Sáng kiến kinh nghiệm Bài toán kim loại tác dụng với axit cho lượng sản phẩm khác nhau tùy theo cách đánh giá sản phẩm

. Phần nội dung

2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

- Bài toán kim loại tác dụng với axit tính oxi hoá do gốc axit trong các đề thi Đại học và đề thi học sinh giỏi phụ thuộc vào cách đánh giá sản phẩm. Nếu có cách đánh giá sản phẩm không đúng sẽ đưa bài toán sang một đáp án khác sai lệch. Chính vì vậy việc hiểu rõ bản chất hoá học và xác định đúng sản phẩm giúp chúng ta tìm được đáp án đúng.

2.1.1. Các trường hợp thường gặp trong các bài toán dạng này

2.1.1.1. Một kim loại tác dụng với một axit tạo ra hỗn hợp sản phẩm khử:

 + Nếu axit dư thì sản phẩm chứa muối có số oxi hóa cao nhất của kim loại và axit dư

 + Nếu kim loại dư thì chú ý thứ tự các cặp oxi hóa-khử (với kim loại có nhiều cặp oxi hóa – khử)

2.1.1.2. Một kim loại tác dụng với hỗn hợp axit tạo ra hỗn hợp sản phẩm khử

 + Xác định sản phẩm tương tự trường hợp 2.1.1.1

+ Nguyên tắc phản ứng: Chất oxi hóa mạnh + Chất khử mạnh → Chất oxi hóa yếu + Chất khử yếu.

+ Lưu ý thêm: Nên sử dụng phương trình ion rút gọn (có ở phần phương pháp).

2.1.1.3. Hỗn hợp kim loại tác dụng với một axit tạo ra hỗn hợp sản phẩm khử

 + Xác định sản phẩm tương tự trường hợp 2.1.1.1

+ Nguyên tắc phản ứng: oxi hóa mạnh + khử mạnh → oxi hóa yếu + khử yếu.

2.1.1.4. Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit tạo ra hỗn hợp sản phẩm khử.

+ Xác định sản phẩm tương tự trường hợp 2.1.1.1

+ Nguyên tắc phản ứng: oxi hóa mạnh +khử mạnh → oxi hóa yếu + khử yếu.

+ Lưu ý thêm: Nên sữ dụng phương trình ion rút gọn (có ở phần phương pháp).

 

