Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tiếng Anh lớp 8
Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục thực hiện những cuộc vận động lớn của ngành đặc biệt nhất là “xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực’’ .Trong cuộc vận động đó có nội dung dạy học có hiệu quả-nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào này.Để làm được điều đó giaó viên phải thực hiện rất nhiều biện pháp trong đó đổi mới phương pháp dạy học như là yêu cầu bắt buộc nhằm tạo ra không khí học tập sôi nổi,học sinh học tập tích cực ,đạt chất lượng,hiệu quả cao.
Lâu nay ,trong việc giảng dạy giáo dục học sinh, đa phần các em phải ‘nhồi nhét’ một lượng kiến thức lớn từ nhiều môn học bằng cách ‘học vẹt’-chỉ học thuộc lòng mà không hiểu y chính.Nguyên nhân là từ thói quen dạy và học thụ động , khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi ,nắm y chính của bài học. Nhằm hướng các em đến một phương pháp học tập tích cực tự chủ,bản thân mỗi người thầy không chỉ cần giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó .Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại lợi ích đáng quan tâm về các mặt : ghi nhớ,phát triển nhận thức, tư duy ,óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các hình ảnh liên kết là bản đồ tư duy .Bản đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt –lắng nghe trước đây.Nó định hình cho giáo viên biết được phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất.Nó giúp học sinh chủ động phát triển y kiến của mình,hình thành tư duy suy nghĩ độc lập , chủ động từ đó các em có thể tham gia một cách tích cực hơn trong suốt tiến trình lĩnh hội tri thức . Đối với môn tiếng Anh cái kiểu ‘học vẹt’ càng không thể phù hợp. Các em không thể ngân nga một cấu trúc tiếng Anh như cách học đối với các môn học bài thuộc lòng .Với những lí lẽ trên ,từ những gì đúc kết được qua việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tiếng Anh thời gian qua, tôi mạnh dạn viết nên đề tài “Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tiếng Anh lớp 8” Hy vọng sẽ thể hiện được bằng chứng chứng thực việc áp dụng bản đồ tư duy là cách đổi mới phương pháp tích cực nhất mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập trong thời đại ngày nay.
g khí học tập sôi nổi,học sinh học tập tích cực ,đạt chất lượng,hiệu quả cao. Lâu nay ,trong việc giảng dạy giáo dục học sinh, đa phần các em phải ‘nhồi nhét’ một lượng kiến thức lớn từ nhiều môn học bằng cách ‘học vẹt’-chỉ học thuộc lòng mà không hiểu y chính.Nguyên nhân là từ thói quen dạy và học thụ động , khiến học sinh chỉ biết tiếp thu kiến thức một chiều mà không chú trọng tự nghiên cứu tìm tòi ,nắm y chính của bài học. Nhằm hướng các em đến một phương pháp học tập tích cực tự chủ,bản thân mỗi người thầy không chỉ cần giúp các em khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó .Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại lợi ích đáng quan tâm về các mặt : ghi nhớ,phát triển nhận thức, tư duy ,óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo.Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các hình ảnh liên kết là bản đồ tư duy .Bản đồ tư duy ra đời như một luồng không khí mới thổi vào vùng đất khô cằn của kiểu truyền đạt –lắng nghe trước đây.Nó định hình cho giáo viên biết được phải trình bày như thế nào trên đó để mang lại hiệu quả cao nhất.Nó giúp học sinh chủ động phát triển y kiến của mình,hình thành tư duy suy nghĩ độc lập , chủ động từ đó các em có thể tham gia một cách tích cực hơn trong suốt tiến trình lĩnh hội tri thức . Đối với môn tiếng Anh cái kiểu ‘học vẹt’ càng không thể phù hợp. Các em không thể ngân nga một cấu trúc tiếng Anh như cách học đối với các môn học bài thuộc lòng .Với những lí lẽ trên ,từ những gì đúc kết được qua việc áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tiếng Anh thời gian qua, tôi mạnh dạn viết nên đề tài “Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn tiếng Anh lớp 8” Hy vọng sẽ thể hiện được bằng chứng chứng thực việc áp dụng bản đồ tư duy là cách đổi mới phương pháp tích cực nhất mang lại hiệu quả giảng dạy và học tập trong thời đại ngày nay. 2-Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Phải huy động cả bộ não tham gia vào tiến trình lĩnh hội tri thức đối với một môn học khó nhớ ,khó thuộc như tiếng Anh thì việc áp dụng bản đồ tư duy chắc chắn sẽ giúp các em sáng tạo hơn , phát triển năng khiếu hội họa ,sở thích của các em .Các em có thể tự do lựa chọn màu sắc ,đường nét ; tự do ‘sáng tác’ nên tác phẩm từ chính suy nghĩ của mình.Ngoài ra các em có thể tiết kiệm thời gian học,không nhàm chán với những câu từ dài dòng từ đó các em sẽ ghi nhớ tốt hơn và nhìn thấy được bức tranh tổng thể của bài học ; tổ chức và phân loại được suy nghĩ của mình ở từng giai đọan của tiến trình dạy và học . 3-Phạm vi nghiên cứu của đề tài : Trong giới hạn của bản thân, tôi chỉ mạnh dạn nêu ra những kinh nghiệm của mình từ việc áp dụng đề tài này ở nhiều bài học và được phân chia theo từng bước lên lớp ở môn tiếng Anh lớp 8 trường Trung học cơ sở II-PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1-Cơ sở lí luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu tìm giải pháp của đề tài: a-Cơ sở lí luận: Năm học này là năm học thứ hai áp dụng việc sử dụng bản đồ tư duy như một phương pháp giảng dạy mới sau một năm thí điểm ở hơn 355 trường trên phạm vi cả nước nhưng đây lại là năm đầu tiên áp dụng ở trường trung học cơ sở trong huyện Phù Cát.Cũng trong năm học này bộ Giaó dục đào tạo đã quyết định đưa phương pháp này thành 1 trong 5 chuyên đề tập huấn cho giáo viên trung học cơ sở trên toàn quốc.Theo ông Vũ Đình Chuẩn ,vụ trưởng vụ giáo dục trung học bộ Giaó dục Đào tạo ‘ngoài tính khoa học ,phương pháp học này có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của ngành giáo dục Việt Nam’.‘Bản đồ tư duy có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau ,đặc biệt tại các vùng nghèo ,giáo viên có khi chỉ cần một tấm bản đồ dùng rồi , một tờ lịch dùng rồi,chỉ cần một mặt giấy cũng có thể vẽ được bản đồ tư duy .Học sinh có thể học trên một mặt bằng ,thậm chí là một nền đất.Chính vì tính linh hoạt nên khi áp dụng nó khả thi’’ ‘Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thứcvề thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục”. Còn theo tiến sĩ Trần Đình Châu-người đầu tiên tiến hành nghiên cứu và tìm cách đưa phương pháp ‘Bản đồ tư duy’ vào giảng dạy ở Việt Nam thì ‘quan trọng là phổ biến phương pháp giảng dạy này đến giáo viên ,thay đổi tư duy dạy học của họ’ . b-Cơ sở thực tiễn : Trong những năm vừa qua , Sở giáo dục đào tạo Bình Định và Phòng giáo dục đào tạo Phù Cát rất quan tâm chú trọng tới việc đổi mới phương pháp giảng dạy,nâng cao chất lượng học sinh.Ngành giáo dục luôn tổ chức định kì các kì thi giáo viên dạy giỏi ,cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện ,cấp tỉnh,kì thi Olympic Tiếng Anh qua mạng.Hằng năm Sở và Phòng giáo dục đào tạo đã có các cuộc thanh tra trường học nhằm tư vấn ,thúc đẩy cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học , kiểm tra về việc học tập tích cực của các em ,tổ chức hội thảo chuyên đề về nâng cao chất lượng dạy và học.Đồng thời đó cũng là vấn đề chính trong các cuộc họp hội đồng,hội nghị ,hội thảo ở tổ chuyên môn.Nâng cao chất lượng học sinh cần phải đổi mới phương pháp ,chú trọng đến cách hướng dẫn học sinh tự học ,tự tìm tòi khám phá và sáng tạo .Bản đồ tư duy trong dạy và học thể hiện được điều đó. Thực tế cho thấy , còn có rất nhiều giáo viên cũng như học sinh chưa biết cách thể hiện bản đồ tư duy là thế nào (cụ thể là viết dài dòng ) ; phải áp dụng nó cho những phần mục nào trong tiến trình bài dạy (thường chỉ áp dụng cho phần củng cố) ; sử dụng nó sao cho có hiệu quả....Tuy nhiên , có rất nhiều giáo viên đã thể hiện đúng cách và đặc biệt là những sản phẩm bản đồ tư duy của học sinh rất sáng tạo và sáng tạo một cách bất ngờ .Các em có thể lĩnh hội được nhanh kiến thức và thể hiện nó qua bản đồ đầy sinh động, ngắn gọn , súc tích. 2-Các biện pháp tiến hành,thời gian tạo ra giải pháp a)Các biện pháp tiến hành : -Phương pháp trực quan (dùng bản đồ tư duy của giáo viên và học sinh) -Phương pháp chỉ dẫn (hướng dẫn các em cách vẽ,cách trình bày và cách áp dụng) -Phương pháp luyện tập thực hành (cho học sinh vẽ ,ứng dụng trong từng bài học và từng kiểu bài lên lớp) -Phương pháp so sánh đối chiếu b)Thời gian tạo ra giải pháp: Giaỉ pháp được thực hiện và áp dụng ngay khi được tập huấn vào đầu năm học 2011-2012 này và qua thời gian hướng dẫn chỉ bảo cho các em làm quen ,tiếp cận dần với cách thể hiện bản đồ tư duy và tập cho các em cách để trình bày y tưởng trước lớp Trước khi tiến hành đề tài này tôi đã có một bước khảo sát về khả năng áp dụng bản đồ tư duy của các em học sinh trong các lớp 8 mình giảng dạy. Mục đích của ứng dụng phương pháp mới là nâng cao chất lượng học sinh .Do đó, ở đây tôi xin nêu ra mức độ nắm vững kiến thức trước khi áp dụng bản đồ tư duy qua bài kiểm tra 45’ số 1 như sau Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8a6 45 3 6,7 4 8,9 21 46,7 8 17,8 9 20 8a7 47 5 10,6 9 19,1 17 36,2 12 25,5 4 8,5 8a8 43 5 11,6 3 7,0 16 37,2 10 23,3 9 20,9 8a9 39 1 2,6 4 10,3 18 46,2 13 33,3 3 7,7 B-NỘI DUNG: I-MỤC TIÊU : Nhiệm vụ của đề tài Là nhằm ứng dụng bản đồ tư duy trong các khâu lên lớp (vào bài , giới thiệu ngữ liệu mới , luyện tập có kiểm soát , luyện tập nâng cao –sáng tạo và củng cố) .Bên cạnh đó , hướng dẫn cho các em cách để vẽ và trình bày bản đồ tư duy thông qua từng phần bài học của chương trình tiếng Anh lớp 8 bao gồm Getting started /listen and read, speak- listen , read , write và language focus ở nhiều Unit khác nhau. Đồng thời từ đó trình bày thêm việc vận dụng bản đồ tư duy qua từng tiết đó như thế nào để đạt hiệu quả giảng dạy (cụ thể là ứng dụng được ở những hoạt động nào .Ví dụ : lucky numbers , matching , networks , brainstorming ) Vậy bản đồ tư duy (mindmap)là gì ? Theo ‘giáo dục và thời đại’ : ‘Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc ,hình ảnh để mở rộng và đào sâu các tưởng; là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng,có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét ,màu sắc phù hợp với cấu trúc,hoạt động và chức năng của bộ não , giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não’. Ngoài ra, bản đồ tư duy còn là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết ,để tổng hợp hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh II-Mô tả giải pháp của đề tài 1-Thuyết minh tính mới : a)Bản đồ tư duy được hình thành như thế nào cho hiệu quả? Đầu tiên tôi xin nêu lại cách để vẽ bản đồ tư duy sao cho đúng với y nghĩa của nó. Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra các nhánh (có thể sử dụng từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết) Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và ‘mạnh’ miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ bản đồ Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.Nối các nhánh chính –cấp một- đến hình ảnh trung tâm.Nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một và cứ như thế bằng các đường kẻ.Các đường kẻ này càng gần thì càng được tô đậm hơn, dày hơn Đặt những từ trọng tâm vào những hàng làm tăng kết cấu của các ghi chú Trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề .Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh Những gì không có trong trình bày thì không đưa vào bản đồ Tư duy hai chiều Sử dụng mũi tên ,hình ảnh,biểu tượng để tạo ra sự liên kết(vẽ đường cong sẽ thu hút hơn) Không để bị tắc ở một khu vực .Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác Ghi ngay y tưởng vào nơi hợp lí ngay khi nghĩ ra nó Phá vỡ ranh giới.Khi hết giấy để trình bày thì không nên thay một tờ khác to hơn mà sử dụng thêm tờ nữa ghép vào Hãy sáng tạo. b )Cách ghi chép có hiệu quả trên bản đồ tư duy: Dùng từ khóa và y chính Viết cụm từ , không viết thành câu Dùng các từ viết tắt Có tiêu đề Đánh số các y Liên kết y dùng nét đứt,mũi tên,số,màu sắc Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu dễ dàng c)Tính mới trong việc vận dụng đề tài : Bản đồ tư duy -như đã trình bày -đã được áp dụng và đúc kết về hiệu quả mang lại từ nhiều người ,nhiều lĩnh vực.Tuy nhiên nó cũng chỉ mới được đưa vào áp dụng trong lĩnh vực giáo dục của tỉnh nhà từ đầu năm học 2011-2012.Tính mới trong đề tài này là ở chỗ : thứ nhất : nó là phương pháp mới hoàn toàn với giáo viên trong trường ; thứ hai - nó áp dụng cho bộ môn tiếng Anh không chỉ với mục đích là để ghi chép ngắn gọn nội dung bài dạy mà từ bản đồ tư duy bản thân tôi có thể áp dụng nó như một phương pháp hữu hiệu để xâu