Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn

Cơ sở lý luận

 Học sinh giỏi văn là những em có niềm say mê, yêu thích văn chương như:thích đọc sách báo, văn thơ, tự giác học tập, siêng năng. Là những học sinh có ý thức rèn luyện,chịu khó ở các bài thực hành để hiểu sâu sắc những điều đã được học, được đọc.

 Bản thân học sinh phải có năng khiếu bẩm sinh như: khả năng cảm thụ nhanh nhạy trước mọi vấn đề của cuộc sống, rất nhạy cảm trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và lời giảng của thầy cô.Học sinh giỏi là những học sinh có đời sống tình cảm phong phú hay bộc lộ quan điểm và chiều sâu nội tâm của mình qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài làm văn. Học sinh giỏi phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, tích lũy qua quá trình đọc sách, có vốn từ tiếng việt và nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có dấu ấn cá nhân. Vì vậy, để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả phải phát hiện đúng đối tượng.Đây là việc làm cần thiết và phải có cơ sở khoa học.

 

docx13 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Trao đổi kinh nghiệm ôn học sinh giỏi môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT
Tên đề tài
TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM ÔN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Tiết Liệt
 Môn : Ngữ Văn
Lĩnh vực : Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
Phước long ,ngày 20 tháng 3 năm 2015
 TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM ÔN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN 
Đặt vấn đề
 Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn là một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường.Là người trực tiếp giảng dạy môn ngữ văn ở trường phổ thông, tôi nhận thấy năng khiếu và tri thức văn chương của học sinh phải được bồi đắp theo năm tháng gắn liền với sự nhạy bén về tố chất của mỗi cá nhân học sinh. Người thầy phải là người chăm bồi, nâng niu để tố chất ấy được phát triển. Bởi vì theo quan niệm chung của một số nước phát triển “Học sinh giỏi là những học sinh chứng minh được trí tuệ ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết/ khoa học; những người cần một sự giáo dục đặc biệt hoặc sự phục vụ đặt biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực của họ.”
 Với một đối tượng học sinh như trên, rõ ràng cần có một nội dung và phương pháp dạy học tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn ở đối tượng ấy. Đới với học sinh giỏi muốn có được năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản cần trang bị cả kiến thức, kĩ năng văn học-văn hóa và phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều.Trang bị kiến thức về tác phẩm bao gồm :học, đọc trong và ngoài chương trình, kiến thức văn học sử, kiến thức lí luận văn học, kiến thức văn hóa tổng hợp. Về năng lực tạo lập văn bản cần hướng cho học sinh biết suy nghĩ trước một vấn đề của văn học và cuộc sống. Học sinh phải biết diễn đạt, trình bày những suy nghĩ, tình cảm, những hiểu biết của mình về văn học và cuộc sống một cách sáng sủa, mạch lạc và có sức thuyết phục, từ diễn đạt đúng vươn tới diễn đạt hay. 
 Để có năng lực tạo lập văn bản tốt, yếu tố quyết định là siêng năng rèn luyện, làm nhiều, viết nhiều.Không thể viết được bài văn hay nếu chỉ ngồi mà học thuộc hoặc ngồi nghe, ngồi đọc về lí thuyết, dẫu đó là lí thuyết viết bài văn hay.
 Vì thấy được tầm quan trọng đó nên ở bài viết này, tôi xin trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh. Đây cũng là kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi( mười năm qua )của bản thân xin được trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp.Với mong muốn góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Võ Văn Kiệt.
Nội dung
I.Cơ sở lý luận
 Học sinh giỏi văn là những em có niềm say mê, yêu thích văn chương như:thích đọc sách báo, văn thơ, tự giác học tập, siêng năng. Là những học sinh có ý thức rèn luyện,chịu khó ở các bài thực hành để hiểu sâu sắc những điều đã được học, được đọc. 
 Bản thân học sinh phải có năng khiếu bẩm sinh như: khả năng cảm thụ nhanh nhạy trước mọi vấn đề của cuộc sống, rất nhạy cảm trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và lời giảng của thầy cô.Học sinh giỏi là những học sinh có đời sống tình cảm phong phú hay bộc lộ quan điểm và chiều sâu nội tâm của mình qua cách phát biểu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bài làm văn. Học sinh giỏi phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, tích lũy qua quá trình đọc sách, có vốn từ tiếng việt và nắm vững kĩ năng làm văn nghị luận, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có dấu ấn cá nhân. Vì vậy, để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả phải phát hiện đúng đối tượng.Đây là việc làm cần thiết và phải có cơ sở khoa học. 