doc27 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bài toán kim loại tác dụng với axit cho lượng sản phẩm khác nhau tùy theo cách đánh giá sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
	Ag+ + Cl- → AgCl↓ 
 dư 0,02 0,02mol 
Ngoài ra, H+ dư: 3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ + NO + 2H2O
 0,0375mol 0,05
và Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
 0,0125 dư 0,0125mol
 	mrắn = 0,2 . 143,5 + 0,0125. 108 = 30,05 → Đáp án B 
 Hoặc:
Bảo toàn e trên toàn bộ quá trình (sẽ thấy e nhường hết, e nhận tính theo H+ vì NO3- trên toàn bộ quá trình dư) 
3n Fe + 2nCu = ¾ n H + n Ag+ ( tạo Ag) 
=> nAg = 0,05.3 + 0,025.2 - 0,25.3 : 4 = 0,0125 mol	
® m = 0,2.143,5 + 0,0125.108 = 30,05 gam (có Ag và AgCl) ®Chọn B.	
Ví dụ 7: (KB-2013)Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có ion ). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thu được 8,78 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Cu(NO3)2 trong X là 
	A. 28,66%.	B. 30,08%.	C. 27,09%.	D. 29,89%.
	Lời giải
Tình huống 1: 
	Hs xác định Chất tan là: Cu(NO3)2 → m= 0,02 . 188 = 3,76(gam)
	mdd = 1,28 + 12,6 = 13,88 (gam)
	→ C%[Cu(NO3)2] . Đáp án C (Sai)
Tình huống 2: 
KNO2 ( x mol); KOH ( y mol) có hệ : 85x + 56y = 8,78 và x + y = 0,105 mol
→ x = 0,1 mol ; y = 0,05 mol
→ n N (spk) = 12,6.0,6 :63 – 0,1 = 0,02 mol 
→ n O (spk) = (5.0,02 – 2.0,02) : 2 = 0,03 mol
→ m dung dịch sau = 12,6 + 1,28 – 0,02.14 – 0,03.16 = 13,12 gam
→ C%m Cu(NO3)2 = 0,02.188 :13,12.100% = 28,66%.	Chọn A.
Ví dụ 8.(KA-09)-Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
	A. 97,98.	B. 106,38.	C. 38,34.	D. 34,08.
Bài toán cho
	mol; mol; 
Chúng ta xác định được : mol
Tình huống 1: Do HNO3 dư nên học sinh xác định chất rắn là Al(NO3)3.
	mol → m rắn = 0,46 . 213 = 97,98 (gam) . Đáp án A (Sai)
Tình huống 2: Học sinh sữ dụng phương pháp bảo toàn electron, nhưng xác định Al dư
	Al → Al3+ + 3e 2NO3- + 10H+ + 8e → N2O + 5H2O
 0,18 < --------- 0,54 mol 0,24 < ---- 0,03 mol 
	 2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O
 0,3 < ---- 0,03 mol
	m muối = 0,18 . 213 = 38,34 (gam) . Đáp án C (Sai)
Tình huống 3: Học sinh sữ dụng phương pháp bảo toàn electron, xác định Al hết
	 Al → Al3+ + 3e 
 0,46 --------- > 1,38 mol 
	2NO3- + 10H+ + 8e → N2O + 5H2O
 0,24 < ---- 0,03 mol 
	2NO3- + 12H+ + 10e → N2 + 6H2O
 0,3 < ----- 0,03 mol
 n e nhường = 1,38 mol . Trong khi: n e Nhận = 0,54 mol. Vô lí
	Ngoài ra còn có NH4NO3. mol
	Rắn khan gồm Al(NO3)3 và NH4NO3. m = 0,46. 213 + 0,105. 80 = 106,38. 
	Đáp án B.
2.2.2. Một số bài toán tương tự
1. (THPT QG 2018 – MĐ 202) Câu 73: Cho 4,32 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe tác dụng với V lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm Cl2 và O2 (có tỉ khối so với H2 bằng 32,25), thu được hỗn hợp rắn Z. Cho Z vào dung dịch HCl, thu được 1,12 gam một kim loại không tan, dung dịch T và 0,224 lít khí H2 (đktc). Cho T vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 27,28 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 
A. 1,536. 	B. 1,680. 	C. 1,344. 	D. 2,016. 
2. (THPT QG 2018 – MĐ 203) Câu 80: Cho 28 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, CuO vào dung dịch HCl, thu được 3,2 gam một kim loại không tan, dung dịch Y chỉ chứa muối và 1,12 lít khí H2 (đktc). Cho Y vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 132,85 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe3O4 trong X là 
A. 5,8 gam. 	B. 14,5 gam. 	C. 17,4 gam. 	D. 11,6 gam. 
3. (THPT QG 2017 – MĐ 204) Câu 80. Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,8.	B. 6,8.	C. 4,4.	D. 7,6.
4. (THPT QG 2017 – MĐ 201) Câu 78. Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y (gồm 3 kim loại) và dung dịch Z. Hòa tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 6,384 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
	A. 79,13%.	B. 28,00%.	C. 70,00%.	D. 60,87%.
5. (THPT QG 2016 – MĐ 357) Câu 34: Cho 7,65 gam hỗn hợp Al và Mg tan hoàn toàn trong 500 ml dung dịch HCl 1,04M và H2SO4 0,28M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 16,5 gam kết tủa gồm 2 chất. Mặt khác cho từ từ dung dịch hỗn hợp KOH 0,8M và Ba(OH)2 0,1M vào X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32,3. B. 38,6. C. 46,3. D. 27,4.
