê có đến 53 lần con vật được nhân hoá. Bởi động vật là đối tượng gần gũi, gắn bó nhất với con người: Loài vật là đối tượng dễ dàng nhất để gắn cho chúng những hoạt động, tình cảm, tính chất như con người bằng trí tưởng tượng và óc hình dung và động vật cũng là đối tượng mà học sinh tiểu học dễ dàng nhận biết.
 3.3.2. Nhân hoá bằng cách coi các sự vật không phải là con người để tâm tình trò chuyện với chúng chiếm một số lượng nhỏ (sử dụng 10 lần). Thực chất, nhân hoá sự vật như con người để tâm tình trò chuyện với chúng thì hiệu quả đạt được rất lớn, tuy nhiên lại đòi hỏi ở học sinh sự cảm thụ ở mức độ cao hơn, tinh tế hơn; hình thức để tâm sự giãi bày cũng không đa dạng phong phú. Do đó ít xuất hiện trong các bài thơ cho học sinh lớp 3.
 3.3.3. Nhân hoá bằng cách sử dụng các từ chỉ quan hệ thân thuộc của người trong gia đình để gọi tên các đối tượng không phải là người chiếm con số trung gian (sử dụng 24 lần). Các bài thơ sử dụng nhân hoá này mục đích là làm cho các vật, sự vật trở nên gần gũi, thân thiết với con người hơn – mối quan hệ như là người thân trong gia đình.
 4. Xử lý phân tích kết quả thống kê.
 4.1. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người cho đối tượng không phải là
người .
 Đây là dạng nhân hoá được sử dụng nhiều nhất trong các bài thơ ở lớp 3. Đối tượng nhân hoá rất đa dạng phong phú.
Ví dụ: Gặp bạn cười hớn hở 
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng.
 (Ngày khai trường – TV3, Tập 1)
 ở đây chiếc cặp - đồ vật vô tri vô giác được tác giả nhân hoá trở nên có tình cảm, có hành động như con người. Cặp như cũng biết vui chung với niềm vui của các bạn học sinh trong ngày khai trường. Cặp sách trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với các cậu học sinh và cũng có những niềm vui, nỗi buồn cùng với các bạn nhỏ.
Ví dụ: “ Bác kim giờ thận trọng
 Nhích từng li, từng li
 Anh kim phút lầm lì
 Đi từng bước, từng bước
 Bé kim giây tinh nghịch
 Chạy vút lên hàng trước”
 (Đồng hồ báo thức – TV3 – T2)
 Chiếc đồng hồ luôn mang bên mình dòng chảy của thời gian để nhắc nhở mọi người về sự trôi đi nhanh chóng của thời gian tác giả đã nhân hoá các bộ phận của đồng hồ bằng các từ chỉ tính chất hoạt động để nhắc nhở các em biết quý trọng thời gian bởi thời gian trôi đi rất nhanh và không bao giờ trở lại. Bằng cấch sử dụng nhân hoá chúng ta cảm nhận được từng chiếc kim đồng 
 Bên cạnh chức năng biểu cảm( thể hiện tâm tư tình cảm một cách kín đáo) thì nhân hoá còn thực hiện chức năng nhận thức. nhờ nhân hoá mà các đồ vật trở nên có tính người, có hoạt động, tính chất như con người, làm cho thế giới đồ vật sống động, hồn nhiên, từ đó trở thành bạn tâm tình của trẻ thơ giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết các đồ vật.
 Loại đối tượng nhân hoá là cây cối rất phong phú đa dạng. Cây cối có thể là cây hoa, cây lương thực – cây cảnh , cây công nhgiệp,.....Nhân hoá đã biến các loại cây này từ trường hữu sinh nhưng vô tri vô giác trở thành có hành động như con người:
Ví dụ: 
“Tre, trúc thổi nhạc sáo
 Cây rủ nhau thay áo
 Nấm mang ô đi hội”
 (Ngày hội rừng xanh – TV3 – T2, Tr 62)
Ví dụ: 
 “ Rừng mơ thay áo mới
 Xúng xính hoa đón mời”
 (Đi hội chùa Hương – TV3 – T2, Tr 68)
Ví dụ: “Đồng làng vương chút heo may.
 Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim”
 Tinh tế trong phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên để tưởng tượng ra những hình ảnh thơ mộng, đẹp đẽ, tài tình trong việc dùng ngôn từ để diễn tả lại những điều khám phá - đó chính là cái tài trong sử dụng nhân hoá của các tác giả. Đó cũng là sự hoà điệu giữa các sự vật, hiện tượng thiên nhiên và cảm xúcdạt dào, phong phú, đa dạng phức tạp của tác giả mà nhân hoá tạo ra. Nhờ nhân hoá mà trẻ em cảm nhận được cái đẹp của các loài cây , các loài cây trở nên gần gũi thân thuộc như những người bạn, giúp các em thêm yêu thiên nhiên và được hoà đồng cùng thiên nhiên.
