Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Lớp 5A - Bản On
- Các cụ ta từ thời xa xưa đã có câu “Nét chữ nết người”- đủ để cho chung ta thấy vai trò của chữ viết được đánh giá cao như thế nào. Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay chúng ta thấy khi làm bất cứ một công việc gì cũng đều phải cần đến văn bản, giấy tờ, và những văn bản giấy tờ đó mang tính khoa học và chính xác.Và phân môn chính tả sẽ cung cấp cho tất cả chúng ta tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, lôgic cần thiết.
Chúng ta đã biết có đọc đúng thì mới viết đúng cho nên để người học đọc đúng, viết đúng thị trước tiên người thầy phải là một tấm gương. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.phải có tinh thần học học tập không ngừng nghỉ nâng cao trình độ chuyên môn; tìm ra những phương pháp , biện pháp hữu hiệu giúp học sinh học tốt các môn học, đặc biệt là phân môn chính tả.
Xuất phát từ mong muốn các em học sinh lớp 5a - Trường Tiểu học số 1 Khoen On
hạn chế tình trạng viết sai lỗi chính tả; từng bước hình thành kỹ năng viết đúng, viết đẹp mà tôi đã chọn đề tài này.
Qua một thời gian công tác tại trường trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh tại trường nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng viết sai lỗi chính tả rất nhiều. Có những em học sinh viết sai hơn 20 lỗi chính tả trong một bài văn khoảng 80 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì, vì bài viết ngoài câu từ diễn đạt lủng củng ra còn vì các em viết sai quá nhiều lỗi chính tả.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà chúng ta phải bàn tới. Tuy nhiên điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là yếu tố người thầy. Để giúp các em học sinh khắc phục và sửa được các lỗi chính tả trên đòi hỏi người thầy không những phải có chuyên môn mà còn phải tâm huyết nhiệt tình. Tất cả chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của phân môn chính tả; vì có học tốt phân môn này các em mới có thể học tốt tất cả các môn học khác ở nhà trường tiểu học. Đây cũng chính là cơ sở nền móng để các em học tốt các môn học ở những bậc học kế tiếp sau này.
Mục lục Nội dung Trang Phần 1. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4.Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Giới hạn phạm vi đề tài. 6. Địa bàn nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 3 3 3 4 4 4 Phần 2. Nội dung đề tài Chương I. Thực trạng của đề tài nghiên cứu Chương II. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài I. Cơ sở đề xuất các giải pháp II. Các giải pháp chủ yếu III. Kết quả ChươngIII. Kết luận, đề xuất 5 6 12 Phần I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở lý luận - Các cụ ta từ thời xa xưa đã có câu “Nét chữ nết người”- đủ để cho chung ta thấy vai trò của chữ viết được đánh giá cao như thế nào. Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay chúng ta thấy khi làm bất cứ một công việc gì cũng đều phải cần đến văn bản, giấy tờ, và những văn bản giấy tờ đó mang tính khoa học và chính xác.Và phân môn chính tả sẽ cung cấp cho tất cả chúng ta tính khoa học, chính xác, chặt chẽ, lôgic cần thiết. Chúng ta đã biết có đọc đúng thì mới viết đúng cho nên để người học đọc đúng, viết đúng thị trước tiên người thầy phải là một tấm gương. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa.phải có tinh thần học học tập không ngừng nghỉ nâng cao trình độ chuyên môn; tìm ra những phương pháp , biện pháp hữu hiệu giúp học sinh học tốt các môn học, đặc biệt là phân môn chính tả. Xuất phát từ mong muốn các em học sinh lớp 5a - Trường Tiểu học số 1 Khoen On hạn chế tình trạng viết sai lỗi chính tả; từng bước hình thành kỹ năng viết đúng, viết đẹp mà tôi đã chọn đề tài này. Qua một thời gian công tác tại trường trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy các em học sinh tại trường nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng viết sai lỗi chính tả rất nhiều. Có những em học sinh viết sai hơn 20 lỗi chính tả trong một bài văn khoảng 80 chữ. Khi chấm bài Tập làm văn tôi không thể hiểu các em muốn diễn đạt điều gì, vì bài viết ngoài câu từ diễn đạt lủng củng ra còn vì các em viết sai quá nhiều lỗi chính tả. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên mà chúng ta phải bàn tới. Tuy nhiên điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là yếu tố người thầy. Để giúp các em học sinh khắc phục và sửa được các lỗi chính tả trên đòi hỏi người thầy không những phải có chuyên môn mà còn phải tâm huyết nhiệt tình. Tất cả chúng ta phải nhận thức được tầm quan trọng của phân môn chính tả; vì có học tốt phân môn này các em mới có thể học tốt tất cả các môn học khác ở nhà trường tiểu học. Đây cũng chính là cơ sở nền móng để các em học tốt các môn học ở những bậc học kế tiếp sau này. 2.2 Cơ sở thực tiễn Các em học sinh trong trường còn viết sai lỗi chính tả rất nhiều- đó là một vấn đề nan rải mà mỗi thầy cô chúng ta cầ quan tâm và tìm cách tìm cách giải quyết. Thực tiễn quá trình dạy học phân môn chính tả tại trường ta thấy : Các em học sinh đều chưa hứng thú với môn học; chưa có ý thức tự giác tích cực học tập. Các thầy cô giáo đã quan tâm đến việc rèn chữ cho các em học sinh xong còn chưa thường xuyên và hiệu quả chưa cao. Giáo viên chưa kích thích được lòng ham mê, hứng thú của học sinh trong học tập. Nói tóm lại: Từ thực tiễn trên tôi thiết nghĩ chúng ta phải đề ra những phương pháp biện pháp cụ thể để khắc phục lỗi chính tả mà các em học sinh thường hay mắc phải trong nhà trường tiểu học. 2. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu +Khách thể: - Nguyên nhân, thực trạng, cách khắc phục lỗi chính tả cho học sinh +Đối tượng: - Một số biện pháp giúp các em học sinh lớp 5A - (là đối tượng học sinh dân tộc thái) khắc phục lỗi chính tả. - Phạm vi : Chỉ nghiên cứu ở phân môn chính tả đối với các em học sinh lớp 5A Trường Tiểu học số 1 Khoen On.. 3. Mục đích nghiên cứu - Đề ra những biện pháp khắc phục lỗi chính tả mà các em học sinh lớp 5 thường hay mắc phải. - Giúp học sinh học tốt phân môn chính tả để làm cơ sở cho học sinh phát triển tư duy; làm cơ sở nền móng để lĩnh hội tri thức ở tất cả các môn học khác. - Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường chất lượng dạy học phân môn chính tả tại trường. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu -Tìm hiểu thực trạng dạy học phân môn chính tả; những lỗi cơ bản mà đối tượng học sinh lớp 5 người dân tộc Thái tại trường hay mắc phải. -Tìm ra những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả. -Tìm hiểu; đề ra một số biện pháp khắc phục những tồn tại trên nhằm giúp học sinh hạn chế tình trạng viết sai lỗi chính tả. 5. Giới hạn phạm vi đề tài. Biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho HS lớp 5A - Bản On - Trường Tiểu học số 1 Khoen On 6. Địa bàn nghiên cứu - Học sinh lớp 5 A - Trường Tiểu học số 1 Khoen On - Than Uyên - Lai Châu 7. Phương pháp nghiên cứu - Tham khảo tài liệu - Khảo sát thực tế: qua đánh giá kiểm tra các lần kiểm tra khảo sát hàng tháng. - Phương pháp nêu gương - Phương pháp quan sát: Đánh giá chữ viết của học sinh - Phương pháp giáo dục thực nghiệm. Phần 2. Nội dung đề tài Chương I. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 1. Thực trạng Nguyên nhân các em học sinh viết sai lỗi chính tả do những nguyên nhân cơ bản sau: a) Về phía học sinh Các em học sinh lớp 5A - Bản On tất cả đều là người dân tộc Thái, việc giao lưu tiếp xúc của các em còn ít, bên cạnh đó trình độ tiếp thu của nhiều em còn hạn chế. Mặt bằng chung trình độ văn hóa của người dân trong bản cũng còn thấp. Nhiều phụ huynh chưa qua bậc tiểu học không đủ khả năng để hướng dẫn con em mình học tập Đa phần phụ huynh các em đều chưa quan tâm đến việc học tập của các em và còn xem nhẹ việc học. Họ cho rằng con em mình chỉ cần biết đọc, viết là đủ, mỗi năm lên một lớp không bị đúp là giỏi rồi. Ngoài ra học sinh còn có nhiều em nói ngọng, ngắc ngứ, khả năng diễn đạt kém. Điều đặc biệt là học sinh không nắm được quy tắc chính tả, viết cẩu thả tuỳ tiện từ lớp dưới. Đối với học sinh dân tộc nếu không được rèn chữ viết từ lớp dưới thì lên đến lớp 4,5 sẽ rất khó rèn chữ bởi khi đó các em đã thành thói quen. Một nguyên nhân nữa là nhiều em học sinh nhàm chán, không hứng thú với phân môn chính tả, đặc biệt là những em học sinh yếu, chữ viết xấu. b) Về phía người dạy Tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa nhiệt tình, tâm huyết trong việc rèn chữ cho học sinh. Rồi một bộ phận giáo viên cũng chưa đạt chuẩn về kiến thức kỹ năng, còn nói sai, ngọng và viết sai nhiều lỗi chính tả. Nhiều giáo viên chưa có phương pháp định hướng cụ thể trong việc rèn chữ, chỉnh sửa lỗi chính tả cho học sinh. 2. Những lỗi chính tả cơ bản mà các em học sinh dân tộc Thái lớp 5A -Bản On - Trường TH số 1 Khoen On thường hay mắc phải: 2.1 Lỗi về sử dụng thanh điệu Tiếng viềt gồm có 6 thanh điệu cơ bản đó là: thanh ngang- huyền- sắc - hỏi - ngã - nặng. Đối với các em học sinh dân tộc Thái lớp tôi các em thường hay nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc (~/ ). Ví dụ: ngã học sinh viết sai thành ngá Những Nhứng Sẽ sé Chiến sĩ Chiến sí 2.2 Lỗi về sai phụ âm đầu. Các em học sinh dân tộc Thái thường hay nhầm phụ âm đầu cơ bản sau: +) b/v vẫy vùng bẫy bùng bàn tay vàn tay tập viết Tập biết con bò con vò +) t/th thầy giáo tầy giáo thích tích thấy tấy thảo quả tảo quả. +) l/đ đu đủ lu lủ đong đưa long lưa Cánh đồng cánh lồng +) ch/tr cây tre cây che Trang trại chang chại Chiến tranh chiến chanh +) s/x cây sả cây xả Sa mạc xa mạc Khẩu súng khẩu xúng +) r/d/gi rung rinh dung dinh Cái giẻ cái dẻ Giỏ cá dỏ cá Luống rau luống dau +) c/k kiếm tìm ciếm tìm kìm kẹp cìm cẹp kết trái cết trái 2.3 Lỗi nhầm lẫn về âm chính +) ưu/ ươu ốc bươu ốc bưu Con khướu con khứu +) ưi/ươi trái bưởi trái bửi 2.4 Nhầm lẫn về âm cuối Học sinh thường viết nhầm lẫn các vần sau đây: +) ắt/ ắc giặt giũ giặc giũ Mặc quần áo mặt quần áo Co thắt co thắc +) an /ang cây bàng cây bàn Bàn bạc bàng bạc +)Uôn /uông rau muống rau muốn Buồng tắm buồn tắm +)ết/ ếch trắng bệch trắng bệt Chênh chếch chênh chết 2.5 Lỗi viết hoa Đây là lỗi cơ bản mà các em học sinh thường rất hay mắc phải. Các em thường hay viết hoa tuỳ tiện, không đúng quy tắc chính tả, không viết hoa tên riêng hay quên viết hoa đầu dòng, sau dấu chấm...Bên cạnh đó còn rất nhiều em viết chữ hoa chưa đúng mẫu chữ mới hiện hành. Chương II. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài I. Cơ sở đề xuất các giải pháp Để giúp các em hạn chế và khắc phục các lỗi chính tả cơ bản hay mắc phải đồng thời khơi dậy lòng hứng thú say mê luyện viết đối với phân môn chính tả chúng ta phải làm gì? Trước tiên phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa thầy và trò, thầy tâm huyết- trò say mê Cụ thể: *)Đối với học sinh - Cần rèn kỹ năng nghe để nhớ, nhớ để viết, cần thuộc lòng các quy tắc chính tả cơ bản. - Tạo thói quen học tập, thói quen luyện viết ở nhà, làm các bài tập chính tả, các bài luyện viết thầy cô giao. - Có ý thức khắc phục các lỗi sai mà thầy cô giáo đã chỉ ra. - Có ý thức học hỏi những bạn viết đẹp trong lớp. *)Đối với giáo viên - Cần vận dụng 3 kỹ năng: Nghe- nhớ- vận dụng, thực hành một các có hiệu quả. - Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nâng cao trình độ, trong giảng dạy sử dụng đồ dùng hợp lý. - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Chú ý hơn đến những em viết xấu và sai, nếu cần sẽ phải viết mẫu cho các em để các em luyện viết theo. - Tâm huyết với nghề; nhiệt tình kiên trì giúp các em luyện viết, sửa sai. II. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu 1.Về phía giáo viên 1.1 Kiểm tra phân loại trình độ chữ viết chính tả của các em lớp mình ngay từ đầu năm, nắm rõ về trình độ chữ viết của từng em, biết được những lỗi chính tả mà từng em hay mắc phải. 1.2 Linh hoạt trong phương pháp giảng dạy tạo hứng thú và lòng say mê luyện viết ở các em . Sử dụng phương tiện day học hợp lý đầy đủ khoa học 1.3 Đối với những em học sinh trung bình yếu và chậm, cần dành nhiều thời gian để hướng dẫn chỉ bảo những em học sinh này. Cần động viên khuyến khích kịp thời, tạo điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực. 1.4 Điều đặc biệt lưu ý là trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn phải là người đọc đúng, viết chuẩn.Trong quá trình đọc cho học sinh viết bài cần đọc to, rõ ràng, chính xác, đọc lại nhiều lần ở những từ, tiếng khó. 1.5 Trong quá trình học sinh viết bài giáo viên phải luôn luôn theo dõi, uốn nắn học sinh ngay, đặc biệt chú ý những lỗi sai cơ bản của địa phương như: b/v; t/th; l/đ, và một số lỗi chính tả khác học sinh hay viết sai như: ch/tr; r/d/gi; s/x;... GV phải là người nắm được những lỗi sai cơ bản của từng em hay mẵc phải, sau đó ghi tổng hợp lại những lỗi này và hướng dẫn học sinh luyện viết đúng chính tả trong các giờ chính tả- trong các buổi học thêm - và viết mẫu cho các em, yêu cầu các em về nhầ tập viết lại những từ đó nhiều lần để ghi nhớ. 1.6 Việc chấm chữa bài phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong giờ chính tả và sau mỗi lần chấm giáo viên phải tổng hợp lại những lỗi mà học sinh vừa viết sai để hướng dẫn học sinh phát âm lại, đồng thời cho học sinh luyện viết lại ngay trên bảng con hoặc bảng lớp để các em sửa sai và ghi nhớ luôn. 1.7 Giao bài tập chính tả, bài luyện viết về nhà.Yêu cầu mỗi em có một quyển vở luyện viết riêng ở nhà, giáo viên giao bài luyện viết về nhà và kiểm tra học sinh thường xuyên. Sau mỗi lần đánh giá cần tuyên dương sự tiến bộ của học