Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy từ loại: Danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4

Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu đặc biệt là trong dạy học về từ loại, thông thường giáo viên dựa vào SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng cung cấp cho học sinh các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ nhằm giúp cho học sinh nhận diện được danh từ, động từ, tính từ và đặt câu với danh từ, động từ, tính từ. Nhưng qua thực tế giảng dạy thì các tiết dạy về từ loại chưa đạt hiệu quả cao, học sinh chưa hiểu tận tường, còn lúng túng, chưa xác định được các từ loại trong đoạn văn hoặc xác định chưa chính xác. Về nội dung chương trình dạy phần này trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài này.

doc8 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 4924 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy từ loại: Danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 Mã số:
 1. Tên sáng kiến: 
 Biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy từ loại: Danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn – Giáo viên dạy lớp.
 3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
 Trong quá trình dạy học cũng như việc phát hiện học sinh năng khiếu, tôi cũng như một số giáo viên khác trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt, phân môn Luyện từ và câu đặc biệt là trong dạy học về từ loại, thông thường giáo viên dựa vào SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng cung cấp cho học sinh các khái niệm về danh từ, động từ, tính từ nhằm giúp cho học sinh nhận diện được danh từ, động từ, tính từ và đặt câu với danh từ, động từ, tính từ. Nhưng qua thực tế giảng dạy thì các tiết dạy về từ loại chưa đạt hiệu quả cao, học sinh chưa hiểu tận tường, còn lúng túng, chưa xác định được các từ loại trong đoạn văn hoặc xác định chưa chính xác. Về nội dung chương trình dạy phần này trong sách giáo khoa rất ít. Chính vì vậy học sinh rất khó xác định, dẫn đến tiết học trở nên nhàm chán không thu hút học sinh vào hoạt động này. Nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học là cung cấp những kiến thức một cách toàn diện cho học sinh. Mỗi môn học đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các em những tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốt nhất và có hiệu quả cao. Để tháo gỡ khó khăn đó rất cần có một phương pháp tổ chức tốt nhất, có hiệu quả nhất cho tiết dạy các dạng bài này. Với suy nghĩ: "Làm thế nào để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập ?" nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy từ loại: Danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4”. 
 3.2. Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 *Mục đích của giải pháp:
 - Giúp cho chúng ta thấy rõ vị trí quan trọng của từ loại Tiếng Việt.
 - Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên để giảng dạy về các từ loại đạt hiệu quả.
 - Giúp học sinh tiếp thu bài giảng một cách nhẹ nhàng, khắc sâu kiến thức về từ loại.
 - Giúp giáo viên tìm ra những biện pháp khả thi để hướng dẫn học sinh học tốt về từ loại qua đó từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Luyện từ và câu.
 - Mở rộng việc dạy học từ loại tiếng Việt lớp 4.
 - Góp phần rèn luyện kĩ năng nhận diện và sử dụng từ loại cho học sinh nhằm giúp học sinh học tốt hơn về từ loại. 
 *Nội dung của giải pháp:
 Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đã và đang được áp dụng:
 - Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên để dạy từ loại có hiệu quả.
 - Giúp học sinh thấy được sự phong phú của tiếng Việt, xác định đúng từ loại, góp phần giúp các em học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu.
 - Mở rộng việc dạy và học về từ loại cho giáo viên và học sinh.
 - Giáo viên nắm vững kiến thức cơ bản về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, tìm ra cách thức dạy học phù hợp từ đó soạn kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
 - Thông qua các từ loại mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới cho học sinh.
 *Các biện pháp thực hiện:
 Đối với giáo viên: 
 - Phải chọn phương pháp dạy học thích hợp tạo nên không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh học vẹt hoặc giáo viên áp đặt.
 - Phải tích cực nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu chuyên môn, các chuyên đề có liên quan đến từ loại tiếng Việt để nắm thật vững các kiến thức về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ.
 - Phải biết cách nhận diện đúng các từ loại một cách chính xác.
 - Kết hợp linh hoạt các phương pháng giảng dạy cho phù hợp với từng đối 
tượng học sinh.
 - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát kiểm tra,...Từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc hoặc những học sinh chưa nắm vững kiến thức để giúp các em từng bước nắm vững kiến thức hơn.
 - Luôn động viên, khuyến khích các em để các em hứng thú trong học tập.
 - Phê bình nhẹ nhàng đối với các em làm sai hoặc chưa nắm vững kiến thức giúp các em tránh được sự chán nản.