II.Cơ sở thực tế
1.Thực trạng công việc bồi dưỡng HSG ở trường THPT Võ Văn Kiệt:
1.1 Về phía giáo viên:
 Tất cả các giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự nghiên cứu, sưu tầm tài liệu...Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhận công tác kiêm nhiệm như mọi giáo viên khác nên điều kiện đầu tư thời gian nhiều cho việc bồi dưỡng còn hạn chế.
1.2 Về phía học sinh:
Đa số các em học sinh còn lo lắng khi được chọn theo lớp bồi dưỡng HSG vì phải mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.Học sinh có năng khiếu và có lòng say mê môn văn đã hiếm,lại phải học nhiều môn học nên việc đầu tư thời gian tự bồi dưỡng còn ít, các em chưa quyết tâm trong quá trình bồi dưỡng.
2.Nguyên nhân
-Ở khâu tuyển chọn:Bản thân giáo viên không trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp trung học cơ sở nên chưa nắm bắt được những mặt mạnh và mặt yếu của học sinh.
-Chỉ dựa vào bài tuyển sinh lớp 10 hoặc bài viết đầu tiên của các em như một dấu ấn để bắt đầu hành trình tiếp sức năng khiếu của học sinh.
3.Giải pháp:
-Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh ở trung học cơ sở qua điểm tổng kết,điểm thi HSG ở lớp 9,nếu có thể tham khảo thêm ý kiến của giáo viên đã trực tiếp giảng dạy học sinh ở cấp trung học cơ sở
-Qua bài viết đầu tiên của học sinh,để biết được cách,cách nghĩ,cách diễn đạt của học sinh để nhận ra chất giọng riêng của từng em.
-Quan tâm đến những bài có sự độc đáo,sửa kĩ,phê kĩ đây là sự khởi đầu để định hướng bồi dưỡng HSG,bổ sung những bài viết tiếp theo.
-Do số tiết của giáo viên ở trường THPT không chuyên còn ít so với số tiết dạy của giáo viên trường chuyên,trong khi đó thì HSG cấp tỉnh cả trường chuyên và không chuyên thi chung đề.Đây là sự bất lợi cho học sịnh.Nên bản thân tôi đã khắc phục bằng cách :Cung cấp kiến thức theo chủ đề,hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng viết cho học sinh,nếu chuẩn bị chu đáo thì kết quả sẽ tốt.
-Vì thế,trong bài viết này,tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm về rèn luyện kĩ năng làm văn cho học sinh trong khoảng thời gian theo lịch sắp xếp của nhà trường.
3.1.Rèn luyện kĩ năng làm văn:
-Chọn hướng ra đề :Ra đề đúng và hay sẽ kích thích được hứng thú của học sinh,đánh giá được năng lực của học sinh(đề phải có sự kết hợp giữa kiến thức về lý luận văn học và cảm thụ văn chương).
-Ra nhiều đề gắn với thực tiễn đời sống (NLXH) về tư tưởng, đạo đức, lối sống, vấn đề của xã hội, đất nước, hoặc về học tâp, giải trí, về văn hóa, thiên nhiên, môi trường...
-Ở loại đề NLVH, cần đánh giá năng lực vận dụng của học sinh chứ không đánh giá kĩ năng nhớ và thuộc bài, vận dụng tri thức ngữ văn để hình thành,rèn luyện việc đọc hiểu văn bản.Từ suy nghĩ đó trong quá trình bồi dưỡng, tôi đã chọn một số dạng đề cơ bản như sau:
a, Dạng cảm thụ văn học:
-Mục đích kiểm tra năng lực đọc hiểu, cảm thụ của học sinh.
