Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức - Mảng hình học ở lớp 3, 4, 5

Hình học là nội dung cơ bản trong mảng toán ở Tiểu học nó được rải đều tất cả ở các khối lớp và được nâng cao dần về mức độ. Lớp 1, 2 học sinh nhận diện hình, đếm hình lên đến lớp 3 nâng dần lên tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Đến lớp 4 ngoài tính chu vi, diện tích hình vuông, học sinh tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi. Có bài áp dụng trực tiếp công thức, có bài có yếu tố chưa tường minh nên không thể áp dụng trực tiếp công thức. Đến giai đoạn này đòi hỏi khả năng tư duy cao hơn của người học. Lên lớp 5 các em còn học tính chu vi, diện tích hình thang, hình tam giác, hình tròn. Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Tính thể tích của hình hộp chữ nhât, hình lập phương. Những học sinh có tư duy chậm rất ngại học môn này. Nếu chỉ áp dụng phương pháp dạy học là thuyết trình lại những chữ và hình đã ghi trong sách giáo khoa thì học sinh sẽ không hứng thú học tập, khó ghi nhớ và nhanh quên. Vì vậy việc sáng tạo khi dạy môn Toán ở Tiểu học là rất cần thiết sao cho học sinh thấy thích thú và ghi nhớ một cách chủ động, tích cực, có như vậy việc học tập mới đạt được kết quả tốt nhất.

docx27 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2678 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh nhớ lâu quy tắc, công thức - Mảng hình học ở lớp 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 và thông qua một số giáo viên đã dạy ở khối lớp 1,2,3 tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 3 em học môn này một cách tích cực, khoảng 10 em học trung bình, còn lại 18 em học rất thụ động. 
	Tôi đã kiểm tra, khảo sát học sinh lớp 4 do tôi phụ trách với 4 bài toán sau:
1.Tính diện tích hình chữ nhật, biết chiều dài 12m , chiều rộng bằng 5 cm.
2.Tính chu vi và diện tích hình vuông có cạnh là 28 cm.
3.Một phòng học hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 5 m.Tính chu vi của lớp học đó?
4.Một cái sân có chu vi 56m. Tính cạnh của cái sân đó?
Sau 40 phút làm bài, kết quả thu được từ học sinh như sau:
Kết quả khảo sát lớp 4D như sau:
 PL
TS
Điểm 
9 - 10
%
Điểm 7 - 8
%
Điểm 5 - 6
%
Điểm dưới 5
%
31 học sinh
3
9,7
0
0
10
32,2
18
58,1
	CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3, 4, 5 HỌC TỐT MẢNG TOÁN HÌNH
I. Nội dung chương trình môn Toán lớp 4
1. Thời lượng: Gồm 5 tiết / tuần	
2.Nội dung chương trình môn Toán- mảng hình học lớp 3,4,5: 
Lớp 3: 
	- Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
	- Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
 Lớp 4: Củng cố, nâng cao: 
	- Chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông.
	- Diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông.
	Học mới:
	- Diện tích hình bình hành, 
	-Diện tích hình thoi
Lớp 5: Củng cố nâng cao các kiến thức ở lớp 3, 4. Học mới:
	 -Diện tích tam giác.
	 -Diện tíchhình thang. 
	-Diện tích hình tròn. 
	 -Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật hình lập phương.
	 -Thể tích hình hộp chữ nhật
	-Thể tích hình hộp chữ nhật
 II. Những biện pháp chung: 
1.Khắc sâu kiến thức, khắc sâu biểu tượng chu vi, diện tích của hình để học sinh hiểu và yêu thích môn Toán. Học sinh xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. 
2.Nắm vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy. Tôi còn "truyền lửa" cho các em tình yêu học toán hình . Làm cho học sinh tích cực hoạt động, có tiếng cười, sự vui nhộn, những cánh tay giơ lên hào hứng trong giờ học. Nét mặt phấn khích... Giờ học sinh thấy thú vị, có sự sảng khoái, có âm thanh của tiếng cười.. 
Để làm được điều này, mỗi tiết học tôi thường tạo hứng thú học tập bằng trò chơi, đố vui, liên quan đến nội dung bài học nhằm kích thích trí tò mò, ham khám phá, mong được tìm hiểu... 
Trong các giờ học, học sinh được hoạt động thông qua trực quan để tìm ra kiến thức. Sáng tác hoàn thiện những câu thơ có nội dung của quy tắc, công thức toán học.
