Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh lớp 4

Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Do đó, dạy học chính tả ngoài những nguyên tắc chung thì đây là một phân môn dạy học mang đậm yếu tố vùng miền.

Một trong những mục tiêu của phân môn Chính tả ở lớp 4 là yêu cầu học sinh phải viết đúng chính tả. Có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học.

 Phân môn Chính tả ở lớp 4 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả, kĩ năng nghe. Kết hợp rèn một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Đồng thời mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

 Đối với học sinh ở lớp 4 các em đã có khả năng tư duy trừu tượng, hiểu được những vấn đề khá phức tạp, lôgic. Có khả năng phân tích tổng hợp, hệ thống hoá một đơn vị kiến thức.

 

doc19 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
Ngôn ngữ là một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Hoạt động giao tiếp được thể hiện dưới hai hình thức: giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp bằng chữ viết.
Chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân. Mục đích của nó làm phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết. Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt có tính chất sáng tạo cá nhân.
Phân môn chính tả trong nhà trường, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. 
Việc dạy Chính tả ở trường tiểu học bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế: Nhận thức của một số giáo viên tiểu học về công tác bồi dưỡng, rèn luyện cho học sinh viết đúng chính tả còn hạn chế, chưa đúng, chưa đủ, chưa thường xuyên về vị trí, vai trò của công tác này trong nhà trường. Đó là nguyên nhân thực tiễn dẫn đến kết quả công tác rèn luyện chữ viết cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy số học sinh hiện nay nói chung và học sinh trường tiểu học Sơn Cao nói riêng thường mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung và các môn học khác mà còn ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng văn bản trong đời sống sau này của các em.
Trong thực tế, nếu người nói “phát âm không chuẩn” thì người nghe không hiểu, viết sẽ không đúng, hoặc có nhiều trường hợp phát âm đúng nhưng vẫn viết sai dẫn đến người khác hiểu sai điều mình cần diễn đạt. Vì vậy trong quá trình giảng dạy thực tế tôi đã chọn nghiên cứu “ Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn chính tả cho học sinh lớp 4 ”. 
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ KHOA HỌC
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
	Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Do đó, dạy học chính tả ngoài những nguyên tắc chung thì đây là một phân môn dạy học mang đậm yếu tố vùng miền. 
Một trong những mục tiêu của phân môn Chính tả ở lớp 4 là yêu cầu học sinh phải viết đúng chính tả. Có khả năng tự phát hiện và sửa lỗi chính tả, hệ thống hoá các quy tắc chính tả đã học.
	Phân môn Chính tả ở lớp 4 giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả, kĩ năng nghe. Kết hợp rèn một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Đồng thời mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.
	Đối với học sinh ở lớp 4 các em đã có khả năng tư duy trừu tượng, hiểu được những vấn đề khá phức tạp, lôgic. Có khả năng phân tích tổng hợp, hệ thống hoá một đơn vị kiến thức. 
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ VIẾT LỖI CHÍNH TẢ
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU :
Hiện nay, tình hình viết sai lỗi chính tả của học sinh khá phổ biến. Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố vùng miền, giáo viên và học sinh đôi khi còn phát âm theo tiếng địa phương (chưa nói chuẩn theo tiếng phổ thông), hơn nữa trình độ tiếng Việt của một số giáo viên còn hạn chế, năng lực nắm luật chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả. Mặt khác do điều kiện gia đình các em làm nông , lại có đông con đi học, bố mẹ suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng, không có thời gian dạy dỗ con cái. Đa số là ý thức học tập của các em còn hạn chế, không đồng bộ, việc hiểu và sử dụng vốn từ còn hạn chế  Do đó, một yêu cầu bức xúc là giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng để “Nâng cao chất lượng giờ chính tả”.