 Đây là đối tượng chính được nhân hoá nhiều nhất bao gồm những con vật quen thuộc của làng quê Việt nam.
 Ví dụ : “ Anh đóm chuyên cần
 Lên đèn đi gác...”
 (Anh đom đóm – TV3 – T1, Tr 143)
 “ Đàn cò áo trắng 
 Khiêng nắng 
 Qua sông ”
 (TV3 - T2, Tr 61)
 Đàn cò “mặc áo trắng” và biết khiêng như con người. Lại không phải khiêng một cái gì cụ thể mà là khiêng nắng, đàn cò khiêng nắng qua sông – một bức tranh thật đẹp với đầy đủ những cảnh sắc tạo nên sự mê hồn mà dễ hiểu. Đó là bức tranh với hình ảnh những cánh cò màu trắng nổi bật trên nền vàng của nắng và lấp lánh của dòng nước trên sông. Cảnh vật sinh động hấp dẫn và bình yên.
 “Mèo con đi học ban trưa
Nón nan không đội trời mưa ào ào
Hiên che không chịu nép vào
Tối về sổ mũi còn gào meo, meo”
 (TV3 – T2, Tr 104)
 Mèo con trong bài thơ được nhân hoá, vừa được gọi là Mèo con thân thương gần gũi như một người bạn, vừa được cắp sách đi học và có hành động như một cậu học sinh. Nhưng Mèo con lại có tính chủ quan: không chịu đội nón đi học mặc dù là buổi trưa....do đó Mèo con bị ốm. Thông qua hình ảnh chú Mèo con ngộ nghĩnh, sinh động với những đặc điểm giống hệt trẻ thơ, bài htơ là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng thấm thía: Các em phải biết bảo vệ sức khoẻ bản thân, đi học phải đội mũ nón ,không được chủ quan.
 “ Chỉ thương bác ếch
Lặn lội trong mưa
Xem từng cụm lúa
Phất cờ lên chưa”
 (Mưa – TV3 – T2, Tr 134)
 ếch – một loài động vật sống lưỡng cư được nhân hoá thành một người chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó . Bác ếch lặn lội trong mưa, xem từng cụm lúa, đây là hình ảnh của một bác nông dân vất vả sớm hôm lo lắng, có trách nhiệm với công việc. Nhân hoá ở đây đã góp phần đề cao vai trò của người nông dân, từ đó ca ngợi người lao động chăm chỉ lương thiện. 
 “Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
Mùi xôi thơm lừng”
 (Cua Càng thổi xôi – TV3 – T2, Tr 140)
 Cua Càng là một cách gọi thân thương con cua được nhân hoá có các hành động như con người: đi hội, cõng, đi, thổi,...khiến con vật trở nên sinh động gần gũi với những đông tác như con người.
 Con cua trong thơ của tác giả Nguyễn Ngọc Phú lại hiện lên thật rực rỡ với màu áo đỏ và hình ảnh của sự chăm chỉ cần cù:
“Con cua áo đỏ
 Cắt cỏ trên bờ”
 (Mè hoa lượn sóng – TV3 – T2, Tr 116)
 Tuy là đối tượng vô tri vô giác nhưng khi được nhân hoá chúng lại trở nên thật thi vị và đầy sức sống:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”
(TV3 – T1, Tr 43)
“Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi vào đâu
Muôn sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn”
(Tiếng ru – TV3 – T1, Tr 65)
“Chị Mây vừa kéo đến
Trăng sao chốn cả rồi”
(Ông trời bật lửa – TV3 – T2)
“Mặt trời lật đật 
Chui vào trong mây”
(Mưa – TV3 – T2, Tr 134)
 Nhân hoá bằng cách dùng từ chỉ hoạt động , tính chất của người gắn cho các đối tượng không phải là người, khiến cho người đọc như “nhìn thấy” một con người thật hiện ra trước mắt cùng với lời nói cử chỉ, hành động có tính chất con người. Từ đó các sự vật hiện tượngtrở nên gần gũi gắn bó với con người, thấu hiểu chia sẻ mọi buồn vui với con người. Người và vật trở thành bạn bè thân thiết.Cũng từ đó, sự vật, loài vật “sống” hơn , đẹp hơn trong con mắt trẻ thơ.
 4.2. Dùng đại từ nhân xưng, cách xưng hô của con người cho đối tượng không phải là con người.
 “Tớ là chiếc xe lu
 Người tớ to lù lù
 Con đường nào mới đắp 
 Tớ san bằng tăm tắp....”