 Các biện pháp được áp dụng cụ thể là:
 Trước tình hình học sinh chưa xác định được hoặc xác định chưa đúng từ loại tôi đã nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sau:
 * Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại:
 Khi dạy học các bài về từ loại tiếng Việt ở lớp Bốn ngoài việc cung cấp cho học sinh khái niệm của chúng theo nội dung của sách giáo khoa và sách giáo viên, giáo viên cần quan tâm cung cấp thêm cho học sinh một số dấu hiệu nhận biết khác nhau như: 
 + Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu:
 Danh từ thường làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khi làm vị ngữ, danh từ thường kết hợp với từ “là”(VD: Nam là học sinh.). Động từ thường làm vị ngữ trong câu (VD: Bạn Hồng đang viết bài) và cũng có thể làm chủ ngữ trong câu (VD: Chơi diều rất thú vị.) nhưng khi đóng vai trò là chủ ngữ động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, chớ, đừng,Tính từ thường làm vị ngữ trong câu nhưng khả năng này có hạn chế, tính từ chỉ có thể đóng vai trò vị ngữ khi có các hư từ ( như, đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá,..) đi kèm hoặc chủ ngữ có ý nghĩa xác định(VD: Cô ấy rất đẹp.) Tính từ cũng có thể làm chủ ngữ (VD: Thật thà là đức tính tốt.) nhưng khi đóng vai trò chủ ngữ, tính từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, rất, lắm, quá, 
 + Khả năng kết hợp của chúng với một số từ khác:
 Danh từ cụ thể: chỉ những sự vật mà ta có thể nhận ra được bằng giác quan (nhìn, nghe, ngửi, thấy, đếm được...)VD: phấn, tập, ... Danh từ trừu tượng: chỉ những sự vật mà ta nhận ra được bằng suy nghĩ chứ không phải bằng các giác quan VD: nỗi buồn, niềm vui, Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem: Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những, các...) xem có được không, nếu được thì đó là một danh từ VD: Hai quyển tập, Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (này, ấy, kia, đó,...) xem có được không nếu được thì đó là một danh từ VD: Cuốn sách ấy, Danh từ có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn (nào) đi sau VD: chỗ nào?,... 
 Tính từ là từ chỉ tính chất của người, loài vật, đồ vật, cây cối như: màu sắc (xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm,), hình thể (vuông, tròn, thon,..), khối lượng, dung lượng (nặng, nhẹ, nhiều, ít...), kích thước (to, nhỏ, dài, ngắn,...), phẩm chất (tốt, xấu, thông minh,...)... Có hai loại tính từ: Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ, tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. Tính từ thường kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, cực kỳ,...) VD: rất thông minh, đẹp cực kỳ,...
 Động từ thường kết hợp với các phụ từ chỉ thời gian( đã, đang, sắp) VD: Tết sắp đến,... chỉ mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) VD: Các em hãy hát đi,... Đối với động từ chỉ cảm xúc (yêu, xúc động, nhớ,...) cũng kết hợp được với các từ: rất, hơi, lắm VD: hơi xúc động,...
 + Sự chuyển loại của từ: trong tiếng Việt nhiều khi một từ có thể đảm nhiệm vai trò của nhiều từ loại khác nhau tùy thuộc vào văn cảnh cụ thể động từ chuyển thành danh từ, danh từ chuyển thành tính từ, tính từ chuyển thành danh từ,
 .Tính từ chuyển thành danh từ:
 VD: Ngoài đồng, lúa chín vàng hoe. (từ chín - chỉ tính chất – là tính từ).
 Anh chín là giáo viên. ( từ chín- chỉ người – là danh từ)
 . Động từ chuyển thành danh từ:
 VD: Anh ấy hành động rất sáng suốt. ( hành động - là động từ)
 Đây là một hành động sáng suốt. (hành động- là danh từ)
 .Danh từ chuyển thành tính từ:
 VD: Nguyễn Văn Trỗi là một anh hùng. ( anh hùng là danh từ )
 Chú bộ đội rất anh hùng. ( anh hùng là tính từ)
 - Giáo viên phải nắm vững các phương pháp dạy học về từ loại: Danh từ, động từ, tính từ:
 Chẳng hạn: Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập về tìm ra các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn, trước hết giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn văn đã cho xem có từ nào chỉ người, chỉ vật,.... thì từ đó là danh từ. Để nhận biết các danh từ, học sinh đặt câu hỏi: “Ai, Con gì, Cái gì? ”, những từ nào trả lời được câu hỏi này thì chúng là danh từ. VD: Con chim bay qua vườn rau. ( Con gì bay qua vườn rau?). Những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, vật hoặc chỉ chỉ cảm xúc, những từ trả lời được câu hỏi “Làm gì?” là động từ VD: Bạn Lan đang viết bài.(Bạn Lan đang làm gì?). Những từ chỉ màu sắc, hình dạng, kích thước, tính chất của sự vật, hoặc kèm với các từ chỉ mức độ, các từ trả lời được câu hỏi “như thế nào?” thì đó là tính từ. VD: Chiếc cặp của em rất đẹp.( Chiếc cặp của em như thế nào?)
 VD: Học sinh tìm tính từ trong đoạn văn ở bài tập 1 Sách Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 111:
 Học sinh đọc yêu cầu, đọc đoạn văn, giáo viên giảng thêm về cách nhận diện tính từ: Muốn biết một từ nào đó có phải là tính từ không, em cần thử xem: từ đó có thể dùng kèm với các từ chỉ mức độ (hơi, rất, lắm, quá,...) được không. Nếu được thì đó là tính từ. Sau đó học sinh tìm, giáo viên chốt các từ đúng: gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, trắng, nhanh nhẹn, đềm đạm, đầm ấm, khúc chiếc, rõ ràng, quang, sạch bóng, xám, xanh, dài, hồng, to tướng, ít, thanh mảnh.
