Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh môn Giáo dục Quốc phòng An ninh

Giáo dục Quốc phòng - An ninh là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, nhằm thống nhất nhận thức về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng con người mới XHCN có sự phát triển toàn diện. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thì GDQPAN cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong chiến lược đào tạo con người, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ nói chung, học sinh nói riêng lòng yêu nước, yêu CNXH, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, tư duy và kiến thức quân sự góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược.

Nhận thức tầm quan trọng đó để nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục QPAN. Hiện nay ngành Giáo dục và đào tạo nói chung, cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP-AN nói riêng đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của HS trong hoạt động học tập. Mục đích của việc đổi mới PPDH là thay đổi phương pháp dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch năm học. Ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường chỉ đạo nhóm tiến hành tuyển chọn thành lập đội tuyển và huấn luyện theo nội dung thi đấu quy định. Do đặc thù của bộ môn: nội dung thi đấu nhiều, một học sinh phải thi đấu nhiều môn kết hợp, không gian giảng dạy rộng, điều kiện phục vụ cho huấn luyện cũng phức tạp (sân tập, dụng cụ, cơ sở vật chất thời tiết )

Mặt khác, học sinh giành nhiều thời gian tham gia học môn văn hóa, còn ít thời gian tham gia tập luyện đội tuyển, nên ảnh hưởng đến chất lượng. Để đạt được mục tiêu của đội tuyển đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp hài hòa linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

 

docx22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh môn Giáo dục Quốc phòng An ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i chung, cũng như đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP-AN nói riêng đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, của HS trong hoạt động học tập. Mục đích của việc đổi mới PPDH là thay đổi phương pháp dạy học truyền thụ một chiều sang dạy học theo “Phương pháp dạy học tích cực” nhằm giúp HS phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo.
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch năm học. Ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường chỉ đạo nhóm tiến hành tuyển chọn thành lập đội tuyển và huấn luyện theo nội dung thi đấu quy định. Do đặc thù của bộ môn: nội dung thi đấu nhiều, một học sinh phải thi đấu nhiều môn kết hợp, không gian giảng dạy rộng, điều kiện phục vụ cho huấn luyện cũng phức tạp (sân tập, dụng cụ, cơ sở vật chất thời tiết)
Mặt khác, học sinh giành nhiều thời gian tham gia học môn văn hóa, còn ít thời gian tham gia tập luyện đội tuyển, nên ảnh hưởng đến chất lượng. Để đạt được mục tiêu của đội tuyển đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp hài hòa linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Để từng bước nâng cao hiệu quả, thành tích môn Giáo dục QPAN cho VĐV nhà trường tham gia Hội thi do ngành tổ chức, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh môn Giáo dục Quốc phòng An ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Kết hợp một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích đội tuyển. Qua đó đánh giá công tác huấn luyện đội tuyển cho VĐV.
- Trao đổi với đồng nghiệp một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Từ đó, rút những kinh nghiệm tốt, khắc phục hạn chế còn tồn tại trong việc huấn luyện đạt thành tích cao hơn trong những năm tiếp theo.
- Khuyến khích học sinh sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm,) để tiếp thu và ghi nhớ các kiến thức, kĩ năng được học. Đồng thời hình thành các phẩm chất và năng lực, góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển
- Nội dung giảng dạy thi đấu môn Giáo dục QPAN.
- Đội tuyển học sinh giỏi gồm 20 VĐV, trong đó 10 VĐV nam và 10 VĐV nữ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường dùng trong nghiên cứu khoa học đó là:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê
PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Dạy học tích cực là khai thác động lực học tập trong bản thân của học sinh để phát triển chính họ. Dạy học tích cực thực chất là cách dạy hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là: thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh (học và làm), chú trọng đến việc tự học (ý chí tự học, linh hoạt ứng dụng vào tình huống, tự lực phát hiện giải quyết vấn đề.), phối hợp các hoạt động hợp tác (giữa thày với trò, giữa các học trò với nhau), kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò, thày có vai trò chỉ đạo (thiết kế, tổ chức, hướng dẫn).
