Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp trẻ nắm vững 12 biển báo An toàn giao thông
Các biển báo an toàn giao thông mà tôi sẽ dạy cháu, đồng thời tôi làm nhiều hình rời như vòng tròn trắng có viền đỏ xung quanh, hình tam giác màu vàng có viền đỏ xung quanh , hình người, xe đạp, xe máy
Cho cháu tự tìm biển báo mà cháu thích, ghép đúng như hình mẫu của cô trên tranh, có cháu xếp được 2-3 hình. Nhưng cháu chưa hiểu hình đó thể hiện thể hiện nội dung gì? Cô qua sát cháu chơi và gợi ý hỏi: Cháu ghép biển báo có giống cô không, thế cháu có biết hình ảnh trong biển báo nói lên điều gì không? Cô sẽ nói hình tròn màu trắng có viền đỏ xung quanh là biển báo cấm, nếu trên hình tròn màu trắng viền đỏ có hình đi xe đạp là cấm gì? (cấm xe đạp), cón nếu có hình người đi thì cấm gì? Có hình xe máy thì cấm gì?.Với cách chơi này tôi thấy cháu thích thú hơn, thoải mái hơn, không gò bó mệt mỏi. cách chơi này thì đa số cháu 5 tuổi chơi thành thạo, còn các cháu 4 tuổi thì chơi chưa nhạy lắm, còn quên nhiều biển báo giao thông.
Qua quan sát cháu chơi tôi nghĩ cách chơi này chuyển đến bước vận động thì chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn. Trong lớp tôi cũng có nhiều đồ chơi giao thông như: Xe máy, xe đạp, xe ô tô 4 bánh, xe tải. Vậy thì tại sao không cho cháu cùng tham gia thêm một bước nữa là tự điều khiển các phương tiện trên và một số cháu khác thì cầm biển báo đứng ở góc đường khi người điều khiển đến nơi có biển báo cấm sẽ bị người cầm biển cấm, thổi còi
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀM THUẬN BẮC TRƯỜNG MẪU GIÁO PHÚ LONG ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ NẮM VỮNG 12 BIỂN BÁO ATGT Họ và tên: Tô Thị Tuyết Hằng Chức vụ: Tổ trưởng tổ ghép Tháng 5 năm 2010 I/ Lý do chọn đề tài: Việc lồng ghép nội dung giáo dục ATGT vào các tiết học và các hoạt động giáo dục khác là một việc làm cấp bách và cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm bước đầu cho trẻ làm quen các quy tắc giao thông thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày để từ đó hình thành cho trẻ ngay từ lúc còn thơ ý thức, thới quen tự giác chấp hành về luật ATGT nói chung và phòng tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình và cho cộng đồng. II/ Khảo sát thực trạng: Thực tế khi đi dự giờ chéo hoặc dự các tiết thao giảng của đồng nghiệp, các tiết dạy trên lớp, những giờ học về trật tự ATGT, kết quả cháu đạt không như mong muốn của tập thể giáo viên. Trong đó đã kết hợp sử dụng ĐDDH để hướng dẫn cháu như cho cháu xem các biển báo và đọc lại các nội dung của biển báo theo cô. Ở những hoạt động khác như cho cháu đọc thơ, bài hát để củng cố kiến thức. Nhưng kết quả kết quả cũng chỉ đạt ½ cháu nhớ được nội dung của các biển báo. Nắm bắt được tâm sinh lý trẻ “Qua chơi mà học, học bằng hình thức chơi”. Như vậy việc cung cấp kiến thức cho trẻ nếu được tổ chức bằng nhiều hình thức trò chơi thì việc học sẽ trở nên hào hứng và thu lại kết quả cao hơn. Bởi vì trẻ học đạt kết quả cao khi cháu cảm thấy thích thú và thường trẻ học bằng cách trải nghiệm. Đây là con đường tốt nhất