Đề :Cảm nhận của anh(chị) về một bai thơ, thiên truyện yêu thích?
b,Dạng đề kiểm tra về lí luận văn học:
-Với loại đề này :Yêu cầu học sinh nắm được những vấn đề lí luận văn học và soi sáng nó vào tác phẩm.Ở dạng đề này sẽ kiểm tra được kiến thức về những vấn đề lí luận văn học của học sinh như: Đặc trưng văn học, vai trò của thơ ca với đời sống....gắn lí luận với việc cảm thụ cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
Đề 1: Nhà văn Nguyễn Đình Thi viết: “Tác phẩm văn học lớn hấp dẫn người ta bởi cách nhìn mơí, tình cảm mới, về những việc, những điều mà ai cũng biết cả rồi”.
 (Nhà văn nói về tác phẩm-NXB văn học, 1998, trang 206)
 Anh (chị )hãy bình luận ý kiến trên và phân tích sức hấp dẫn của một tác phẩm văn học mà anh chị cho là lớn.
Đề 2: Anh chị hiểu như thế nào về lời nói của cổ nhân “ Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”.
 Hãy phân tích một bài thơ mà anh chị yêu thích trong chương trình phổ thông để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đề 3: Người Trung Quốc xưa nhận xét: “ Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc,nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh.Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ,tấm lòng mới là đức hạnh của thơ.” (Trích dẫn theo SGV ngữ văn 11, tập 1,NXB giáo dục.2007, trang 150)
 Qua bài thơ “ Vội Vàng” của Xuân Diệu, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
c, Dạng so sánh văn học :
-Đây là dạng đề khó nhưng học sinh có cơ hội phát huy năng lực riêng của bản thân...đòi hỏi học sinh vừa nắm được những vấn đề chi tiết cụ thể vừa biết khái quát, phân tích, lí giải vấn đề...
Đề 1: Cảnh thu,tình thu qua bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu và Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến.
Đề 2: Có nhận định: “ Mời Trầu và Tự Tình”, hai bài thơ, hai giọng điệu khác nhau, nhưng cùng một “chất” Xuân Hương. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
d, Dạng nghị luận xã hội
- Dạng đề này yêu cầu học sinh phải có kiến thức thực tiễn, có suy nghĩ, hiểu biết, có kỹ năng vận dụng, có quan niệm riêng về các vấn đề văn học, xã hội, tư tưởng,...
Đề 1: “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao” (John, Mason).
	Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Đề 2: Nhà văn Pháp Đơ- xtan (1776-1817) cho rằng: “Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung”. Bình luận ý kiến trên.
Đề 3: “Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?”
	Đó là câu trả lời của một nhà tâm lí học, khi ông hỏi nhiều người rằng: “Làm thế nào để tâm hòn bớt chai sạn trong thế giới hiện nay”?
 3.2 Hướng dẫn học sinh phân tích đề
- Đây là khâu quan trọng, giáo viên cần đầu tư thời gian đề rèn luyện học sinh phân tích đề. Cần cho học sinh làm quen với các dạng đề thi học sinh giỏi. Học sinh phải xác định được dạng đề, yêu cầu của đề, phạm vi tư liệu. Trong quá trình làm bài, học sinh cần vận dụng linh hoạt nhiều thao tác nghị luận (phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ,...) và xác định thao tác nào là chính, thao tác nào là hỗ trợ, phải xác định hệ thống luận điểm đúng, đủ,...
3.3 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
	- Bước 1: Phải đề xuất được luận điểm sẽ triển khai
	- Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa các luận điểm
	- Bước 3: Sắp xếp các luận điểm theo thứ tự hợp lí
Ví dụ: 
Đề ra: Trong tác phẩm Tùy viên thi thoại, nhà phê bình Viên Mai quan niệm: “Thơ là do cái tình sinh ra và đó phải là tình cảm chân thật” (Trích từ Viên Mai bàn về thơ, Ngữ văn 10 nâng cao, tập 1, trang 2008).
Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm này? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua Cảnh ngày hè (Bảo Kính Cảnh Giới; Bài 43) của Nguyễn Trãi.
a. Mở bài
b. Thân bài
* Giải thích: 
-Luận điểm 1:“Thơ là do cái tình sinh ra”: Nguồn gốc của hồn thơ là cảm xúc. Cảm xúc là điều khởi đầu để sáng tạo nên thơ ca, nghệ thuật. Tình cảm của thơ phải là tình cảm chân thật. Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ chân thành, tự nhiên. Đó là niềm vui, nỗi buồn, nỗi đau khổ, niềm hạnh phúc,...