2. Cơ sở thực tiễn
- Sau nhiều năm giảng dạy môn GDQP-AN, bản thân tôi nhận thấy ở một nội dung giảng dạy giáo viên phải truyền tải nhiều kiến thức, kĩ năng một cách thụ động. Trong huấn luyện đội tuyển nội dung dàn trải chưa trọng tâm, học sinh học tập chưa hiệu quả. Chính vì thế giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh, đưa ra được những yêu cầu buộc học sinh phải tham khảo tài liệu, chủ động nắm bắt nội dung môn học, nhằm hiểu sâu hơn nữa kiến thức, kĩ năng quân sự. Đồng thời, cần cải tiến phương pháp học tập của học sinh, bởi hoạt động của giáo viên trên lớp đã bao hàm hoạt động của học sinh, cũng như vậy, hoạt động học của học sinh luôn chứa đựng vai trò giảng dạy của giáo viên. Để dự báo năng lực học tập, tự giáo dục của học sinh, năng lực giảng dạy của giáo viên, từ đó điều chỉnh, cải tiến phương pháp học tập của học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên. 
- Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy rất nhiều kiến thức, kĩ năng trong môn GDQP-AN gắn liền với thực tiễn đời sống, lao động và sản xuất: băng bó cứu thương; các kĩ năng vận động: đi, chạy, nhảy, ném, lăn, lê, bò; các tư thế động tác vận động trên chiến trường; công tác phòng tránh thiên tai,
Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn GDQP-AN các kiến thức, kĩ năng nếu như dạy theo phương pháp thuyết trình hoặc thông qua hình ảnh trên tranh vẽ, học sinh khó có thể nhận thức được kiến thức và hình thành kĩ năng một cách thuần thục và càng khó hơn để vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Nhận thức được điều đó, bản thân chúng tôi đã kết hợp phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao thành tích cho đội tuyển.
3. Phương pháp thực hiện
 3.1. Giải pháp cũ thường làm: 
 3.1.1. Công tác tuyển chọn
 - Căn cứ vào kết quả giờ học chính khoá ở một số bộ môn có liên quan đến các tố chất thể lực và nhận thức để lựa chọn và thành lập đội tuyển.
3.2. Phương pháp giảng dạy, huấn luyện
	Trong chương trình huấn luyện đội tuyển học sinh môn Giáo dục QPAN có rất nhiều nội dung: Phần chung cho cả đội tuyển: Một số hiểu biết chung về QP&AN, đội ngũ tiểu đội. Phần riêng: K12: động tác vận động trên chiến trường, Chạy vũ trang 800m; Khối 11: Ném lựu đạn trúng đích, tháo lắp súng tiểu lien AK ban ngày; K10: Băng bó cứu thương, đội ngũ tiểu đội từng người không súng. Sau khi thành lập đội tuyển chúng tôi rà soát phân công giáo viên huấn luyện theo từng nội dung.
+ Với nội dung lý thuyết: 
Hiểu biết về quốc phòng an ninh, chủ yếu là sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, kết hợp trình chiếu các tranh ảnh, mô hình, slide, bảng biểu để truyền đạt kiến thức cho học sinh một chiều, ít có sự phản hồi từ phía học sinh. Căn cứ vào từng nội dung trong bài lý thuyết mà đặt câu hỏi, bài tập về nhà. 
+ Với những nội dung thực hành: động tác vận động trên chiến trường, chạy vũ trang , ném lựu đạn, tháo lắp súng, băng bó cứu thương, đội ngũ đội ngũ tiểu đội. Giáo viên sử dụng phương pháp làm mẫu kết hợp với phân tích kĩ thuật, yếu lĩnh động tác, hướng dẫn và hô cho học sinh thực hiện.
* Ưu điểm của các giải pháp: 
- Giáo viên là trung tâm trong lớp học, tập trung vào nguồn kiến thức cung cấp.
- Bài giảng mang tính hàn lâm nên nội dung được trình bày một cách logic.
* Hạn chế:
- Học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách thụ động.