Sau nhiều năm giảng dạy tại trường tiểu học Sơn Cao – Huyện Sơn Hà, tôi nhận thấy học sinh ở đây khi viết thường mắc các lỗi sau đây:
1. Lỗi về phụ âm đầu:
Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi âm đầu sau đây:
- g/gh: cái gế - gi nhớ
- c/k: céo co
- ng/gnh: nge nhạc - ngỉ ngơi – nghành ngề
- ch/tr: Cây che - chiến chanh – con tró – mái chanh
- s/x: cây xả - xa mạc – sa sôi
2. Lỗi về dấu thanh:
Trong tiếng Việt có sáu thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Nhiều học sinh không phân biệt được hai thanh hỏi, ngã. Mà số lượng tiếng thanh này rất phổ biến và nhiều mà ta thấy trên thực tế cả những người trình độ học vấn cao đôi lúc cũng viết sai.
VD: tập vẻ; mải mải; hướng dẩn học sinh giử gìn sách vở sạch, đẹp
3. Lỗi âm chính (nguyên âm đôi): 
Do phát âm thế nào thì viết thế ấy
-uôi/ui: cây chuối/cây chúi, muối/múi
- ươi/ ưi: bưởi/bửi, tươi cười/ tưi cười. hai mưi
4. Lỗi âm cuối vần:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối âm trong các vần sau đây: ng/nh: Đối với trường hợp này học sinh phát âm thường ít sai nhưng trên thực tế lại có rất nhiều em viết sai kiểu như thế này: bức tranh/bức trang, bên thành/bên thàng.
Kết quả khảo sát khả năng viết đúng chính tả của HS lớp 4B đầu năm học 2013 - 2014 như sau :
SL (em )
Giỏi
Khá
TB
Yếu
19
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2
10,5%
7
36,8%
6
31,6%
4
21,1%
III. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ :
1. Rèn phát âm đúng tiếng phổ thông:
	Sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh phát âm đúng chuẩn theo tiếng phổ thông. Rèn luyện phát âm đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm giáo viên phải chú trọng đến đối tượng học sinh trong lớp mình để rèn luyện, và việc rèn luyện này phải thực hiện tốt trong phân môn tập đọc và phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học, môn học. 
Thực tế có thể có những học sinh chỉ phát âm đúng khi đọc bài còn khi nói vẫn nói sai theo tiếng địa phương. Có những em rất khó khăn trong việc phát âm cho đúng. Vì hàng ngày thời gian các em giao tiếp ở nhà nhiều hơn là ở trường nhưng chúng ta cũng đừng nên nản chí. Mà phải kiên trì rèn luyện trong các hoàn cảnh có thể có khi giao tiếp với các em. Trường hợp các em phát âm đúng khi đọc bài còn khi nói vẫn nói sai theo tiếng địa phương và khi không phát âm đúng thì các em cũng có biểu tượng về từ ngữ được rèn trong đầu để khi viết các em không bị viết sai.
2. Hướng dẫn phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn, phát hiện và chỉ ra những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.
Ví dụ:
- ch/tr: Cây che/cây tre - chiến chanh/chiến tranh – con tró/con chó – mái chanh/ mái tranh
- s/x: cây xả/cây sả - xa mạc/sa mạc – sa sôi/xa xôi
-ng/nh: bên thành/bên thàng.
-uôi/ui: cây chuối/cây chúi, muối/múi
- ươi/ ưi: bưởi/bửi, tươi cười/ tưi cười. hai mưi
Cho học sinh phân tích tiếng 
- bưởi= b+ ươi+ dấu hỏi; bửi= b+ ưi+ dấu hỏi
thành = th+ anh+ dấu huyền.
thàng = th+ ang+ dấu huyền.
So sánh để thấy sự khác nhau: tiếng “bưởi” có vần “ươi”, tiếng “bửi” có vần “ưi”... HS ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không sai
Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi (hoặc ch/tr) bằng cách tìm các tiếng lập bảng.
r
d
gi
- rạo: rạo rực
dạo: dạo nào
không có
rào rạo, rệu rạo.
dạo chơi, dạo này
3. Phân biệt nghĩa của từ: 
Đây cũng là một biện pháp nhằm khắc phục học sinh tiểu học chúng ta đỡ sai chính tả. Vì muốn viết đúng chính tả phải hiểu nghĩa của từ chính xác. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu và nhất là trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực giúp học sinh khi các em không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ:
+ Phân biệt : muối/múi
- muối: Có dạng hạt,vị mặn dùng đề làm gia vị nấu ăn
- múi: là một bộ phận của quả: múi cam, múi bưởi
+ Phân biện “thành” và “thàng” (trong từ đơn).
- bên thành= mặt xung quanh của vật.
- bên thàng: không có nghĩa.
+ Phân biệt “củng” và “cũng”:
Củng = củng cố
Cũng = cũng làm, cũng được.
Đặc biệt với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
4. Giúp học sinh ghi nhớ một số mẹo luật chính tả:
