Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng kém môn Tiếng Anh trường THPT Tân An

 Chúng ta đã biết, công tác giáo dục là một vấn đề lớn luôn được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ. Chất lượng giáo dục đóng một vai trò hết sức quan trọng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đất nước ta đang trên đà tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa, từng bước thực hiện mục tiêu vì: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Muốn hoàn thành mục tiêu này, đòi hỏi phải đào tạo được nguồn nhân lực có tri thức, có sức khỏe, có lý tưởng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Do đó, chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo luôn được coi trọng và ưu tiên đầu tư xem đây như là quốc sách hàng đầu. Với tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và nhiều văn bản nhằm chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện việc đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy-học ở tất cả các cấp học. Trong hơn một thập niên qua việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được hầu hết giáo viên quán triệt và tích cực thực hiện một cách có hiệu quả , thêm vào đó môn Tiếng anh đã và đang là môn thi bắt buộc trong kì thi TN THPT và mở rộng khối thi A1. Có thể thấy rằng, việc dạy và học môn Tiếng Anh hiện nay ở cấp THPT đang có nhiều cải tiến đáng kể về phương pháp dạy-học. Mục đích của việc đổi mới phương pháp là làm thế nào để thu hút học sinh vào bài học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội kiến thức, giúp các em hiểu và vận dụng bài học ngay trên lớp. Vì thế, phương pháp lấy người “Học làm trung tâm” là phương pháp dạy học tích cực. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học cũng được giáo viên hưởng ứng mạnh mẽ, qua đó tạo được cho học sinh có nhiều hứng thú và say mê hơn trong học tập, chất lượng giáo dục từ đó được nâng lên một cách rõ rệt qua từng năm học.

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 8179 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng kém môn Tiếng Anh trường THPT Tân An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc Tiếng Anh qua mạng Internet, tham gia thi Olympic Tiếng Anh trên mạng Internet,thi học sinh giỏi cấp Tỉnh hay thi hùng biện tiếng anh cấp tỉnh .
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy-học bộ môn Tiếng Anh khá đầy đủ. Hầu hết các em học sinh đều có đầy đủ sách giáo khoa Tiếng Anh khi học tập.
 Phụ huynh học sinh cũng nhận thấy được việc học của con em mình là rất quan trọng nên thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh phát huy hết khả năng. 
 2.Khó khăn: 
 Nhận thức được vấn đề tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích và tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh yếu như sau:
 -Hiện nay đa số học sinh học môn Tiếng Anh đều rất yếu, do mất căn bản bị hỏng kiến thức từ trước, các em yếu về các kỹ năng, chưa chăm chỉ say mê môn học, ngữ pháp và vốn từ vựng cơ bản còn quá ít không đáp ứng được yêu cầu của môn học.
 - Chương trình sách giáo khoa quá tải, cung cấp kiến thức sự kiện là chính, nhiều học sinh không theo kịp chương trình, nội dung nhiều trong một tiết học nên giáo viên khó thực hiện đổi mới PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của HS vì sợ cháy giáo án. 
 -Các em chưa biết cách học như thế nào để đạt hiệu quả cao, chưa có ý thức tự giác trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức ngôn ngữ cơ bản chậm và thấp, học vẹt và không có khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành.
 -Một số học sinh khi học giờ Tiếng Anh chưa tập trung nghe giảng bài, ở nhà không học bài cũ và chưa có thói quen chuẩn bị bài mới khi đến lớp.
 -Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu bài chưa sâu, nắm chưa vững kiến thức, thiếu tự tin, thụ động và ngại phát biểu.
 -Các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, đặt biệt là Viết còn nhiều hạn chế. 
 -Ở cách xa trung tâm thành thị nên các em không có điều kiện tham gia học tại các Trung tâm ngoại ngữ để nâng cao trình độ. Không có dịp gặp gở và giao tiếp với người bản xứ nên cách phát âm của các em chưa được chuẩn, hay mắc cở và nhược điểm lớn nhất là sợ nói sai nên đa số các em còn e ngại. 
 -Trường thuộc địa bàn vùng sâu đa số cuộc sống của gia đình các em phụ thuộc vào đồng ruộng là chính, nên việc học tập cũng chịu nhiều ảnh hưởng do công việc mùa vụ của gia đình. Một số gia đình không quan tâm đến kết quả học tập của các em, xem việc học là không cần thiết, học cho có, nếu không học nổi thì lại cho nghỉ ở nhà đi làm kiếm tiền thêm cho gia đình. Cha mẹ chẳng quan tâm nên các em dễ bị tác động xấu của môi trường bên ngoài xã hội như: mê chơi, học theo thói hư tật xấu, thường xuyên nghỉ học không có lí do, cúp tiết...