- Giáo viên mất nhiều thời gian trong tiết dạy vào việc diễn giảng, giải thích.
- Học sinh khó hình thành được kiến thức kĩ năng quân sự cần thiết. Vì GV hô kết hợp làm mẫu, học sinh thực hiện động tác theo kiểu bắt chước mà không có tư duy về kĩ thuật, cử động của động tác.
- Không phát triển được năng lực: tự học, tự làm, khả năng chỉ huy, khẩu lệnh, học sinh còn rụt rè.
3.3. Giải pháp mới cải tiến
	Sau khi thành lập đội tuyển, chúng tôi tiến hành kiểm tra sư phạm, khảo sát đánh giá mức độ nhận thức, các tố chất thể lực ban đầu của học sinh, mới bắt đầu huấn luyện. Thời gian huấn luyện từ 20-25 giáo án.
- Các phương pháp dạy học tích cực mà chúng tôi sử dụng đó là:
+ Dạy học hợp tác theo nhóm: 
sử dụng cho nội dung: đội ngũ tiểu đội từng người không súng, ném lựu đạn xa trúng đích và các tư thế động tác vận động trên chiến trường.
Cách tiến hành: 
	Bước 1: GV chia học sinh thành nhóm nhỏ 2 - 3m có thể tự chọn hoặc chủ định căn cứ vào nội dung của từng buổi huấn luyện
	Bước 2: Giao một phần nội dung bài học cho mỗi thành viên: động tác nghiêm, nghỉ, chào, quay tại chỗ, tiến lùi, qua phải qua trái, ngồi xuống đứng dậy, giậm chân, đi đều, đứng lại...cụ thể như sau:
	Nhóm 1: động tác nghiêm, nghỉ, chào 
	Nhóm 2: Các động tác quay tại chỗ, tiến lùi, qua phải qua trái, ngồi xuống đứng dậy,
	Nhóm 3: giậm chân, đi đều, đứng lại 
	Bước 3: Các thành viên chuẩn bị nội dung của mình: tự nghiên cứu, tự làm động tác, thảo luận tìm ra cách thức thực hiện, yếu lĩnh kĩ thuật kĩ thuật của động tác, những sai lầm thường gặp. 
	Bước 4: Sau khi thực hiện nội dung được giao, các thành viên về nhóm hợp tác của mình, lần lượt thực hiện các nội dung bài theo yêu cầu. GV đánh giá kết quả thực hiện của HS.
+ Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: 
	GV tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, tự giác tích cực, chủ động để giải quyết vấn đề
	Ví dụ: làm thế nào để ném lựu đạn đúng và trúng vào đích? Tại sao khi thực hiện vận động qua hào vai và hông bị chạm vào dây? Muốn đánh được tay trong động tác giậm chân và đi đều thì nên có dụng cụ hỗ trợ gì?...Khi học sinh có nhiều câu hỏi thảo thuận tìm cách thức thực hiện nhiệm vụ của bài học thì bản thân GV sẽ là người định hướng, cố vấn cho HS.
+ Phương pháp làm mẫu kết hợp phân tích kĩ thuật động tác:
Phương pháp dạy học có quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung, thì phương pháp dạy học làm mẫu là phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học môn Giáo dục quốc phòng an ninh. 
Với các nội dung thực hành: đội ngũ, tư thế động tác vận động trên chiến trường, ném lựu đạn...Giáo viên thực hiện làm mẫu theo 3 bước:
Bước 1: Hô khẩu lệnh và thực hiện nhanh động tác.
Bước 2: Làm chậm, phân tích từng cử động của động tác với tốc độ chậm. (nói đến đâu, thực hiện đến đó) 
Bước 3: Làm tổng hợp, GV hô khẩu lệnh và thực hiện từng cử động.
GV nêu ý nghĩa, trường hợp vận dụng và một số điểm cần chú ý khi thực hiện động tác:
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực, trong các giáo án huấn luyện sử dụng kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực:
Kĩ thuật đặt câu hỏi: sử dụng nhiều trong giảng dạy nội dung lý thuyết. Câu hỏi liên quan đến mục tiêu của bài học, câu hỏi mở khuyến khích khám phá giá trị: “Cảm xúc của em khi học xong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”
Câu hỏi biết: dùng các cụm từ: Cái gì?Ai?Khi nào?
