Nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường THCS

Thơ là một công trình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ, là hình thức sáng tác văn học phản ánh đời sống của con người, xã hội thông qua những hình tượng nghệ thuật thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là tính trữ tình. Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Trong đó thơ trữ tình là một hình thái nghệ thuật đặc biệt. Cảm xúc, tâm trạng của tác giả có thể được bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua hệ thống từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ Một bài ca dao hay một bài thơ trữ tình hiện đại bao giờ cũng là kết quả của sự huy động tổng lực những tâm tư, tình cảm, trí tưởng tượng, vốn ngôn ngữ, vốn sống của bản thân tác giả. Nó là sự kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa “ ý và lời”, “giữa nghệ thuật và nội dung”.

Nội dung trữ tình luôn là cái đích cuối cùng phải vươn tới của quá trình sáng tác cũng như cảm thụ, phân tích thơ. Nắm được những đặc điểm này, người đọc, người nghe và đặc biệt người học phải biết khai thác, tìm hiểu những giá trị thẩm mỹ của tác phẩm thơ. Đây cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với giáo viên Ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Để giúp học sinh hiểu được tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ trước những vấn đề cuộc sống và xã hội, giáo viên phải nắm vững đặc điểm thơ trữ tình để rút ra được những cách thức khám phá, tìm hiểu thể thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng; giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ trữ tình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời giáo viên sẽ có một định hướng rõ ràng trong việc tiếp cận, phân tích đúng tác phẩm thơ.

Dạy học thơ trữ tình với những đặc trưng, sẽ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Trong nhà trường Trung học cơ sở (THCS), giáo viên dạy Ngữ văn có nhiệm vụ hướng dẫn học sinh đi tìm, lĩnh hội được đầy đủ cái hay, cái đẹp của tác phẩm thơ.

Chương trình Ngữ văn THCS có rất nhiều tác phẩm thơ hay, khi đọc, học thơ chúng ta mới chỉ ra cái hay, cái đẹp (cảm thơ), nhưng chưa phân tích được cái hay cái đẹp đó. Hơn nữa tác phẩm thơ trữ tình rất đa dạng, phong phú, phức tạp và sâu sắc: ngôn ngữ rất hàm súc, nói ít gợi nhiều, ý tại ngôn ngoại. Hiểu được các bài thơ một cách thấu đáo và giảng dạy như thế nào để học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn chương, tạo được sự rung cảm, bồi đắp được tâm hồn, trí tuệ cho học sinh là vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm và là vấn đề mà rất nhiều giáo viên đứng lớp rất trăn trở.

Chính vì lẽ đó mà việc giảng dạy thơ trữ tình trong nhà trường THCS là một vấn đề khó đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay. Bởi lẽ, năng lực phân tích thơ tuỳ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết văn chương, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt các thao tác, phương pháp phân tích của người giáo viên cũng như năng lực cảm thụ của học sinh. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện nói riêng trong nhà trường THCS?

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 10815 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nâng cao hiệu quả giảng dạy thơ trữ tình hiện đại trong nhà trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”. Trong hoàn cảnh đó nhà thơ Bằng Việt đột nhiên nhớ lại thói quen bao nhiêu năm ấy của bà, những kỷ niệm ấu thơ như một cuốn phim cứ lần lần hiện lạiNhà thơ Bằng Việt thú nhận: “Tôi chẳng nhớ được gì ngoài tiếng hú còi tàu và tiếng chim tu hú kêu khăc khoải. Rồi lại cũng tiếng chim tu hú ấy vẫn kêu suốt những mùa vài chín dọc những triền sông dọc những bờ đê của cả vùng quê tôi, những năm tôi ở cùng bà”. 
- Bài thơ như một câu chuyện thật về những nhân vật có thật.