 Để học sinh được ôn luyện kiểm tra về từ loại, kĩ năng xác định và sử dụng đúng từ loại, giáo viên cần áp dụng các bài tập sau đây :
 Chẳng hạn:
 + Xác định từ loại cho từ:
 Cách 1: Xác định từ loại trong đoạn thơ văn có sẵn:
 VD: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:
	 “ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
	 Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
 Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp chúng vào loại thích hợp:
 - Danh từ: cảnh, rừng, Việt Bắc, vượn, chim , ngày
 - Động từ: hót, kêu
 - Tính từ : hay
 Muốn cho học sinh xác định từ loại chính xác ta đưa ra bài tập mà học sinh còn hay nhầm để các em sửa.
 VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:
	 Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
 Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
	 Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
 Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang
	 Xum xuê xoài biếc, cam vàng
 Dừa nghiêng, cau thửng, hàng hàng nắng soi.
 Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ: đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến: “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang” các em lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc” “chang”.
 Cách 2: Cho sẵn các từ, yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó.
	 VD: Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, tình yêu, đáng yêu,...
	Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng, chỉ hành động hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng. Có thể nói :
	 - những niềm vui	
	 - hãy vui chơi	
	- rất đáng yêu
 Sau đó học sinh trình bày:
	 DT	 ĐT	 TT
 niềm vui	 vui chơi	 đáng yêu 
 * Các bước lên lớp của phần dạy Luyện tập – Thực hành:
 - Để dạy tốt phần thực hành- luyện tập về tìm danh từ, động từ, tính từ cần thực hiện các bước sau:
 Khi soạn kế hoạch bài dạy giáo viên đã dự tính được những câu trả lời của học 
sinh và những sai phạm mà học sinh có thể mắc phải để chuẩn bị phương án sửa chữa, điều chỉnh. Khi thực hiện bài tập: giáo viên phải nắm được trình tự làm bài, theo dõi quá trình thực hiện của học sinh để điều chỉnh kịp thời. Khi học sinh không thực hiện được bài tập giáo viên phải phân cắt thành từng bước nhỏ và xác định được học sinh gặp khó khăn ở chỗ nào để từ đó giúp các em nắm kiến thức và làm được bài tập. Học sinh làm bài xong phải kiểm tra, đánh giá, có thể cho học sinh kiểm tra lẫn nhau. Đánh giá không nhất thiết phải cho điểm nhưng phải có mẫu lời giải đúng để học sin tự đối chiếu, đánh giá bài làm của bạn hoặc bài làm của mình.
 - Khi dạy các bài“Danh từ”,“Động từ”,“Tính từ” giáo viên cần giảng thêm khả năng kết hợp, khả năng giữ chức vụ ngữ pháp trong câu của từ loại giúp học sinh khắc sâu cách nhận diện danh từ, động từ, tính từ. Giáo viên phải khéo léo trong việc mở rộng về từ loại, tổ chức các hình thức dạy học khác nhau nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh giúp các em ham thích học tập về từ loại, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học từ loại.
 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
 Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ giúp giáo viên nhìn lại thực trạng về dạy từ
 loại: danh từ, động từ, tính từ ở lớp 4 từ đó tìm ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy từ loại. Đặc biệt là việc cải tiến cách dạy sao cho hiệu quả hơn và đã triển khai trong tổ chuyên môn khối Bốn và vận dụng linh hoạt tùy theo trình độ học sinh của mỗi lớp. Sáng kiến này có tính khả thi đã được phổ biến cho giáo viên của trường cùng tham khảo và thực hiện.
 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: 
	Trong quá trình dạy học, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Trong mỗi bài tập giáo viên đã kết hợp khéo léo việc mở rộng dạy học từ loại để củng cố, mở rộng kiến thức cho học sinh vì thế học sinh vận dụng tốt, nhận diện đúng danh từ, động từ, tính từ hơn. Học sinh có hứng thú trong giờ học về từ loại không còn sợ sệt như trước đây. Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại, phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ nhanh, chính xác, biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ, tự tin, hào hứng khi học đến phần này, nâng cao được kết quả học tập về từ loại của học sinh. Việc nắm vững kiến thức về từ loại góp phần quan trọng trong việc nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, để từ đó học sinh có thể giao tiếp tốt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt. 
 Qua sáng kiến trên cho thấy nếu giáo viên nắm thật vững kiến thức về từ loại, biết mở rộng về từ loại thì sẽ giúp học sinh nắm vững chắc kiến thức, kích thích được hứng thú học tập do đó kết quả học tập của các em tốt hơn, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
 3.5. Những người tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Không
 3.6. Những thông tin cần được bảo mật: Không
 3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: không

File đính kèm:

  • docMO TA SKKN.doc
  • docDON YEU CAU SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan