Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình vnen tại trường tiểu học Vũ Hòa 2

Được quan tâm của lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Đức Linh, từ năm học 2012 - 2013, Trường Tiểu học Vũ Hòa 2 được chọn đưa vào thực hiện giảng dạy theo Mô hình Trường học mới tại Việt Nam (VNEN). Đây là cơ hội tốt để trường thực hiện quá trình đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục. Và là lần đầu tiên, đơn vị như được chắp thêm cánh, tiếp thêm sức, được tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Kể từ khi thực hiện mô hình này, toàn bộ đội ngũ trong trường đều nhận thấy việc đổi mới PPDH là rõ ràng nhất, thực tế nhất. Bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, nhưng quá trình vận hành cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. Mô hình vẫn còn quá mới mẻ với đội ngũ, với học sinh cũng như thói quen của nhân dân trong địa bàn. Việc đổi mới gần như toàn diện. Khác từ tên gọi cơ cấu cán sự trong lớp (Hội đồng tự quản, các ban), tổ chức lớp học hoàn toàn theo nhóm, trang bị các góc công cụ trong lớp sao cho thuận lợi nhất để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh, việc trang trí trong lớp, đến việc sử dụng tài liệu "ba trong một", phát huy vai trò của cha mẹ học sinh cũng như cộng đồng trong việc phối hợp giáo dục học sinh, nhất là việc đánh giá học sinh cơ bản bằng nhận xét. Chính vì Mô hình đang thực nghiệm nên ngoài các đợt tập huấn, các văn bản chỉ đạo của các cấp, đơn vị vừa làm, vừa trao đổi với đơn vị bạn, vừa rút kinh nghiệm.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo mô hình vnen tại trường tiểu học Vũ Hòa 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo nhóm thường xuyên nên khi bắt đầu vào học lớp 2 các em rất khó khăn trong học nhóm. Vì vậy thời gian vài tháng đầu học kì I của lớp 2, giáo viên rất vất vả trong quá trình tổ chức cho học sinh học theo nhóm đúng nghĩa. Vì vậy thời gian này, giáo viên dạy lớp 2, mà chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm phải dành nhiều thời gian, công sức trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức lớp học, rèn luyện các kĩ năng làm việc theo nhóm, nề nếp học tập theo Mô hình VNEN cho các em. Sau năm đầu tiên thực hiện Mô hình VNEN (năm học 2012 - 2013), với trách nhiệm là người quản lí đơn vị, tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác tổ chức. Đó là, để thành công trong việc thực hiện mô hình này, ngay từ lớp 1 cần phải có sự đầu tư sớm, đi vào chiều sâu, có chất lượng cho công tác tổ chức, rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm cho các em, mặc dù chưa phải ngồi học theo nhóm thường xuyên như lớp 2 trở lên. 
Để thực hiện vấn đề này, trong học kì I, giáo viên chủ nhiệm lớp 1 phải hoàn chỉnh cơ cấu cán sự lớp. Trong đó đặc biệt chú ý tuyển chọn xây dựng đội ngũ tổ trưởng linh hoạt (dựa theo tiêu chuẩn nhóm trưởng như mục 2). Đây chính là lực lượng nòng cốt làm nhóm trưởng trong học kì II và cho sau này. Ngoài việc rèn luyện khả năng nhận thức cho học sinh và các kĩ năng thông thường giúp học sinh lớp 1 tự phục vụ bản thân, tự quản lí thời gian, giáo viên dạy lớp 1 mà đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm tập trung rèn cho các em một số kĩ năng sau:
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử:
Để hình thành kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh lớp 1, thông qua các tiết học, các hoạt động, giáo viên cần giúp các em rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng nói, biết nhận xét bạn hay một vấn đề nào đó trong học tập, sinh hoạt. Giáo viên chú ý khuyến khích các em biết bày tỏ ý kiến, ý tưởng của mình, không những ở lớp mà còn ở nhà, ngoài xã hội. Qua đó rèn luyện cho các em sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể lớp để trình bày một suy nghĩ nào đó của mình. Giáo viên cũng cần giúp các em biết lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu ý kiến của người khác, rèn thói quen biết cảm ơn cảm ơn, xin lỗi. 