-Luận điểm 2: Khẳng định vai trò của tình cảm, đặc biệt là tình cảm chân thành trong thơ.
* Phân tich, chứng minh
- Luận điểm 1: Viết về thiên nhiên bằng tấm lòng yêu thiên nhiên, bằng tâm hồn nhạy cảm của một trái tim nghệ sĩ giàu cảm xúc.
 + Sự đồng cảm mạnh mẽ với thiên nhiên.
 + Cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên.
-Luận điểm 2: Tấm lòng tha thiết với cuộc đời được thể hiện qua cách miêu tả cuộc songs ở làng chày của nhà thơ.
	 + Lòng ưu ái với dân, với nước của nhà thơ qua ước vọng về một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho nhân dân.
c. Kết bài 
Kỹ năng lập dàn ý nếu được rèn luyện thường xuyên sẽ giúp học sinh chủ động, độc lập tư duy, khắc phục tình trạng nghĩ gì viết nấy theo ngẫu hứng. Khâu này giúp các em định hướng hình thức cho bài viết đủ ý và mạch lạc. Thực tế các em trong đội tuyển học sinh giỏi có khả năng xác định đề và lập dàn ý khá nhanh và tự tin để chủ động khi làm bài.
3.4 Hướng dẫn học sinh viết văn
- Đây cũng là khâu quan trọng, quyết định chất lượng bài làm văn của học sinh. Vì khi đã xác định đề đúng, đề xuất luận điểm hợp lý, có kiến thức đầy đủ, mới chỉ là điều kiện cần. Một bài viết tốt đòi hỏi học sinh phải có những rung động, hiểu biết, suy nghĩ và có cách diễn đạt giàu hình ảnh và có tính sáng tạo.
+ Bước một: Hướng dẫn học sinh viết một đoạn (giải thích, phân tích, bình luận một luận điểm....)
+ Bước hai: Viết tthành bài hoàn chỉnh ở nhà (từ dàn ý đã được giáo viên chữa, khoảng 2 bài/ 1 tuần).
+ Bước ba: Viết bài trên lớp thời gian 180 phút. Từ đó nâng dần lên viết đoạn, bài hay.
- Yêu cầu học sinh phải tham khảo các tài liệu có uy tín để học tập cách viết. Khen ngợi những học sinh có ý hay, đoạn hay để khích lệ hứng thú học tập của học sinh.
-Thể nghiệm bài làm của học sinh :Trần Hữu Duy lớp 11CA1
Đề: “ Trong các trang truyện Nam Cao, trang nào cũng có nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng của đời sống con người Việt Nam kia, để rồi từ đó bắt buộc người ta phải tự bộc lộ mình, trước hết là tâm lí, nhân cách, rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau không nguôi của con người”. (Nguyễn Minh Châu- Trang sách trước đèn, Nxb Văn học xã hội, 1994).
Qua hai truyện ngắn Chí Phèo và Đời Thừa, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Thực hành của học sinh (xác định luận điểm và viết đoạn văn):
Phân tích:
Luận điểm 1: Trong tác phẩm của Nam Cao nhân vật thường bị đẩy vào tình trạng “đối diện với cái chỗ kiệt cùng của đời sống con người”, họ lâm vào con đường không lối thoát cùng quẫn, bế tắc cả về vất chất lẫn tinh thần. 
+ Chí Phèo (Chí Phèo- Nam Cao) bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh hóa, bị tước đoạt quyền sống, quyền làm người.
+ Hộ (Đời Thừa- Nam Cao) bị gánh nặng cơm áo ghì sát đất, tan vỡ giấc mộng văn chương. Hơn thế nữa anh còn vi phạm vào nguyên tắc lẽ sống tình thương của chính mình.
Luận điểm 2: Trong cảnh sống khốn cùng đó, nhân vật tự bộc lộ mình, “trước hết là tâm lí, nhân cách, rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau không nguôi của con người”
+ Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện trở thành kẻ hung hăng, ngang ngược, thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại”. Khi gặp Thị nở, Chí Phèo thức tỉnh, muốn sống lương thiện, không được xã hội chấp nhận, rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Chí Phèo tự sát.
+ Hộ- một nhà văn trẻ tâm huyết, yêu nghề, nhiều ước mơ, hoài bão đã trở thành “một kẻ vô ích, một người thừa”. Hộ- một con người giàu lòng nhân ái, có nhân cách cao đẹp đã trở thành một người chồng, một người cha thô bạo tàn nhẫn. Bi kịch không lời thoát của cuộc “đời thừa” khiến Hộ dằn vặt, đau đớn.
Đánh giá:
Sự thấu hiểu sâu sắc, nỗi day dứt đau đớn của Nam Cao về sản phẩm con người trong xã hội cũ.
Cái nhìn biện chứng vào tính cách, đời sống tâm hồn của con người. Thể hiện chiều sâu trong tư tưởng nhân đạo của Nam Cao.
Đoạn văn mẫu:
Đoạn 1: Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện trở thành kẻ hung hăng, ngang ngược, thành “con quỹ dữ của làng Vũ Đại”. Gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh, lần đầu tiên Chí nhận được hương vị “tình người ấm áp” từ bát cháo hành của Thị Nở. Kề bát cháo lên miệng, hắn đã khóc. May mà Chí Phèo vẫn còn những giọt nước mắt ấy. Nếu không còn khóc, Chí Phèo không còn khả năng lương thiện. Chí Phèo thức tỉnh, muốn sống thiện lương.
Đoạn 2: Không được xã hội chấp nhận, Chí phèo rơi vào bi kịch. Cái tình người ở Thị Nở đã bị cái định kiến (xã hội ) ở bà cô giết chết một cách phũ phàng. Từ hi vọng đến tuyệt vọng, một khởi đầu là nước mắt và cuối cùng là nước mắt... Hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Hơi cháo hành là biến thể của bát cháo hành, Chí cứ tưởng từ nay có cháo hành của riêng mình rồi. Nào ngờ, Chí cũng không có quyền được hưởng. Cuộc đời lại cướp mất. Mất Thị Nở- mất hơi cháo hành là mất sự bấu víu cuối cùng. Là hết! Chẳng còn gì để mất nữa. Lòng Chí tan hoang. Từ tận cùng tuyệt vọng Chí đã bị cự tuyệt quyền làm người. Chí đã giắt dao đi giết kẻ thù và tự sát.
3.5 Chữa bài và rút kinh nghiệm
- Giáo viên chấm bài và chỉ ra ưu điểm,nhược điểm của mỗi bài, theo dõi và động viên kịp thời (chỉ ra các lỗi về dùng từ, viết câu, tổ chức ý,..) phân tích định hướng cách chữa.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đọc và nhận xét bài của nhau để cùng tiến bộ, qua nhiều lần thực hành kĩ năng viết sẽ tốt hơn.
Kết luận:
I.Hiệu quả đề tài:
- Qua thực tế, bồi dưỡng học sinh giỏi những năm gần đây tôi nhận thấy có hiệu quả hơn . Cụ thể:
Năm học
Số lượng
Giải
Tên học sinh – Khối
2002 - 2003
1
Khuyến khích
Phùng Bích Tuyền– Khối 11
2004 - 2005
1
Khuyến khích
Hồ Văn Khánh – Khối 11
2005 - 2006
1
Khuyến khích
La Thùy Diễm – Khối 11
2006 - 2007
1
Khuyến khích
La Thùy Diễm – Khối 12
2007 - 2008
1
Khuyến khích
Phan Hồng Ý – Khối 10
2010 - 2011
4
Khuyến khích
Lê Thị Nhi – Khối 10
Khuyến khích
Lê Thị Hằng Ni – Khối 10
Khuyến khích
Lê Kim Tuyền – Khối 11
Khuyến khích
Võ Diệp Anh – Khối 11
2011 - 2012
4
Khuyến khích
Lê Thị Hằng Ni – Khối 11
Khuyến khích
Lê Kim Tuyền – Khối 12
Khuyến khích
Võ Diệp Anh – Khối 12
Khuyến khích
Trần Thị Chân – Khối 12
2012 - 2013
2
Khuyến khích
Trần Huỳnh Như – Khối 10
Giải ba
Hồ Hồng Yến – Khối 10
Khuyến khích
Lê Thị Nhi – Khối 12
Giải ba
Lê Thị Hằng Ni – Khối 12
2013 - 2014
3
Giải ba
Hồ Hồng Yến – Khối 11
Khuyến khích
Trần Huỳnh Như – Khối 11
Khuyến khích
Huỳnh Nguyễn Khánh Vy – Khối 11
2014 - 2015
4
Giải nhì
Hồ Hồng Yến – Khối 12
Khuyến khích
Trần Huỳnh Như – Khối 12
Khuyến khích
Huỳnh Nguyễn Khánh Vy – Khối 12
Khuyến khích
Trần Hữu Duy – Khối 11
Nhận xét: Tôi nhận thấy thời gian 5 năm trở lại đây do giáo viên có đầu tư nhiều thời gian, cung cấp nhiều tư liệu hơn cho học sinh tự học ở nhà và rèn luyện, kỹ năng làm văn nhiều hơn nên thu được những kết quả đáng kể về chất lượng và số lượng giải có tăng với trước đây.