6. (THPT QG 2016 – MĐ 136) Câu 47: Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam dung dịch HNO3 48%, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 20 gam hỗn hợp Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z, thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 42,86 gam hỗn hợp chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 8,2. 	B. 7,9. 	C. 7,6. 	D. 6,9. 
7. (THPT QG 2015 – MĐ 357) Câu 34: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2M, thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch Ag NO3 dư vào dung dịch X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị cuat m là
	A. 7,36	D. 8,61	C. 9,15	D. 10,23
8. (THPT QG 2015 – MĐ 748) Câu 50: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 2,5	B. 3,0	C. 1,0	D. 1,5
9. (KA-2014)Câu 39: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 10,80	B. 32,11	C. 32,65	D. 31,57
10. (KB-2014)Câu 18: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
	A. 16,085.	B. 14,485.	C. 18,300.	D. 18,035.
11. (KA-2013)Câu 25: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 2,40	B. 4,20	C. 4,06	D. 3,92
12. (KB-2013)Câu 34: Cho m gam một oxit sắt phản ứng vừa đủ với 0,75 mol H2SO4, thu được dung dịch chỉ chứa một muối duy nhất và 1,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m là 
	A. 24,0.	B. 34,8	C. 10,8.	D. 46,4.
13.(KA-2012)Câu 57: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 24,64.	B. 38,08.	C. 11,2.	D. 16,8.
14.(KB-2012)Câu 2 : Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
	A. 18,0.	B. 22,4.	C. 15,6	D. 24,2.
15.(KB-2012)Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dung dịch HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dung dịch X và một chất khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 đều là NO. Giá trị của m là
	A. 12,8	B. 6,4	C. 9,6	D. 3,2
16.(KA-2011)Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là :
	A. 44,8.	B. 40,5.	C. 33,6.	D. 50,4.
17.(KA-2011)Câu 21: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,32 gam chất rắn và có 448 ml khí (đktc) thoát ra. Thêm tiếp vào bình 0,425 gam NaNO3, khi các phản ứng kết thúc thì thể tích khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) tạo thành và khối lượng muối trong dung dịch là :
 A. 0,224 lít và 3,750 gam. 	B. 0,112 lít và 3,750 gam. 
 C. 0,112 lít và 3,865 gam. 	D. 0,224 lít và 3,865 gam.
18. (KA-2009)Câu 25: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là 
A. 1,92. 	B. 3,20. 	C. 0,64. 	D. 3,84. 
19.(KA-2011)Câu 35: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng muối khan thu được là :
	A. 20,16 gam.	B. 19,76 gam.	C. 19,20 gam.	D. 22,56 gam.
20.(KB-07)-Câu 43: Thực hiện hai thí nghiệm:
 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dd chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
A. V2 = V1. B. V2 = 2,5V1. C. V2 = 2V1. D. V2 = 1,5V1.
21. (KB-2010)*Câu 51: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 6,72	B. 8,96	C. 4,48	D. 10,08
22.(KA-09)-Câu 1 : Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
	A. 240.	 B. 120.	 C. 360.	 D. 400.
23.(KB-08)-Câu 46: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
 A. 1,0 lít.	 B. 0,6 lít.	 C. 0,8 lít.	 D. 1,2 lít. 
24.(KA-09)-Câu 27: Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là
	A. 1,92.	B. 0,64.	C. 3,84.	D. 3,20.
25.(CĐ-09)-Câu 25 : Hoà tan hoàn toàn 8,862 gam hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18 gam. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 12,80%	B. 15,25%	C. 10,52%	D. 19,53%
26.(CĐ-2010)-Câu 27 : Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của ). Giá trị của a là
	A. 8,4 	B. 5,6 	C. 11,2 	D. 11,0
27.(KB-07)-Câu 41: Cho 6,72 gam Fe vào dung dịch chứa 0,3 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được :
A. 0,12 mol FeSO4.	 
B. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 0,06 mol FeSO4.
C. 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,08 mol FeSO4. 
D. 0,05 mol Fe2(SO4)3 và 0,02 mol Fe dư.
28.(KB-2010)-Câu 2: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
	A. 0,12	B. 0,14.	C. 0,16.	D. 0,18.
29.(KA-08)-Câu 36 : Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,746.	B. 0,448.	C. 0,672.	D. 1,792.
30.(KA-07)-Câu 19: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là (cho N= 14, O = 16, Fe= 56, Cu = 64)
A. 2,24.	B. 4,48.	C. 5,60.	D. 3,36.
31.(KB-09)-Câu 7: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 151,5.	B. 97,5.	C. 137,1.	D. 108,9.
32.(KB-2010)-Câu 20: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là