Khi các em đã có được khả năng giao tiếp tốt, luôn biết cởi mở, bày tỏ suy nghĩ của mình sẽ tạo được các mối quan hệ tích cực với bạn bè và luôn được bạn bè đồng tình, ủng hộ. Qua đó tạo cho các em nền tảng ban đầu để phát triển các kĩ năng khác như: kĩ năng chia sẻ, cảm thông, thương lượng, giúp đỡ, kiểm soát cảm xúc, giải quyết khó khăn,... nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
- Hình thành kĩ năng hợp tác, chia sẻ
Hiện tại, trong đơn vị, các giáo viên dạy lớp 1 đã hết sức chú ý việc giúp các em biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau, chung sức và chia sẻ trong học tập cũng như một số hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ. Trong giai đoạn đầu lớp 1, ngoài việc cơ cấu học sinh theo tổ như Điều lệ trường tiểu học, giáo viên đã hình thành các nhóm nhỏ để bước đầu giúp các em làm quen dần với việc trao đổi, hợp tác, chia sẻ với nhau với nhau trong một số hoạt động học tập. 
Trong mỗi nhóm nhỏ thường có học sinh có năng lực, để tạo cho các em có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, sinh hoạt vui chơi. Giáo viên khuyến khích và giúp học sinh biết chung sức làm việc, biết giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động, biết chia sẻ và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm cùng với nhóm, với tập thể lớp.
Qua các hoạt động như học tập, vui chơi, kể chuyện, ca hát,... giáo viên giúp học sinh thấy được giá trị không hề nhỏ và lợi ích của sinh hoạt, làm việc, học tập theo tập thể. Có những việc phải cần có sự hợp tác của bạn, giúp đỡ của tập thể mới đem lại thành công. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông, chia sẻ cùng bạn.
Cơ cấu tổ chức lớp cũng nên có sự thay đổi. Đội ngũ cán sự trong lớp cũng cần luân phiên thay đổi theo từng tháng, học kì để từng học sinh biết được các công việc của người cán sự lớp, tổ, biết được những khó khăn gặp phải trong công việc phải xử lý ra sao và cũng là cơ hội để các em rèn các kĩ năng chỉ huy. Qua đó các em sẽ biết thông cảm, chia sẻ trong công việc của người chỉ huy và sẽ có thái độ hợp tác tốt nhất. 
- Kĩ năng tự quyết định và giải quyết vấn đề:
Kĩ năng tự quyết định và giải quyết vấn đề là những kĩ năng rất cần thiết cho mọi người. Đối với học sinh lớp 1 cũng rất quan trọng trong việc học tập và trong cuộc sống hằng ngày của các em. Giáo viên giảng dạy ở lớp 1 đã thường xuyên giúp các em rèn luyện biết lựa chọn và đưa ra các quyết định phù hợp với tình huống nảy sinh, đúng nội dung và kịp thời để có được kết quả tốt nhất. Điều đó cũng cho thấy rằng, nếu học sinh nào còn thiếu tự tin, rụt rè, quyết định chậm trễ hay không đúng sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập của cá nhân, sau đó là của tổ, nhóm và xa hơn là trong cuộc sống của mình sau này.
Vì vậy, tùy theo từng giờ học, môn học để giáo viên tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em phát triển. Chẳng hạn trong các giờ học môn Đạo đức, nhất là tiết thực hành, giáo viên cần tăng cường sử dụng các bài tập tình huống, bài tập thực hành cụ thể, gắn liền với thực tế để khuyến khích học sinh suy nghĩ và lựa chọn các phương án tốt nhất hay các lệnh ngắn gọn như "nên hay không nên làm", hơn thế nữa là là "vì sao?", " làm như thế nào?"... để xử lí yêu cầu của tình huống, bài tập. Hoặc qua môn Tự nhiên và Xã hội, tổ chức một số trò chơi học tập để giúp các em rèn luyện thói quen có những quyết định nhanh chóng trong việc xác định những thông tin mà trong thực tế các em đã từng biết hoặc biết nhưng chưa chắc chắn để khẳng định một kiến thức, hay chuỗi kiến thức nào đó, từ đó tự giải quyết vấn đề trong học tập. Qua các giờ sinh hoạt, giáo viên cũng cần tổng hợp đưa ra một số tình huống như "đi học đúng giờ", "bỏ quên dụng cụ học tập", "đi bộ qua đường khi không có người lớn dẫn", "bị đau bụng sau ăn sáng",... để thử xem học sinh ứng xử như thế nào. 
Tương tự như vậy, giáo viên hết sức linh hoạt trong các môn học hay hoạt động tập thể để giúp học sinh lớp 1 tự liên hệ bản thân mình đã thực hiện tới đâu. Dần dần các em mạnh dạn, tự tin, đưa ra quyết định, ý tưởng của mình, từ đó giáo viên định hướng cho các em có cách xử lí và giải quyết vấn đề phù hợp, đúng nhất, nhanh nhất.