 -Sự hấp dẫn của các trò vui chơi, giải trí. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhiều loại hình vui chơi giải trí ra đời, thu hút phần đông đối tượng học sinh tham gia. Những trò chơi giải trí nhất là “Game online” có mặt khắp mọi nơi đã và đang “đầu độc” và làm hao tốn biết bao thời gian dành cho việc học của các em.
 3.Tình hình thực tế:
 Khi quyết định chọn đề tài này, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành cho các em học sinh làm bài khảo sát chất lượng ở khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy. Tiến hành phân loại học sinh theo trình độ, để biết được số lượng học sinh yếu kém là bao nhiêu. Từ đó tìm ra những biện pháp tốt nhất để nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
 Trong năm học: 2012 – 2013 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy các lớp sau: 12A2, 12CB2. 
 *Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Khối 12 : TSHS: 142 / 76 nữ.
 + Giỏi : 14 hs đạt 9,8 %
 + Khá : 27 hs 19,0%
 + TB : 39 hs 27,5 %
 + Yếu : 42 hs 29,6 %
 + Kém: 20 hs 14,1 % 
 *Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm của lớp 12A2:
Lớp 12A2: TSHS: 33/ 20 nữ.
Giỏi : 4 hs đạt 12,1 %
Khá : 8 hs 24,2 %
TB : 11 hs 33,3 %
Yếu : 7 hs 21,72%
Kém: 3 hs 9,1 %
 4.Yêu cầu cần đạt trong năm học đối với lớp: 12A2 là:
Giỏi : 25 %
Khá: 35 %
TB : 40 %
Yếu: %
 IV.Các giải pháp thực hiện:
 1.Đối với giáo viên bộ môn: 
 Giáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu kém, thành công hay thất bại là phần lớn do giáo viên. Giáo viên được ví như một người kỹ sư tâm hồn, nơi mà học sinh có thể tin tưởng và gởi gấm niềm tin tuyệt đối. Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau:
 1.1.Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:
 Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười... giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình. Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng đối với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng giáo viên hơn, tất cả vì học sinh thân yêu .
 Bên cạnh đó, giáo viên phải đem lại cho các em những phản hồi tích cực, như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Ví dụ: Gọi những học sinh yếu kém đọc những từ dễ hoặc những đoạn hội thoại dễ sau khi các em hoàn thành giáo viên khen “Very good”, hoặc sau khi học sinh yếu đưa tay tham gia các hoạt động học tập thì giáo viên khen: “Có tiến bộ, tham gia tích cực các hoạt động học tập”... 
 1.2.Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh:
 Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu kém đúng với những đặc điểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số vấn đề thường hay gặp ở các em là: Khả năng tiếp thu bài, sức khỏe kém, nghiện chơi games, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát...
 Trong quá trình thiết kế bài giảng, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra và chuẩn kiến thức kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho học sinh yếu kém được củng cố và luyện tập phù hợp. Trong bài dạy cần phân hóa đối tượng học sinh trong từng hoạt động, dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em có cơ hội được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong lớp học.
Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu kém hai buổi trong một tuần. Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với các hình thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng nề.
 1.3.Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
 Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập cho học sinh và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong xã hội cũng như trong cuộc sống từ đó tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Ví dụ trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn Tiếng Anh trong thực tiễn. Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 Giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập, làm cho các em thấy được tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thức học tập của học sinh. Do hiện nay có một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, một số phụ huynh khác thì không quan tâm đến việc học của con em mình, cả hai trường hợp trên dẫn đến kết quả chất lượng học tập của học sinh không cao. Bản thân giáo viên cần phải phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo cho học sinh động lực, ý chí phấn đấu vươn lên.
 1.4.Kèm cặp học sinh yếu kém:
 Ngay từ đầu năm giáo viên phải cho kiểm tra khảo sát chất lượng học sinh. Chú ý đề kiểm tra cho đủ bốn kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Kiến thức trong chương trình ở lớp dưới, đề cho vừa phải, không quá khó. Qua kết quả khảo sát chất lượng đầu năm giúp cho giáo viên biết được số lượng học sinh yếu kém và yếu về kỹ năng nào.
 Lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy, như thường xuyên gọi các em đó trả lời câu hỏi, khen ngợi các em khi trả lời đúng.
 Phân học sinh yếu kém từng nhóm nhỏ , cho bài tập riêng có thể giáo viên mời các em học phụ đạo trái buổi để kềm cặp các em 
 Phân tích nguyên nhân từ đâu, để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý và có hiệu quả. 
 Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém ngoài giờ học chính khóa.
 Trong tiết học bình thường giáo viên cũng phải phụ đạo học sinh yếu kém ngay trong giờ học:
 +Học sinh yếu về từ vựng:
 Đa số các em không biết cách học từ vựng, không biết từ loại của từ, học mà không nhớ rõ nghĩa, hoặc nhớ nghĩa mà không thuộc từ. Đối với học sinh nhóm này, yêu cầu các em mỗi ngày học thuộc ba từ vựng mới. Vào 15 phút đầu giờ, tôi nhờ cán sự bộ môn và một số học sinh giỏi trong lớp đi kiểm tra những em yếu từ vựng này và báo kết quả lại cho tôi. Đến ngày học phụ đạo lần sau, sẽ kiểm tra tất cả các từ vựng mà đã yêu cầu các em học trong một tuần. Làm được như thế, đối với một em chịu học từ vựng một cách nghiêm túc thì chẳng bao lâu lượng từ vựng trong trí nhớ của các em sẽ được nâng lên rất nhiều.
 +Học sinh yếu về kỹ năng đọc:
 Vậy giáo viên phải có kế hoạch dạy cho các em đó trong tiết kỹ năng đọc. Có nhiều cách để dạy cho các em hoàn thiện kỹ năng này. Ví dụ trong tiết rèn luyện kỹ năng đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên đến bên cạnh những em đó bảo các em đó đọc bài và giáo viên có thể giúp các em những từ khó mà các em đọc chưa được dần dần học sinh sẽ đọc được và nâng cao dần lên. Trong phần đọc để tìm hiểu bài cũng cho học sinh yếu kém tham gia bình thường nhưng chỉ hỏi những câu hỏi dễ và gần gủi với các em để các em trả lời được.
 +Học sinh yếu về kỹ năng viết:
 Trong lớp học có học sinh viết không được bài viết theo yêu cầu hoặc không biết viết những câu đơn giản. Khi giáo viên dạy tiết kỹ năng viết thì cần lưu ý đến các em đó, không thể để các em đó ngoài tiết học. Ví dụ khi giáo viên nêu lên yêu cầu và giải thích dàn ý của bài viết thì đối với học sinh yếu kém giáo viên cho những em đó bài mẫu để các em tập viết hoặc yêu cầu học sinh đó viết vài câu trọng tâm của bài viết có sự giúp đỡ của giáo viên học sinh yếu sẽ quen dần và kỹ năng viết của các em được cải thiện dần. 
 +Học sinh yếu về ngữ pháp:
 Trong một tiết học thì chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động dù học sinh yếu hay học sinh giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em vào các hoạt động học tập, tránh tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong tiết học Language Focus phần bài tập giáo viên phân ra cho từng đối tượng học sinh, bài luyện tập khó thì yêu cầu những học sinh khá giỏi, bài tập vừa thì yêu cầu những em trung bình, bài tập dễ thì yêu cầu học sinh yếu kém. Từ đó tất cả các học sinh trong lớp đều thực hành được dẫn đến các em rất hứng thú trong học tập.
 Phân công học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém ở trường có sự giám sát, kiểm tra của giáo viên. Tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập, thi đua giữa các nhóm học tập mà trong đó có những học sinh yếu. Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.
 1.5.Khích lệ:
 Không tiếc lời khen ngợi các em nhất là những học sinh yếu kém, phải tìm ra ưu điểm thật sự của các em để khen, kẻo các em bị tổng thương vì nghĩ thầy cô giễu cợt mình. Ví dụ khen các em viết đẹp, trình bày rõ ràng, khen cẩn thận, có tiến bộ...
 Đừng để khi nào các em làm đúng hết thì mới khen, mà hễ các em làm đúng được phần nào là khen phần đó. Phần sai thì nói cố gắng lần sau sẽ tốt hơn, hay gần đúng rồi, tốt lắm ... Chúng ta không nên chê bai các em, hay dùng những lời lẻ làm cho các em buồn dẫn đến chán học rồi nghỉ luôn. 
 Sự khích lệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác phụ đạo học sinh yếu (chiếm khoảng 20% cho sự thành công), từ đó tạo cho các em sự tự tin vào bản thân và hứng thú trong học tập.
 1.6.Nội dung cần phụ đạo:
 -Ôn lại kiến thức mà học sinh còn yếu.
 -Củng cố lại kiến thức mới qua các bài tập.
 -Cho học sinh làm thêm bài tập ngữ pháp để nắm vững cấu trúc câu.
 -Luyện cho học sinh các kỹ năng thông qua các dạng bài tập.
 - Soạn bài tập riêng cho các em ( bài tập phải được thống nhất giữa các giáo viên dạy trong khối và đồng thời được phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn , hay ban giám hiệu nhà trường ) 
 -Thường xuyên kiểm tra từ vựng thông qua thực hành.
 *Khi học sinh có tiến bộ, đó là động cơ và niềm tin cho các em hứng thú, tích cực học tập. Sự nhiệt tình, khéo léo của giáo viên sẽ giúp học sinh học tập tốt hơn và dần dần tiếp thu bài dễ dàng hơn. Học sinh sẽ yêu thích và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn mà các em đang học.
 2.Đối với giáo viên chủ nhiệm:
 -Thường xuyên phối hợp với giáo viên bộ môn trong công tác giáo dục học sinh.
 -Đẩy mạnh công tác quản lý lớp, xây dựng nề nếp của lớp vào đầu năm học, thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ hàng ngày. 
 -Tổ chức ôn tập đầu giờ, kiểm tra công việc chuẩn bị bài mới và học bài cũ của các em. Tổ chức ôn bài lẫn nhau, hay sửa bài tập đầu buổi học. 
 -Phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn hướng dẫn giúp đỡ các em yếu kém ôn bài.
 -Hướng dẫn học sinh xây dựng góc học tập ở nhà ngăn nắp, khoa học, có hiệu quả.
 -Tổ chức phát động các phong trào như: “Giúp bạn vượt khó”, “Đôi bạn học tập”, .... để giúp đỡ học sinh khó khăn, yếu kém của lớp yên tâm học tập và tiến bộ. 
 3.Đối với phụ huynh học sinh:
 Đây là bước tiếp theo cũng không kém phần quan trọng mà giáo viên cần phải làm, giáo viên phải thường xuyên liên hệ với các phụ huynh có con em học yếu kém để trao đổi và yêu cầu phụ huynh thực hiện các việc như sau:
 -Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.
 -Giúp đỡ con em mình trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho các em.
 -Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.
 -Thường xuyên giữ mối liên hệ với giáo viên để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập có hiệu quả.
 V.Hiệu quả áp dụng: 
 Qua hơn một học kì thực hiện những giải pháp thiết thực nêu trên, chất lượng học sinh ở lớp tôi được phân công giảng dạy đạt được kết quả như sau:
 1.Kết quả học tập môn Tiếng Anh:
 Năm học: 2012 - 2013
STT
Lớp 12A2
Chất lượng học sinh
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
1
KSĐN
33
4
21,2 %
8
24,2 %
11
33,3 %
7
21,2 %
3
9,1%
2
GHKI
33
6
18,2 %
13
39,4 %
11
33,3 %
2
6,1 %
1
3,0%
3
HKI
33
9
27,3 %
15
45,5%
9
27,3
1
3,0 %
0
%
4
GHKII
33
21
63,6 %
9
27,3 %
3
9,1 %
0
%
0
%
 2.Thái độ, ý thức học tập:
 *Các em học sinh luôn thể hiện tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập, kết quả và chất lượng học tập bộ môn có nhiều tiến bộ rõ rệt.
 *Vào giờ học các em luôn hăng hái tham gia xây dựng bài một cách nhiệt tình, năng nỗ với thái độ vui vẻ và tự tin.
 *Biểu hiện đáng tuyên dương nhất là những em học yếu kém ở HKI đã phấn đấu và đạt được kết quả trung bình ở giữa HKII. Hy vọng rằng với sự nổ lực rèn luyện trong thời gian tới các em sẽ đạt được kết quả tốt hơn trong học tập ở HKII, và điều quan trọng hơn nữa là các em tự trang bị cho mình kiến thức để có đủ khả đạt trung bình trong kì thi tốt nghiệp THPT trong năm học này đạt kết quả khả quan như tất cả mọi người mong đợi.
 C.Kết luận:
 I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
 Tóm lại nếu giáo viên tạo được môi trường học tập thân thiện, mối quan hệ gần gũi, không khí học tập vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng cùng với phương pháp học tập tích cực, tổ chức có hiệu quả công tác phụ đạo học sinh yếu kém, mức độ đề kiểm tra phù hợp với trình độ của học sinh, đánh giá công bằng, khách quan thì hy vọng rằng có thể cải thiện được kết quả học tập của các em học sinh yếu và xa hơn nữa là tạo ra được sự hứng thú trong quá trình học tập và rèn luyện. Giúp cho các em học sinh thay đổi trong nhận thức, chuyển từ yêu cầu học tập sang nhu cầu học tập vì nguồn gốc của tính tích cực, sự hứng thú là nhu cầu. Khi các em có nhu cầu học tập thì các em sẽ tự tìm kiếm tri thức hay nói cách khác là khả năng tự học. Đây chính là điều mà tất cả giáo viên đều mong đợi trong vai trò là người chịu trách nhiệm dẫn dắt, đưa các em đến bến bờ tri thức. Vì thế tôi mong đề tài này sẽ được quý đồng nghiệp chia sẽ, đóng góp, bổ sung nhằm tìm ra được phương pháp hay nhất, hiệu quả nhất trong công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Và để duy trì bền vững một trường đạt chuẩn quốc gia thì chất lượng giáo dục phải luôn được đặt lên làm một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.
 II.Khả năng áp dụng:
 -Thực hiện cho tất cả các đối tượng học sinh yếu kém ở các khối lớp trong nhà trường đặc biệc là dạy những học sinh yếu ,kém trong ôn thi tốt nghiệp THPT .
 -Có thể phổ biến áp dụng ở một số trường khác trong tỉnh.
 III.Bài học kinh nghiệm:
 Là người giáo viên dưới mái nhà trường trong mắt chúng ta là những em học sinh đáng thương và đáng được quan tâm giúp đỡ. Một lời của thầy cô có thể so sánh bằng hàng trăm nhát đòn của cha mẹ. Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục nhưng thầy cô là người cha mẹ, người mẹ tinh thần có trách nhiệm dạy dỗ cho các em nên người. Chúng ta phải thật sự có “Tâm” với nghề và chỉ có những giáo viên thật sự có tâm huyết thì mới tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh yếu kém giúp các em học sinh xác định được mục đích, động cơ học tập, giúp bản thân học sinh phải hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập là nhu cầu hết sức cần thiết cho tương lai, phải hết sức phấn đấu vượt khó vươn lên trong học tập. Mỗi giáo viên chúng ta luôn luôn hướng các em theo khẩu hiệu: “Học vì ngày mai lập nghiệp”. Học để hiểu biết, học để trao dồi tri thức và học để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
 Tìm biện pháp “Nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém” là vấn đề mỗi giáo viên đều quan tâm. Các giáo viên Tiếng Anh nói riêng và tất cả giáo viên bộ môn trong nhà trường nói chung đã áp dụng toàn bộ hoặc một số biện pháp tương tự như trên. Nhưng muốn thành công trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh ở bộ môn mình đồng đều, giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì thực hiện các biện pháp trên mất rất nhiều thời gian, và kéo dài suốt cả năm học, đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, nhẫn nại với quyết tâm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Làm được như thế chắc chắn chúng ta sẽ được đền bù xứng đáng từ những “Sản phẩm yếu kém” đầu năm của chúng ta đến cuối năm trở nên khá hoàn hảo, đây không chỉ là niềm vui riêng của giáo viên mà còn là niềm vui chung của gia đình, nhà trường và của toàn xã hội. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu kém. Đây cũng là một phần không thể thiếu góp phần giúp cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình dạy học và nâng cao chất lượng việc rèn luyện học sinh yếu kém. 
 IV.Đề xuất, kiến nghị: 
 + Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
 -Tăng cường công tác quản lí và theo dõi quá trình học tập của từng học sinh ngay từ đầu năm học , kiểm tra tỉ lệ chuyên cần của học sinh, kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên dạy phụ đạo. 
 -Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ học sinh. 
 -Tổ chức thông báo kết quả và tình hình học tập cụ thể của từng học sinh theo định kỳ cho gia đình. 
 Tân An , ngày 9 tháng 05 năm 2013
 Người viết
 Nguyễn Văn Cảnh 
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Giáo Dục 
Điều lệ trường THPT 
Sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 10.11.12 
Thông tư 58 của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo về đánh giá xếp loại bậc trung học 
 Tài Liệu Phương pháp dạy học của Trường Đại Học Cần Thơ
Kế hoạch năm học của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Trà vinh 
Kế hoạch năm học của Trường THPT Tân An 
Kế hoạch bồi giỏi nâng kém của trường THPT Tân An 
Tài liệu trên mạng internet 

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiemCanh.doc
Sáng Kiến Liên Quan