 (TV3 - t2, Tr85)
 Chiếc xe lu - đồ vật vô tri vô giác được nhân hoá trở thành con người có nhiều phẩm chất đáng quý. Tác giả để chiếc xe lu tự kể với bản thân mình, xe lu xưng tớ - kể về mình, xe lu cũng như một con người bình thường với thân hình to lớn, cồng kềnh, cũng có cái bụng sôi vì đói,... xe lu có tính rất hồn nhiên, vui vẻ và tốt bụng. Từ hình ảnh xe lu, chúng ta liên tưởng tới những người làm đường đáng kính trọng. Bằng biện pháp nhân hoá, tác giả ca ngợi những người công nhân làm đường, những người lao động thầm lặng vì sự nghiệp của đất nước.
" Tôi là bèo lục bình
 Bứt khỏi sình đi dạo
 Dong mây trắng làm buồm
 Mượn trăng non làm giáo"
 (TV3 - T2, Tr61)
 Bèo lục bình - Thực vật sinh sống trên mặt nước, được tác giả nhân hoá thành một chàng thanh niên khí phách, đi đây đi đó để khám phá cuộc sống. Chúng ta biết được điều đó là qua lời kể của nhân vật, nó phù hợp với đặc điểm thích khám phá những điều chưa biết của trẻ thơ. Bài thơ không chỉ giúp trẻ hiểu thêm về đặc điểm cuộc sống của vây bèo lục bình mà còn mở ra một sự tưởng tượng bất ngờ thú vị về những chuyến đi, về ước mơ khám phá, tìm hiểu cuộc sống.
 Không chỉ dùng các đại từ : tôi, tớ các tác giả khác còn cho các nhân vật được nhân hoá xưng bằng tên:
"Mặt trời ửng hồng
 Bạn đi chơi hết
 Sao mai còn ngồi 
 Làm bài mải miết"
 (TV3 - T2, Tr 142)
 Sao mai tên gọi cụ thể như một con người, sao mai chăm học và ngoan ngoãn. Mặc dù bạn đi chơi, chỉ có một mình ngồi học sao maicũng không sao nhãng, vẫn làm bài mải miết mà không bị bất cừ một rtác động nào . Hình ảnh sao mai là một tấm gương để mọi học sinh noi theo và cảm phục.
 Ngoài những ví dụ trên ta còn thấy sự kết hợp hài hoấcc dạng nhân hoá trong các bài thơ, đoạn thơ sau:
"Những chị lúa phất phơ bím tóc.
Những cậu tre bá vai nhau đứng học"
Hay bài : Ông trời bật lửa
Chị mây vừa kéo đến 
Trăng sao chốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!.
Chớp bỗng loè chói mắt 
Soi sáng khắp ruộng vườn
Ơ ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông”
 (TV3 – T2, Tr 26)
Hay bài: Cua Càng thổi xôi, của tác giả Nguyễn Ngọc Phú:
“Cua Càng đi hội
Cõng nồi trên lưng
Vừa đi vừa thổi
Mùi xôi thơm lừng....
Dã tràng móm mém
(Rụng hai chiếc răng)
Khen xôi nấu dẻo
Có công cua Càng”
 (TV3 - T2, Tr 141)
 4.3. Coi đối tượng vô tri vô giác như con người để tâm tình, trò chuyện với chúng
 Là dạng nhân hoá chiếm số lượng không nhiều, tuy ít xuất hiện trong các bài thơ của chương trình sách giáo khoa TV3 nhưng không kém phần phong phú và đa dạng.
"Rừng cọ ơi! rừng cọ!
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thương vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi"
 (Mặt trời xanh của tôi -TV3 - T2, Tr 125)
 Rừng cọ được tác giả gọi như một người bạn, được yêu quí, được gọi là mặt trời xanh. Sự liên tưởng tương đồng đó giúp học sinh dễ hiểu hơn về lá cọ, về hình dáng màu sắc lá cọ. Rừng cọ đã trở thành người bạn thân thiết gắn liền với tuổi thơ của tác giả.
"Chị mây vừa kéo đến 
Trăng sao trốn cả rồi
Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào, mưa ơi!"
(Ông trời bật lửa - TV3 - T2, Tr 26)
"Những cái cầu ơi, yêu sao yêu ghê!"
(Cái cầu - TV3 - T2, Tr 8)
"Khói ơi vươn nhẹ lên mây
Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà”
(Khói chiều – TV3 – T2, Tr 75)
 Nhân hoá coi đối tượng không phải là người để tâm sự trò chuyện như với người giúp cho trể em cảm thấy gần gũi với thế giới sự vật, hiện tượng ở xung quanh, làm tăng thêm tình cảm từ giúp các em có thái độ và tình yêu với thế giới tự nhiên.
