Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 3

Trong đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn rất quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt Tiếng Việt cho trẻ ở nhà trường Tiểu học, nó hình thành những đường nét trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ.

Phân môn luyện từ và câu góp phần hình thành cho học sinh tình yêu Tiếng việt, gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam biết trân trọng giá trị văn hoá dân tộc.Thể hiện cụ thể qua việc các em được học về các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, . 

 

pptx29 trang | Chia sẻ: Đức Học | Ngày: 02/03/2024 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp mở rộng vốn từ cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN HUYỆN BA BỂ 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG PHÚC 
HỘI THI 
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2022 - 2023 
Giáo viên: Hoàng Thị Điệp 
“BIỆN PHÁP MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH LỚP 3” 
1 
2 
3 
Lí do chọn biện pháp 
Nội dung biện pháp 
Kết quả thực hiện biện pháp 
CẤU 
 TRÚC 
4 
Kết luận 
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
1. Vai trò 
 Tiếng việt vốn là ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong xã hội, Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng và đặc biệt là trường tiểu học. Dạy tiếng việt là dạy kĩ năng nghe - nói - đọc - viết. Môn tiếng việt trong trường tiểu học được giảng dạy thông qua các phân môn: 
Tập đọc 
Kể chuyện 
Tập viết 
Tập làm văn 
 Chính tả 
Luyện từ và câu. 
1. Vai trò 
 Trong đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn rất quan trọng góp phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt Tiếng Việt cho trẻ ở nhà trường Tiểu học, nó hình thành những đường nét trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ. 
Phân môn luyện từ và câu góp phần hình thành cho học sinh tình yêu Tiếng việt, gìn giữ sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam biết trân trọng giá trị văn hoá dân tộc.Thể hiện cụ thể qua việc các em được học về các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ,.  
2. Thực tế đơn vị 
 Một phần không nhỏ học sinh lớp tôi gặp khó khăn khi dùng từ đặt câu, nhất là khả năng dùng từ ngữ hình thành câu văn nói, câu văn viết kể cả trong giao tiếp hàng ngày, các em còn nói chống không, nói câu cụt, câu lửng hoặc là câu chưa rõ nghĩa, nên khi thực hành làm các bài tập về phân môn Luyện từ và câu các em còn hay nhầm lẫn, thiếu chính xác 
Ví dụ: Khi hỏi học sinh các em làm bài chưa? Rất nhanh nhiều em học sinh trả lời chưa. 
 Vốn từ ngữ ít, hiểu biết nghĩa chưa chính xác nên trong các tiết học các em rất rụt rè nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tích cực, ngại chia sẻ. 
2. Thực tế đơn vị 
Các em rất rụt rè nhút nhát 
2. Thực tế đơn vị 
 Đa số là con hộ nghèo, cận nghèo điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ các em đi làm ăn xa, các em ở với ông bà, họ hàng việc giao tiếp hàng ngày chủ yếu bằng tiếng dân tộc địa phương nên việc tiếp xúc với tiếng việt của các em cũng có phần bị hạn chế. 
2. Thực tế đơn vị 
Kết quả khảo sát như sau: 
Tổng số 
học sinh 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
30 
5 
15 
10 
Vậy làm như thế nào để giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như phân môn Luyện từ và câu, để hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh để làm tiền đề cho các môn học khác. Tôi xin chia sẻ: “ Biên pháp mở rộng vốn từ cho học sinh lớp 3” nhằm góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học . 
Các biện pháp 
2 
Lồng ghép trò chơi học tập trong các tiết mở rộng vốn từ 
3 
Tích hợp lồng ghép mở rộng vốn từ trong các tiết học khác 
4 
Tuyên dương khuyến khích trong giờ học. 
 Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ 
1 
II. Nội dung các biện pháp 
1. Hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ 
Giúp học sinh giải nghĩa từ bằng ngữ cảnh 
Ví dụ: Để giải nghĩa từ “rực rỡ”, giáo viên đưa ra câu “Những đoá hồng rực rỡ đang đón chào nắng sớm”. 
Giúp học sinh giải nghĩa từ bằng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa: 
Ví dụ: Hỏi học sinh về nghĩa của “trung thực” là gì? Thì học sinh rất khó trả lời nhưng khi cô yêu cầu tìm từ cùng nghĩa với từ trung thực thì học sinh dễ dàng đưa ra các từ thật tha, ngay thẳng hoặc yêu cầu học sinh tìm cho cô các từ trái nghĩa với trung thực thì học sinh cũng rất dễ dàng tìm ra được các gian dối, hay dỗi trá 
2. Lồng ghép trò chơi học tập trong các tiết mở rộng vốn từ 
Trò chơi học tập rất có hiệu quả phù hợp với tâm lí của học sinh tiểu học khi vận dụng trò chơi học tập vào các tiết dạy. Bước đầu học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Thông qua các trò chơi học tập tôi cũng phát hiện và sửa chữa được các kĩ năng còn hạn chế của học sinh trong lớp. 
Để tổ chức hoạt động trò chơi có hiệu quả tôi phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của hoạt động và lựa chọn trò chơi cho phù hợp với tâm sinh lí của học sinh. Trò chơi phải hấp dẫn gây được hứng thú đảm bảo tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia. 
Ví dụ: Khi dạy bài “Mở rộng vốn từ về thành thị, nông thôn 
tuần 17 (Tr 142) 
Trò chơi 
Chung sức 
Sản phẩm của học sinh sau khi chơi 
3. Tích hợp lồng ghép mở rộng vốn từ trong các tiết học khác 
Việc dạy luyện từ và câu không thể tách rời mà phải tiến hành mọi lúc mọi nơi trong cả các tiết học khác: 
Học sinh tìm hiểu từ trong giờ TNXH 
Qua các hoạt động học khi trên lớp cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp thì tôi luôn chú ý điều chỉnh kịp thời các kiểu từ sai lạc hay cách nói cách viết câu không đúng ngữ pháp và đồng thời loại bỏ khỏi vốn từ ngữ của các em những từ ngữ chưa chuẩn mực. 
Cô điều chỉnh và sửa sai cho học sinh 
Cô trò chăm sóc và tìm hiểu các cây thuốc nam 
Trong lớp tôi có một số em có thói quen nói chống không, câu cụt câu lửng hoặc là câu chưa đủ ý nên khi dạy học tôi luôn trò chuyện và nhắc nhở các em những thói quen tốt. 
Cô và trò nói chuyện và nhắc nhở học sinh 
Khi thiết kế các tiết hoạt động trải nghiệm cuối tuần tôi cũng tích hợp một số hoạt động như là thi tìm hiểu các thành ngữ tục ngữ theo chủ đề. Ở hoạt động này ngoài giúp các em vui vẻ, gắn kết các hoạt động tập thể. Các em còn được mở rộng vốn từ làm quen với văn học dân gian. 
Khi dạy tôi luôn trò chuyện với học sinh lớp mình nhắc nhở uốn nắn kịp thời khi học sinh sử dụng các từ ngữ theo trào lưu trên mạng chưa hay chưa đẹp tôi không đồng ý  
Cô giáo trò chuyện với 
học sinh 
4. Tuyên dương khuyến khích trong giờ học. 
Tuyên dương khuyến khích là một động lực không thể thiếu trong quá trình học của học sinh. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 
Trong giờ mở rộng vốn từ, nhờ không khí thi đua, học sinh sôi nổi hơn, hăng say hơn vì đó là sự công nhận kết quả mà học sinh đạt được (học sinh tìm ra từ mới, phát hiện ra nghĩa mới câu, từ, đặt được câu văn, đoạn văn hay...). Nếu được tuyên dương đúng lúc, học sinh sẽ cảm thấy tự tin và phấn đấu hơn. Trong quá trình dạy tôi đã vận dụng hình thức thi đua như sau: 
Stickes chuẩn bị để khen học sinh 
 Trước khi vào bài học hay khi tổ chức một trò chơi học tập, giáo viên nêu tiêu chí thi đua rõ ràng, cụ thể để tạo tâm thế thi đua cho học sinh 
Ví dụ: Thi đua xem bạn nào tìm được nhiều từ mới sẽ được tặng một sticker nếu bạn nào đạt được 15 sticker sẽ được cây bút có hình thù mà em yêu thích hoặc ghi nhiều lời khen hay những tràng vỗ tay... 
Học sinh nhận thưởng sau khi đạt tiêu chí 
III. Kết quả thực hiên biện pháp 
 Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt. Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. 
Tổng số học sinh 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
30 
17 
13 
0 
Tổng số 
học sinh 
Hoàn thành tốt 
Hoàn thành 
Chưa hoàn thành 
30 
5 
15 
10 
Kết quả cuối học kì I 
Kết quả khảo sát đầu năm 
Một số bài văn sau khi áp dụng biện pháp 
 Người giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, trách nhiệm, phải nắm rõ đặc điểm của từng đối tượng, trình độ nhận thức của từng em trong lớp mình từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và đặc biệt là phụ đạo cho các em chưa biết dùng nhiều từ ngữ trong nói và viết. Việc bồi dưỡng, phụ đạo này phải thường xuyên, liên tục trong giờ học cũng như trong các giờ học khác. Hơn nữa giáo viên cần linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy, các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. 
IV. Kết luận 
Chúc ban giám khảo sức khỏe hạnh phúc 
Cảm ơn ban giám khảo đã chú ý lắng nghe 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp ! 
Tôi xin trân thành cảm ơn ban giám khảo đã chú ý lắng nghe 
Chúc ban giám khảo sức khỏe hạnh phúc 
Chúc hội thi thành công tốt đẹp ! 

File đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_mo_rong_von_tu_cho_hoc_sinh.pptx
Sáng Kiến Liên Quan