Nhà thơ kể “Bố mẹ tôi ở trong Huế 18 năm và sinh tôi trong ấy. Sau khi cách mạng nổ ra cả nhà chuyển ra Bắc, tản cư về một vùng quê ở chân núi Ba Vì – Hà Tây. Sau khi cách mạng thành công bố tôi chưa có việc gì làm cho dù ông là một trí thức ngành luật. May sao trong lúc khó khăn đó bác tôi có cỗ xe ngựa chuyên chạy tuyến Phùng (Đan Phượng, Hà Tây) đi Hà Nội nên bố tôi nhận lời mời của bác đi phụ xe kiếm tiền nuôi gia đình. Những năm đói 1945 – 1946 ấy người còn đói nữa huống hồ ngựa nên chuyện tôi nói trong thơ “Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy” không có gì là sai hay cường điệu hoàn cảnh cả”.  
Ngoài việc giới thiệu thêm về hoàn cảnh ra đời bài thơ, giáo viên cung cấp cho học sinh những tư liệu quý, những hình ảnh về tác giả, bàbằng những phương tiện dạy học, như máy chiếu, tranh ảnh
Với bước làm đó, học sinh sẽ hiểu đúng về tác giả và đánh giá đúng được giá trị của bài thơ.
2. Đọc và quan sát bước đầu để hiểu bài thơ.
Bài thơ “ Bếp lửa” là một bài thơ hay, khi đọc giáo viên cần lưu ý học sinh đọc đúng và diễn cảm từng câu, từng hình ảnh, từng nhịp điệu trong bài thơ. Bài thơ vừa kể, vừa tả với giọng thủ thỉ tâm tình nên đọc chậm và lắng đọng để thể hiện đúng cung bậc tình cảm xúc động và bồi hồi của nhà thơ.
Giáo viên cần đọc mẫu một số đoạn và hướng dẫn cách đọc diễn cảm
cho học sinh. Từ việc đọc để học sinh bước đầu hiểu nội dung của bài thơ và
xác định được cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
 Ví dụ:-Ba câu thơ đầu đọc chậm, nhấn mạnh ở các hình ảnh “chờn vờn”
“ấp iu”
 - Đoạn kể về kỷ niệm tuổi thơ sống với bà đọc với giọng thủ 
thỉ, tâm tình.
	 - Khi nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời bà đọc chậm thể hiện sự lắng đọng đặc biệt nhấn mạnh những từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ.
3. Phân tích tiêu đề bài thơ. 
Để giúp học sinh tìm hiểu tiêu đề bài thơ, giáo viên nêu câu hỏi: ?Nhan đề bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
Học sinh sẽ thảo luận và đưa ra những ý kiến khác nhau về ý nghĩa nhan đề của bài thơ. Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh và khái quát lại một số ý sau:
- Bếp lửa là một hình ảnh quen thuộc, bình dị, gắn với cuộc sống của mỗi gia đình.
- Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn với những kỉ niệm thời thơ ấu của người cháu với bà, với gia đình, với quê hương, đất nước.
- “Bếp lửa” hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho tình bà cháu thiêng liêng, sâu nặng; biểu tượng của hơi ấm tình người, sự yêu thương, sẻ chia, tình yêu con người và cuộc sống. Bếp lửa không chỉ làm ấm tình cảm bà cháu mà còn sưởi ấm một đời người. 
4. Xác định chủ đề bài thơ. 
Để tìm hiểu chủ đề của bài thơ “Bếp lửa”, giáo viên cần cho học sinh 
đọc kỹ tác phẩm, sau đó hướng dẫn học sinh tìm hiểu tư tưởng chủ đạo của bài thơ bằng câu hỏi sau:
Bài thơ viết về nội dung gì? Nhà thơ muốn thể hiện tư tưởng, tình cảm gì trong bài thơ?
Bài thơ viết về hình ảnh bếp lửa - hình ảnh người bà vừa thiêng liêng vừa cao đẹp, thể hiện tình cảm bà cháu thật sâu đậm. Qua đó để nhà thơ thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn đối với với bà. Khơi gợi trong lòng chúng ta một tình cảm cao đẹp đối với gia đình, quê hương, đất nước, với những người đã tô màu cho tuổi thơ trong sáng của ta.