sinh. 1.8 Phương pháp phân tích so sánh. Trong quá trình dạy với những tiếng khó học sinh thường hay viết sai giáo viên nên phân tích cấu tạo riêng, rồi có thể so sánh với những tiếng dể lẫn lộn, nhấn mạnh những đặc điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Ví dụ: HS hay nhầm: muốn/muống GV có thể yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này: Hai tiếng này khác nhau ở âm cuối n/ng + Muống = m + uông + thanh sắc + Muốn = m + uôn + thanh sắc 1.9 Biện pháp giải nghĩa từ Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong các tiết tập đọc, tập làm văn, luyện từ và câu, chính tả Giải nghĩa từ nhằm giúp các em hiểu rõ, ghi nhớ và khắc sâu từ đó. Có nhiều cách giải nghĩa từ : Cho học sinh đọc chú giải, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc sử dụng vật thật mô hình thật hay tranh ảnh. Ví dụ : Khi các em hay mắc lỗi sai khi viết các âm chính như : ắt/ắc; an/ang; ết/ếch...trong các từ: giặt quần áo; cây bàng; chênh chếnh...thì GV có thể giải nghĩa rõ các từ này để học sinh ghi nhớ và không viết sai thành: giặc quần áo; cây bàn; chênh chết... 2.0. Về lỗi viết hoa - Luôn nhắc học sinh phải ghi nhớ viết hoa các tên riêng tên người, tên đất, sông núi, tên cơ quan tổ chức. - Cần hướng dẫn học sinh viết hoc cụ thể cho từng loại tên riêng; Như viết hoa tên người Việt; địa danh Việt; dân tộc thiểu số; tên người; tên nước ngoài. Ví dụ: Tên riêng Đinh Tuấn Dũng Tên sông núi: sông Lam, sông Hồng... Tên cơ quan: Phòng Giáo Dục Than Uyên... Tên người nước ngoài: I- ta- li-a; Pa-xcan... - ở lớp tôi đầu năm một số em học sinh còn có thói quen không viết hoa tên riêng của mình ở phần tên đệm; tôi đã phải bắt các em tập viết nhiều lần tên mình để các em tạo thành thói quen và ghi nhớ. 2.1 Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả Là những hiện tượng chính tả mang tính quy luật phổ biến Ví dụ: - Về âm đầu: gh/ ngh/ k chỉ kết hợp với các nguyên âm: i/e/ê/ie/iê. - Âm đầu c/k: Nhấn mạnh để HS ghi nhớ âm c không bao giờ ghép với âm i; ê đứng đằng sau nó. Nên không bao giờ được viết: ciếm, ciến, cìm, cết ( trái)... - Để phân biệt ch/tr ta có thể chỉ cho học sinh một số mẹo như: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật nhỏ đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chén, chày. Con vật thì có: Chuột, chó, chào mào, châu chấu, chìa vôi, chèo bẻo... 2.2 Điều rất quan trọng mà GV cần lưu ý nữa đó là cần phải sử dụng phương pháp nêu gương thường xuyên trong quá trình giảng dạy. Cụ thể đó là: Sau khi chấm, chữa các bài chính tả cần phải nêu gương những em được điểm giỏi để những em còn bị điểm kém lấy đó làm gương học tập; và khi những em học sinh yếu này có tiến bộ thì GV cũng cần phải tuyên dương động viên khuyến khích các em ngay. 2.3 Ngoài ra GV có thể giáo dục để học sinh thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng, đẹp thông qua các môn học khác: Ví dụ Khi chấm điểm môn Toán của hai học sinh, một em làm bài đúng, trình bày sạch đẹp được điểm 10; còn em kia làm đúng nhưng trình bày còn bẩn, lại viết sai lỗi chính tả GV có thể trừ điểm trình bày của các em từ 1-2 điểm để các em thấy được hậu qủa của việc viết xấu, sai và có ý thức trình bày đúng, đẹp hơn ở lần sau. 2. Về phía học sinh. - Để tạo hứng thú cho học sinh đối với môn chính tả GVCN có thể hướng dẫn các em bọc, dán nhãn vở sao cho đẹp, cũng nhằm mục đích nâng cao ý thức