Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường trong môn Sinh học
- Khoảng 63% số ca tử vong hàng năm do các bệnh không lây truyền.
- 80% số ca tử vong do các bệnh không lây truyền là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
- Hơn 9 triệu trường hợp tử vong trước tuổi 60 liên quan đến bệnh không lây truyền
- Ảnh hưởng của bệnh không lây truyền đến cả nam và nữ là như nhau.
- Các bệnh không lây truyền có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp can thiệp hiệu quả để giảm các yếu tố nguy cơ (hành vi sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ít vận động và sử dụng rượu, bia).
- Các bệnh không lây truyền không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là một thách thức: do chi phí cho điều trị có để đưa người bệnh vào tình trạng nghèo đói.
- Khoảng 1.5 tỷ người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân (năm 2008)
- Gần 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân (năm 2010)
- Gần 6 triệu người chết mỗi năm do hút thuốc lá: ước tính đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 7.5 triệu người, chiếm khoảng 10% số ca tử vong trên toàn thế giới.
- Hầu hết các bệnh không lây truyền có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ được các yếu tố nguy cơ chính: Nếu các yếu tố nguy cơ chính được phòng ngừa thì có thể giảm được 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và 40% bệnh nhân ung thư.
LỜI NÓI ĐẦU Với xu thế xã hội hội nhập và phát triển bền vững như hiện nay thì vấn đề giáo dục và đào tạo con người là đặc biệt quan trọng nhất. Bên cạnh giáo dục về mặt đạo đức và kiến thức khoa học liên quan khác thì biện pháp giáo dục về ý thức sức khỏe và vệ sinh môi trường xung quanh cũng mang nhiều ý nghĩa to lớn trong thời kì hội nhập và phát triển bền vững cho hiện tại và tương lai. Tại các nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật BảnThì việc đầu tư về thể lực thể chất của con người rất được chú trọng. Ở Việt Nam chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu rèn luyện sức khỏe đúng biện pháp đúng khoa học ngày càng được nhiều người quan tâm hơn. Ngoài nhu cầu việc chăm sóc, tư vấn, đi khám sức khỏe tại các trung tâm y tế, kênh thông tin truyền thông đại chúng, các bộ môn thể dục thể thaoThì trong bộ môn sinh học còn có nhiều biện pháp giáo dục rèn luyện sức khỏe cá nhân và ý thức hành động vệ sinh môi trường nói chung. Bộ môn sinh học còn được đưa vào chương trình giáo dục và đào tạo rất sớm, xuyên suốt các cấp học và giúp con người vừa rèn luyện sức khỏe bản thân vừa bảo vệ môi trường. Thông qua việc học tập bộ môn sinh học, học sinh kịp thời tránh được các nguy cơ mắc các bệnh dịch, bệnh nan y, bệnh truyền nhiễmĐồng thời giúp cho học sinh biết cách phòng bệnh sớm cho bản thân khi tham gia các hoạt động và làm việc tại môi trường ô nhiễm. Với mong muốn giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường đảm bảo cho mọi người được sống trong gia đình khỏe mạnh và môi trường lành mạnh thì sau đây tôi xin chia sẽ một số biện pháp giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường cho mọi người. Mọi nhận xét và đóng góp ý kiến xin gửi vào địa chỉ vieucoor8890@gmail.com xin chân thành cảm ơn! Phần 1. MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu: Ý nghĩa lý luận: Kiểm tra và đánh giá được mức độ tác động của môi trường sống lên cơ thể con người nói chung và cơ thể của từng người nói riêng. Ý nghĩa thực tiễn: Thực hiện các biện pháp rèn luyện sức khỏe, vệ sinh môi trường xung quanh bản thân mình. Lịch sử nghiên cứu: Từ kinh nghiệm sống của bản thân còn là học sinh THCS năm 2001 cho đến nay là 2018 tức là trải qua 17 năm qua. Qúa trình nhận thức của bản thân về sức khỏe và môi trường như sau: Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Giúp học sinh và mọi người biết các biện pháp rèn luyện sức khỏe, vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường sống nói chung. Mục tiêu cụ thể: Giúp mỗi người có cách lựa chọn biện pháp rèn luyện sức khỏe, vệ sinh cơ thể và vệ sinh môi trường cho bản thân. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Học sinh trong thời gian từ năm 2001 đến 2018. Phạm vi là biện pháp giáo dục sức khỏe và vệ sinh môi trường cho học sinh. Vấn đề nghiên cứu: Vì sao khi môi trường thay đổi, thời tiết thay đổi, chuyển mùa thì kèm theo bùng phát dịch bệnh ở người như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi, sốt rét, sốt xuất huyết? Vì sao có nhiều người suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì? Vì sao một số người mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, lậu, giang mai, viêm gan B, Ckhông rõ lý do lúc nào? Vì sao có những người khỏe mạnh, có những người ốm yếu khác nhau? Thế nào là sức khỏe? Phân loại sức khỏe như thế nào? Sức cá nhân, sức khỏe cộng đồng được đánh giá như thế nào? Các chỉ số của sức khỏe? Sức khỏe cộng đồng phản ánh lên điều gì? Những yếu tố môi trường sống nào tác động lên sức khỏe? Yếu tố nào là khách quan? Yếu tố nào là chủ quan? Thời gian thực hiện biện pháp giáo dục rèn luyện sức khỏe và vệ sinh môi trường. Biện pháp rèn luyện sức khỏe. Kết quả của từng biện pháp rèn luyện sức khỏe. Giả thuyết nghiên cứu: Để giải quyết các vấn đề trên sau đây tôi sơ bộ đưa ra một số giả thuyết sau: Con người phải rèn luyện cơ thể để thích ứng dần với sự thay đổi của môi trường, những đặc điểm cơ thể đặc biệt thích nghi tốt với môi trường. Con người có thể làm chủ môi trường sống và giữ được môi trường sống trong lành bền vững. Con người phòng được tất cả các bệnh dịch, truyền nhiễm bằng cách rèn luyện cơ thể nâng cao tuổi thọ lớn có thể. Các sản phẩm từ tự nhiên được sử dụng để nâng cao sức khỏe hàng ngày. Phương pháp nghiên cứu -Phân tích tài liệu: Phân tích các nguồn tài liệu như SGK, internet, báo chí, kênh thông tin đại chúng -Điều tra bảng hỏi: Dự kiến điều tra định lượng qua phiếu trắc nghiệm. -Phỏng vấn: Dự kiến phỏng vấn trường hợp điển hình và cho biểu quyết để định lượng. -Phương pháp quan sát, so sánh và tổng kết thực tiễn Phần 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC Khái niệm sức khỏe: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe: Thu nhập và địa vị xã hội Mạng lưới hỗ trợ xã hội Giáo dục và biết chữ Tình trạng việc làm Môi trường xã hội Môi trường vật lý Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó Phát triển của trẻ tốt Sinh học và di truyền Dịch vụ chăm sóc sức khỏe Giới tính Văn hóa 10 nguyên nhân hàng đâu gây tử vong trên toàn thế giới(2008) TT Trên toàn thế giới Số người chết (triệu người) Tỉ lệ chết 1 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 1.42 15.6% 2 Tắc nghẽn mạch máu não 0.79 8.7% 3 Nhiễm khuẩn đường hô hấp 0.54 5.9% 4 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 0.37 4.1% 5 Bệnh tiêu chảy 0.35 3.8% 6 HIV/AIDS 0.32 3.5% 7 Ung thư phế quản, phổi 0.30 3.3% 8 Bệnh lao 0.24 2.6% 9 Bệnh đái tháo đường 0.21 2.3% 10 Tai nạn giao thông 0.17 1.9% TT Các nước thu nhập thấp Số người chết (triệu người) Tỉ lệ chết 1 Nhiễm khuẩn đường hô hấp 1.05 11.3% 2 Bệnh tiêu chảy 0.76 8.2% 3 HIV/AIDS 0.72 7.8% 4 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 0.57 6.1% 5 Bệnh sốt rét 0.48 5.2% 6 Tắc nghẽn mạch máu não 0.45 4.9% 7 Bệnh lao 0.40 4.3% 8 Sinh non và sinh thiếu cân 0.30 3.2% 9 Sinh ngạt và chấn thương khi sinh 0.27 2.9% 10 Nhiễm trùng sơ sinh 0.24 2.6% TT Các nước thu nhập trung bình Số người chết (triệu người) Tỉ lệ chết 1 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 5.27 13.7% 2 Tắc nghẽn mạch máu não 4.91 12.8% 3 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 2.79 7.2% 4 Nhiễm khuẩn đường hô hấp 2.07 5.4% 5 Bệnh tiêu chảy 1.68 4.4% 6 HIV/AIDS 1.03 2.7% 7 Tai nạn giao thông 0.94 2.4% 8 Bệnh lao 0.93 2.4% 9 Bệnh đái tháo đường 0.87 2.3% 10 Bệnh cao huyết áp 0.83 2.2% TT Các nước thu nhập cao Số người chết (triệu người) Tỉ lệ chết 1 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 1.42 15.6% 2 Tắc nghẽn mạch máu não 0.79 8.7% 3 Ung thư phế quản, phổi 0.54 5.9% 4 Alzheimer và chứng giảm trí nhớ 0.37 4.1% 5 Nhiễm khuẩn đường hô hấp 0.35 3.8% 6 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 0.32 3.5% 7 Ung thư ruột kết và trực tràng 0.30 3.3% 8 Bệnh đái tháo đường 0.24 2.6% 9 Bệnh cao huyết áp 0.21 2.3% 10 Ung thư vú 0.17 1.9% thông tin về bệnh không lây truyền - Khoảng 63% số ca tử vong hàng năm do các bệnh không lây truyền. - 80% số ca tử vong do các bệnh không lây truyền là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. - Hơn 9 triệu trường hợp tử vong trước tuổi 60 liên quan đến bệnh không lây truyền - Ảnh hưởng của bệnh không lây truyền đến cả nam và nữ là như nhau. - Các bệnh không lây truyền có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp can thiệp hiệu quả để giảm các yếu tố nguy cơ (hành vi sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ít vận động và sử dụng rượu, bia). - Các bệnh không lây truyền không chỉ là vấn đề sức khỏe mà còn là một thách thức: do chi phí cho điều trị có để đưa người bệnh vào tình trạng nghèo đói. - Khoảng 1.5 tỷ người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên bị thừa cân (năm 2008) - Gần 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân (năm 2010) - Gần 6 triệu người chết mỗi năm do hút thuốc lá: ước tính đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 7.5 triệu người, chiếm khoảng 10% số ca tử vong trên toàn thế giới. - Hầu hết các bệnh không lây truyền có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ được các yếu tố nguy cơ chính: Nếu các yếu tố nguy cơ chính được phòng ngừa thì có thể giảm được 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và 40% bệnh nhân ung thư. Nguồn: Mục tiêu chung về sức khỏe: Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt nhất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tế Thế giới đề ra khẩu hiệu "Sức khoẻ cho tất cả mọi người vào năm 2000" và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được những mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau: - Giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ mắc bệnh và tật nguyền cao quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi; - Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khoẻ con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra; - Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khoẻ, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính; - Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế và xã hội. Ngoài các định hướng chiến lược này, WHO cũng xác định các ưu tiên cụ thể như phòng chống các bệnh sốt rét, lao phổi, sức khoẻ tâm thần, thuốc lá, các bệnh không truyền nhiễm (ung thư, tim mạch...), mang thai an toàn hơn và sức khoẻ trẻ em, HIV/AIDS, sức khoẻ và môi trường, an toàn thực phẩm, truyền máu an toàn, hệ thống y tế. Các biện pháp phòng bệnh: Cơ thể người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau qua trao đổi chất cơ thể với môi trường, cơ thể tiếp xúc với nhiều loại môi trường khác nhau, trong đó có môi trường mầm bệnh. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh cho cơ thể để hạn chế tương đối gây tử vong, đồng thời hình thành nên các đặc điểm cơ thể thích nghi và tiên hóa hơn với môi trường. Sau đây là các biện pháp phòng bệnh cơ bản chúng ta cần biết và thực hiện: - Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, trong lành.(không khí, đất, nước, thực phẩm, vật thể tiếp xúc đều an toàn) - Thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ.(Da, cơ, xương), tuần hoàn(tim, mạch), hô hấp(mắt, mũi, tai, họng, phổi), tiêu hóa(răng, miệng, lưỡi), bài tiết(thận, bóng đái, hệ thần kinh, hệ sinh dục) - Làm việc, học tập và lao động vừa sức và an toàn(có dụng cụ, có bảo hiềm đảm bảo). - Có chế độ ăn uống đủ chất, khẩu phần ăn hợp lí, ăn đúng cách, thực phẩm an toàn. - Có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo giấc ngủ. - Tránh sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện - Tiêm chủng vacxin phòng bệnh và chăm sóc khám bệnh định kỳ. Các biện pháp rèn luyện sức khỏe: Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện các động tác thể dục. Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng. Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành hai nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người: - Tập luyện về da, xương, khớp, cơ bắp. - Tập luyện về nội quan, khí huyết, tinh thần. Tập luyện thể dục rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các hoạt động về khí huyết. Chế độ Dinh dưỡng cũng quan trong tương đương với việc tập luyện thể dục. Khi tập luyện, dinh dưỡng sẽ trở nên thậm chí quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động. Giáo dục biện pháp phòng bệnh, rèn luyện sức khỏe và vệ sinh môi trường: - Giáo dục biện pháp phòng phòng bệnh cho học sinh: Cho học sinh xem một số hình ảnh về vi sinh gây hại, giun, sán, bụi, gây bệnh ở người, động vật, thực vật xung quanh để các em hiểu được tác hại nguy hiểm và giáo dục cách phòng bệnh cụ thể hơn: Ví dụ: Khi dạy các bài vi khuẩn, vi rút, nấm ở sinh học 6 và vi trùng, giun, sán ở sinh học 7, môi trường bị ô nhiễm ở sinh học 9 và vệ sinh cơ thể người ở sinh học 8. Các bệnh lây truyền nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với môi trường mầm bệnh: Qua da, qua ăn uống, qua hô hấp. Cách vệ sinh cơ thể phòng bệnh: + Vệ sinh da: Phải thường xuyên tắm rửa, thay quần áo và giữ gìn da luôn sạch sẽ. Tránh làm da bị xây xát, bị bỏng, bị vật nhọn đâm. Không dùng chung lưỡi lam cạo, nặn mụn, kim tiêm. Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bẩn khi sống, học tập, làm việc, lao động, vệ sinh mà phải sử dụng dụng cụ bảo hộ chuyên dụng như bao tay, bao chân, quần áo, màn, chăn, chiếu, khăn, mũ, giày dép, phù hợp để phòng tránh được một số vi khuẩn, vi rút, nấm, vi trùng, bụi, giun, sán xâm nhập gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như ghẻ lở, hắc lào, lậu, giang mai, HIV/AIDS + Vệ sinh mắt: Phải đeo kính chống bụi, chống tia khi đi đường, làm việc, lao động, vệ sinh môi trường tại nơi có nhiều bụi. Đọc sách, xem ti vi, máy tính đủ ánh sáng, đúng tư thế và không quá lâu. Rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng sạch. Không dùng chung khăn. Không dùng tay dụi vào mắt. + Vệ sinh tai: Chống bụi tai, chống lạnh tai, chống tiếng ồn bằng cách đeo bông tai bảo vệ. Vệ sinh tai thường xuyên bằng tăm bông mềm. Không dùng vật sắc nhọn để ngoáy tai, ráy tai. Viêm tai giữa + Vệ sinh mũi: Đeo khẩu trang chống khói bụi, chống mùi độc hại, chống lạnh khi làm việc tại môi trường nhiều khói bụi, lạnh, khí độc hại, khi đi đườngTránh tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm nhiều khói bụi, khí độc hại, nhiều VSV gây hạiRửa mũi sạch sẽ. +Vệ sinh họng: Rửa cổ họng sạch sẽ. Tránh không khí lạnh bằng cách giữ ấm cổ bằng khăn ấm, áo ấm. Tránh ăn uống các chất dễ mắc vào họng như xương cá. + Vệ sinh tiêu hóa: Ăn uống hợp vệ sinh, thức ăn thức uống sạch, chén đũa, nồi, đĩasạch sẽ. Khẩu phần ăn hợp lí cân đối đủ chất. Ăn uống đúng cách không vội vàng, không căng thẳng, không cười nói chuyện nhiều, nhai kỹ, đúng giờ đúng bữa, có thời gian nghỉ ngời sau bữa ăn hợp lí. Vệ sinh răng miệng sau khi ăn. + Vệ sinh hệ sinh dục: Thường xuyên tắm rửa bộ phận sinh dục. Tránh làm xây xát, bầm dập bộ phận sinh dục. Không quan hệ tình dục bữa bãi. Chung thủy một vợ một chồng. Quan hệ lành mạnh an toàn dùng bao cao su để tránh lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lâu, giang mai, HIV. HIV lây truyền chủ yếu qua 3 đường: Ảnh minh họa; Nguồn internet + Vệ sinh hệ tim mạch và hệ thần kinh: Làm việc và nghỉ ngơi hợp lí. Sống thanh thản, tránh lo âu phiền muộn. Ngủ phải đảm bảo đủ giấc ngủ hàng ngày, ngủ ngon, tránh thức khuya, tránh cảm xúc mạnh. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia nhiều. Tránh sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, thuốc phiện, ma túy - Giáo dục biện pháp rèn luyện sức khỏe: Xây dựng các thói quen sống khoa học như sau: + Tập luyện thể dục thể thao là việc thực hành các động tác nhằm phát triển và duy trì sức khỏe thể chất và sức khỏe toàn diện. Điều này có được nhờ việc rèn luyện các động tác thể dục. Tập luyện thường xuyên là thành phần rất quan trọng giúp ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa các "bệnh người giàu" như ung thư, bệnh tim, bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, béo phì và đau lưng. Nhìn chung, luyện tập thể dục có thể chia thành hai nhóm theo tác động nói chung lên cơ thể con người: Tập luyện về da, xương khớp cơ bắp, chẳng hạn như uốn dẻo, nhằm chăm sóc chức năng vận động của cơ và các khớp. Các bài tập Aerobic như đi bộ và chạy tập trung vào việc tăng sức chịu đựng của hệ tuần hoàn. Bài tập Anaerobic chẳng hạn nâng tạ hoặc chạy nước rút tăng sức mạnh của cơ trong thời gian ngắn. Tập luyện về nội quan, khí công, khí huyết, tinh thần, chẳng hạn như việc hô hấp, hít thở, nhằm chăm sóc chức năng vận động khí huyết, thư giãn và tập trung tinh thần. Các bài tập thái cực quyền, khí công, yoga làm tăng sự lưu thông khí huyết và hướng tinh thần vào các động tác tập luyện. Từ đây làm tăng khả năng tập trung, rèn luyện trí nhớ. Tập luyện thể dục rất quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe thể chất gồm có trọng lượng, thể hình và xương, cơ, khớp, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Tập luyện tinh thần làm vững chắc hệ thần kinh, làm hoạt hóa các hoạt động về khí huyết. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức: Tập dưỡng sinh, khí công, xoa bóp, vận động cơ xương, da, tập luyện TDTT phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé, tắm nắng đúng lúc 8-9 giờ, rèn luyện từ từ nâng dần sức chịu đựng. Chế độ Dinh dưỡng cũng quan trong tương đương với việc tập luyện thể dục. Khi tập luyện, dinh dưỡng sẽ trở nên thậm chí quan trọng hơn cả để có một chế độ ăn tốt nhằm đảm bảo cho cơ thể có một tỉ lệ đúng cả yếu tố thông thường lẫn yếu tố vi lượng, giúp cơ thể hồi phục sau khi vận động. + Lao động vừa sức. + Không nhịn tiểu, nhịn thải phân. + Tập thói quen lối sống khoa học. + Tránh các chấn thương về cơ thể. + Dụng cụ tập luyện và môi trường tập luyện đảm bảo. - Giáo dục vệ sinh môi trường: + Giữ gìn vệ sinh chung tại gia đình, thôn bản, trường lớp sạch sẽ. + Không xả rác bừa bãi, hãy bỏ rác đúng nơi qui định khi sinh hoạt. + Thường xuyên quét dọn, lau chùi dường, tủ, bàn ghế, nhà cửa, sân bãi + Thường xuyên dặt dũ quần, áo, chăn, chiếu, màn, gối + Trồng nhiều cây xanh và chăm sóc cây xanh thường xuyên. + Thường xuyên tiêu diệt loăng qoăng(ấu trùng muỗi), vật chủ trung gian truyền bệnh. Phần 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: -100% học sinh thích thú các buổi giáo dục thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe nhưng các em tập luyện chưa đúng cách. - 95% học sinh tham gia nhiệt tình trách nhiệm vệ sinh môi trường do nhà trường phát động. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn internet: Sinh học 6,7,8,9. MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU Lý do nghiên cứu: 2 Lịch sử nghiên cứu: 2 Mục tiêu nghiên cứu: 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 Vấn đề nghiên cứu: 2 Giả thuyết nghiên cứu: 3 Phương pháp nghiên cứu: 3 Phần 2. NỘI DUNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN SINH HỌC Khái niệm sức khỏe: 4 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe: 4 Mục tiêu chung về sức khỏe: 7 Các biện pháp phòng bệnh: 7 Các biện pháp rèn luyện sức khỏe: 8 Giáo dục biện pháp phòng bệnh, rèn luyện sức khỏe và vệ sinh môi trường: 8 Phần 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA BIỆN PHÁP GIÁO DỤC RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG:
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem sinh hoc_12726594.docx