Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn Lịch sử 8

Bác Hồ đã nói “Dân ta phải biết sử ta,

 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Câu nói đó tưởng chừng như là hiễn nhiên nhưng thực tế một bộ phận công dân chúng ta đang lơ mơ với lịch sử của chính dân tộc mình. Ngay cả khi những sự kiện 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một sự kiện trọng đại của đất nước có tầm vĩ mô trên thế giới, một thành phố mà UNESCO công nhận thành phố 1000 năm tuổi. Đó là sự kiện mà không phải ai cũng nắm được, nhất là đối với các em học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường, các em cũng là chủ tương lai của đất nước. Vì vậy việc giáo dục các em hiểu được các sự kiện trọng đại của đất nước là việc rất cần thiết.

Cách đây 533 năm (1484- 2017), trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám ghi lại dòng chữ: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”

( Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung)

Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục nên trong thời đại ngày nay, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục, coi giáo dục là “ quốc sách hàng đầu” và luôn chú trọng đổi mới giáo dục. Vì thế, tại kì họp Quốc hội khóa X năm 2000, đã thông qua nghị quyết số 40/2000/QH10 về vấn đề đổi mới giáo dục phổ thông. Hiện nay Lịch sử là môn học mà hầu hết trong các kì thi ở các cấp kết quả đạt được chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cách dạy của giáo viên và cách học ở học sinh, điều đó đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới.

“ Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ; Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay”( SGK Lịch sử 6, trang 3, NXB Giáo dục năm 2002)

 

doc32 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp nâng cao hiệu quả trong dạy và học môn Lịch sử 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sự kiện lịch sử chính . Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài tập 2 SGK/113. HS có thể hợp tác với bạn khi cần thiết.
- NV2: Trình bày nhưng nội dung chủ yếu. Học sinh dự kiến thời gian thực hiện. Nhiệm vụ tự chọn học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài. 
- NV3: Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu . Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động cá nhân để làm theo yêu cầu của bài tập 1 SGK/113.HS có thể hợp tác với bạn khi cần thiết. Bài tập này có phiếu hỗ trợ màu xanh
- NV4: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan.Thời gian thực hiện 10 phút. Nhiệm vụ bắt buộc học sinh hoạt động nhóm 4 người, trình bày kết quả của mỗi nhóm ra bản nhóm. Nhiệm vụ này có phiếu hỗ trợ màu đỏ
Bước 2: Tổ chức cho học sinh nghiên cứu và kí hợp đồng:
- Phát cho mỗi học sinh một bản hợp hợp đồng
- Học sinh nghiên cứu kĩ bản hợp đồng để hiểu các nhiệm vụ và các hướng dẫn trong hợp đồng.
- Giáo viên và học sinh trao đổi những điều còn chưa rõ trong hợp đồng (nếu có)
- Học sinh sẽ quyết định chọn nhiệm vụ tự chọn, thứ tự thực hiện và dự kiến thời gian thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở năng lực của mình rồi kí tên vào bản hợp đồng.
- Giáo viên kí xác nhận vào bản hợp đồng. Thông qua đó có thể nắm được kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của học sinh để tổ chức và hỗ trợ học sinh sao cho hiệu quả
Lưu ý: Việc lựa chọn các nhiệm vụ tự chon rất linh hoạt, có học sinh có thể chọn ngay khi nghiên cứu hợp đồng, cũng có học sinh chọn trong quá trình học theo hợp đồng hay khi học sinh thấy có đủ thời gian hoặc khi các em thấy quan tâm và hứng thú.
Bước 3: Tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hợp đồng:
Học sinh: thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch của mình. Trong quá trình thực hiện đối với học sinh trung bình, yếu có thể yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên, hoặc hợp tác cùng chia sẻ với các bạn học sinh khá giỏi trong lớp.
Giáo viên: Yêu cầu học sinh thực hiện một cách độc lập nhưng nếu cần có thể nhận trợ giúp của giáo viên hoặc của học sinh khác. Đối với các nhiệm vụ 1,2 học sinh thực hiện ngay tại lớp, còn các nhiệm vụ còn lại học sinh lựa chon và có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà, ở thư viện Ngoài phiếu hỗ trợ giáo viên có thể tăng mức hỗ trợ khi cần thiết.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, học sinh có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với giáo viên (giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung trên máy chiếu), hoặc các em có thể chấm chéo bài.