 III. Những biện pháp cụ thể: 
- Bởi cấu trúc chặt chẽ của toán học được diễn đạt dưới dạng ngôn ngữ thơ có vần, có điệu, nên việc đảm bảo tính chính xác tuyệt đối trong ngôn từ quả thực là một việc khó. Nên tôi đã thống nhất cách quy ước với học sinh như sau
hình chữ nhật = chữ nhật
 chiều dài, chiều rộng = dài, rộng
 (một số trường hợp tương tự).
- Trong tất cả các quy tắc tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình có một lưu ý quan trọng là: “cùng một đơn vị đo”. Điều này sách giáo khoa đã chỉ rõ và luôn có một bài tập yêu cầu học sinh chuyển đổi về cùng một đơn vị đo trước khi tính toán. Vì vậy, học sinh đã được làm quen với thao tác chuyển đổi này. Bản thân xin được miễn nhắc lại lưu ý “cùng một đơn vị đo” trong mỗi quy tắc đã được chuyển đổi thành thơ.
1.Khắc sâu biểu tượng về chu vi hình chữ nhật; cách tính chu vi hình chữ nhật:
Tôi chuẩn bị những sợi dây thép nhỏ, mềm, đo sẵn , lấy các đoạn, sao cho độ dài là số tự nhiên.
Tôi cho học sinh uốn vài sợi dây thép có các kích thước khác nhau thành hình chữ nhật, cho học sinh đo chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật.Tính tổng độ dài của 4 cạnh hình chữ nhật đó. 
Sau đó cho học sinh mở hình chữ nhật đó ra thành 1 đoạn thẳng, đo chiều dài của sợi dây .
- Em hãy so sánh độ dài của sợi dây với tổng độ dài của 4 cạnh của hình chữ nhật? 
- Các em đã nhận ra độ dài của sợi dây = tổng độ dài của 4 cạnh của hình chữ nhật.
- Kết quả các em vừa tìm: tổng độ dài của sợi dây là tổng độ dài 4 cạnh của hình chữ nhật. Đó là chu vi của hình chữ nhật.
 	Rồi cho học sinh đo, tính chu vi của nhiều đồ vật khác có dạng hình chữ nhật như: tờ giấy, mặt bàn, bảng con để có biểu tượng về chu vi chính là tổng độ dài của 4 cạnh hình chữ nhật. 
 	Từ đó học sinh có biểu tượng: Chu vi hình chữ nhật là tổng độ dài của 4 cạnh của hình chữ nhật (2 cạnh chiều dài bằng nhau, 2 cạnh chiều rộng bằng nhau)
Rút ra quy tắc:Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.                   
Từ đó hình thành công thức 
Gọi p là chu vi, a là chiều dài, b là chiều rộng. Ta có: 
P =( a + b) x 2
(a, b cùng đơn vị đo)
Từ mối quan hệ của phép nhân với phép chia các em đã suy ra: 
 a+b = p : 2
Để giúp học sinh ghi nhớ một cách tích cực nội dung quy tắc trên. Tôi tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Điền từ vào ô trống cho thích hợp trong câu sau:
“Chu vi chữ nhật bạn ơi!
Lấy dài  nhân 2 – dễ phèo”.
Các em đã hiểu bản chất của chu vi hình chữ nhật, lại tự rút ra được cách tính chu vi nên việc điền chữ vào ô trống thật đơn giản. Hầu như cả lớp giơ tay. Đáp án của các em đều là:
 “Chu vi chữ nhật bạn ơi!
Lấy dài cộng rộng nhân 2 – dễ phèo”.
Vừa học- vừa chơi , tiếng hô tiếng cười, tiếng vỗ tay làm các em phấn khởi, hứng thú học tập .
Rồi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : Nhập từ thích hợp vào chỗ chấm cho thích hợp:
 “Nếu chỉ cần tính nửa chu vi
Chiều rộng  với là xong.”
Hầu hết các em nêu được:
“Nếu chỉ cần tính nửa chu vi
Chiều rộng cộng với chiều dài là xong.”
- Trong những giờ học; hướng dẫn học ở buổi 2, tôi ra những bài tập tăng cường để phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
 Thông thường trong sách giáo khoa chưa có bài tập nào đề cập đến tính nửa chu vi hình chữ nhật, trong phần bài tập tăng cường, tôi sáng tác thêm đề ở dạng tính nửa chu vi để học sinh khắc sâu hơn bản chất của chu vi hình chữ nhật. 