Ví dụ: Em hãy nhắc lại sự kiện tiêu biểu trong lịch sử chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam?
Đặt câu hỏi trong nội dung thực hành:
VD: Tại sao ném lựu đạn không đúng hướng? làm thế nào để ném lựu đạn đúng và trúng vào đích? Tại sao khi thực hiện vận động qua hào vai và hông bị chạm vào dây? Muốn đánh được tay trong động tác giậm chân và đi đều thì nên có dụng cụ hỗ trợ gì?...
Kĩ thuật động não: Qua thảo luận, các thành viên có nội dung kiến thức trùng lặp, tìm ra đáp án chung.
Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật vấn đáp đàm thoại, hợp tác thảo luận nhóm nhỏ
VD: Phân nhóm tự tập động tác mới và ôn động tác đã học, sau thời gian nhất định các nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
+ Công cụ phục vụ cho các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó là: hệ thống những câu hỏi tự luận, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, máy tính, tranh ảnh minh họa, sơ đồ tư duy...
	- Ưu điểm của phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực này là: tôi nhận thấy trong giờ học các em tích cực tương tác với nhau, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề. Học sinh thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, đặc biệt tôi thấy học sinh sử dụng hợp lý kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xã hội như: biết chờ đợi đến lượt, yêu cầu giải thích, giúp đỡ và sẵn sàng giúp đỡ, dám trình bầy quan điểm, chính kiến của bản thân.
	Việc sử dụng PPDH và KTDH tích cực chúng tôi còn lựa chọn các bài tập phát triển tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo. Các tố chất thể lực là một thành phần không thể thiếu được trong việc huấn luyện đội tuyển. Các bài tập được sử dụng đan xen trong các giáo án huấn luyện:
* Bài tập phát triển sức bền:
 + Chạy lặp lại 120m x 2 lần (Vmax 85-90) quãng nghỉ 5- 7 phút
 + Chạy lặp lại 400m x 5 lần (Vmax 85-95) quãng nghỉ 5 phút
 + Chạy lặp lại 100m, 200m x 2 lần , quãng nghỉ 5 phút
 + Chạy lặp lại 800m x 3 lần (Vmax 80-85) quãng nghỉ 5 phút
 + Chạy 800m, 600m, 400m (Vmax 80-85) quãng nghỉ 3 phút
 + Chạy lặp lại 200m đường vòng x 6 lần x 2 tổ
* Bài tập phát triển sức nhanh:
+ Chạy 30m tốc độ cao, xuất phát cao.
+ Chạy nâng cao đùi tại chỗ và di chuyển.
+ Chạy lặp lại 30, 60, 80m, xuất phát cao.
+ Chạy tốc độ cao sau khi thả lỏng.
+ Chạy nâng cao đùi trên cát tốc độ nhanh.
Bài tập phát triển sức mạnh tốc độ:
+ Chạy tốc độ cao 40m xuất phát cao.
+ Bật bục cao bằng 2 chân luân chuyển 1 chân trên bục.
+ Bài tập cử tạ 1 tay, 2 tay .
+ Nằm sấp chống đẩy liên tục.
+ Tập ra sức cuối cùng ném lưu đạn có lực cản dây cao su.
c. Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp:
- Là phương pháp dạy học được áp dụng một cách linh hoạt, hài hòa trong môn học với nội dung cả lý thuyết và thực hành.
- Giúp giáo viên giảng dạy đạt hiệu quả cao hơn, tiết kiệm được thời gian cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh, học sinh lĩnh hội kiến thức trực quan, sinh động, hiểu đúng bản chất, không bị ngộ nhận.
- Quan sát thấy các em tập luyện tích cực, hứng thú, quyết tâm, kích thích khả năng tự học, tự tìm tòi khám phá tìm ra chân lý kiến thức.
- Học sinh tự tin, mạnh dạn hơn, học tập tích cực, thi đấu bình tĩnh, quyết tâm, đội tuyển đạt kết quả tốt.
- Phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học hiện nay là dạy học gắn liền với thực tiễn, dạy học tích hợp: giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đoàn kết gắn bó. Tích hợp luôn được kiến thức hướng nghiệp nghề cho học sinh.
III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế
- Giúp nhà trường cũng như nhóm chuyên môn tiết kiệm được kinh phí mua một số thiết bị, mô hình minh họa cho bài giảng và kĩ thuật quân sự tương tự vì sử dụng được mô hình, thiết bị qua tranh ảnh, hình vẽ, các tài liệu tham khảo trên các phương tiện thông tin đại chúng, số tiền lên tới chục triệu đồng.
- Mỗi bài dạy giáo viên có thể tiết kiệm được từ 20.000 đến 30.000 đồng trong việc mua giấy khổ Ao để vẽ hoặc phô tô các hình vẽ liên quan đến bài giảng.
- Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị bài, trong mỗi bài dạy dành để củng cố kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
- Sau khi áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, hội thi Giáo dục Quốc phòng An ninh trong những năm học gần đây đội tuyển của chúng tôi được xếp ở thứ hạng tương đối cao trong khối các trường THPT:
- Hội thi GDQP&AN học sinh trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình lần III năm 2015: đạt 3 giải nhất, 1 giải nhì và 3 giải ba, toàn đoàn xếp thứ 3 tặng cờ Nhì toàn đoàn, giải thưởng gần 2 triệu đồng. 
- Hội thi GDQP&AN học sinh trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình lần IV năm học 2017-2018: đạt 2 giải nhất, 4 giải nhì và 1 giải ba, toàn đoàn xếp thứ 3 tặng cờ Nhì toàn đoàn, giải thưởng gần 4 triệu đồng.
2. Hiệu quả xã hội 
- Góp phần nâng cao thành tích chuyên môn của bộ môn của nhà trường thể hiện: Số lượng học sinh yêu thích môn Giáo dục QPAN.
- Thúc đẩy được phong trào đổi mới hoạt động dạy và học trong nhà trường theo định hướng phát huy tính tích cực của học sinh, phát triển năng lực cho HS, dạy học gắn liền với thực tiễn theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập.
- Học sinh được trải nghiệm trong việc tự nghiên cứu tạo động lực cũng như gây được hứng thú trong học tập, giúp các em hiểu nhớ kiến thức lí thuyết và hình thành kĩ năng kĩ xảo kĩ thuật thực hành mà với cách dạy cũ học sinh cảm thấy nhàm chán, nhanh quên.
- Việc nghiên cứu dạy học trải nghiệm đã góp phần chuyển từ việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động sang hình thức học sinh tự học, hợp tác với nhau để tìm ra kiến thức mới.
- Sau khi dạy học theo phương pháp mới và lồng ghép việc giáo dục thái độ, hành vi cho các em, tôi nhận thấy các em đã thể hiện nội dung được học bằng những hành động có ý nghĩa trong sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tài sản gia đình, nhà trường và xã hội, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Nêu cao tinh thần tự giác và chủ động trong học tập, phát huy tính sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động học tập.
- Định hướng nghề nghiệp tương lai cho học sinh.
IV. Điều kiện, khả năng áp dụng
1. Điều kiện về phương tiện
- Để sáng kiến được phát huy tối đa tính khả thi đòi hỏi ở giáo viên phải chuẩn bị bài giảng nghiêm túc, đặc biệt phải hướng dẫn học sinh tự giác học tập và tập luyện.
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và huấn luyện.
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến được sử dụng trong nhiều bài dạy trong chương trình giảng dạy chính khóa môn Giáo dục QPAN 3 khối lớp và đội tuyển học sinh giỏi.
V. Kết luận và kiến nghị
 Để có thành tích cao cho đội tuyển VĐV là cả một vấn đề lớn trong thời gian huấn luyện lâu dài, ngoài việc sơ tuyển ban đầu, sắp xếp kế hoạch luyện tập thì việc lựa chọn nội dung, PPDH và KTDH nhằm nâng cao thành tích mong muốn cũng là vấn đề quan trọng.