II.Đề xuất, kiến nghị:
Chọn đội tuyển
Cần phát hiện khi các em mới vào lớp 10 qua thi tuyển sinh chất lượng đầu năm, nhà trường nên tạo điều kiện cho tổ chuyên môn được chọn một số em học khá để tiện cho công việc bồi dưỡng trong suốt 3 năm học.
Giáo viên bồi dưỡng
Giáo viên bồi dưỡng giữ vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các em. Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm, có năng lực. Nên lựa chọn phân công bồi dưỡng phù hợp để giáo viên có điều kiện đầu tư lâu dài, chủ động, tích lũy được kinh nghiệm.
Động viên, khen thưởng
Nhà trường cần tạo điều kiền tối đa cho giáo viên và học sinh. Cụ thể: bớt công tác kiêm nhiệm; khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh đạt thành tích như đi tham quan, nghỉ mát, ưu tiên nhận học bổng của các tổ chức; quan tâm các yêu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học; mua tài liệu, photo bài học, bài tham khảo,...
Thời lượng bồi dưỡng
Nên sắp xếp một cách khoa học, rải đều trong năm. Không nên dạy dồn trước khi đi thi. 
 Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian qua giúp tôi nhận ra rằng: “tố chất” của học sinh là hết sức quan trọng. Nhưng bên cạnh đó vai trò cuả người thầy cũng rất quan trọng. Những hệ thống tri thức, hướng dẫn tiếp nhận văn chương rất cần vai trò của người thầy. Vì vậy, để có học sinh giỏi, thầy phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, phải phát hiện đúng học sinh có năng khiếu, có phương pháp bồi dưỡng phù hợp để đạt hiệu quả.
 Đây là những kinh nghiệm của bản thân, tôi đã đúc kết được qua nhiều năm. Những điều này có lẽ không còn mời mẻ với những đồng nghiệp có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm. Rất mong nhận được chia sẻ, đóng góp của đồng nghiệp để công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của môn ngữ văn ở trường THPT Võ Văn Kiệt ngày càng khởi sắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Ngữ Văn 11 (Tập 1), Nxb Giáo dục, năm 2009
2. Sách Ngữ Văn 12 (Tập 2), Nxb Giáo dục, năm 2009
3.Tuyển tập đề thi OLIMPIC 30 tháng 4, lần thứ XVII -2011-NXB ĐHSP
4.Phân tích –bình giảng tác phẩm văn học 11, Nguyễn Đăng Mạnh( chủ biên)
MỤC LỤC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	Mẫu 02
	 BẠC LIÊU
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	 (Trang cuối của SKKN)
	1. Kết quả chấm điểm: . . . . . . /100 điểm
	a) Về nội dung:
- Tính khoa học: . . . . . /25 điểm
- Tính mới: . . . . ./20 điểm
- Tính hiệu quả: . . . .. . /25 điểm 
- Tính ứng dụng thực tiễn: . . . . . ./20 điểm 
b) Về hình thức: .. . . . . . /10 điểm
	2. Căn cứ kết quả đánh giá, xét duyệt của Hội đồng khoa học ngành giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở GD&ĐT Bạc Liêu thống nhất công nhận SKKN và xếp loại: . . . . . . . . . . . . . . 
	 Bạc Liêu, ngày. . tháng . . . . năm
	GIÁM ĐỐC

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_trao_doi_kinh_nghiem_on_hoc_sinh_gioi.docx
Sáng Kiến Liên Quan