5. Xác định hình tượng thơ 
 Hình tượng thơ trong bài “Bếp lửa” là cặp hình tượng sóng đôi: Cháu - Bà, trong đó Bà là trung tâm. Nhưng để làm nổi bật ấn tượng sâu nặng về bà, thi sĩ còn khai triển một tương quan đa dạng với nhiều hình tượng khác. Đó chính là Bếp lửa, hình tượng bếp lửa vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.
+ Hình tượng có ý nghĩa thực: Bếp lửa là một hình ảnh quen thuộc, bình dị, gắn với cuộc sống của mỗi gia đình. Bếp lửa đã gắn với tuổi thơ của Bằng Việt khi sống với bà.
+ Hình tượng có ý nghĩa biểu tượng: “Bếp lửa” hình ảnh biểu tượng về người bà, người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó. “Bếp lửa” là cái cụ thể còn ngọn lửa là trìu tượng. Bà là người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. “Bếp lửa” biểu tượng của hơi ấm tình người, sự yêu thương, sẻ chia, tình yêu con người và cuộc sống. 
Giáo viên có thể nêu câu hỏi: ?Hình tượng trung tâm trong bài thơ là hình tượng nào? Để làm nổi bật hình tượng trung tâm tác giả đã tập trung miêu tả hình tượng nào?Ý nghĩa của hình tượng đó?
Vậy là, nhìn vào hình tượng thơ, có thể thấy một cấu trúc tinh vi và sống động. Từ mối tương quan giữa Bếp lửa – Người bà, lòng thi sĩ lại sống dậy một niềm thương cảm. Thế giới trữ tình của thi phẩm lại được làm giàu lên. Cứ thế, tiếng nói tâm tình càng lúc càng được mở rộng thêm, sâu nặng hơn, lan xa mãi. 
6. Phân tích hình tượng của bài thơ 
6.1. Phân tích nhân vật trữ tình (Chủ thể trữ tình) 
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt hai dạng có hai dạng thức
cơ bản về nhân trữ tình. Nhân vật trữ tình có khi đồng nhất với nhất với nhà thơ cũng có khi không phải là nhà thơ. Có nghĩa là khi là hiện thân của tác giả nhân vật ấy là cái tôi trữ tình và khi không đồng nhất với tác là chủ thể trữ tình ẩn. 
Giáo viên nêu câu hỏi: Bài thơ có những nhân vật nào? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Bài thơ có 2 nhân vật: người cháu - người bà. Ở đây, nhân vật trữ tình chính là người cháu và là hiện thân tác giả. Bếp lửa là lời tâm tình của đứa cháu hiếu thảo đang ở nơi xa gửi về người bà thân yêu ở quê nhà. Lời tâm tình được dệt bằng biết bao kỉ niệm tuổi thơ, mỗi kỉ niệm được bao bọc trong một nỗi nhớ thương vừa dâng trào vừa sâu lắng. Nhà thơ đã hóa thân vào nhân vật chia sẻ với chúng ta về những kỷ niệm tuổi thơ gắn bó với bà, với bếp lửa để thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, suy tư về người bà. 
Tình cảm ấy là nỗi nhớ da diết, tình cảm yêu thương kính trọng của mình đối với bà. Cũng từ hình ảnh về người bà để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy nghĩ ...của mình về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm.
6.2. Phân tích hình tượng trữ tình 
	Giáo viên cần giúp học sinh đi phân tích sâu ngôn từ nghệ thuật như: từ ngữ, hình ảnh, nhạc điệu trong bài thơ để giúp học sinh làm nổi bật được hình tượng trữ tình trong bài thơ. 
Ví dụ: Giáo viên có thể nêu câu hỏi
? Hình ảnh “Bếp lửa” ở đầu bài thơ gợi điều gì? Sự hồi tưởng về Bếp lửa được thể hiện bằng những ngôn từ nào? 
 Giáo viên tập trung phân tích một số từ ngữ: chờn vờn; ấp iu; mấy nắng mưa. Với ngôn từ chọn lọc này tác giả gợi cho ta cái cảm giác ấm áp với tình cảm chứa chan. Hình ảnh bếp lửa khơi gợi hình ảnh về người bà, Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.
? Những khổ thơ tiếp theo nhà thơ đã dùng ngôn từ như thế nào để 
nhớ về ký ức tuổi thơ sống bên bà và suy ngẫm về cuộc đời bà? 
Bằng những ngôn từ nghệ thuật, mang tính biểu cảm cao và hàng loạt những từ giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu: “Khói hun nhèm mắt”; “sống mũi còn cay”; “khô rạc ngựa gầy”; “tiếng tu hú”; và những điệp từ, điệp ngữ, hình ảnh ẩn dụ; lời thơ giản dị như lời kể đã giúp cho người đọc là trở về những kỉ niệm của những năm tháng sống với bà, với cuộc sống tủi cực đăng cay, vất vả, khốn khó của bà cháu nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung. 
Hoặc khi phân tích hình tượng người bà trong suy ngẫm của tác giả, cần chú ý điệp từ “nhóm”, điệp từ nhóm được lặp lại nhiều lần trong bài thơ có nhiều ý nghĩa.
- Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm sưởi ấm cho cháu qua cái lạnh của 
sương sớm.
- Nhóm bếp lửa mang đến cái ngọt bùi của sắn khoai, tình yêu thương vô hạn của bà.
- Nhóm bếp lửa để mang đến tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó.
- Nhóm dậy những ước mơ, tâm tình tuổi nhỏ.
Như vậy, “Bếp lửa” là tình bà ấm áp, “Bếp lửa” gắn với khó khăn gian khổ đời bà “Bếp lửa” được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn chính là được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mãnh liệt. 
6.3.Phân tích hình tượng ngôn ngữ 
6.3.1. Phân tích vần, nhịp điệu, âm điệu 
Trước hết giáo viên cần cho HS đọc, xác định cách gieo vần trong bài thơ
? Vần trong bài thơ được gieo vần như thế nào? Vần gì? Gieo vần ở đâu? Tác dụng cách gieo vần đó ?
Vần trong bài thơ “Bếp lửa” được sử dụng khá linh hoạt, nhưng thường gieo vần chân và vần cặp đôi, kiểu gieo vần cặp đôi xuất hiện khi các câu thơ kế tục nhau, giải thích, bổ sung cho nhau. 
Ví dụ: 	Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Hoặc cũng có khi gieo vần gián cách:
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ có khói hun nhèm mắt cháu
Đến tận bây giờ sống mũi còn cay
Với những cách gieo vần đó đã góp phần tạo nhịp điệu, độ âm vang cho các câu thơ, nó mang giá trị nghệ thuật và giá trị biểu cảm cao.
Cùng với phân tích vần, giáo viên chú ý phân tích âm điệu, nhịp điệu của bài thơ. Âm điệu được các tác giả sử dụng để nhấn mạnh hoặc không nhấn mạnh một cái gì đó. Âm điệu có thể được tạo nên bằng điệp từ, từ láy
hay từ các câu thơ cắt dòng, từ các hình ảnh...
Để dẫn dắt học sinh phân tích âm điệu của bài thơ, giáo viên có thể đặt câu hỏi như sau:
?Bài thơ được sử dụng từ láy nào, những điệp từ nào? Hình ảnh nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ? 
?Phân tích giá trị nghệ thuật của các từ láy, điệp từ được sử dụng trong bài thơ?
Với câu hỏi này, giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích những từ láy, điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ: “chờn vờn”, “ấp iu”, “bếp lửa”, “một ngọn lửa”, “nhóm” 
Bài thơ “Bếp lửa” là bài thơ cảm động, tình cảm dạt dào bài thơ đã tìm đến một giọng điệu, một nhịp điệu thật phù hợp. Ấy là giọng nồng đượm của lửa, ấy là nhịp bập bồng của lửa, giọng kể lể cứ tràn ra, dâng lên một ngày một nồng nàn, ấm nóngBởi thế vai trò quan trọng của giáo viên là làm sao để học sinh cảm nhận được nhịp điệu ấy, âm điệu, giọng điệu ấy. Nhịp điệu, giọng điệu ấy có tác dụng để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, tình cảm về một vấn đề trong cuộc sống mỗi con người.
