Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh
Quá trình giáo dục là toàn bộ hoạt động tổ chức giáo dục của các cơ quan chức năng làm công tác giáo dục thế hệ theo một chương trình có mục tiêu, nội dung kế hoạch hoạt động chặt chẽ, tiến hành trong một thời gian nhất định nhằm phát triển tối đa những tiềm năng ở mỗi em học sinh để chúng có cơ hội trở thành người có nhân cách phát triển toàn diện. Đối tượng của quá trình giáo dục là thế hệ trẻ, việc phát triển tiềm năng ở lứa tuổi này rất quan trọng đối với chiến lược phát triển nguồn lực người, phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để thực hiện được điều đó thì chương trình giáo dục phải được hoàn thiện có hệ thống toàn diện và theo một kế hoạch chặt chẽ. Nội dung giáo dục và giảng dạy phải đảm bảo tính cân đối và vừa sức với mục tiêu phát triển tối đa tiềm năng của mỗi người vỡ thế việc xây dựng phát triển giáo dục ở trung học cơ sở cũng như việc thực hiện quá trình giáo dục nhân cách học sinh trung học cơ sở vừa phải tuân thủ những nguyên tắc chung vừa phải có những nguyên tắc riêng phải đảm bảo tính mục đích của giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cần phát huy vai trò chủ thể của học sinh và năng lực tự quản của tập thể. Tổ chức tự quản của tập thể học sinh, xây dựng tập thể học sinh như lớp học, trường học, tổ chức đội thiếu niên, thanh niờn xây dựng tập thể đáp ứng bốn đặc điểm:
+ Có mục đích hoạt động thống nhất
+ Có chương trình hoạt động cụ thể
+ Có đội ngũ tự quản đủ năng lực
+ Có dư luận tập thể lành mạnh
Phải đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đó là một trong những nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện.
LỜI NÓI ĐẦU “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói như vậy, theo tôi hiểu nghề dạy học cao quí nhất bởi vì sản phẩm của giáo dục là nhân cách con người, nghề giáo viên sáng tạo nhất bởi “ nguyên liệu sản xuất” là con người mà con người là trung tâm, là hạt nhân của mọi hoạt động xã hội , bản thân mỗi người chứa đựng sự sáng tạo, năng động, hoàn hảo. Con người có thể tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm và tinh hoa của nhân loại, phân tích, xử lý các thông tin từ đó phát minh ra những cái mới phục vụ cho cuộc sống cho xã hội và là thay đổi xã hội. Để tạo ra những sản phẩm hoàn hảo, những con người có ích những nhân cách hoàn thiện thì tất cả các lực lượng giáo dục phải hết sức nỗ lực cố gắng không ngừng mà lực lượng trọng tâm nòng cốt là người giáo viên. Trong tất cả các giáo viên vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh chính là giáo viên chủ nhiệm, người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất, có tác động mạnh mẽ đến học sinh nhất. Thực tế cho thấy người giáo viên chủ nhiệm giỏi tổ chức lớp, giỏi uốn nắn học sinh, có tâm huyết luôn có các tập thể học sinh thành đạt cho dù các học sinh của lớp không giỏi, họ luôn tạo ra các tập thể đoàn kết, có ý chí vươn lên, có nề nếp kỷ cương. Để trở thành một giáo viên chủ nhiệm thành công yêu cầu trước hết là phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết, say mê với nghề, yêu trẻ và bên cạnh đó cần có phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giáo dục, có sự linh hoạt và sáng tạo trong giáo dục, với kinh nghiệm của bản thân tôi xin viết đề tài: “Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh”. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đồng chí trong hội đồng giáo dục nhà trường, ý kiến của các em học sinh đã gúp tôi hoàn thành tài liệu này. Tài liệu không tránh khỏi các thiếu sót rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để tài liệu ngày càng hoàn thiện và có giá trị thực tế. 1 bạc, ma túy có thể nói là đầy rẫy trước mắt. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình .mà đằng sau đó là một sự bao che dung túng của gia đình. Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăn cho những người làm công tác chủ nhiệm lớp. Bởi vì người giáo viên chủ nhiệm đâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt học tập, đạo đức của các em. Chính vì vậy tôi viết đề tài “Biện pháp của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh” 2. Tính mới của sáng kiến Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. 3 Phải đảm bảo sự thống nhất giáo dục giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Đó là một trong những nguyên tắc nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện. Phải đảm bảo tính thống nhất xã hội hóa giáo dục Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi thầy cô có hoặc không có ở lớp thì vẫn được duy trỡ ổn định, có tính tự giác cao và mọi việc đều phải được hoàn thành tốt. Sự phát triển về nhận thức, về nhân cách của người giáo viên chủ nhiệm. Khả năng tiếp thu kiến thức của hoc sinh chỉ thực sự hiệu quả khi đó là một “tập thể đoàn kết vững mạnh” và lớp học phải là ngôi nhà thứ hai của mỗi trò. Trong lớp học cần phải tạo ra một không gian sư phạm ấm cóng. Những yêu cầu về việc thực hiện nội quy lớp học cần phự hợp và duy trì đều đặn giáo viên chủ nhiệm luôn tạo điều kiện, khuyến khích động viên những học sinh của mình phát huy hết khả năng, năng lực học tập, năng lực công tác và các năng lực làm việc khác, cần phát hiện sớm để hạn chế những biểu hiện chưa tích cực của học sinh, luôn tạo ra không khí vui vẻ, đoàn kết, tin cậy và biết yêu thương lẫn nhau giữa các hoc sinh trong lớp. Khi tiếp nhận một tập thể lớp thì trong ngày đầu ra mắt hoc sinh người thầy cần chuẩn bị chu đáo từ tư thế, trang phục, nội dungđể tạo dựng được hình ảnh đẹp trong mắt trò. Tất cả các em học sinh đều mong muốn có được có một giáo viên chủ nhiệm mẫu mực. Đó là những đòi hỏi hết sức đúng đắn và đáng chân trọng, để mỗi người giáo viên trên phương diện chủ nhiệm lớp luôn phấn đấu. Giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách học sinh một cách toàn diện. Bởi lẽ họ là người trực tiếp đảm đương vai trò quản lý học sinh trong một lớp, trực tiếp tổ chức cho học sinh thực thi mọi yêu cầu giáo dục do nhà trường đặt ra. Giáo viên chủ nhiệm được coi là “Hiệu trưởng” của một lớp, là người gần gũi học sinh nhất, hiểu rõ tâm tư tình cảm của học sinh, luôn trực tiếp uốn nắn kịp thời những hành vi sai trái của học sinh và giúp đỡ học sinh phát triển đúng hướng. 5 có cách nghĩ trong sáng, có tấm lòng cao cả và nhân hậu, có năng lực và sức khoẻ dồi dào để thích ứng cuộc sống độc lập và đáp ứng yêu cầu của thời đại. 2. Cơ sở thực tiễn của sáng kiến Nhìn vào thực tế xã hội hiện nay không ít người tỏ ra lo ngại với lối sống và đạo đức của lớp trẻ từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, đầu tóc, đến các mối quan hệ xã hội, bạn bè, gia đình và đôi khi mọi người không ngần ngại đưa ra nhận xét “ Thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao nhưng trình độ văn hoá thấp” hay “ Học sinh bây giờ thật khó giáo dục”Song nếu bình tĩnh phân tích và suy nghĩ chúng ta có thể dễ nhận ra những biểu hiện đó chỉ là các hiện tượng nhất thời, bồng bột, đua đòi và tập chung vào số ít các đối tượng thanh niên, còn nhìn chung thanh niên ngày nay đều năng động và có lối sống lành mạnh, có tinh thần đấu tranh phê phán những cái xấu, tiếp thu có tính chọn lọc cao và tương đối “ khó tính” trong lối sống. Hàng ngày tiếp xúc với học sinh chúng ta có thể nhận thấy rất rõ điều này, trong 4-5 trục học sinh trong lớp chỉ có một vài học sinh có biểu hiện không đúng đắn còn lại đa số học sinh rất nghiêm túc, khi được hỏi hoặc được nói về đạo đức, lối sống các em tỏ ra có nhận thức xâu sắc và có chính kiến. Điều đó cho phép chúng ta yên tâm với các đối tượng giáo dục của mình. Học sinh ngày nay có khả năng nhận thức cao, nhạy bén với cái mới, đặc biệt là với các hoạt động xã hội.Chúng ta dễ nhận thấy một ngịch lý là học sinh có thể nhớ nội dung của một bộ phim dài và dễ dàng đưa ra các bình luận chính xác, sáng tạo về các nhân vật yêu thích nhưng lại không thuộc và phân tích được 3-4 câu thơ, các em có thể nhìn và bắt chước nhanh chóng các động tác khiêu vũ trong một bài hát nhưng không thuộc được vài động tác thể dục, các em có thể thành thạo ngay một trò chơi điện tử khó khăn về thao tác, chiến thuật nhưng không thể học được cách gõ văn bản của môn tin, có thể hát rất tốt và thích nghe nhạc nước ngoài nhưng lại không thể viêt hoặc nghe vài từ tiếng anh như vậy chúng ta có thể đặt câu hỏi “ Tại sao học sinh có thể nhận thức nhanh chóng một vấn đề xã hội mà không thể nhanh chóng nhận thức một vấn đề khoa học? Tại 7 trọng như đuổi hàng chục học sinh ra khỏi giờ học, dùng thước đánh học trò trong lớp, dùng từ ngữ mỉa mai chửi bới HS, bắt viết 100 lần bản tự kiểm điểm v.v... Ngược lại có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho học sinh tự do hư đốn v.v... Chương 3 Những giải pháp mang tính khả thi Trước hết phải xác định rõ: giáo viên chủ nhiệm là một thầy(cô) phụ trách Đội, có “một phần” nghiệp vụ công tác Đội, tâm huyết với nghề dạy học, xem tập thể lớp như một “gia đình nhỏ” của mình mà giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò như một người huynh trưởng, người cha, người mẹ vậy ! Tâm lý của giáo viên chủ nhiệm, ai cũng muốn học sinh lớp mình phụ trách phải ngoan, học giỏi, tập thể lớp hoạt động và luôn tiến bộ Nhưng thực tế không như ta mong muốn. Trong cái tốt nhất phải có một vài điểm chưa tốt, với tập thể lớp ta thường gặp những “học sinh cá biệt” luôn làm “đau đầu” giáo viên phụ trách. Trong nhóm “học sinh cá biệt” ta nên phân biệt có hai loại: học khá giỏi nhưng ưa nghịch và học dở nhưng thích “quậy”. Cho nên khi tiếp nhận lớp, giáo viên chủ nhiệm thường quan tâm lớp mình có bao nhiêu học sinh khá giỏi và bao nhiêu cô, cậu có thành tích“bất hảo” để chiếu cố. Vấn đề đặt ra là : 1. Làm thế nào để đẩy mạnh vai trò, hoạt động của cán bộ lớp (BCH Chi đội)? Vì đây là cánh tay phải đắc lực của GVCN. Lớp có hoạt động, phong trào tốt thì đội ngũ cán bộ lớp phải tốt. Công việc này GVCN nào cũng có thể chọn cho mình thành phần “nội cát” theo ý riêng. Tiêu chuẩn đầu tiên cán bộ lớp theo tôi phải là những học sinh: 1 Học khá, giỏi ( để lời nói có trọng lượng). 2 Đạo đức, tác phong tốt ( làm gương cho bạn khác noi theo). 3 Nhiệt tình và có trách nhiệm với tập thể (để quán xuyến, chỉ đạo lớp ). 9
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_cua_giao_vien_chu_nhiem_tron.doc
Bia.doc
Don yeu cau cong nhan sang kien.doc
muc luc.doc