giữ gìn sách vở của các em. - Điều đặc biệt quan trọng cần ở các em trong việc rèn luyện chữ viết đó là các em phải thực sự kiên trì, quyết tâm, các em phải thấy được tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả. - Ngoài ra các em cần học thuộc lòng các quy tắc chính tả cơ bản mà thầy cô giáo đã hướng dẫn. - Tạo thói quen học tập, thói quen luyện viết ở nhà, làm các bài tập chính tả, các bài luyện viết thầy cô giao. - Luôn luôn có ý thức khắc phục các lỗi sai mà thầy cô giáo đã chỉ ra bằng cách luyện viết thật nhiều lần từ đó để ghi nhớ. - Bên cạnh đó những em còn viết xấu, sai chính tả nhiều cần phải học hỏi những bạn thường xuyên viết chữ đúng, đẹp trong lớp bằng cách mượn vở để tham khảo hoặc luyện viết theo. III. Kết quả. Qua thực tế giảng dạy tôi đã áp dụng những biện pháp, giải pháp trên đối với HS lớp 5A- Bản On tôi đang chủ nhiệm. Kết quả thu được sau một thời gian kèm cặp, một số em HS yếu cũng đã có sự tiến bộ rõ rệt về chữ viết như em : Lò Văn Tuân; Lò Thị Hạnh; Lò Văn Minh... ý thức rèn chữ, giữ vở của các em cũng được nâng cao hơn so với đầu năm. Đó là những dấu hiệu đáng mừng, song nhìn chung các em viết vẫn chưa được đẹp, trong khi viết bài vẫn còn sự cẩu thả đặc biệt là khi không có GV chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy, nhắc nhở. Kết quả cụ thể: Lớp 5A - BảnOn qua các bài kiểm tra hàng tháng mà tôi đã trực tiếp khảo sát. Tháng Tổng số HS Điểm bài kiểm tra g k tb y 9 18 10 18 11 18 12 18 1 18 2 18 3 18 4 18 5 18 Chương III. Kết luận, đề xuất, kiến nghị. 1. Kết luận Kết quả thực nghiệm trên cho thấy học sinh đã có nhiều sự tiến bộ trong rèn luyện chữ viết và thấy được sự cần thiết của việc viết đúng chính tả. Các em đã bắt đầu ganh đua nhau để phấn đấu đạt điểm tốt trong giờ chính tả và cả các giờ học khác. Tôi sẽ tiếp tục áp dụng những biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh đã nêu ở trên từ giờ đến cuối năm học với mong muốn các em sẽ hạn chế sai những lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải. Ngoài việc áp dụng những biện pháp, giải pháp mà mỗi GV đưa ra để khắc phục lỗi chính tả cho HS bản thân tôi thiết nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là yếu tố “Thầy” và “trò”. Thầy phải tâm huyết, thực sự đầu tư thời gian và công sức trong việc rèn giũa chính tả cho các em; còn trò - các em cũng phải thật sự kiên trì, quyết tâm khắc phục các lỗi chính tả. 2. Đề xuất, kiến nghị. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã đưa ra để giúp các em học sinh viết đúng chính tả hơn, mong nhận được sự nhận xét, góp ý chân thành của Ban giám hiệu và đồng nghiệp. Bản thân tôi cũng mong muốn tất cả chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng dạy dỗ các em học sinh chu đáo, thiết nghĩ đó không chỉ riêng vì trách nhiệm mà còn vì cái “tâm” của người thầy. Khoen On, ngày tháng năm 2010 Người viết Nguyễn Hồng Hạnh tài liệu tham khảo Nguyễn Minh Thuyết - Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 - Tập 1, Nhà xuất bản giáo dục 2003 Nguyễn Minh Thuyết - Sách giáo viên Tiếng Việt 5- tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Báo Thế giới trong ta - ( Cơ quan ngôn luận của Hội khoa học tâm lí - giáo dục Việt Nam), các số xuất bản từ năm 2005 đếm 2008 Tạp chí giáo dục Tiểu học.
File đính kèm:
- BIEN PHAPKHAC PHUC LOI CHINH TA CHO HOC SINH LOP 5-TRUONG TIEU HOC SO 1 KHOEN ONH.doc