Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh Lớp 1
Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được Hội đồng sư phạm và phụ huynh trường Tiểu học Hồng Phong lựa chọn để giảng dạy đối với các em học sinh lớp 1.
Tập một môn Tiếng Việt ngoài các bài học ở Tuần mở đầu (giúp HS làm quen với môi trường và hoạt động học tập ở lớp 1) và Tuần ôn tập, 16 tuần còn lại có 80 bài, mỗi tuần có 5 bài, gồm cả bài Ôn tập và kể chuyện ở cuối tuần. Mỗi bài được dạy học trong 2 tiết, trình bày trong 2 trang sách. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 2 tiết tập viết tăng thêm ngoài thời gian tập viết trong các bài học; trước khi viết, HS cũng được luyện đọc các từ ngữ luyện viết. Ngoài luyện viết và luyện đọc, thời gian còn lại của 2 tiết (nếu có) có thể dành để HS làm các bài tập nối, điền, được thiết kế trong vở bài tập.
Tập hai: Có 8 bài lớn, mỗi bài được dạy học trong 2 tuần (24 tiết). Các bài lớn được thiết kế theo hệ thống chủ điểm. Với hệ thống chủ điểm có “độ phủ” rộng, kết hợp với kênh hình được thiết kế công phu, Tiếng Việt 1 đáp ứng giáo dục HS những vấn đề có tầm quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, như chủ quyền quốc gia, nhân quyền ( quyền trẻ em) bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,
Trong mỗi bài lớn thường có đủ các kiểu loại văn bản cơ bản: truyện, thơ, văn bản thông tin. Mỗi văn bản đọc là trung tâm của một bài nhỏ. Khởi đầu bài học là hoạt động khởi động nhằm huy động trải nghiệm, hiểu biết và tạo tâm thế để HS đọc hiểu văn bản tốt hơn. Sau đó là đọc thành tiếng, đọc hiểu. Riêng đối với văn bản thơ, HS được nhận biết vần và học thuộc lòng. Đối với văn bản văn xuôi, HS được thực hành viết câu, nói và nghe, nghe viết chính tả, làm bài tập chính tả. Đôi khi có hoạt động kể chuyện hay đóng vai diễn lại câu chuyện đã đọc. Cuối mỗi bài học có thể có hoạt động tích hợp, mở rộng, vận dụng đa dạng.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN AN DƯƠNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒNG PHONG HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI HUYỆN CẤP TIỂU HỌC NĂM HỌC 2022 - 2023 BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN: TIẾNG VIỆT Tên biện pháp: “Biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc cho học sinh lớp 1.” Tác giả: ............ Trình độ: Đại học Tổ chuyên môn: ........... Đơn vị công tác: Trường Tiểu học ............ , tháng 10 năm 2021 - Giúp học sinh thêm yêu quý môn Tiếng Việt. 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để xây dựng biện pháp 2.1. Cơ sở lý luận Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Bởi vậy, nâng cao năng lực đọc cho học sinh là hết sức cần thiết. Môn Tiếng Việt theo chương trình GDPT 2018 nhằm giúp HS phát triển kĩ năng đọc, viết, nói và nghe Tiếng Việt, nhờ đó có được công cụ để học tốt các môn học khác.Giúp các em nhận biết đúng các âm, vần, đọc đúng và rõ ràng bài văn đơn giản (khoảng 30 tiếng/phút), hiểu nghĩa các từ ngữ thông thường và nội dung thông báo của câu văn, đoạn văn. Nghe hiểu lời giảng và lời hướng dẫn của giáo viên. Nói rõ ràng, trả lời được câu hỏi đơn giản trong nội dung bài.Giúp HS bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy, hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp, viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn; phát biểu rõ ràng, nghe hiểu ý kiến người nói. Giúp học sinh (HS ) hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. 2.2 Cơ sở thực tiễn Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được Hội đồng sư phạm và phụ huynh trường Tiểu học Hồng Phong lựa chọn để giảng dạy đối với các em học sinh lớp 1. Tập một môn Tiếng Việt ngoài các bài học ở Tuần mở đầu (giúp HS làm quen với môi trường và hoạt động học tập ở lớp 1) và Tuần ôn tập, 16 tuần còn lại có 80 bài, mỗi tuần có 5 bài, gồm cả bài Ôn tập và kể chuyện ở cuối tuần. Mỗi bài được dạy học trong 2 tiết, trình bày trong 2 trang sách. Ngoài ra, mỗi tuần còn có 2 tiết tập viết tăng thêm ngoài thời gian tập viết trong các bài học; trước khi viết, HS cũng được luyện đọc các từ ngữ luyện viết. Ngoài luyện viết và luyện đọc, thời gian còn lại của 2 tiết (nếu có) có thể dành để HS làm các bài tập nối, điền, được thiết kế trong vở bài tập. Tập hai: Có 8 bài lớn, mỗi bài được dạy học trong 2 tuần (24 tiết). Các bài lớn được thiết kế theo hệ thống chủ điểm. Với hệ thống chủ điểm có “độ phủ” rộng, kết hợp với kênh hình được thiết kế công phu, Tiếng Việt 1 đáp ứng giáo dục HS những vấn đề có tầm quan trọng đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay, như chủ quyền quốc gia, nhân quyền ( quyền trẻ em) bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, Sĩ số Chưa thuộc bảng chữ Biết một số chữ cái Thuộc bảng chữ cái cái Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 34 13 HS 38,2% 9 HS 26,5% 12 HS 35,3% Từ những ưu điểm, hạn chế trong thực tế tôi đã thực hiện biện pháp “ Nâng cao hiệu quả rèn đọc cho các sinh lớp 1”. 3. Nội dung biện pháp Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận, thực tiễn tôi nhận thấy rèn đọc có vị trí quan trọng đối với học sinh ở Tiểu học. Từ việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận và thực trạng của việc dạy- học đọc hiện nay thì chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu dạy đọc ở Tiểu học. Do vậy để khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm hiện có ở thực tế. Tôi xin mạnh dạn đưa biện pháp nâng cao hiệu quả rèn đọc để nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 với các giải pháp: *Giải pháp 1: Trao đổi với phụ huynh học sinh. * Giải pháp 2: Dạy học sinh nắm vững những nét cơ bản. * Giải pháp 3: Dạy học sinh nhận diện và đọc đúng phần đọc âm. * Giải pháp 4: Dạy học sinh nhận diện và phát âm đúng phần học vần. * Giải pháp 5: Rèn kĩ năng đọc tốt phần tập đọc. * Giải pháp 6: Vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức một cách hợp lý. * Giải pháp 7: Sử dụng những đồ dùng trực quan khoa học. 4. Cách thức thực hiện biện pháp * Giải pháp 1:Trao đổi với phụ huynh học sinh. Năm học 2021 – 2022 là năm thứ 2 triển khai chương trình thay sách giáo khoa 2018. Nên ngay trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh những điểm khác biệt của chương trình GDPT 2018 so với chương trình giáo dục hiện hành. Trong chương trình GDPT 2018 nhấn mạnh hơn tính phân hóa để phát huy sở trường của học sinh nhằm phát huy năng lực tổng hợp các lĩnh vực của học sinh 1 cách hợp lý, giúp học sinh biết khám phá, luyện tập, vận dụng và tự đánh giá. GV phải tổ chức, động viên học sinh hoạt động, trao đổi nhóm, nói lên ý nghĩ của mình. Trong chương trình học sinh được học thêm môn học mới đó là Hoạt Động Trải Nghiệm. Để đáp ứng được mục tiêu và cách đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh được thực hiện theo TT27/ BGD-ĐT tôi đã trao đổi hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn con học tập tại nhà, cùng con trải nghiệm, thực hiện 1 số hoạt động nhằm giúp con khám Để khai thác vốn hiểu biết sẵn có và khắc sâu kiến thức của các em bằng cách tổ chức trò chơi:” Đoán nét chữ” trong hoạt động củng cố. Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được các chữ cái và thu hút các em tập trung hơn. Ví dụ: Đố con, chữ a gồm có nét gì? Chữ a: nét cong kín và nét móc. Đố con, chữ gì có nét cong kín? Chữ o (ô,ơ). Tôi đã tuyên dương các em trả lời tốt bằng những bông hoa hay tràng pháo tay thật to. Vì các em rất thích được cô, thầy khen dưới mọi hình thức khi trả lời đúng, nhất là các em đọc chưa tốt hoặc đọc chậm đó là sự khích lệ rất lớn với các em. Đây là bài học đầu tiên trong phần Học vần nên cần tạo cho các em tâm thế học tập thoải mái, gần gũi, gây sự hứng thú. * Giải pháp 3: Dạy học sinh nhận diện và đọc đúng phần đọc âm. Sau khi học sinh đã học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học âm (chữ cái). Hoạt động này được thiết kế dưới dạng yêu cầu học sinh quan sát tranh, nhận biết nội dung tranh và nói hoặc đọc theo giáo viên câu thuyết minh tranh. Câu này thường chứa các âm chữ hoặc vần được học trong bài thể hiện các sự việc, trạng thái có thể minh họa bằng hình ảnh trực quan. Hoạt động nhận biết này giúp cho học sinh có hứng thú khám phá bài học. Các em nói hoặc đọc câu thuyết minh lặp lại theo giáo viên nhờ quan sát tranh và nhờ vốn ngôn ngữ Tiếng Việt giúp học sinh hiểu đuợc ý nghĩ của câu. Qua đó cũng giúp cho học sinh phát triển về ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết ở cấp độ đơn vị giao tiếp nhờ đó kỹ năng đọc sẽ phát triển nhanh. Giai đoạn này tôi dạy cho các em phân tích từng nét chữ cơ bản trong từng chữ cái. Từ việc học kỹ cấu tạo âm tạo bởi các nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ sẽ giúp học sinh phân biệt được sự khác nhau cả về cấu tạo và tên gọi của bốn âm sau: d; b; p; q. Ví dụ: + Âm d gồm hai nét: nét cong khép kín nằm ở bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải. Đọc là: “dờ”. + Âm b gồm hai nét: nét cong khép kín nằm ở bên phải và nét sổ thẳng nằm ở bên trái. Đọc là: “ bờ”. - Sang phần âm ghép,tôi cho học sinh sắp xếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để nói lên được sự giống nhau và khác nhau của các âm đó. Ví dụ : + Các âm ghép: c + h = ch , n + h = nh , t + h = th , k + h = kh , g + h = gh , ng + h = ngh. - Còn lại các âm: gi, tr, q, ng, tôi cho học thật kỹ cấu tạo và cách ghép chữ. Phân từng cặp: ch – tr , ng – ngh , c – k , g – gh , nh – d để phát âm chính xác và viết chính tả phân biệt. Ví dụ: Chẳng hạn với tiếng bàn có thể áp dụng những các sau đây: * Cách 1: bờ - an – ban – huyền – bàn ( dành cho HS có kĩ năng đọc bình thường) * Cách 2: a – nờ - an – bờ - an – ban – huyền – bàn ( dành cho HS có kĩ năng đọc hạn chế) - Ngoài ra, nếu học sinh nào không cần đánh vần thì có thể cho các em đọc trơn (Đọc toàn âm tiết) bỏ qua bước đánh vần. - Quy trình dạy học đánh vần các bài 3 vần, 4 vần khác so với quy trình dạy học các bài 2 vần. Các bài 3 hoặc 4 vần đều bao gồm những vần phát âm gần giống nhau và đồng dạng về chữ viết. Vì vậy với những bài này trước khi luyện đọc từng vần, HS nên được so sánh để nhận biết sự tương đồng và khác biệt giữa các vần trong một nhóm vần. Thao tác đó giúp cho việc học đọc và viết các vần tương tự được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. - Sau bài học vần học sinh phải đạt được mục tiêu chính là nhận diện vần – biết đánh vần – phân tích – đọc trơn vần trong các tiếng (từ, câu) có chứa vần vừa học. Biết vần đó kết hợp được với mấy thanh, biết các so sánh các cặp vần trong từng bài. Để giúp học sinh củng cố, nắm chắc các kiến thức về vần GV có thể tổ chức cho các em tham gia hoạt động thông qua các trò chơi ( Chiếc bát từ vựng, đi chợ, chuyền điện,.) nhằm giúp cho HS mở rộng vốn từ và rèn kỹ năng đọc cho các em. *Giải pháp 5: Rèn kĩ năng đọc tốt phần tập đọc. Dạy đọc nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu trong giai đoạn đầu của (học kì I), đọc thành tiếng ưu tiên hơn, đọc hiểu chỉ đặt ra yêu cầu hiểu nghĩa của từ ngữ (tách biệt), câu, đoạn ngắn. Trong giai đoạn sau ( học kì II), đọc thành tiếng vẫn là kĩ năng ưu tiên, nhưng yêu cầu đọc hiểu tăng dần, từ văn bản ngắn, đơn giản đến văn bản dài, phức tạp hơn. Phương pháp dạy đọc chủ yếu là giáo viên đọc mẫu và học sinh thực hành theo mẫu. Đọc phân vai dựa theo 1 truyện kể cần được khai thác. Đối với đọc hiểu, phương pháp dạy học chủ yếu là giáo viên huy động trải nghiệm, hiểu biết của học sinh có liên quan đến nội dung của văn bản đọc, cho học sinh thảo luận nhóm ( chủ yếu là nhóm đôi). Trước khi đọc văn bản, giáo viên có thể cho học sinh dựa vào nhan đề và tranh minh họa để suy đoán nội dung văn bản. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ nên áp dụng cho một số văn bản và những đối tượng học sinh phù hợp. Phương châm là phương pháp dạy đọc hiểu phải kích hoạt được việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc. Với những đối tượng học sinh đọc chưa tốt, nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, dành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_ren_doc_ch.docx