Một số hiện tượng chính tả mang tính quy luật đối với hàng loạt từ có thể giúp học sinh khắc phục lỗi chính tả một cách hữu hiệu, đó là ngay từ lớp 1. Các em đã được làm quen với các luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ đứng cạnh các âm e,ê,i.
Luật viết chính tả đúng về dấu hỏi – ngã trong các từ láy, thường được nhớ qua 2 yếu tố ở cùng một hệ trầm (huyền – ngã – nặng) hoặc bổng (hỏi – sắc – ngang). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên có thể dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc: ngang – sắc = hỏi/huyền – nặng = ngã. Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại). Cũng có thể dạy cho các em nhớ quy luật, nhớ câu thơ có vần điệu:
Chị HUYỀN mang NẶNG NGÃ đau
Anh KHÔNG SẮC thuốc HỎI đâu mà lành.
(không- là thanh ngang)
Ví dụ: 
- Ngang + hỏi: Nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ
- Sắc + hỏi: Mát mẻ, mát mẻ, sắc sảo, vắng vẻ
- Hỏi + hỏi: lẩm cẩm, lỉnh kỉnh,thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ
- Huyền + ngã: Mỡ màng, lững lờ, vồn vã
- Nặng + ngã: Đẹp đẽ, mạnh mẽ, vật vã
- Ngã + ngã: Dễ dãi, lõm bõm, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo
	Ghi nhớ mẹo luật chính tả này trong từ láy còn giúp học sinh vận dụng để xác định từ láy khi học luyện từ và câu.
Ngoài ra giáo viên cần cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật như sau:
	+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật, thiên nhiên đều bắt đầu bằng s: sả, si, sồi, sứ, sao, su su, sấu, sến, sung, sắn, sim, sầu đâu, sen, súng, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, săng lẻ, sầu riêng, so đũa sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô, ngôi sao, giọt sương,
	Để phân biệt s/x có thể bổ sung mẹo luật sau: Các từ tên thức ăn, hoặc đồ dùng liên quan đến thức ăn được viết là x: Ví dụ: xôi, xào, xoong
	+ Để phân biệt âm đầu ch/tr: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chổi, chai, chén, chum, chạn, chuông, chảo, chày, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé, chồn, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chìa vôi, chèo bẻo, 
	Ngoài ra để phân biệt tr/ch còn có thể bổ sung mẹo sau đây: tr không đứng trước những chữ bắt đầu bằng âm đệm nhưng ch thì có: Ví dụ: ôm choàng, bị choáng
	Tr không bao giờ láy với ch và ngược lại. Do đó chỉ có những từ láy cùng âm ch hoặc cùng âm tr: Ví dụ: chăm chỉ, trâng tráo, trân trân
	+ Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn: Đa số từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh
	+ Phân biêt d /gi/ r: Hướng dẫn học sinh cần nhớ được qui tắc sau: r và gi không kết hợp với vần có âm đệm, vần có âm đệm luôn đi với d ( doanh nghiệp, duyên nợ, dọa nạt, .)
Những tiếng của từ Hán -Việt mang thanh ngã, thanh nặng viết với d (diễn biến, diệu kì), mang thanh hỏi thanh sắc viết với gi ( giải thích, đơn giản.)
5. Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả:
Giáo viên cần cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh thể. Sau mỗi lần làm bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
Tóm lại những việc làm trên để giúp các em viết đúng chính tả thì những việc làm đó phải thường xuyên, liên tục trong mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết dạy.
IV. KIỂM NGHIỆM:
 Sau khi nắm bắt được những đối tượng sai chính tả nhiều. Tôi bắt đầu áp dụng các biện pháp trên một cách thường xuyên trong mỗi tiết dạy Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả và trong các trường hợp giao tiếp với học sinh. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Các em đọc yếu thường chính tả viết sai. Trong giờ Tập đọc tôi rèn luyện cho các em cách phát âm những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó cho các em luyện đọc nhiều lần và giao bài về nhà. Cụ thể như em Đinh Văn Soan, Đinh Văn Thành, Đinh Thị Thảo, Phạm Văn Hà, đọc yếu, viết chính tả hay sai tôi giao về nhà đọc đoạn tập đọc nào đó và viết lại đoạn đó. Hôm sau đem lên thầy giáo kiểm tra.
Qua những tiết Luyện từ và câu giúp các em phân biệt nghĩa của từ, phân tích cấu tạo tiếng nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ để viết chính tả đúng, nhất là các em được rèn luyện qua các bài tập ứng dụng.
Ngoài ra những em hay viết sai chính tả còn được rèn luyện trong những tiết ôn Tiếng Việt.
Sau 7 tháng thử nghiệm tại lớp 4B trường tiểu học Sơn Cao năm học 2013- 2014 về khả năng viết đúng chính tả của học sinh, tôi thu được kết quả như sau:
SL (em )
Giỏi
Khá
TB
Yếu
19
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
4
21,1%
8
42,1%
6
31,6%
1
5,2%
Qua những biện pháp trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả ngày được nâng cao rõ rệt. 
Trong quá trình dạy học, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy nhiên để duy trì được kết quả này thì việc làm trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, để rèn cho học sinh có thói quen “viết đúng” trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn chính tả mà còn kiểm tra ở các em những môn khác như môn Tập làm văn, Luyện từ và câu, các tiết kiểm tra Khoa học, Địa lý
PHẦN KẾT LUẬN:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN :
Qua nghiên cứu đề tài: tìm hiểu đặc điểm phương ngữ, nghiên cứu cơ sở lí luận của việc viết đúng chính tả, lựa chọn phương pháp, cách thức để giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi có một số kinh nghiệm để muốn chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp:
1. Rèn phát âm đúng chính tả:
2. Hướng dẫn phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
3. Phân biệt nghĩa của từ: 
4. Giúp học sinh ghi nhớ một số mẹo luật chính tả:
5. Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả:
	Trong thời gian thử nghiệm vấn đề trên tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Đó là tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả tăng lên rõ rệt.
Để thực hiện được những biện pháp trên giáo viên cần nắm vững chất lượng viết đúng của từng học sinh để phân loại cụ thể ngay từ đầu năm học thông qua khảo sát đầu năm. Có biện pháp bồi dưỡng từng nhóm cụ thể sau khi phân loại. Thường xuyên đánh giá cho điểm để động viên khích lệ các em nhằm tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. 
	Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học. Nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ. Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữTrong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,  từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn.
II. ĐỀ XUẤT:
1. Đối với giáo viên:
- Trong sinh hoạt chuyên môn, bộ phận chuyên môn cũng như tất cả giáo viên cần nghiên cứu sâu những vấn đề khó, tồn tại trong quá trình giảng dạy đề tìm ra biện pháp hữu hiệu trao đổi với nhau để cùng học tập. Cần nghiên cứu góp ý cho những kinh nghiệm mà đồng nghiệp đã đề xuất để vận dụng vào giảng dạy đạt hiệu quả cao.
- Mỗi giáo viên cần phải không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Có nắm chắc kiến thức, giáo viên mới có thể giúp học sinh học tập một cách có hiệu quả.
2. Đối với các cấp quản lí chuyên môn :
- Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động ngoài giờ lên lớp dưới dạng trò chơi, hội thi trong đó đề cập nhiều đến vấn đề Chính tả tiếng Việt.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi vận dụng trong quá trình giảng dạy thực tế . Tuy kết quả bước đầu áp dụng chưa cao, nhưng với sự nhiệt tình và nỗ lực của bản thân tôi, tôi cũng có được một số kinh nghiệm trên. Tuy nhiên do trình độ của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót mang tính chủ quan. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng sư phạm Nhà trường cũng như các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
       Sơn Cao, ngày 10 tháng 11 năm 2014
 Người viết
 Nguyễn Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học 
 (Giáo trình từ xa. Đỗ Trung Hiệu - Đỗ Đình Hoan - Vũ Dương Thụy - Vũ
 Quốc Chung. Nhà xuất bản Giáo dục, 1995). 
 2. Sách giáo viên Tiếng Việt 4.
 (Nhà xuất bản giáo dục, 2008 )
 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, sách Tiếng Việt nâng cao lớp 4 
 ( Nhà xuất bản giáo dục, 2008 )
 4. Chuẩn kiến thức kĩ năng lớp 4
 5. Các tập san giáo dục xuất bản năm 2010; 2011; 2012; 2013; 2014
6. Hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn tiếng Việt 4
 ( Nhà xuất bản đại học sư phạm, 2013 )
Duyệt của các cấp lãnh đạo

File đính kèm:

  • docSKKN Chinh ta lop 4 2014-2015(dung).doc
  • docBìa 1 ( Sáng kiến kinh nghiệm ).doc
  • docBìa 2 (Sáng kiến kinh nghiệm ).doc
  • docBìa HS( Sáng kiến kinh nghiệm ).doc
  • docMục lục ( Sáng kiến kinh nghiệm ).doc
Sáng Kiến Liên Quan