 A. 39,34%.	B. 65,57%.	 C. 26,23%.	D. 13,11%.
33.(KA-09)-Câu 23: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
	A. NO và Mg.	B. N2O và Al	C. N2O và Fe.	D. NO2 và Al.
34.(KB-09)-Câu 12 : Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là
 A. 52,2.	B. 48,4.	C. 54,0.	D. 58,0.
35.(KB-09)-Câu 1 : Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
 A. 17,8 và 4,48.	B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24. 
36. (KA - 2010) - Câu 26: Cho x mol Fe tan hoàn toàn trong dung dịch chứa y mol H2SO4 (tỉ lệ x : y = 2 : 5 ), thu được một sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa muối sunfat. Số mol electron do lượng Fe trên nhường khi bị hoà tan là
	A. 3x	B. y	C. 2x	D. 2y
37.(KB-09)*-Câu 60 : Hoà tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là
A. 21,95% và 0,78 B. 78,05% và 0,78 C. 78,05% và 2,25 D. 21,95% và 2,25
38.(KB-11)Câu 22: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là
A. 2. B. 4.	 C. 3.	 D. 1.
39. Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m
và V lần lượt là
	A. 17,8 và 4,48.	B. 17,8 và 2,24.	C. 10,8 và 4,48.	D. 10,8 và 2,24.
40. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 151,5.	B. 97,5.	C. 137,1.	D. 108,9.
Đáp án bài toán tương tự
1C
2D
3D
4D
5B
6B
7C
8D
9C
10D
11C
12B
13B
14D
15A
16D
17C
18A
19B
20C
21B
22A
23D
24A
25A
26D
27A
28D
29B
30C
31A
32C
33B
34D
35A
36D
37B
38D
39B
40A
2.2.3. Áp dụng vào thực tiễn
Cho học sinh làm 25 câu trắc nghiệm với thời gian 45 phút/40 học sinh
- Trước khi áp dụng đề tài kết quả của học sinh với dạng bài tập này: 
Khảo sát 40 học sinh thuộc 2 lớp 12A1 và 12A3 với 25 câu trong 45 phút và kết quả
 Kết quả
Lớp
≥ 20 câu
≥ 15 câu
≥ 10 câu
≥ 5 câu
≤ 5 câu
12A1
2
3
5
6
4
12A3
1
2
3
8
6
Tổng - %
3 – 7,5%
5 – 12,5%
8 – 20,0%
14 – 35,0%
10 – 25,0%
- Sau khi áp dụng đề tài cho hai lớp 12A1 và 12A3 
Khảo sát lại 40 học sinh thuộc 2 lớp 12A1 và 12A3 với 25 câu trong 45 phút và kết quả
 Kết quả
Lớp
≥ 20 câu
≥ 15 câu
≥ 10 câu
≥ 5 câu
≤ 5 câu
12A1
4
6
6
3
1
12A3
3
6
5
4
2
Tổng - %
7 – 17,5%
12 – 30,0%
11 – 27,5%
7 – 17,5%
3 – 7,5%
2.2.4. Một số kinh nghiệm khi giải các bài tập dạng này
	+ Để làm các bài tập dạng này trước hết cần nắm vững phần lý thuyết về kim loại, lý thuyết về axit nitric và axit sunfuric và lý thuyết về phản ứng oxi hóa khử.
	+ Luôn chú điều kiện bài toán để xác định sản phẩm.
	+ Tiếp xúc nhiều với các bài toán dạng này.
	+ Chú ý Sản phẩm khử có thể có NH4NO3.
	+ Chú ý phải sữ dụng hết các dữ kiện của bài toán.
3. Phần kết luận	
3.1. Ý nghĩa của đề tài
	+ Qua đề tài Tôi đã phân tích các cách đánh giá sản phẩm có thể xảy ra, nhằm giúp người đọc có kinh nghiệm khi đánh giá sản phẩm. Từ đó có kinh nghiệm xác định đúng sản phẩm của bài toán.
=> Với những bài toán dạng này học sinh cần chú ý điều kiện của bài toán:
+ Nếu bài toàn cho sản phẩm khử duy nhất: Không cần chú ý NH4NO3.
+ Nếu bài toán cho kim loại dư: Cần chú ý số oxi hoá của kim loại.
+ Nếu bài toán cho cả số mol kim loại và số mol sản phẩm khử: cần chú ý sản phẩm có sản phẩm khử khác như NH4NO3.
=> Để tránh sai sót khi làm các bài tập này chúng ta cần:
+ Hiểu rõ bản chất của các quá trình hóa học.
+ Tiếp xúc nhiều với các bài toán dạng này.
+ Chú ý phải sử dụng hết các dữ kiện của bài toán.
3.2. Những kiến nghị, đề xuất
- Với sở GD - ĐT Quảng Bình: Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu bộ môn cho Giáo viên hàng năm
Tài liệu tham khảo
1. Sách giáo khoa Hóa học 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sách giáo khoa Hóa học 11. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Sách giáo khoa Hóa học 12. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 10. Tác giả: Cao Tự giác.
5. Bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 11. Tác giả: Cao Tự giác.
6. Hóa học 11 Nâng cao. Tác giả: Ngô Ngọc An.
7. Tài liệu chuyên Hóa học 11-12. Tập 2: Hóa học vô cơ. 
Tác giả: Nguyễn Duy Ái.
8. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi 10. Tác giả: Cù Thanh Toàn
9. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 11. Tập12: Vô cơ. 
 Tác giả: Cù Thanh Toàn
10. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Hóa học 12. Tập 2: Vô cơ. 
Tác giả: Cù Thanh Toàn
11. Đề thi Đại học, cao đẳng các năm từ 2007 đến 2018 của Bộ GD-ĐT
12. Đề thi học sinh giỏi Tỉnh Quảng Bình các năm.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bai_toan_kim_loai_tac_dung_voi_axit_ch.doc
Sáng Kiến Liên Quan