Bài tập tăng cường:
Một hình chữ nhật có chiều dài 8cm, chiều rộng 5 cm. Tính nửa chu vi hình chữ nhật đó.
Vì chu vi là tổng độ đà của 4 cạnh hình chữ nhật nên một nửa chu vi là tổng độ dài của hai cạnh (chiều dài và chiều rộng)
Học sinh tính được nửa chu vi là :
8+ 5 = 13 (cm)
Qua bài tập trên các em có biểu tượng về nửa chu vi và lên lớp 4 các em đã có thể giải quyết tiếp bài tập đòi hỏi tư duy cao hơn một cách dễ dàng. những yếu tố chưa tường minh được xác định qua các bước giải. 
Chẳng hạn bài toán lớp 4 Sách giáo khoa trang149.
 	Một hình chữ nhật có chu vi 64m. Chiều dài hơn chiều rộng 8m. Tính chiều dài, chiều rộng của hình chũ nhật đó?
 Các em đã biết tìm nửa chu vi là tổng của chiều dài và chiều rộng. Hiệu của chiều dài và chiều rộng là 8m.Từ đây các em áp dụng dạng toán tìm chiều dài, chiều rộng khi biết tổng chiều dài chiều rộng và hiệu của chiều dài, chiều rộng. Tìm được chiều dài, chiều rộng một cách dễ dàng.
Như vậy bài toán đòi hỏi tư duy cao hơn các em đã giải được một cách dễ dàng. Trong lớp chỉ còn 1học sinh làm chưa đúng. 
2- Khắc sâu biểu tượng về chu vi hình vuông, cách tính chu vi hình vuông:
- Để khắc sâu biểu tượng về chu vi hình vuông tôi cũng tiến hành cho học sinh làm trên trực quan uốn sợi dây thép thành hình vuông, tính độ dài 4 cạnh hình vuông.
 - Đo và tính tổng độ dài 4 cạnh của viên gạch hoa ở lớp.
Học sinh phát hiện ra 4 cạnh có số đo bằng nhau nên khi cộng 4 số hạng giống nhau có thể thay phép cộng bằng bằng phép nhân.
Từ đó khắc sâu biểu tượng về chu vihình vuông là tổng độ dài của 4 cạnh hình vuông.
Từ đó học sinh rút ra được: 
* Quy tắc: Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.
Từ đó hình thành công thức 
Gọi p là chu vi, a là cạnh. Ta có: 
P = a x 4
Từ mối quan hệ của phép nhân với phép chia (Tích chia thừa số thứ hai được thừa số thứ nhất) các em đã suy ra được: 
 a= p : 4
Sẽ là nhẹ nhàng và dễ nhớ hơn, khi các em được nhập tiếp từ ngữ thích hợp để hoàn thiện câu thơ; 
 “Hình vuông – muốn biết chu vi
Một cạnh 4, có gì khó đâu!”
“Nếu bài cho biết chu vi
Chu vi chia  thì ra cạnh mà.”
Các em hoàn thiện xong phần điền từ, truyền nhau đọc câu thơ một cách vui vẻ. Quy tắc tính chu vi hình vuông trở nên dễ nhớ, dễ học với các em.:
 “Hình vuông – muốn biết chu vi
Một cạnh nhân 4, có gì khó đâu!”
 “Nếu bài cho biết chu vi
 Chu vi chia 4 thì ra cạnh mà.
3- Diện tích hình chữ nhật:
Để khắc sâu biểu tượng về diện tích tôi cũng tiến hành trên trực quan. Tính số ô vuông để ra diện tích của hình rồi từ đó rút ra quy tắc, công thức tính diện tích. 
* Quy tắc: Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)
*công thức: Gọi S là diện tích, a là chiều dài, b là chiều rộng. Ta có: S = a x b
Suy ra: a = S : b
 b = S : a
Với cách tiến hành từ trực quan đến rút ra cách tính diện tích, chơi trò chơi :Thi sáng tác thơ, thi đọc thơ ,vừa lí thú, vừa đơn giản, vừa khích lệ tình yêu toán học, quy tắc trên đi vào tâm trí của các em bằng một hình thức thơ, khá mịn màng. Sau cuộc thi tôi cho các em bình chọn câu thơ mà các em thấy thích nhất. Câu đó là:
“Diện tích chữ nhật đây rồi:
Lấy dài nhân rộng điểm mười nở hoa!”
Từ quy tắc trên tôi dẫn dắt cho các em có thể suy ra cách tìm chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật bằng cách dựa vào kiến thức các em đã học: 
Trong phép nhân: lấy tích chia thừa số thứ nhất ra thừa số thứ hai. lấy tích chia thừa số thứ hai ra thừa số thứ nhất.. Vì vậy các em tìm ra cách tìm chiều dài khi biết diện tích và chiều rộng - tìm chiều rộng khi biết diện tích và chiều dài.
Tôi cho các em chơi trò chơi: Thi đọc thơ toán học. Và nhiều em cũng nêu được: Diện tích chia chiều dài ra chiều rông. Diện tích đem chia chiều rộng ra chiều dài. Cuối cùng các em chọn được bằng dòng thơ mà các em thích nhất:
“Diện tích mà chia chiều dài
 Ta được chiều rộng của hình ngay thôi
 Diện tích đem chia chiều rộng
Là tìm ngay được chiều dài bạn ơi!”
4- Diện tích hình vuông: Tôi cũng khắc sâu cách tính diện tích hình vuông tương tự như đối với diện tích hình chữ nhật.
* Quy tắc: Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài của một cạnh nhân với chính nó
*Công thức Gọi s là diện tích. a là cạnh. Ta có: S = a x a
Tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi : “ai nhanh, ai đúng” bởi vì trò chơi 
này dễ làm, bất cứ giáo viên nào cũng có thể làm được và học sinh lại rất thích. 
 	Tôi đưa ra 2 cách làm:
 “Muốn tính diện tích hình vuông
 Lấy cạnh nhân cạnh là ra luôn mà”.
 2. .“Muốn tính diện tích hình vuông
 Một cạnh nhân 4, có gì khó đâu
 	Vì các em đã nhớ cách tính chu vi hình vuông rồi nên các em phân biệt được cách tính diện tích hình vuông ở cách 2 là sai, một cách dễ dàng và còn phân biệt được cách tính chu vi, diện tích hình vuông. Từ đó các em không bị nhầm lẫn 2 quy tắc với nhau.
 	Các em hứng thú ghi nhận những kiến thức của quy tắc trên trở thành:
 “Muốn tính diện tích hình vuông
Lấy cạnh nhân cạnh là ra luôn mà”.
5- Diện tích hình bình hành: Học sinh cắt ghép hình bình hành thành hình chữ nhật rồi so sánh độ dài đáy với chiều dài hình chữ nhật- chiều cao hình bình hành với chiều rộng hình chữ nhật., Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật rút ra cách tính diện tích hình bình hành..
 	*  Quy tắc: Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
 	*công thức S:là diện tích; a:là độ dài đáy; h: là chiều cao của hình bình hành
Ta có: S = a x h
Vừa là cách làm, vừa là lời động viên, khiến toán học trở nên nhẹ nhàng với các em:
“Diện tích của hình bình hành
Chiều cao nhân đáy – giải nhanh lên nào!”
 Tương tự với trò chơi; Thi đọc thơ toán học và các em hiểu mối quan hệ của phép nhân với phép chia.Các em sẽ có thêm cách tìm chiều cao, độ dài đáy khi biết diện tích.
 Diện tích mà chia chiều cao
Ta tìm được đáy của hình ngay thôi
 Diện tích đem chia cho đáy
 Là tìm ngay được chiều cao bình hành.
6- Diện tích hình thoi:
 	 Cách tiến hành tương tự như trên.
* Quy tắc: Diện tích của một hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo).
 `	*công thức : S:là diện tích; m :là đường chéo lớn: n là đường chéo bé. Ta có:
 S = m x n : 2
 Suy ra: m =S x 2 : n
n =S x 2 : m
 	Cũng là nội dung của quy tắc trên nhưng chắc chắn, tuổi thơ sẽ yêu thích hơn khi ta đọc những dòng ghi nhớ:
“Diện tích của một hình thoi
Tích hai đường chéo chia 2, rõ ràng”.
Tôi cho các em chơi trò chơi: Thi sáng tác thơ toán học. Cuối cùng các em chọn được bằng dòng thơ mà các em thích nhất:
(đường chéo dài hơn (m) tạm gọi là đường chéo lớn, đường chéo ngắn hơn (n) tạm gọi là đường chéo bé.
 -Tìm đường chéo lớn hình thoi
 Ta lấy diện tích nhân 2 lên nào
 Rồi chia cho đường chéo bé
 Ra đường chéo lớn, bạn ơi dễ phèo.
 -Tìm đường chéo bé hình thoi
 Ta lấy diện tích nhân 2 lên nào
Rồi chia cho đường chéo lớn
Ra đường chéo bé, bạn ơi dễ phèo.
Sau khi dạy xong quy tắc, công thức nào là tôi viết vào giấy, dán lên bức tường của lớp học. Để hàng ngày, vô hình những quy tắc đó đi sâu vào tâm trí các em. Hết năm hoc các em có them “ít vốn “ vào sổ tay công thức Toán học của mình.. 
Trên đây là những biện pháp tôi đã áp dụng. Đối với lớp 5 tôi xây dựng sẵn, để khi dạy lớp 5 tôi đã có sẵn công thức , quy tắc bằng những vần thơ dễ thuộc, dễ nhớ như sau: 
1.Diện tích hình tam giác: 
“Diện tích tam giác dễ thôi
 Chiều cao nhân đáy chia 2, ra liền”.
2.Diện tích hình thang
 “Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta đemg cộng vào
Rồi đem nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nủa thế nào cũng ra”.
 3.Chu vi hình tròn:
       “Muốn tính chu vi hình tròn
 Ba phẩy mười bốn ta luôn có rồi
 Đem nhân đường kính bạn ơi
 Thầy cô chắc sẽ tỏ lời ngợi khen”.
4. Diện tích hình tròn: Hình tròn, thì phải tính sao?
 Bán kính, bán kính nhân vào với nhau
 Ba phẩy mười bốn nhân sau
 Chính là diện tích ở đâu cũng làm.
5. Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật:
 “Muốn tính diện tích xung quanh,
 Hình hộp chữ nhật ta nhanh lên nào:
 Chu vi đáy nhân với chiều cao,
 Chỉ trong chốc lát ra liền bạn ơi”.
6. Thể tích hình hộp chữ nhật:
 “Thể tích hình hộp tính sao?
 Diện tích đáy nhân chiều cao – khó gì!”
7. Thể tích hình lập phương 
  “Thể tích một hình lập phương?
 Ta tính bình thường: ba cạnh nhân nhau”.
*Những kết quả đạt được:	
 Sau khi áp dụng những biện pháp nêu trên cho lớp thực nghiệm,tôi cho các em làm bài kiểm tra như sau:
1.một cái sân hình chữ nhật có chiều rộng 3m, chiều dài 7m. Tính diện tích cái sân đó?
2.Một mảnh vườn có chu vi 250m, chiều rộng là 56m. Tính diện tích mảnh vườn đó?
3.Một hình thoi có đường chéo thứ nhất là 56cm và diện tích là 5600cm2.Tính độ dài của đường chéo còn lại?
4.Một hình bình hành có diện tích là 1430cm2. Chiều cao 22 cm. Tính đáy của hình bình hành đó?
Sau 40 phút làm bài kết quả thu được như sau:
TS
bài KT
Kết quả 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
31
15
48,4
6
19,4
10
32,2
0
0
Đối chiếu với đầu năm khảo sát thì kết quả tăng lên rõ rệt.
Nhờ có sự hứng thú say mê học tập mảng hình học mà mảng đại lượng, số học cũng trở nên nhẹ nhàng với các em. Các em thích thú với giờ học toán, những đôi mắt ánh lên niềm vui. Các em không còn ngại , khi gặp những bài toán nâng cao hơn, những bài toán còn được ngụy trang bằng điều kiện chưa tường minh. 
Nhờ có hứng thú học tập, tìm tòì, phát hiện ra kiến thức, ghi nhớ kiến thức một cách lâu bền mà khả năng tư duy, khả năng suy luận phát triển. Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quat hóa, hệ thống hóa được hình thành và phát triển. Đặc biệt các em vận dụng được kiến thức toán học vào cuộc sống hàng ngày một cách linh hoạt. Giải quyết được những hạn chế trước đây các em còn mắc phải. 
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả của môn Toán trong năm học 2017-2018: 
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1.Tổng hợp kết quả đánh giá đầu năm, giữa học kì I và cuối năm:
Lớp 4D
TS
bài KT
Kết quả 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
ĐẦU NĂM
31
3
9,7
0
0
10
32,2
18
58,1
HK1
31
6
19,4
7
21,7
13
42,8
5
16,1
CUỐI NĂM
31
12
38,8
9
29,0
10
32,2
0
0
2. Thống kê chất lượng giáo dục 
Lớp 4D
TS
bài KT
Kết quả
Hoàn thànhtốt và hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
KÌ I
31
26
83,9
5
16,1
CUỐI NĂM
31
31
100
0
Dưới đây là bài thi cuối năm, phần tính diện tích hình thoi các em đạt 31/31 em đã giải nhanh và chọn được đáp án đúng. 

Đạt được kết quả nêu trên, cả cô và trò phải bỏ ra rất nhiều công sức: vất vả, khó khăn nhưng bù lại các em có một niềm đam mê, yêu thích môn học. Từ việc yêu thích môn học các em hào hứng với các phần đại lượng, số học, giải toán có lời văn. Cuối năm lớp tôi đạt kết quả cao hơn rất nhiều so với đầu năm chưa áp dụng phương pháp dạy học trên đây.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
	Qua việc thực hiện dạy Toán, mảng hình học có áp dụng các biện pháp nêu trên tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Qua đó cho chúng ta thấy dạy học môn Toán không phải là khó và khô khan như trước đây chúng ta vẫn nghĩ. 
- Muốn giờ học đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sáng tạo và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, hình thức dạy học. 
- Tùy thuộc vào bài dạy cụ thể mà giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học hay hình thức tổ chức sao cho phù hợp. 
- Mỗi giờ dạy giáo viên cần chuẩn bị tốt về nội dung cũng như đồ dùng trực quan, tâm thế 
- Luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm của mọi hoạt động, giáo viên chỉ là người hướng dấn, điều khiển, tổ chức học sinh phát hiện và tìm ra kiến thức. 
- Ngoài ra, giáo viên cần tích cực hoạt động ngoài giờ lên lớp để thu hút tất cả học sinh tham gia các hoạt động.
- Thực hiện tốt phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học” qua các trò chơi học tập.
- Mỗi người giáo viên phải luôn tự học hỏi, tự rèn luyện để trang bị cho mình vốn hiểu biết, kiến thức cho phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
-Sự tận tâm, tận lực của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Nghiên cứu kỹ và khai thác một cách triệt để ý tưởng mà sách giáo khoa đã soạn thảo. Bởi đó là những cơ sở toán học vững chắc, không thể phủ nhận. Nó làm nền tảng để học sinh hiểu và nhớ chắc, nhớ lâu, nhớ bền các kiến thức đã học.
- Chúng ta cần tranh thủ sự ủng hộ của các đồng nghiệp. Họ vừa là người thực nghiệm ý tưởng của mình, vừa là người trực tiếp theo dõi hiệu quả của sáng kiến. Thông qua họ, chúng ta tiếp thu được những ý kiến đóng góp bổ ích để rút kinh nghiệm cho bản thân mình.
- Điểm thành công hơn cả của sáng kiến kinh nghiệm này là: Tạo cho các em một môi trường học tập linh hoạt, một tình yêu toán học tuổi thơ. Từ chỗ hưng phấn, say sưa và tích cực, hiệu quả học tập của các em mỗi ngày một nâng cao.
 -Không chỉ ở lớp tôi, mà ở một số lớp ở khối 3, 4, 5 của trường tôi các đồng nghiệp đã tiến hành áp dụng sáng kiến trên vào dạy học và đều đạt được những kết quả khả quan.
 -Những quy tắc toán học được diễn đạt dưới những dòng thơ tinh giản, súc tích, và ngắn gọn. Không những giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ mà còn giúp học sinh yêu thích học toán hơn.
2. Khuyến nghị:
Tôi mong muốn nhà trường, đưa các nội dung trên vào các hoạt động ngoại khoá như: Thi đọc thơ toán học; thi toán tuổi thơ; thi hái hoa chất lượng theo từng khối lớp. Tạo cho các em một môi trường toán tự nhiên và bổ ích, nhẹ nhàng mà lý thú. Có như vậy, chất lượng học tập mới thực sự được nâng cao.
Trong quá trình thực hiện đề tài, không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của bạn bè đông nghiệp và của cơ quan chuyên môn để đề tài được phổ biến rộng rãi và mang tính khả thi.	
 Tôi xin cam đoan đề tài là do chính tôi đã nghiên cứu và trình bày, không sao chép của người khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Ngày 21 tháng 5 năm 2018
 Tác giả đề tài
.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Toán các lớp 3, 4, 5.
2. Bài thiết kế toán 3,4,5
3. Tạp chí Thế giới trong ta.
4. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở Tiểu học.
5. Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp Sư phạm.

File đính kèm:

  • docxSkkn_Toan_NgaMQa.docx
Sáng Kiến Liên Quan