 Bộ môn GDQPAN là môn học kết hợp lý thuyết với thực hành nên đòi hỏi GV phải biết linh động và kết hợp hài hòa linh hoạt trong việc sử dụng PPDH. Sau khi chúng tôi áp dụng, lựa chọn phương pháp kĩ thuật dạy học cho thấy thành tích của đội tuyển đẩy được có kết quả rõ rệt. Minh chứng là kết quả Hội thi của tỉnh tổ chức đội tuyển của chúng tôi được xếp ở thứ hạng cao trong khối các trường THPT và được tặng cờ thi đua toàn đoàn.
 Trong quá trình áp dụng chúng tôi thấy VĐV làm chủ được bản thân với bài tập mà huấn luyện viên giao cho. Phát huy được năng lực tự học của bản thân. Qua đó, cũng là biện pháp giáo dục cho các em tính độc lập, sáng tạo, tự giác, chủ động trong luyện tập, phấn đấu đạt thành tích cao, bên cạnh giáo dục cho học sinh truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, có tình yêu quê hương đất nước, tích cực học tập rèn luyện, lao động 
 Kính đề nghị các cấp lãnh đạo Sở thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng về chuyên môn để anh chị em giáo viên có điều kiện cập nhật kiến thức mới và trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ
 Trên đây là một số suy nghĩ và phương pháp lựa chọn áp dụng một số PPDH và KTDH tích cực của tôi trong quá trình huấn luyện đội tuyển. Nó chưa thể gọi là kinh nghiệm, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Mong sự chỉ bảo, góp ý của các đồng chí, đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 Yên Khánh, ngày 07 tháng 05 năm 2019
 Người viết
 Đỗ Thị Bưởi
Phụ lục và hình ảnh minh hoạ giải pháp mới
Các thầy cô sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và KTDH tích cực
Hình ảnh về đổi mới PPDH trong giờ học và công tác huấn luyện đội tuyển
Hình ảnh thầy và trò về đổi mới PPDH trong giờ học và công tác huấn luyện đội tuyển
Một số hình ảnh đoàn tuyển tham gia Hội thi GDQP&AN học sinh trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình
Cờ thi đua toàn đoàn của nhà trường trong Hội thi GDQP&AN học sinh trung học phổ thông tỉnh Ninh Bình năm học 2014-2015 và năm học 2017-2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cường (2008), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Tài liệu dự án Phát triển giáo dục THPT và TCCN.
2. Nguyễn Thị Kim Dung (chủ biên), (2006), Tài liệu hướng dẫn tổ chức HĐGD ngoài giờ lên lớp, Tài liệu bồi dưỡng nâng cao năng lực GV các tỉnh miền núi phía Bắc, Vụ Giáo dục Trung học- Dự án phát triển giáo dục THPT – Trường ĐHSP Hà Nội.
3. Dự thảo Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 (lưu hành nội bộ).
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của HS phổ thông, Kỷ yếu hội thảo Trường ĐHSP Hà Nội, tháng 8.
5. Phát triển chương trình nhà trường: những kinh nghiệm thực tiễn (2014), Kỷ yếu hội thảo Trường ĐHSP Hà Nội.
   6. Sách giáo khoa giáo dục Quốc phòng, An ninh lớp 10,11,12
         7. Sách hướng dẫn thực hiện chương trìnhlớp 10, 11, 12
        8. Sách giáo viên giáo dục Quốc phong, An ninh lớp 10,11,12
 	9. Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng - An ninh,.
10.Cổng thông tin Giáo Dục Quốc Phòng 
(www.giaoducquocphong.org)
11. Thông tin trên mạng Internet.
12. Tài liệu Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh của cơ quan thường trực hội đồng GDQP-AN trung ương.

File đính kèm:

  • docxYKB Áp dụng một số PP và KT dạy học tích cực nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển học sinh môn GD.docx
Sáng Kiến Liên Quan