để giúp trẻ phát triển các khái niệm, các biểu hiện ở trẻ. Đối với trẻ ở nông thôn như thị trấn Phú Long hàng ngày đi trên con đường đất cát không có vỉa hè, không biển báo giao thông, không nhà gà, bến tàu Thì việc giúp trẻ nắm sâu kiến thức sơ đẳng về luật ATGT thật không dễ dàng gì. Từ những thực tế trên chúng tôi suy nghĩ và đi đến thống nhất cách thực hiện như sau: III/ Nội dung và biện pháp tiến hành: Các biển báo an toàn giao thông mà tôi sẽ dạy cháu, đồng thời tôi làm nhiều hình rời như vòng tròn trắng có viền đỏ xung quanh, hình tam giác màu vàng có viền đỏ xung quanh, hình người, xe đạp, xe máy Cho cháu tự tìm biển báo mà cháu thích, ghép đúng như hình mẫu của cô trên tranh, có cháu xếp được 2-3 hình. Nhưng cháu chưa hiểu hình đó thể hiện thể hiện nội dung gì? Cô qua sát cháu chơi và gợi ý hỏi: Cháu ghép biển báo có giống cô không, thế cháu có biết hình ảnh trong biển báo nói lên điều gì không? Cô sẽ nói hình tròn màu trắng có viền đỏ xung quanh là biển báo cấm, nếu trên hình tròn màu trắng viền đỏ có hình đi xe đạp là cấm gì? (cấm xe đạp), cón nếu có hình người đi thì cấm gì? Có hình xe máy thì cấm gì?....Với cách chơi này tôi thấy cháu thích thú hơn, thoải mái hơn, không gò bó mệt mỏi. cách chơi này thì đa số cháu 5 tuổi chơi thành thạo, còn các cháu 4 tuổi thì chơi chưa nhạy lắm, còn quên nhiều biển báo giao thông. Qua quan sát cháu chơi tôi nghĩ cách chơi này chuyển đến bước vận động thì chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn. Trong lớp tôi cũng có nhiều đồ chơi giao thông như: Xe máy, xe đạp, xe ô tô 4 bánh, xe tải. Vậy thì tại sao không cho cháu cùng tham gia thêm một bước nữa là tự điều khiển các phương tiện trên và một số cháu khác thì cầm biển báo đứng ở góc đường khi người điều khiển đến nơi có biển báo cấm sẽ bị người cầm biển cấm, thổi còi Với cách chơi vừa học vừa thực hành như thế thì cháu sẽ tiếp thu tích cực hứng thú hơn. Sau khi chơi xong cho cháu nhận xét bạn nào chơi đúng, bạn nào chơi chưa đúng. Mỗi lần chơi cô chọn 2-3 biển báo, lần sau cô chọn vài biển báo khác. Cô thay đổi vị trí các cháu để cháu nào cũng có thể làm người điều khiển phương tiện giao thông và cũng được cầm biển báo giao thông. IV/ Kết quả đạt được: Cách làm trên đã giúp giáo viên tự tin hơn khi thực hiện hiệu quả giảng dạy cao hơn. Cô giúp cháu nhận nhanh các biển báo. Hiểu và phân biệt được ý nghĩa của từng biển báo giao thông, hiểu biết sâu về luật đi đường. Tiết học trở nên sinh động thu hút sự tập trung chú ý của trẻ. V/ Hiệu quả và khả năng phổ biến: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được phổ biến cho giáo viên trong toàn trường thực hiện, ứng dụng cho các hoạt động giáo dục – hội thi – lồng ghép vào các nội dung bài dạy của cố cháu ở mọi nơi, mọi lúc. Nguyên vật liệu dễ tìm, không tốn nhiều tiền của và công sức, có thể sử dụng lâu dài (khi bẩn giặt rửa sử dụng tiếp) Phú Long, ngày 10 tháng 10 năm 2009 Hiệu trưởng Chủ tịch công đoàn Người viết Bùi Thanh Ngọc Mỹ Tú Nguyễn Thị Chín Tô Thị Tuyết Hằng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_tre_nam_vung_12_bien_ba.doc