chuỗi nội dung bài học,làm cho nó xuyên suốt ,khắc sâu được vấn đề cho từng phần mục trong suốt tiến trình bài dạy của mình.Tôi có thể sử dụng bản đồ tư duy của mình để cho các em đặt câu hỏi - trả lời ( phần controlled ) ; tóm tắt nội dung bài học ( phần remember / phần controlled ); ôn tập củng cố kiến thức cũ (phần warm-up/phần pre-) ; gợi y để vào bài (lead-in) ; tổ chức trò chơi (phần free -)..từ đó các em có thể ghi nhớ kiến thức để vận dụng vào việc kiểm tra bài cũ hoặc làm bài kiểm tra 15’,45’có kết quả tốt hơn. 2-Khả năng áp dụng : a) Áp dụng bản đồ tư duy vào phần warm –up Trong unit 13-FESTIVALS, để giới thiệu vào bài phần Writing bằng một vài câu hỏi để kiểm tra trí nhớ,huy động y cho bài viết (Brainstorming ) mà các em đã học về lễ hội nấu cơm trong phần Getting started tôi đã yêu cầu các em trình bày lại bằng bản đồ tư duy.Vậy là các em có thể hình dung việc viết về một lễ hội có mấy phần thi , có bao nhiêu người tham gia ,tiến hành như thế nào.. là những y chính cần bao hàm trong bài viết .Kết quả có hơn 10 em có thể vẽ , trình bày cũng như trả lời câu hỏi phần tóm tắt về lễ hội bằng bản đồ tư duy. b)Áp dụng bản đồ tư duy vào phần pre –practice ( hay pre –giới thiệu ngữ liệu) Để áp dụng bản đồ tư duy vào khâu lên lớp này ,tôi nghĩ đến việc áp dụng nó cho phần language focus là hợp lí hơn cả.Chẳng hạn ở unit 9 –phần language focus tôi đã gợi y để các em ôn lại kiến thức cũ qua bản đồ tư duy .Cứ mỗi công thức hay cách dùng hay một kiến thức ngữ pháp là tôi lại cho một ví dụ.Từ đó liên kết với kiểu bài tập nào phù hợp nhất trong chương trình .Bằng việc làm đó các em có thể liền mạch trong việc tiếp thu và ứng dụng kiến thức ngữ pháp cơ bản. c) Áp dụng bản đồ tư duy vào phần controlled –practice ( hay while –luyện tập có kiểm soát) *Unit 10 : RECYCLING -phần getting started / listen and read (trang 89 ) Trong bài học , phần này là phần hội thoại trực tiếp giữa người đại diện của một tổ chức bảo vệ môi trường và một số em học sinh .Các y được các bạn trực tiếp hỏi xoay quanh phong trào 3R.Nhận thấy đây là y chính ở trong bài nhằm khắc sâu kiến thức cho các em tôi đã đưa nó vào sau phần giới thiệu từ ,cấu trúc cho các em thực hành hội thoại và yêu cầu các em lí giải cho 3R và không nhìn sách trả lời những câu hỏi sau (được viết ra bảng phụ ) dựa vào mindmap What does Miss Blake mean by reduce? What things can we reuse? What does recycle mean? Như thế nếu chỉ cần nhìn vào bản đồ , một người có thể không biết tiếng Anh chắc cũng trả lời được câu hỏi trên Và sau khi gần kết thúc tiết học tôi đã yêu cầu các em nhớ được những gì trong mindmap trình bày lại.Hiệu quả rất cao. Ở một lớp khác tôi đã bố trí việc áp dụng bản đồ này cho trò chơi lucky numbers cũng dưới dạng quan sát bản đồ tư duy ,chọn số và trả lời.Như vậy tiết học vừa sôi nổi vừa vận dụng được phương pháp mới Cũng như vậy để các em làm được phần 1-“Write what Mrs Quyen did and saw in each of these places”-Unit 12-A VACATION ABROAD -read (trang 117) tôi đã yêu cầu các em đọc thầm ,triển khai dưới dạng bản đồ sau đó hoàn thành phần bảng .Vậy là tôi có thể áp dụng nó cho phần controlled trọn vẹn ,đầy đủ y Ngoài ra đối với phần read-unit 13(trang 124-125) tôi cũng đã thực hiện yêu cầu cho phần controlled –hoàn thành bảng về những đặc trưng của giáng sinh tương tự như bài trên. Trong một bài học khác ,cụ thể là unit 14 : WONDERS OF THE WORLD-phần read sau khi cho các em thực hiện phần hoàn thành câu theo yêu cầu sách giáo khoa tôi đã chuyển tiếp qua phần ‘matching’ cho các em nối những thông tin về kì quan ở cột A với những thông tin bổ sung về nó ở cột B .Từ đó các em có thêm được những thông tin rất thú vị bằng việc đoán và ghép d) Áp dụng bản đồ tư duy vào phần free –practice ( hay post -luyện tập ứng dụng/nâng cao) Nhìn vào mindmap của unit 4 OUR PAST – phần write chắc hẳn mỗi người đều kể được ít nhất một câu liên quan đến câu chuyện.Như vậy, khi xâu chuỗi những câu này lại tôi đã có được một câu chuyện kể hết sức thú vị . e) Áp dụng bản đồ tư duy vào phần consolidation ( hay remember –củng cố ) Bằng việc cho câu sẵn chỉ thiếu từ để điền , tôi đã yêu cầu học sinh nhìn vào mindmap để trình bày lại nội dung thông tin còn thiếu .Chắc chắn kiểu bài tập dạng này sẽ khắc sâu kiến thức của các em về tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong unit 6 –THE YOUNG PIONEERS CLUB -phần read ( trang 57 nội dung mới ) 3-Lợi ích kinh tế xã hội : Khó để nói được bản đồ tư duy mang lại lợi ích kinh tế gì khi áp dụng vào quá trình giảng dạy.Tuy nhiên một trong những hệ quả hết sức thiết thực mà không hẳn ai cũng nhìn thấy đó là sự chuyển biến về mặt tư duy của các em.Thậm chí đối với học sinh yếu ,khi tôi bắt đầu bằng một vòng tròn và một y chính ở giữa rồi hỏi ‘bây giờ chúng ta tìm hiểu bài học bằng gì?’ thì các em đều đồng thanh ‘bằng bản đồ tư duy’.Như vậy các em đã học được cách học ; học tập một cách tích cực ; ghi chép có hiệu quả-không ghi chép tràn lan,dài dòng , khó nhớ , khó thuộc.Làm được điều đó là cả một quá trình hết sức khó khăn trước đây. Qua một thời gian áp dụng đề tài ,cụ thể là từ bài kiểm tra 45’ số 1 kì 1 và kiểm nghiệm tính ứng dụng của nó qua bài kiểm tra 45’ số 1 kì 2.Tôi đã có được kết quả như sau: @ Kiểm tra 45’ số 1 kì 1 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8a6 45 3 6,7 4 8,9 21 46,7 8 17,8 9 20 8a7 47 5 10,6 9 19,1 17 36,2 12 25,5 4 8,5 8a8 43 5 11,6 3 7,0 16 37,2 10 23,3 9 20,9 8a9 39 1 2,6 4 10,3 18 46,2 13 33,3 3 7,7 @ Kiểm tra 45’ số 1 kì 2 Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 8a6 43 6 14 8 18,6 24 55,8 3 7,0 2 4,6 8a7 47 9 19,1 20 42,6 17 36,2 1 2,1 0 0,0 8a8 42 6 14,3 21 50,0 13 31,0 2 4,8 0 0,0 8a9 38 3 7,9 18 47,4 13 34,2 4 10,5 0 0,0 So sánh , đối chiếu với kết quả khảo sát lần đầu tôi nhận thấy số lượng các em làm bài đạt loại giỏi tăng hơn kì 1 là 10 học sinh ; Khá là 47 ; Trung bình giảm 5 học sinh (số lượng này đã có kết quả kiểm tra đạt khá-giỏi) ; Số lượng học sinh yếu kém giảm hẳn.Sẽ là rất phiến diện nếu chỉ áp dụng qua một vài bài kiểm tra. Kết quả đáng mừng hơn là ở chỗ học sinh yếu cũng có thể vẽ , trả lời câu hỏi , trình bày , triển khai y.dựa vào bản đồ tư duy.Đó chính là kết quả thiết thực nhất thể hiện sự thay đổi lối tư duy của các em. III-Kết luận : Tony Buzan-cha đẻ của bản đồ tư duy trong cuộc gặp gỡ với sinh viên Việt Nam đã kể câu chuyện rất thú vị rằng: “Hồi bé,với môn học nào ông cũng có thắc mắc ‘sao phải ghi chép nhiều đến thế?’.Ông bắt đầu suy nghĩ về trí não và thấy rằng cách đầu tiên chúng ta nhớ là tưởng tượng và liên tưởng.Ông đưa ra ví dụ nếu tưởng tượng về một người bạn thân thì nhắm mắt lại ta không nhìn thấy chữ ‘người bạn thân’ mà là hình ảnh của người bạn đó. Vậy nếu muốn ghi nhớ một trang giấy đầy chữ chúng ta sẽ nhớ tới hình ảnh ,bức tranh,kí hiệu ,mã số, màu sắc , sự liên tưởng và liên kết .Đó chính là mindmap.” Học sinh lớp 8 trong giờ Tiếng Anh của tôi đã làm được điều đó. Chỉ tiếc là vì khả năng giới hạn tôi không thể đưa được những sản phẩm bản đồ tư duy của các em vào đề tài của mình.Khi xem được sản phẩm bản đồ tư duy -thành quả của các em- chắc chắn ai cũng sẽ rất bất ngờ về tính sáng tạo ,về khả năng tưởng tượng , tư duy , về năng khiếu thẩm mĩ trong hội họa của các em.Chắng hạn trong phần thể hiện về rice-cooking festival (lễ hội nấu cơm), em Lê Trung Hiếu (học sinh trung bình ) lớp 8a8 đã vẽ hình ảnh trung tâm là cô gái bên bếp lửa.Lễ hội bao gồm ba cuộc thi thì em chẻ ra ba nhánh : thi lấy nước - nhánh có hình giọt nước ; thi nhóm lửa -hình ngọn lửa ; thi nấu cơm thì em vẽ cái niêu đất .Ba nhánh đó tỏa ra từ trung tâm thành những hình ảnh tựa như một màn pháo hoa. Hay em Nguyễn Thị Kim Yến (học sinh giỏi ) lớp 8a7 đã vẽ phần bài đọc về lễ hội giáng sinh nhấn mạnh 5 nét đặc trưng của giáng sinh thì em vẽ 5 nhánh : cây thông noel-em vẽ hình cây thông; thiệp giáng sinh- hình tấm thiệp xinh xắn với con tuần lộc và hoa tuyết; thánh ca giáng sinh (hay bài hát giáng sinh) em vẽ hình nốt nhạc và ông già noel em đã vẽ một người đàn ông mập mạp râu tóc trắng xóa ,mặc trang phục đỏ và đội mũ đỏ.Y trung tâm là ông già tuyết trên cỗ xe tuần lộc.Thật sáng tạo , thật độc đáo! Thế đấy ! Bản đồ tư duy đã biến từ ngữ đơn điệu nhàm chán thành những hình ảnh , màu sắc , đường nét hết sức tinh tế của các em .Chính các em đã làm cho bản đồ tư duy từ những gì rất đơn giản của cuộc sống: không cầu kì , không đòi hỏi trở thành những tuyệt tác trong chính khả năng tư duy của mình và mang lại hiệu quả cao. Giaó dục tính tích cực học tiếng Anh cho học sinh lớp 8 nói riêng và học sinh nói chung là nội dung cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học.Trong quá trình đổi mới phương pháp việc ứng dụng công nghệ thông tin là yêu cầu và áp dụng bản đồ tư duy là thiết thực.Áp dụng bản đồ tư duy trong dạy và học, đặc biệt là môn tiếng Anh ,chắc chắn chúng ta sẽ nhận ra rằng học tiếng Anh không khó khăn gì cả.Những câu chữ, những công thức tiếng Anh khô khan,những kiến thức tiếng Anh nhiều,khó nhớ sẽ trở thành những hình ảnh chân thực , những màu sắc sinh động, bắt mắt ,và những đường nét uốn lượn bay bổng.Bản đồ tư duy –tùy mục đích của từng người sẽ được ứng dụng để vào bài , giới thiệu ngữ liệu , luyện tập có kiểm soát hay luyện tập nâng cao và kể cả củng cố tạo thành những giờ học sinh động ,vui vẻ ,phát huy việc tham gia xây dựng bài và tiếp thu bài thật tốt ở các em. Cát Tường , ngày 12 tháng 4 năm 2012 Người viết : Võ Thị Thúy Hồng
File đính kèm:
- SKKN-HONG.doc