Chẳng hạn khi phân tích kỷ niệm tuổi thơ của người cháu gắn bó với bà, giáo viên lưu ý phân tích hình ảnh “tu hú” được điệp lại ba lần:
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa...
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Cách điệp này làm cho âm điệu câu thơ thêm bồi hồi tha thiết, làm cho người đọc cảm thấy như tiếng tu hú đang từ xa vọng về trong tiềm thức của tác giả. Tiếng “tu hú” lúc mơ hà, lúc văng vẳng từ những cánh đồng xa lâng
lâng lòng người cháu xa xứ.
Hoặc suốt dọc bài thơ, có mười lần xuất hiện hình ảnh “Bếp lửa”. Mỗi lần bếp lửa xuất hiện là tác giả nhắc tới bà. Sự lặp ại ấy đã thể hiện âm điệu những dòng thơ nhanh mạnh như tình cảm dâng trào lớp lớp sóng vỗ vào bãi biển xanh thẳm lòng bà. Qua đó nhà thơ muốn nhấn mạnh, Người bà đã là, đang là và sẽ mãi mãi là người quan trọng nhất đối với cháu dù ở bất kì phương trời nào. Bà đã trờ thành một người không thể thiếu trong trái tim cháu.
Như vậy, với những từ láy, điệp từ ngữ, cách gieo vần, bài thơ được viết với âm điệu tha thiết, sự nhớ thương trào dâng, đang tỏa ấm trong trái tim nhà thơ. Âm hưởng bài thơ là sự hoà điệu giữa hai sắc điệu: kể lể (tự sự) nắm vai trò tổ chức chung đối với toàn bài và cảm thương (trữ tình) thấm đượm vào mỗi kỉ niệm, mỗi đoạn thơ. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm & giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. 
6.3.2.Phân tích từ ngữ và biện pháp tu từ: 
	Bài thơ “ Bếp lửa” sử dụng khá nhiều biện pháp tu từ: Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữGiáo viên chọn lọc những biện pháp tiêu biểu để phân tích. Khi phân tích giáo viên cho học sinh phát hiện, tìm ra những biện pháp tu từ rồi phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Ví dụ: 
- Hình ảnh ẩn dụ được thể hiện đó là hình ảnh bếp lửa. Hình tượng bao trùm bài thơ là “Bếp lửa” - một hình ảnh thực nhưng lại là một hình ảnh ẩn dụ. Bếp lửa còn là ngọn lửa của tình yêu thương, đức hi sinh và niềm tin của con người, cuộc đời mà bà đã nhóm hết lên trong lòng cháu. Sự sống của cháu đã được nhen lên và giữ gìn cùng ngọn lửa ấy. Vì vậy trong nỗi nhớ của nhà thơ, hình ảnh người bà bao giờ cũng hiện lên cùng bếp lửa. 
- Hình ảnh hoán dụ: Hình ảnh “khoai sắn”, “nồi xôi”, “gạo mới” gợi ra tình cảm gắn bó với những gì giản dị, gần gũi của quê hương và tình làng nghĩa xóm.
- Điệp từ “nhóm”: làm nổi bật sự tần tảo, đức hy sinh với những công việc nhóm lửa hàng ngày và nhóm lên nét đẹp trong tâm hồn tuổi thơ 
của cháu.
Như vậy, tác giả đă khéo léo sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách gieo vần, láy điệp từ và những hình ảnh có sức thuyết phục cao và những liên tưởng độc đáo tạo nên giá trị cho bài thơ. Ta cảm nhận được ở đây tấm lòng biết ơn sâu nặng, sự nhớ nhung da diết, chân thành của nhà thơ đối với người bà yêu dấu. Đặc biệt ta đă hiểu thêm được nguyên do vì sao tác giả lại có tình thương yêu vô bờ đối với quê hương như vậy. 
7. Bình giảng.
Bài thơ “Bếp lửa” có nhiều từ ngữ hay, hình ảnh đẹp, giáo viên cần chọn lọc những ý thơ, đoạn thơ, chọn lọc được những từ ngữ, hình ảnh đắt giá
đúng trọng tâm để bình. 
Ví dụ 1: Giáo viên chọn hình ảnh “ Đến tận bây giờ sống mũi còn cay”
Giáo viên nêu câu hỏi: ?Hình ảnh khói cay thể hiện điều gì?
 à Mùi khói từ những năm đầu đời vẫn còn nguyên trong ký ức chẳng thể tiêu tan. Mùi khói của quá khứ làm cay sống mũi hiện tại hay là nhớ thương từ hiện tại làm sống dậy ngọn khói quá khứ. Hình ảnh khói cay thể hiện nỗi gian nan vất vả, đắm chìm trong khổ nghèo. Nhà thơ đã chọn được một chi tiết thật hợp, vừa miêu tả chân thực cuộc sống tuổi thơ, nhấn lại dòng kỷ niệm, xoáy sâu trong tiềm thức, lay mạnh cả thể xác con người.
Ví dụ 2: ?Vì sao tác giả lại viết Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
à Đó là lời thốt lên từ niềm trân trọng, biết ơn cũng là lời thốt lên khi chợt nhận ra trong một vật đơn sơ, lại ẩn náu bao điều kì diệu. Bà đã chịu đựng tất cả vất vả, khó khăn, hy sinh, mất mát. Kì lạ và thiêng liêng nhất là tình yêu quê hương, xứ sở bắt đầu từ sự gắn bó với những gì đơn sơ, bình dị và gần gũi nhất. Tình bà cháu gắn bó với lòng yêu nước thật thiêng liêng, cao cả. Cháu lớn khôn trưởng thành trong đôi bàn tay nâng niu trong tấm lòng yêu thương vô hạn của bà. Ngọn lửa mà bà đã nhóm lên từ “bếp lửa” ấy đã sưởi ấm và soi sáng cuộc đời đi lên phía trước của cháu. Vì vậy mà nhà thơ cảm
nhận hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc, kì diệu, thiêng liêng. 
?Từ hình ảnh bếp lửa nhà thơ đã khái quát điều gì?
à Bếp lửa là tình bà ấm áp, Bếp lửa gắn với khó khăn gian khổ đời bà Bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn chính là được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà - ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mãnh liệt. Và bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
V- KẾT QUẢ 
Trên đây là những vấn đề cơ bản tôi đã vận dụng vào giảng dạy bài thơ “Bếp lửa”. Tuy nhiên khi giảng dạy thơ trữ tình không chỉ thực hiện khai thác tác phẩm theo các bước trên mà cần biết vận dụng một cách linh hoạt, có sự kết hợp sáng tạo các biện pháp dạy học truyền thống, với sự đổi mới phương pháp dạy học. Quân tâm và chú ý phân tích hình tượng nghệ thuật với hình tượng nghệ thuật ngôn từ để giờ dạy sinh động, có hiệu quả và kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh.
 	Mặc dù là một cán bộ quản lý, không chuyên sâu trong chuyên môn như trước đây, nhưng tôi và giáo viên trường THCS Xi Măng đã thử nghiệm trong năm học 2011-2012, qua kết quả khảo sát bước đầu đã có hiệu quả. 
KẾT QUẢ CỤ THỂ:
 Năng lực cảm thụ và vận dụng của học sinh THCS Xi Măng
Lớp
Năng lực cảm thụ
Năng lực vận dụng
9A
8 - 25%
20 – 62,5%
9B
3– 9%%
10- 30,3%
Kết quả giảng học của học sinh trường THCS Xi Măng
( Khảo sát bài kiểm tra học sinh)
 Giỏi
Khá
TB
Yếu, kém
Lớp 9A
8 – 25%
20 – 62,4%
7 - 22%
0
Lớp 9B
3- 9,0%
10 – 30,3%
19 -57, 6%
2 - 6,0%
VI- ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
- Đối với Phòng GD&ĐT: Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn, để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Đối với Sở GD&ĐT: 
Chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Tổ chức các Hội thảo về chuyên đề về phương pháp dạy học Văn trong nhà trường Phổ thông
C - KẾT LUẬN
Tiếp cận tác phẩm theo loại thể vẫn là một hướng nghiên cứu đã và đang được chú ý, có hiệu quả cao trong nghiên cứu văn học. Dạy học tác phẩm văn chương nói chung và thơ trữ tình nói riêng trong nhà trường theo loại thể cũng vậy, nó đòi hỏi những nỗ lực, cố gắng, sự thẳng thắn, trung thực trong khoa học. Thơ trữ tình được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS với những bài được chọn lọc, tiêu biểu giúp học sinh không những được tiếp xúc với những thành tựu rực rỡ nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại, mà còn bồi dưỡng các em về tâm hồn, khả năng thẩm mỹ, những cái đẹp trong cuộc sống. 
Dù là thơ hay văn cũng đặt ra những khó khăn thử thách cho người học và người dạy. Người học phải tích cực chủ động tìm hiểu kiến thức, tìm hiểu tác phẩm trữ tình, cảm nhận và tự bồi dưỡng năng lực cảm thụ, vận dụng cho bản thân. 
Người dạy cần phải nghiên cứu công phu tìm cho mình những phương pháp dạy phù hợp để nâng cao hiệu quả. Không chỉ có thế người dạy cũng phải bồi dưỡng cho học sinh năng lực văn học nhằm giúp học sinh có thể từ các bài đã học trong chương trình mà hiểu được các tác phẩm văn học, các vấn đề văn học chưa được đề cập đến, khi không có thầy hoặc người hướng dẫn bên cạnh. Hiện nay có hiện tượng rất nhiều học sinh chỉ có thể nhắc lại kiến thức đã được thầy truyền đạt trên lớp chứ không vận dụng được kiến thức ấy để cảm hiểu, phân tích các tác phẩm khác, các phần khác trong tác phẩm chưa được trực tiếp truyền đạt. Thầy chỉ bày sẵn kiến thức cho HS chứ không hướng dẫn HS tự đi trên con đường đến với kiến thức, nghĩa là thầy chỉ “đưa cá chứ không đưa cần câu” mà ai cũng biết rằng cho chiếc cần thì quan trọng hơn là cho con cá vì với chiếc cần người ta có thể cho tự câu được nhiều con cá khác.
Không chỉ có thế mà giáo viên cũng cần bồi dưỡng cho mình năng lực cảm thụ, bình giảng thơ. Người giáo viên dạy văn vừa là nhà khoa học vừa nhà sư phạm, nhà nghệ sĩ (trong đó nhà sư phạm là nhóm trưởng), 3 nhà đó cần làm việc với nhau và quyết định cách dạy từng bài tương ứng với từng đối tượng lớp...
Tóm lại, trong việc đổi mới dạy và học văn ở trường THCS hiện nay cần có một tư duy giảng dạy toàn diện: Dạy văn là trau dồi năng lực văn học cho HS chứ không phải chỉ là cung cấp sự hiểu về một số bài văn trong chương trình. Muốn thế phải giải quyết mối quan hệ giữa người dạy - văn bản - người học, cụ thể là: người dạy phải đưa người học vào văn bản bằng cách gợi mở cho HS tự khám phá văn bản và qua đó trau dồi năng lực văn học cho học trò.
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã đã và đang áp dụng đối với bản
thân và đối với giáo viên Ngữ văn trường THCS Xi Măng trong việc giảng dạy các văn bản thơ trữ tình trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới. Việc giảng dạy này bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Hi vọng rằng, kinh nghiệm nhỏ có thể góp phần nhỏ vào việc tìm ra cách dạy học thơ trữ tình nói riêng, dạy học văn nói chung, một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong nhà trường. Tuy nhiên kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót. Rất mong những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp tôi hoàn thiện hơn. 
Đông Sơn, Ngày 24 tháng 4 năm 2012
Người thực hiện
 Lê Thị Liên

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_Bien_phap_day_tho_tru_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan