Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

 1. Tình trạng sáng kiến đã biết:

 Chưa có sáng kiến nào về: Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

 2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận:

 Mục đích của sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT thuộc địa bàn huyện Văn Lâm; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bối cảnh hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường.

 Bản chất của sáng kiến:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương.

 Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông.

 Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông công lập huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

 

doc123 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 3930 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giảng dạy và nghiên cứu khoa 
3, Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ 
4, Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS 
5, Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
6, Nâng cao hiệu quả sử phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức dạy học 
7, Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
 Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có vị trí, vai trò riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.
Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện của các trường, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã được nêu trong đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận 
Đề tài khoa học đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; nội dung và phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực; quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh; hoạt động dạy của giáo viên; hoạt động học của học sinh; quản lý cơ sở vật chất – trang thiết bị phục vụ dạy học; biện pháp quản lý hoạt động dạy học và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. Bên cạnh đó đề tài cũng đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng giúp cho tác giả nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Đề tài khoa học đã khảo sát và phân tích làm rõ thực trạng về tình hình đội ngũ CBQL, GV các trường THPT công lập huyện Văn Lâm với những điểm mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo; công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ; việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên đã dựa vào nhiệm vụ, vào năng lực chuyên môn của giáo viên cùng với sự đánh giá khách quan của tập thể ban giám hiệu nên chất lượng giáo dục của các trường đều khá cao; chỉ đạo giáo viên, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, kĩ thuật dạy học và PPDH tích cực phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; chỉ đạo đổi mới PPDH, KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh; tổ chức nhiều hoạt động dạy học thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác tạo hứng thú học tập của học sinh; học sinh đã được quan tâm hướng dẫn cách học, cách sử dụng tài liệu tham khảo, cách truy cập thông tin trên mạng Internet, được làm quen với các hình thức thi tự luận, trắc nghiệm; Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học trong các nhà trường khá tốt.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lí hoạt động dạy học dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm, đó là các biện pháp:
1, Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
2, Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học
3, Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ 
4, Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS 
5, Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh 
6, Nâng cao hiệu quả sử phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức dạy 
7, Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Kết quả khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp mà đề tài đề xuất đã được các nhà quản lý, CBQL, giáo viên khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của chúng. Kết quả nghiên cứu được xây dựng trên những luận cứ khoa học và phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục. 
2. Khuyến nghị
	Đối với UBND Tỉnh: Tiếp tục cung cấp nguồn kinh phí để trang bị kịp thời về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. 
 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên: Tiếp tục tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ quản lí và giáo viên. Tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan học hỏi kinh nghiệm các trường tiên tiến, các tỉnh và các nước trong khu vực. 
Đối với trường các THPT huyện Văn Lâm: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học một cách sâu sát, cụ thể, có sự tham gia thực hiện đồng bộ của tập thể sư phạm nhà trường và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đẩy mạnh các phong trào thi đua. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Coi trọng, tăng cường và đổi mới tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường hiệu quả của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới hoạt động dạy học và giáo dục.
3. Những điều kiện áp dụng, triển vọng trong việc vận dụng và phát triển các giải pháp của đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” chúng tôi thấy xung quanh việc quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chưa giải quyết được thấu đáo mọi vấn đề. Đây chính là vấn đề đặt ra cho các hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu dễ áp dụng, làm tài liệu tham khảo cho CBQL, TTCM, GV các trường THPT huyện Văn Lâm và một số trường THPT trên toàn quốc có điều kiện tương tự. 
4. Lời cam đoan 
Đề tài kinh nghiệm công tác quản lý do bản thân chúng tôi chủ động nghiên cứu từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học trong các trường THPT huyện Văn Lâm hiện nay, không sao chép nội dung của đồng nghiệp. 	
 Văn Lâm, ngày 2 tháng 4 năm 2016
 Các tác giả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Bí thư, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục.
Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp GV trung học vào đánh giá GV. Nxb Đại học Sư phạm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy và học tích cực. Nhà xuất bản đại học Sư phạm Hà Nội.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Chỉ thị số 5516/BGDĐT-NGCBQLGD V/v hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 về xây dựng và nâng cao chất lượng NG và CBQLCSGD.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học.
Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu hội thảo – Tập huấn đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 
Đặng Quốc Bảo, Đỗ Quốc Anh, Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên.
 Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020 (QĐ 771/QĐ- TTg)
 Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
 Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết TW 8 khoá XI
 Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới.
 Phạm Minh Hạc (1986),Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb giáo dục, Hà Nội
 Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học, tập 1.Nxb Giáo dục
 Luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb Thống kê, Hà Nội, 2006.
Phan Ngọc Liên- Nguyễn An, Hồ Chí Minh với Giáo dục và Đào tạo, 2000
 Nguyễn Văn Lê. Khoa học quản lý nhà trường. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Xuân Thức (2009), Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục
 Nguyễn Ngọc Quang (1988), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục
 UNESCO, Học tập: Một kho báu tiềm ẩn (Vũ Văn Tảo dịch).
 Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
 Bùi Văn Quân (2006), Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ.
 Phạm Viết Vượng (2000),Giáo dục học.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản l‎ý và giáo viên)
Để công tác quản l‎ý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên được tốt hơn. Xin thầy (cô) vui lòng đánh dấu (x) vào ô mà thầy/cô đồng ý. Mỗi nội dung chỉ đánh dấu (x) cho một mức độ 
Câu 1.Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ quản lý thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên
TT
Biện pháp quản lý việc phân công nhiệm vụ cho GV
Về mức độ cần thiết
Về mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Thứ bậc
Tốt
TB
Chưa
tốt
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
Trình độ đào tạo của GV
2
Năng lực chuyên môn GV
3
Thâm niên công tác của GV
4
Điều kiện hoàn cảnh của GV
5
Nguyện vọng cá nhân giáo viên
6
Nguyện vọng HS
7
Yêu cầu đặc điểm từng lớp
8
Theo yêu cầu của chuyên môn
9
Theo đề nghị của nhóm, tổ CM
10
Theo Nghị quyết BGH
tổng
Câu 2.Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.
TT
Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy
Về mức độ cần thiết
Về mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Thứ bậc
Tốt
TB
Chưa
tốt
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
Tổ chức cho GV học tập nghiên cứu nắm vững chương trình
2
Hướng dẫn chỉ đạo GV xây dựng kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình
3
Kiểm tra việc soạn giáo án đúng nội dung chương trình, thời gian ký duyệt giáo án đầu tuần và kiểm tra hồ sơ chuyên môn hàng tháng
4
Giám sát việc thực hiện chương trình qua kiểm tra giáo án, dự giờ đột xuất, qua sổ đầu bài và vở ghi của học sinh
5
Tổ chức dạy bù cho kịp mặt bằng chương trình ở các khối lớp
6
Đưa việc thực hiện đúng nội dung chương trình vào tiêu chí đánh giá thi đua
tổng
Câu 3.Nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý thực hiện chương trình giảng dạy.
TT
Biện pháp quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp và giờ dạy trên lớp
Về mức độ cần thiết
Về mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Thứ bậc
Tốt
TB
Chưa tốt
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
Xây dựng kế hoạch bài học và chuẩn bị bài lên lớp theo chuẩn KTKN và phù hợp với HS
2
Thống nhất nội dung và việc sử dụng các phương tiện, kĩ thuật dạy học, ứng dụng CNTT theo khối lớp
3
Giao cho tổ chuyên môn kiểm tra giáo án, dự giờ theo kế hoạch
4
Kiểm tra việc sử dụng tài liệu, sách tham khảo và các thiết bị, đồ dùng dạy học
5
Theo dõi nghỉ dạy, bố trí dạy thay, tổ chức dạy bù
6
Kiểm tra giáo án đột xuất, dự giờ đột xuất giáo viên
7
Sử dụng kết quả thực hiện nền nếp chuyên môn vào đánh giá, xếp loại giáo viên
tổng
Câu 4.Nhận thức về mức độ cần thiết, đánh giá về mức độ thực hiện các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp.
TT
Biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp
Nhận thức về mức độ cần thiết
Đánh giá về mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp
2
Sử dụng đủ và hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học
3
Sử dụng CNTT hỗ trợ cho dạy học
4
Phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực cho từng bài, từng phần kiến thức
5
Tổ chức hoạt động dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.
6
Dạy phù hợp đối tượng học sinh, chú ý bồi dưỡng phương pháp, kĩ năng tự học cho học sinh
tổng
Câu 5. Nhận thức về mức độ cần thiết, mức độ thực hiện các biện pháp quản lý bồi dưỡng giáo viên
TT
Biện pháp bồi dưỡng giáo viên
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng theo học kì, năm học, 5 năm.
2
Bồi dưỡng GV đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp (6 nội dung bồi dưỡng)
3
Tổ chức bồi dưỡng thông qua Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
4
Bồi dưỡng các năng lực sư phạm qua hội thảo chuyên đề, hội giảng.
5
Bồi dưỡng qua dự giờ phân tích hoạt động học tập của học sinh.
6
Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường (liên trường).
7
Bồi dưỡng đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực HS
8
Tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên
tổng
Câu 6. Các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
(3đ)
Cần thiết
(2đ)
Ít cần thiết
(1đ)
Thứ bậc
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa
tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Xây dựng nội quy học tập cho HS
2
Chỉ đạo HS xây dựng kế hoạch học tập
3
Xây dựng ý thức thái độ, động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
4
Quản lý chặt chẽ nền nếp học tập của học sinh
5
Chỉ đạo giáo viên đổi mới PPDH phù hợp đối tượng gây hứng thú cho HS
6
Hướng dẫn HS đổi mới phương pháp học tập
7
Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng tự học, cách sử dụng tài liệu tham khảo.
8
Tăng cường hệ thống câu hỏi, bài tập phát triển năng lực, kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
9
Tăng cường chỉ đạo việc hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua “Dạy học dựa trên dự án”,
10
Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học và quản lý việc thực hiện kế hoạch đó
11
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội để quản lý HS
12
Tăng cường tổ chức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”, hoạt động ngoại khóa giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động chính trị - xã hội
13
Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội quy học tập của học sinh
14
Chỉ đạo biện pháp quản lý của giáo viên chủ nhiệm, của đoàn thanh niên
15
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học nhất là trang thiết bị hiện đại và phương tiện CNTT
16
Tổ chức cho HS tham quan học tập các điển hình tiên tiến.
17
Tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá lẫn nhau trong cùng lớp học
tổng
Câu 7. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ thực hiện
Tốt
(3đ)
TB
(2đ)
Chưa tốt
(1đ)
Thứ bậc
1
Tổ chức học tập quy chế, hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh vào đầu năm học.
2
Xây dựng quy định về tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh
3
Tổ chức khảo sát đầu năm học( Đầu vào), giao chỉ tiêu cho giáo viên, cuối năm so sánh đầu vào và kết quả cuối năm( đầu ra) để đánh giá xếp loại giáo viên
4
Ban giám hiệu kiểm tra việc ra đề theo ma trận đề của giáo viên
5
Ban giám hiệu kiểm tra việc chấm, trả bài kiểm tra cho học sinh
6
Ban giám hiệu kiểm tra việc vào điểm sổ điểm cá nhân, sổ điểm lớp
tổng
Câu 8. Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
TT
Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng
Mức độ cần thiết
Mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Thứ bậc
Tốt 
TB
Chưa tốt
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
QL phòng học, phòng làm việc
2
QL thiết bị
dạy học
3
QL việc sử dụng đồ dùng dạy học
4
QL việc tự làm đồ dùng của GV
5
QL phòng học bộ môn
6
QL thư viện nhà trường
7
Xã hội hóa việc xây dựng CSVC nhà trường.
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN VỀ TÍNH CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN VĂN LÂM TỈNH HƯNG YÊN
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đưới đây bằng cách đánh dấu “X” vào ô phù hợp ý kiến của đồng chí.
1.Bảng đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp
TT
Biện pháp quản lý 
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS
Rất cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết
Tổng điểm
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2
Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học
3
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ
4
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
5
Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh
6
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
7
Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Tổng -tổng
2.Bảng đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
TT
Biện pháp quản lý 
hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS
Rất
khả
thi
Khả
Thi
Ít khả
Thi
Tổng điểm
Thứ bậc
(3đ)
(2đ)
(1đ)
1
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc dạy học và giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh
2
Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học
3
Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho đội ngũ
4
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
5
Đổi mới kiểm tra đánh giá đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh
6
Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ đổi mới phương pháp và hình thức dạy học
7
Tăng cường và đổi mới tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Tổng - tổng
	Nếu được, đồng chí vui lòng cho biết thêm về thông tin cá nhân
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Năm vào ngành:
- Chức vụ/Chuyên môn:
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

File đính kèm:

  • docSK Quan ly hoat dong day hoc theo dinh huong phat trien nang luc hoc sinh o cac truong THPT_12362085.doc
Sáng Kiến Liên Quan