Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Xuân Lộc
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo
nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, giai đoạn nước ta đang từ một nước nông
nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với quốc tế, việc đổi mới
giáo dục trung học phổ thông là việc làm quan trọng hàng đầu. Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã
xác định “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng,
truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ tin học, năng lực và kỹ năng thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến
khích học tập suốt đời”.
Trong thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ con
người phải dựa vào tri thức, vào tư duy sáng tạo,vào tài năng sáng chế của con
người. Để có thể vươn lên kịp thời đại chúng ta không những phải học hỏi kinh
nghiệm của các nước tiên tiến mà còn phải áp dụng kinh nghiệm đó một cách sáng
tạo để tìm được con đường phát triển phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Trước tình
hình đó, nền giáo dục của nước ta cũng phải đổi mới một cách mạnh mẽ, sâu sắc,
toàn diện để có thể đào tạo cho đất nước những con người lao động hoạt động có
hiệu quả trong hoàn cảnh mới. Chính từ yêu cầu trên mà mục đích giáo dục của
chúng ta hiện nay không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến
thức mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo những
tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp với hoàn cảnh
của đất nước, dân tộc
yên môn trong trường trung học, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên mạng phải được thực hiện nghiêm túc, mang lại hiệu quả thiết thực. Mỗi giáo viên có 01 tài khoản để tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn qua mạng. Mỗi tổ/nhóm chuyên môn trong trường trung học phải xây dựng được tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì; tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả qua diễn đàn trên mạng. 3. Các nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn khác phải được tổ chức thực hiện đầy đủ theo quy định hiện hành. III. NỘI DUNG SINH HOẠT TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN VỀ ĐỔI MỚI PPDH VÀ KTĐG 1. Xây dựng chuyên đề dạy học Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chuyên đề đã xây dựng. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập Với mỗi chuyên đề đã xây dựng, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học. Trên cơ sở đó, biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chuyên đề đã xây dựng. 3. Thiết kế tiến trình dạy học Tiến trình dạy học chuyên đề được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh để có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. 4. Tổ chức dạy học và dự giờ Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về 21 giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên". - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động. Mỗi chuyên đề được thực hiện ở nhiều tiết học nên một nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong và ngoài lớp học. Vì thế, trong một tiết học có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng. Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. 5. Phân tích, rút kinh nghiệm bài học Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của học sinh, đồng thời đánh giá việc tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học cho học sinh của giáo viên. Việc phân tích bài học có thể được căn cứ vào các tiêu chí cụ thể như sau: Nội dung Tiêu chí 1 . K ế h o ạ ch v à tà i li ệu d ạ y h ọ c Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng. Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh. 22 Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh. 2 . T ổ c h ứ c h o ạ t đ ộ n g h ọ c ch o h ọ c si n h Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 3 . H o ạ t đ ộ n g c ủ a h ọ c si n h Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. IV. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN QUA MẠNG Tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trong các trường; chia sẻ, thảo luận, hỗ trợ lẫn nhau giữa các trường phổ thông, trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các hoạt động học tập và hỗ trợ hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh do Bộ GDĐT tổ chức "Trường học kết nối" trên mạng tại địa chỉ website: Giáo viên là người trực tiếp tham gia thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong các khóa học/bài học/chuyên đề. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, giáo viên có thể tham khảo các tài liệu điện tử trên mạng hoặc/và các tài liệu truyền thống; trao đổi tài liệu và thảo luận với các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng); trao đổi với giảng viên/ban tổ chức về những vấn đề có liên quan. Giáo viên có thể được giao quyền cấp tài khoản cho học sinh; xây dựng các khóa học/bài học trên mạng; tổ chức, quản lí và hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động học tập qua mạng theo hình thức “hoạt động trải nghiệm sáng tạo”. V. HƯỚNG DẪN BỔ SUNG MỘT SỐ NỘI DUNG SINH HOẠT TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN 1. Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn trong năm học dưới nhiều hình thức (trường, Cụm trường) để trao đổi, bàn bạc và thống nhất các nội dung 23 về công tác chuyên môn đặc biệt các nội dung liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng đổi mới; 2. Tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh; chỉ đạo cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tích cực tham gia Diễn đàn trên mạng về đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; - Nội dung kiểm tra phải bám sát và thỏa mãn yêu cầu của chuẩn kỹ năng, kiến thức ở từng khối lớp/cấp học theo quy định hiện hành của Bộ GDĐT. - Tích cực đổi mới kiểm tra, đánh giá theo chỉ đạo của Bộ GDĐT theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình giáo dục: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. - Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Do vậy, sau mỗi bài kiểm tra, giáo viên cần có sự đánh giá, phân tích kết quả làm bài của học sinh, kết hợp nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động dạy học bộ môn; qua đó, đề xuất các góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh để đạt được mục đích “Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.” - Thực hiện nghiêm túc quy trình thiết lập ma trận đề để đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình; lượng kiến thức kiểm tra phải tương thích với thời lượng kiểm tra. Yêu cầu cấp độ nhận thức của các đơn vị kiến thức trong các bài kiểm tra cần căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT; đồng thời, phải phù hợp với đặc điểm địa phương; không yêu cầu quá thấp (dưới chuẩn quy định) nhưng cũng không quá cao so với thực tế mức độ nhận thức của học sinh. - Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức bộ môn và tích hợp liên môn vào thực tiễn; đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn cần tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình. 24 - Về hình thức các loại đề kiểm tra: Tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của từng loại bài kiểm tra để có sự lựa chọn hình thức kiểm tra thích hợp, sao cho đạt được định hướng yêu cầu kiến thức của các bài kiểm tra; cần thiết nên phối hợp có hiệu quả các hình thức kiểm tra: vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan (trong một bài kiểm tra). Bổ sung và tăng cường các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; triển khai phần kiểm tra viết trong các bài kiểm tra môn ngoại ngữ. Các đơn vị có thể thống nhất trong phạm vi trường học và công bố công khai ngay từ đầu năm học (vì cách thức kiểm tra đánh giá sẽ chi phối quá trình dạy và học của giáo viên, học sinh). - Để nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp với yêu cầu về chuẩn kỹ năng, kiến thức của chương trình và kết quả phản ánh được mức độ thực hiện mục tiêu học tập của toàn bộ học sinh cùng khối lớp; việc tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ dần dần thực hiện theo hướng đề chung toàn khối lớp theo định hướng của Sở GDĐT cụ thể như sau: + Kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, kiểm tra lại để xét lưu ban lên lớp: Đề chung trường/bộ môn/khối lớp/buổi học. + Kiểm tra học kỳ lớp cuối cấp THPT, thi thử tốt nghiệp THPT: Đề chung toàn tỉnh (Sở GDĐT thực hiện). Đối với các nội dung kiến thức dạy theo chủ đề thì việc kiểm tra, đánh giá theo chỉ đạo của Bộ GDĐT theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh thì điểm kiểm tra định kì do giáo viên bộ môn quyết định, nhưng phải bảo đảm số cột điểm kiểm tra theo quy định hiện hành. - Xây dựng tập trung và quản lý ngân hàng câu hỏi kiểm tra để quản lý hệ thống đề kiểm tra, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực của dạy thêm học thêm, công bằng trong việc kiểm tra và đánh giá học sinh cùng khối lớp; đảm bảo các lần kiểm tra đều đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn kỹ năng và kiến thức của chương trình. 3. Tổ chức tốt việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; 4. Thực hiện thống nhất việc đánh giá giờ dạy của giáo viên(hướng dẫn kèm theo); 5. Tích cực tham gia các hoạt động của Hội đồng bộ môn cấp Cụm, cấp tỉnh. VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1- Hiệu trưởng nhận tài khoản cấp trường từ Sở GDĐT; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trên hệ thống “Trường học kết nối” trong phạm vi quyền hạn của tài khoản được cấp; cử thầy Hồ Đức Nghỉ,TT tổ Tin tham gia quản trị hệ thống; - Thầy Nghỉ có nhiệm vụ cấp tài khoản và tập huấn cho giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động chuyên môn trên hệ thống. 25 2. Tổ trưởng/nhóm trưởng hướng dẫn tổ/nhóm chuyên môn tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề qua mạng. Hoạt động của tổ trưởng/nhóm trưởng như sau: - Đăng kí tham gia các khóa học/bài học/chuyên đề và yêu cầu các thành viên của tổ/nhóm chuyên môn tham gia tạo thành 01 nhóm sinh hoạt chuyên môn trên hệ thống. - Tổ chức thảo luận trong tổ/nhóm chuyên môn (trực tiếp và qua mạng) để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong khóa học/bài học/chuyên đề; thống nhất các ý kiến và hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm. - Nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ/nhóm lên mạng theo quy định. 3. BGH thường xuyên chỉ đạo tổ chức sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chuyên đề, tiến trình dạy học và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học; tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hoạt động chuyên môn trên mạng; có hình thức động viên, khen thưởng các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá. Nơi nhận: - Ban Giám hiệu; -TTCM - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG TRẦN THỊ KIM TÂN 26 GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– Xuân Lộc, ngày 15 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 -2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC Họ và tên tác giả: TRẦN THỊ KIM TÂN Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành 1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây) - Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 1. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây) - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao - Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả - Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 2. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT Trong ngành Xếp loại chung: Xuất sắc Khá Đạt Không xếp loại BM04-NXĐGSKKN 27 Tôi cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình. NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN (Ký tên và ghi rõ họ tên) XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 II. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................ 2 1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 2 1.1. Vị trí của tổ chuyên môn ............................................................................... 2 1.2. Chức năng tổ chuyên môn ............................................................................ 2 1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn .............................................................................. 3 1.4. Sinh hoạt tổ chuyên môn ............................................................................... 4 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 4 2.1. Giới thiệu chung ............................................................................................ 4 2.2. Tổ chức bộ máy ............................................................................................. 4 2.3. Thực trang công tác sinh hoạt chuyên môn các năm học trước ở trường THPT Xuân Lộc ............................................................................................................. 5 III. Tổ chức thực hiện các giải pháp ..................................................................... 8 3.1. Nâng cao hoạt động xây dựng chuyên đề trong sinh hoạt chuyên môn ....... 9 3.2. Đổi mới dự giờ theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh ............ 10 3.3. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ............. 11 3.4. Tập trung công tác phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ........... 12 IV. Hiệu quả của đề tài ....................................................................................... 13 V. Kết luận về khuyến nghị ................................................................................ 15 5.1. Kết luận ....................................................................................................... 15 5.2. Những bài học kinh nghiệm ........................................................................ 15 5.3. Khuyến nghị, đề nghị .................................................................................. 16 5.3.1. Đối với trường THPT Xuân Lộc .............................................................. 16 5.3.2. Đối với Sở giáo dục .................................................................................. 17 5.3.3. Đối với Bộ giáo dục ................................................................................. 17 Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................. 18 Bảng viết tắt
File đính kèm:
- skkn_nang_cao_chat_luong_sinh_hoat_chuyen_mon_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_o_truong.pdf