Bước 4: Tổ chức nghiệm thu (thanh lí) hợp đồng.
Giáo viên cần thông báo trước thời gian vào một khoảng nhất định ở trên lớp khi gần kết thúc thời gian hợp đồng để học sinh hoàn thành hợp đồng trên lớp. Chuẩn bị nghiệm thu hợp đồng tại lớp.
Giáo viên để học sinh tự đánh giá kết quả và đánh giá giữa các học sinh với nhau. Giáo viên nghiệm thu hợp đồng tại lớp và nhận xét kết quả về việc thực hiện hợp đồng của học sinh. Giáo viên kịp thời tuyên dương, khen thưởng những học sinh thực hiện tốt bên cạnh đó giáo viên cũng nhắc nhở và tạo điều kiện để học sinh hoàn thành nhiệm vụ, cũng có thể ở nhà.( khi nghiệm thu hợp đồng thì giáo viên cùng học sinh thỏa thuận).
Qua các bài giảng này bản thân tôi thấy với chủ động nêu vấn đề và giải quyết vần đề có sự giúp đỡ của giáo viên và các phương tiện dạy học hiện đại làm cho học sinh húng thú hơn trong học tập và giúp cho học sinh có thói quen độc lập suy nghĩ giải quyết bài toán ở nhiều góc độ khác nhau từ đó các em học sinh hình thành tư duy của mình biết tự phát triển tư duy khi học môn hình học.
VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
1. Kết quả của bài kiểm tra 15 phút của hai lớp 8 trước khi tiến hành áp dụng phương pháp mới và khi đã áp dụng phương pháp mới của năm học 2015-2016, 2016-2017 như sau: 
a. Lớp 8 khi chưa áp dụng theo phương pháp mới năm học 2015-2016.
TT
LỚP
SỐ HS
ĐIỂM
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
8
15
2
13.3
3
20.0
6
40.0
4
26.7
 Lớp 8 khi áp dụng theo phương pháp mới năm học 2015-2016.
TT
LỚP
SỐ HS
ĐIỂM
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
8
15
4
26.7
5
33.3
6
40
b. Lớp 8 khi chưa áp dụng theo phương pháp mới năm học 2016-2017.
TT
LỚP
SỐ HS
ĐIỂM
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
8
28
3
10.7
8
28.6
12
42.6
5
18.1
 Lớp 8 khi áp dụng theo phương pháp mới năm học 2016-2017.
TT
LỚP
SỐ HS
ĐIỂM
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
1
8
28
6
21.4
10
35.7
11
39.3
1
3.6
Qua kết quả kiểm tra thử nghiệm với bài 15 phút vào đầu tiết học, tôi thấy việc áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy môn lịch sử 8 đã đem lại kết quả đáng kể, các em thích thú học bộ môn hơn đặc biệt là những tiết học có sử dụng máy chiếu.
VII. KẾT LUẬN. 
	Nội dung của đề tài nghiên cứu việc dạy học lịch sử 8 áp dụng các phương pháp mới hiện nay. Phương pháp mới là phương pháp dạy học tích cực nhất, nó kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với phương tiện thiết bị hiện đại để trở thành phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực nó phát huy tính chủ động học tập của học sinh, tức là lấy học sinh làm trung tâm của tiết học và phát huy tính sáng tạo của giáo viên trong việc thiết kế bài giảng.
	Biện pháp sử dụng trong đề tài này là sử dụng phương pháp so sánh, sơ đồ tư duy, máy chiếu, kể chuyện, sử dụng văn thơ, dạy theo hợp đồng. Trong mỗi tiết học có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để phù hợp với từng nội dung khác nhau, từng bài khác nhau
	Qua thực tế cho thấy ở những lớp áp dụng phương pháp mới phù hợp nội dung bài dạy sẻ có kết quả học tập tốt hơn những lớp không áp dụng các phương pháp mới. Cụ thể là qua các tiết học sôi nổi và kết quả của chất lượng học tập của học sinh.
	Tuy vậy việc áp dụng phương pháp mới này có những thuận lợi nhưng củng có nhưng khó khăn nhất định.
* Thuận lợi: 
- Việc dạy học lịch sử lớp 8 theo phương pháp đổi mới hiện nay là phương pháp dạy học tích cực, phương pháp mới, kỉ thuật mới được tập huấn nhiều lần, các phương tiện hiện đại, bản đồ tranh ảnh hỗ trợ rất tích cực. Nhưng để có tiết dạy tốt đạt kết quả cao thì giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp cho từng bài, từng mục của bài thì mới đem lại hiệu quả thiết thực.