Những lưu ý khi dạy học biện pháp tu từ nhân hoá.
 Từ phân tích kết quả thống kê trên tôi rút ra một số điểm lưu ý khi dạy học biện pháp tu từ nhân hoá cho học sinh lớp 3 như sau:
 Để học sinh nhận biết các biện pháp nhân hoá này giáo viên cần:
 Hướng dẫn các em xác dịnh rõ các sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu thơ, đoạn thơ. Chỉ ra được các từ chỉ tính chất, hoạt động, (hoặc những đại từ, câu nói) có trong bài, giúp học sinh nắm được các từ đó thường dùng chỉ các tính chất, hoạt động của con người.
 Hướng dẫn để học sinh thay thế các từ chỉ tính chất trạng thái, hoạt động, (hoặc những đại từ, câu nói) bằng các từ thường dùng trong thực tế đối với các sự vật hiện tượng
 Hướng dẫn các em tìm ra cái “vô lí” đối với các sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu thơ , đoạn thơ. Chính những từ ngữ “vô lí” đó là biện pháp tu từ nhân hoá đã được tác giả sử dụng trong khi miêu tả các sự vật, hiện tượng. 
 Để học sinh cảm thụ tốt các câu thơ thông qua cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá, giáo viên cần phải cho học sinh thấy được cái hợp lí khi tác giả áp dụng từng cách nhân hoá hợp. Nó phải có một nét tương đồng giữa sự vật, hiện tượng với những từ ngữ được dùng áp dụng cho sự vật hiện tượng đó.
 Học sinh cũng cần phải biết được nếu biện pháp nhân hoá đó mà tách ra khỏi ngữ cảnh trong văn bản thì nó sẽ không có nghĩa hoặc ít nghĩa biểu cảm đi. Chính vì vậy để học sinh hiểu rõ ý dụng của tác giả khi sử dụng nhân hoá thì các em phải nắm vững nôi dung của bài thơ.
 Từ việc nhận biết và cảm thụ các biện pháp nhân hoá ở trên sẽ giúp học sinh biết sử dụng biện pháp nhân hoá vào lời nói hoặc viết câu văn , đoạn văn. Khi đó giáo viên cần lưu ý cho học sinh tính hợp lý trong khi sử dụng nhân hoá đối với từng sự vật, hiện tượng, tránh việc sử dụng nhân hoá mà thiếu tính có lí và không có logic sẽ làm cho người đọc khó hiểu nội dung bài viết.
 Sau mỗi bài tập giáo viên cần chốt rõ đơn vị kiến thức này để học sinh nắm vững.
 5. Tổ chức thực nghiệm.
Tổ chức cho giáo viên trao đổi thảo luận những nội dung nêu trên.
 Sau khi hoàn thành xong về mặt lí luận, khảo sát thống rút ra những điểm cần lưu ý tôi đã tổ chức cho giáo viên được nghiên cứu, thảo luận những vấn đề nêu trên nhằm mục đích giúp giáo viên có cách nhìn tổng quan và nắm vững hơn về mạch kiến thức này trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3. Từ đó mỗi giáo viên sẽ áp dụng vào việc giảng dạy phần kiến thức này cho học sinh lớp 3 nhằm giúp các em nắm vững kiến thức và làm nền tảng cho việc học tiếp mạch kiến thức này ở các lớp trên.
 Cách tiến hành : Việc đầu tiên là tôi tổ chức củng cố lại cho giáo viên phần cở sở phát hiện, đánh giá và phân loại các biện pháp tu từ nhân hoá. Sau đó cùng các đồng chí giáo viên khảo sát - thống kê lại các biện pháp tu từ nhân hoá có trong các bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt 3 và phân tích tác dụng của nhân hoá ở một số ví dụ ở mỗi dạng, rồi vạch ra những điểm cần lưu ý khi dạy phần kiến thức về nhân hoá.
 5.2. Giáo viên áp dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp
 Sau khi tổ chức cho giáo viên được trao đổi thảo luận các giáo viên dạy lớp 3 đều áp dụng những hiểu biết của mình qua buổi thảo luận để áp dụng vào giảng dạy trực tiếp trên lớp. Tôi đã tiến hành dự giờ và khảo sát chất lượng học sinh nắm phần kiến thức về nhân hoá. Kết quả qua dự 6 tiết ở 2 lớp 3 (Trong đó có 2 tiết báo trước, 4 tiết không báo trước) kết quả thu được là: Loại Giỏi: 3 tiết.
 Loại Khá: 3 tiết
 Kết quả khảo sát đối với học sinh là:
Tổng số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
61 em

File đính kèm:

  • docSKKN_cap_Tieu_hoc_dat_giai_B_cap_huyen.doc
Sáng Kiến Liên Quan