- Ngoài ra hiện nay nhà trường đã trang bị máy chiếu tương đối đầy đủ để phục vụ công tác giảng dạy, bên cạnh đó việc truy cập mạng của giáo viên để phục vụ công tác giảng dạy cũng dễ dàng hơn giúp giáo viên có thể tìm nhiều tài liệu phục vụ cho bài dạy.
	* Khó khăn: Hiện nay do điều kiện kinh tế một số trường ở vùng sâu vùng xa thì phương tiện máy tính, máy chiếu, mạng internet chưa có hoặc thiếu nhiều. nên giáo viên ít có điều kiện tiếp cận nhiều, làm hạn chế trong việc tìm thông tin để phục vụ giảng dạy.
VIII. KIẾN NGHỊ.
	Phạm vi áp dụng của đề tài: Trong giảng dạy lịch sử lớp 8, đối tượng học sinh cần được sự quan tâm giúp đỡ của giáo viên, để các em có thể tham gia sôi nỗi hơn. Ở những trường còn thiếu phương tiện dạy học để phục vụ trình chiếu thì giáo viên và học sinh nên sử dụng bảng phụ trong qúa trình dạy học vẫn đem lại kết quả cao.
Trong quá trình giảng dạy lịch sử 8, giáo viên cần đầu tư nghiên cứu tìm phương pháp phù hợp cho từng bài, từng mục và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khai thác kiến thức một cách hiệu quả.
IX. PHỤ LỤC.
GIÁO ÁN MINH HỌA
Ví dụ 1. Bài 18/ Nước Mĩ Giữa Hai Cuộc Chiến Tranh Thế Giới (1918-1939)
A. Mục tiêu. 
1. Kiến thức : Học sinh cần nắm được:
- Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Mỹ sau CTTG1 và nguyên nhân của sự phát triển đó. 
- Quá trình thoát khỏi khủng hoảng của Mĩ, so với các nước phương tây khác. 
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nước Mĩ. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven nhàm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. 
2. Kĩ năng :
- H/s cho biết sử dụng, khai thác tranh ảnh để hiểu những vấn đề kinh tế - xã hội.
- Rèn luyện tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng máy chiếu để sưu tầm một số hình ảnh về nước Mĩ.
3. Thái độ: - Nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc Mỹ.
B. Chuẩn bị.
- Thầy: Chuẩn bị máy chiếu về một số hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ.
- Trò: Tìm hiểu hình 65,66,67,68,69 SGK. 
C. Tiến trình dạy và học: 	 
1/ Ổn định lớp: 
2/Kiểm tra bài cũ: Hậu quả cuộc k/ hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản châu Âu?
3/ Daỵ và học bài mới:
Bài mới:Chúng ta đã tìm hiểu về Châu Âu giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới và dưới tác động cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Còn nước Mỹ trong thời gian đó như thế nào ? Để biết được vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Mục 1
*GV dùng máy chiếu giới thiệu lược đồ thế giới -> yêu cầu HS xác định vị trí của nước Mĩ trên bản đồ thế giới. 
Hoạt động1/ GV cho học sinh thảo luận nhóm 3p.
? Tình hình kinh tế Mỹ sau CTTG1 như thế nào? Nguyên nhân? Biểu hiện của nền kinh tế đó?
* Kinh tế phát triển nhanh chóng, bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
* Biểu hiện: (Số liệu dựa vào SGK/93) - Năm 1928, chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới về nhiều ngành công nghiệp như: xe hơi, dầu mỏ, thépvà nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.
* Kho dự trữ vàng của Mĩ
.* Nguyên nhân:
+ Được hưởng lợi sau chiến tranh thế giới thứ I.
+Cải tiến kỹ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động của công nhân, buôn bán vũ khí kiếm lời, điều kiện địa lý thuận lợi
? Em có nhận xét gì về đời sống công nhân Mỹ ?
- Do áp bức bóc lột và phân biệt chủng tộc. nên phong trào công nhân phát triển nhiều bang ở nước Mĩ. 
- (5/1921) ĐCS Mĩ thành lập lãnh đạo công nhân đấu tranh. 
Hoạt động 2/ Cá nhân GV cho HS xem lại các hình 65, 66, 67 Sgk và đặt câu hỏi ?
? Em có nhận xét gì về những hình ánh khác nhau của nước Mĩ? 
HS: Sự phồn vinh của nước Mỹ không đến với tất cả mọi người.
 Công nhân vẫn rất nghèo khổ, bần cùng, tư sản giàu có => phân hóa giàu nghèo sâu sắc
Hoạt động 2/ Cá nhân
? Mâu thuẫn xã hội ở nước Mĩ như thế nào?
HS: Mâu thuẫn gay gắt, đặc biệt là giữa giai cấp tư sản và vô sản
?Đảng CS Mỹ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
MỤC 2
HỌC SINH THẢO LUẬN NHÓM
(Áp dụng phương pháp so sánh - đối chiếu)
?So sánh quá trình thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới của Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Ý?
Mĩ
Anh-Pháp
Đức-Ý
Thực hiện chính sách mới của Ru-dơ-ven.
-Cải cách kinh tế-xã hội
-Phát xít hóa chính quyền
4/. Củng cố. Vẽ sơ đồ tư duy 
5/ Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài tiếp theo.
I/ Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX: 
* Kinh tế:
- Kinh tế Mỹ phát triển nhanh.
- Là trung tâm kinh tế tài chính số một của thế giới. 
*Xã hội:
- Tồn tại nhiều mâu thuẩn 
II.Nước Mĩ trong những năm 1929-1939:
- Cuối 10/1929 Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng lớn. (dẫn chứng )
- Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới.
+ Nội dung: SGK
+ Tấc dụng:
đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng (1932) duy trì được chế độ dân chủ tư sản. 
Ví dụ 2.
 - Bài 27. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX.
A/ Mục tiêu: giúp HS nắm đươc
1. Kiến thức: - Giúp HS nắm được 
- Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến và nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Điểm khác của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa cùng thời.
2. Kĩ năng: Miêu tả, tường thuật, so sánh một sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ; đối chiếu, phân tích, đánh giá lịch sử.
3. Thái độ: - Biết ơn những anh hùng dân tộc; Khả năng CM to lớn, có hiệu quả của công dân Việt Nam.
B. Chuẩn bị.
- Máy chiếu, tranh ảnh về thủ lĩnh phong trào nông dân Yên Thế 
- Tư liệu về khởi nghĩa Yên Thế.
III.Tiến trình dạy học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
2/ Vào bài: Cùng với phong trào Cần Vương cuối TK XIX, phong trào tự vệ vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XIX đã gây cho TD Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm). Hôm nay chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế cuối TK XIX
3/ Dạy và học bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1/ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục I (Đoạn từ đầu  đấu tranh) và hướng dẫn HS xem “Bản đồ hành chính VN cuối TK XIX”, xác định vị trí Yên Thế 
? Em cho biết căn cứ Yên Thế?
GV dùng máy chiếu đưa lược đồ giới thiệu căn cứ Yên Thế
? Dân cư Yên Thế có đặc điểm gì?
- Đa số là dân ngụ cư
Hoạt động 2 cá nhân
? Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
GV chốt lại: Đa số là dân ngụ cư; thực dân Pháp cướp đất ->nhân dân đứng lên đấu tranh.
Hoạt động 3 cá nhân
? Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế là ai?
sử dụng hình 27 SGK).
Áp dụng phương pháp kể chuyện: Vài nét về tiểu sử Hoàng Hoa Thám. 
 Hoạt động 4 nhóm.
?Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
-HS lên bản trả lời trên lược đồ.
*Củng cố: Em hãy nêu nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
THẢO LUẬN NHÓM.
(Sử dụng phương pháp so sánh bằng sơ đồ tư duy)
? So sánh điểm khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế so với cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
4/ Củng cố: Giáo viên đặc một số câu hỏi, học sinh trả lời
5/ Dặn Dò: 
I- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913).
1. Căn cứ: Yên Thế
- Ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang
- Có địa thế hiểm trở
2.Nguyên nhân: Pháp cướp đất vùng Yên Thế, lập đồn điền->nông dân nổi dậy khởi nghĩa.
3. Lãnh đạo: 
Hoàng Hoa Thám
4.Diễn biến: 
3 giai đoạn 
Ví dụ 3. Áp dụng phương pháp dạy hợp đồng
Bài 23/ ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(phần từ năm 1917-1945)
A/ MỤC TIÊU: HS nắm được:
1. Kiến thức:
-Củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
-Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới trong những năm 1917-1945.
2. Kĩ năng: Lập bảng thống kê, lựa chọn sự kiện tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống sự kiện lịch sử.
3. Thái độ: Nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới.
B. CHUẨN BỊ
 - Thầy: Bản đồ thế giới, bản thống kê các sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại
 - Trò: Nắm lại các nội dung đã học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 
2/Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu những tiến bộ về KH-KT của thế giơí nửa đầu thế kỉ XX.
3/ Dạy và học bài mới
 Vào bài: Từ năm 1917 đến 1945 thế giơí trải qua nhiều biến cố lịch sử. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những sự kiện lịch sử quan trọng này.
Hoạt động 1: ÔN TẬP NỘI DUNG KIẾN THỨC (10 phút)
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
1NV1: Sự kiện lịch sử chính.
NV2: Nội dung chủ yếu
NV3: Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu
NV4: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan.
? Em hãy nêu những sự kiện lịch sử chính từ 1917 đến 1945 mà em đã học?
? Nêu những nội dung chủ yếu từ 1917 đến 1945 mà em đã học?
- Áp dụng SGK để nêu
.
- Áp dụng SGK để nêu
Máy chiếu, các slide hệ thống kiến thức.
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KÍ KẾT HỢP ĐỒNG (10 phút)
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Kí hợp đồng
-Giới thiệu hợp đồng : Hợp đồng có 4 nhiệm vụ (2 nhiệm vụ bắt buộc 2 nhiệm vụ tự chọn). 
Trong đó:
+ 2 nhiệm vụ bắt buộc có phiếu hỗ trợ màu xanh
+ 1 nhiệm vụ có phiếu hỗ trợ màu vàng.
+ 01 nhiệm vụ có phiếu hỗ trợ màu đỏ.
- Phát bản hợp đồng và phát phiếu học tập 
-Nêu các yêu cầu về nhiệm vụ trong hợp đồng học tập và định hướng cách thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng.
- Lắng nghe, quan sát suy nghĩ, ghi nhận các nội dung trong hợp đồng. 
- Trao đổi và thống nhất nhiệm vụ.
- Kí hợp đồng.
- Bản hợp đồng
- Phiếu hợp đồng
- Phiếu hỗ trợ.
- Máy vi tính
- Máy chiếu
Hoạt động 3: THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG (14 phút)
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Thực hiện hợp đồng
I/ Nhiệm vụ bắt buộc:
NV1: Nêu các sự kiện lịch sử chính
NV2: Nêu nội dung chủ yếu.
II/ Các nhiệm vụ tự chọn ( Hs chỉ thực hiện nhiệm vụ này khi đã hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc)
NV3: Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu
NV4: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan.
Giáo viên theo dõi trợ giúp cho cá nhân gặp nhân gặp khó khăn và yêu cầu trợ giúp .
 Trong qua trình theo dõi giáo viên có thể nghiệm thu từng phần mà học sinh đã hoàn thành
Thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng đã ký (nếu cần thiết hợp tác với các thành viên trong nhóm)
Hs có thể thực hiện nhiệm vụ nào trược cũng được
Các phiếu giao nhiệm vụ.
Các phiếu hỗ trợ (chỉ sử dụng phiếu hỗ trợ nêu hs thật sự cần)
Hoạt động 4: THANH LÝ HỢP ĐỒNG (6 phút)
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Phương tiện
Kiêm tra, đánh giá việc thực hiện các hợp đồng.
Tổng kết tiết học.
Hướng dẫn tự học
Phân chia học sinh kiểm tra, đánh giá các hợp đồng lẫn nhau.
- Yêu cầu hs trình bày sản phẩm theo từng nhiệm vụ.
- Mời học sinh tham gia nhận xét, đánh giá.
- Khai thác các sản phẩm để rút ra các kiên thức của bài học.
- Hỏi có bao nhiêu học sinh hoàn thành 4 nhiệm vụ bắt buộc.
- Em nào hoàn thành các nhiệm vụ tự chọn, giáo viên cho học sinh trình bày.
- Giáo viên tổng kết số lượng học sinh hoàn thành nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn.
- Trình bày các sản phẩm của cá nhân và nhóm.
- Tham quan các sản phẩm của nhóm bạn.
- Ghi nhận, đối chiếu kết quả của cá nhân và của nhóm mình và có phản hồi tích cực.
- Học sinh ghi kết quả vào bản hợp đồng và nộp lại cho giáo viên.
- Các sản phẩm, 
Dùng máy chiếu đáp án.
Slide sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức chương.
HỢP ĐỒNG: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(phần từ năm 1917-1945) Thời gian: 45 phút
Họ và tên HS: .......................................Lớp 8...........
ü
4
Nhiệm vụ
Phiếu hỗ trợ
Lựa chọn
Nhóm
¹
^
<
=
Đáp án
JKL
#
@
†
NV1:Nêu các sự kiện lịch sử chính
V
‚
8
NV2:Nêu nội dung chủ yếu.
V
‚
8
Nv3:Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu
x
V
”
10
1
NV4:Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan
x
V
”
10
Tôi cam kết thực hiện đúng hợp đồng này.
Học sinh Giáo viên
(Ký) (Ký)
V: Nhiệm vụ bắt buộc
V: Nhiệm vụ tự chọn
¹: Thời gian thực hiện
‚: Hoạt động cá nhân
”: Hoạt động nhóm 4 người
4: Kế hoạch theo màu số
<: Tiến triển tốt
=: Gặp khó khăn
ü: Đã hoàn thành
^: Hợp tác
#: Đáp án
@: Giáo viên chỉnh sửa
†: Chia sẻ với bạn
J: Rất thoải mái
K: Bình thường
L: Không hài lòng
CÁC PHIẾU HỖ TRỢ CÁC NHIỆM VỤ
*Phiếu hỗ trợ Nhiệm vụ 1 (phiếu màu xanh)
Căn cứ vào thời gian, sự kiện, trong bảng SGK trang 152 để trình bày
*Phiếu hỗ trợ Nhiệm vụ 2 (phiếu màu xanh )
-Nêu nội dung chủ yếu: Căn cứ vào phần II SGK trang 113 để trình bày
*Phiếu hỗ trợ Nhiệm vụ 3 (phiếu màu vàng )
-Giải thích vài sự kiện em cho là tiêu biểu:
+Cách mạng tháng mười Nga 1917 thành công, lần đầu tiên trong lịch sử một nhà nước XHCN ra đời trên thế giới
+1939 -1945: Là giai đoạn cuộc chiến tranh thế giới diễn ra. Đây là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trên thế giới, để lại hậu quả nặng nề nhất cho nhân loại
*Phiếu hỗ trợ Nhiệm vụ 4 (phiếu màu hồng)
- Sưu tầm tài liệu tranh ảnh có liên quan.
X. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. “Mô hình trường THCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học” và “xây dựng trường học thân thân thiện học sinh tích cực” 
2. Các phương pháp và kỹ thuật dạy học mới: (Tài liệu tập huấn của BGD & ĐT năm 2010)
3. Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào: Của tác giả Ng.Đai-Ri, người dịch Đặng Bích Hà và Nguyễn Cao Lũy – NXB GD 1978
4. Sách giáo khoa lịch sử 8, và chuẩn kiến thức kỹ năng của bộ GD & ĐT, số đăng kí KHXB: 259-2010/CXB/20-330/GD
XI/ PHẦN MỤC LỤC:
TT
Mục lục
Trang
I
 Tên đề tài
1
II
 Đặt vần đề
2
1
Tầm quan trọng của vấn đề	
2
2
Thực trạng của vấn đề
2
3
Lý do chọn đề tài 
3
4
Giớí hạn nghiên cứu của đề tài
4
III
 Cở sở lý luận
4
IV
 Cở sở thực tiễn
5
V
 Nội dung nghiên cứu
5
1
Phương pháp 1: So sánh đối chiếu.	
6
2
Phương pháp 2: Kể chuyện lịch sử
8
3
Phương pháp 3: Áp dụng máy chiếu
9 
4
Phương pháp 4: Sơ đồ tư duy
11
5
Phương pháp 5: Sử dụng văn thơ
14
6
Phương pháp 6: Hợp đồng
16
VI
 Kết quả nghiên cứu
20
VII
 Kết luận
21
VIII
 Kiến nghị 
21
IX
 Phụ lục
21
X
 Tài liệu tham khảo
30
XI
 Mục lục	
31
 Yên Ninh, tháng 01 năm 2016
 Người thưc hiện
 Đinh Quang Hóa

File đính kèm:

  • docSKKN phuong phap nang cao hieu qua day va hoc mon lich su 8_12297585.doc
Sáng Kiến Liên Quan