Qua học kì II của năm học, sau khi kết thúc kết thúc phần học âm vần, chuyển sang giai đoạn tập đọc, tuy đọc còn chậm nhưng phần lớn các em đã 
đọc khá hơn, giáo viên chủ nhiệm tiến hành tập cho các em làm việc theo nhóm nhiều hơn, và tổ chức một số tiết học theo nhóm theo Mô hình VNEN. Qua đó giúp các em làm quen dần với phương pháp học theo nhóm, tạo nền tảng cho lớp 2.
Cuối học kì II, lớp 1 làm quen với Mô hình VNEN
 Lúc này, nhờ các em đã có được những kĩ năng cần thiết đã được rèn luyện trong thời gian trước đó như tự học, giao tiếp ứng xử, ra quyết định,... sẽ giúp các em thích nghi tốt hơn với cách làm việc và học theo nhóm, học sinh sẽ có thói quen chủ động trong công việc và sẽ dần tiến bộ trong việc cùng nhau tìm tòi, khám phá chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức của giáo viên.
Tuy trong thời gian ngắn (10 tuần) cuối học kì II, nhưng đó là khoảng thời gian quý giá giúp hình thành rất nhiều thói quen học theo nhóm cũng như củng cố và phát triển nhiều kĩ năng cho các em để sau này lên lớp 2 sẽ vững vàng hơn.
5. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cha mẹ học sinh và cộng đồng
Cha mẹ là người hiểu rõ nhất về sự phát triển và trưởng thành của con em mình. Do đó cha mẹ học sinh cần phải biết con em mình đã học được những gì ở trường. Để từ đó giúp các em liên hệ, áp dụng kiến thức đã học ngay vào cuộc sống tại gia đình, qua đó củng cố được kiến thức. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế tại địa phương, không phải phụ huynh nào cũng thường xuyên và biết cách quan tâm đến việc học tập của con em mình có hiệu quả nhất. Qua thông từ các buổi họp, từ mối quan hệ thường ngày, sự phản ảnh từ giáo viên về tình hình giữa cha mẹ và học sinh ở nhà, tôi đã đưa ra một số gợi ý giúp cha mẹ học sinh thực hiện tốt việc tâm sự, chia sẻ với con em mình ở nhà và cộng đồng qua đó nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện của các em. Đồng thời cũng để thể hiện mối quan tâm của cha mẹ học sinh, cộng đồng đến việc cùng tham gia đánh giá quá trình học tập, rèn luyện, quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của con em mình từ đó tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục. 
Cụ thể một vài nội dung đã triển khai nhằm chia sẻ, gợi ý để cha mẹ học sinh thực hiện:
a) Làm thế nào để trẻ thích thú, tự nguyện chia sẻ những điều mới mẻ, những vui buồn và kiến thức, kĩ năng trẻ học được ở trường với gia đình?
Cha mẹ cần giúp trẻ thích thú, tự nguyện chia sẻ những điều mới, điều hay về kiến thức, kĩ năng đã học được, hay những niềm vui nỗi buồn ở trường với gia đình. Sau khi trẻ đi học về, bố mẹ hay những người thân trong gia đình cần chào đón các em bằng ánh mắt thân thiện. Cha mẹ và người lớn cần tạo điều kiện để trẻ tâm sự, chia sẻ chân thật nhất về những gì diễn ra ở lớp học, những kiến thức, kĩ năng học được từ các bài học ở trường. Khích lệ, gợi mở để trẻ tự tin chia sẻ, có thể bằng cách hỏi những câu gợi ý như: 
- "Hôm nay con đi học có vui không?"
- "Bài học hôm nay con học được gì? Con có những gì mới để khoe với cả nhà không nào?"
- "Ở lớp, con đã học hỏi thầy / cô và các bạn những điều gì? Con có thảo luận với các bạn không? Con có gì chia sẻ với gia đình? Con cần bố mẹ giúp con những gì nào?" v.v...
Cần lắng nghe trẻ chia sẻ bằng cả trái tim của những bậc làm cha mẹ hoặc những người thân của trẻ. Trong quá trình nghe phải thật sự chú ý vào những điều trẻ chia sẻ để tiếp nhận những điều hay, những điều cha mẹ chưa biết mà trẻ cung cấp và để phát hiện những vấn đề trẻ cần giúp đỡ. Cha mẹ, người thân cần tôn trọng ý kiến của các em, không cáu giận, không phản ứng thô bạo nếu trẻ nói ra những điều chưa tốt ở trường (nhận được lời phê bình, trả lời sai, chậm, ít chú ý,..) sẽ làm trẻ sợ sệt, mất tự tin và không muốn chia sẻ nữa. Có như vậy, cha mẹ hoặc người thân và trẻ mới có sự tương tác với nhau thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất của mỗi lần chia sẻ.
b) Sau khi chia sẻ, biết được tình hình học tập ở trường của con em mình, cha mẹ hoặc người thân trong gia đình làm gì để giúp các em? 
Gợi ý như sau:
- Tạo ra bầu không khí tự nhiên, thân thiện, vui vẻ trong gia đình.
- Không chỉ dẫn hoạt động học tập một chiều mà cần tạo tình huống để trẻ xử lí nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực, hiệu quả.
- Hạn chế tối đa áp đặt suy nghĩ của cha mẹ, người thân cho trẻ.
- Giúp đỡ trẻ thực hiện những hoạt động ứng dụng trong các bài học. Điều đó không có nghĩa là cha mẹ, người thân làm thay cho trẻ, mà trẻ phải là người thực hiện hoạt động này. Cha mẹ, người thân chỉ hỗ trợ để trẻ hoàn thành hoạt động một cách tốt hơn.
Cha mẹ hoặc người thân hỗ trợ như thế nào? Ví dụ:
+ Con cần phải làm gì? Ý con như thế nào?
+ Con có thực hiện được không? Con cần cha/mẹ giúp những gì để con thực hiện được điều đó? 
Kể cả khi các em thực hiện được thì cha mẹ, người thân vẫn phải quan sát xem trẻ đã thực hiện như thế nào nhằm phát hiện những sai sót và giúp đỡ kịp thời để các em thực hiện đúng và tốt hơn.
6. Tổ chức tuyên truyền, kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh
a. Kết hợp với cha mẹ học sinh 
Kết hợp với cha mẹ học sinh là việc làm hiển nhiên trong công tác phối hợp giáo dục ba môi trường từ trước đến nay. Tuy nhiên khi áp dụng Mô hình 
VNEN thì đòi hỏi phát huy mạnh mẽ, tối đa vai trò của gia đình và cộng đồng trong dạy học và giáo dục học sinh. Vì vậy, để phát huy được vai trò của cha mẹ học sinh trong 
Một buổi sinh hoạt có sự tham gia 
của cha mẹ học sinh
việc chia sẻ, giúp đỡ con em mình, tôi đã chỉ đạo giáo viên duy trì thường xuyên việc mời cha mẹ của các em đến tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học và giáo dục của trường, lớp như qua các tiết học, một số buổi hoạt động ngoài giờ. Trong giờ học, cha mẹ học sinh vẫn có thể vào lớp cùng với giáo viên xem con em mình học tập như thế nào. Qua đó để cùng nhau trao đổi về cách sử dụng tài liệu hướng dẫn học, cách đánh giá học sinh, phương pháp giúp trẻ học, nhằm đáp ứng các yêu cầu học tập của học sinh, nhất là những hoạt động, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng. Từ đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kĩ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội tốt hơn.
Một vấn đề đáng lưu ý là qua các cuộc họp, những buổi cha mẹ học sinh đến lớp, giáo viên tranh thủ tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về cách đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Gia đình nào có mạng Internet thì cố gắng tìm hiểu biết rõ hơn. Đối với những phụ huynh là đại diện của Chi hội Cha mẹ học sinh lớp, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh trường thì nhất thiết phải nắm rõ để cùng nhà trường tuyên truyền.
b. Với các đoàn thể và chính quyền địa phương 
Thông qua các buổi họp, hội nghị nhà trường luôn chú ý mời đại diện các đoàn thể và chính quyền địa phương như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ 
Chí Minh, đại diện mặt trận thôn, mặt trận xã, chính quyền địa phương, đại diện Đảng ủy, các thôn trưởng về dự để nắm bắt về những đổi mới trong giáo dục, gửi tài liệu đến một số đại biểu có trách 
Phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền 
nhiệm trong địa phương. Qua đó nhờ các tổ chức, đoàn thể và chính quyền tuyên truyền rộng rãi về những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giáo dục. Trong đó đi sâu tuyên truyền về Mô hình VNEN, năm học 2013 - 2014 là cách đánh giá học sinh theo Công văn 5737/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục & Đào tạo và từ năm học 2014-2015 đến nay là theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
IV. Kết quả và khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiễn
1. Kết quả: 
a. Về chất lượng giáo dục: 
Năm học
Học sinh đủ điều kiện lên lớp thẳng
Học sinh được bình chọn khen thưởng
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2013 - 2014 (đối chứng)
244/250
98,1
235/315
74,6
2014 - 2015
228/230
99,1
222/294
75,5
2015 - 2016
244/246
99,2
220/284
77,5
Học sinh lớp 5 đều hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%
b. Chất lượng tay nghề giáo viên
Trước khi thực hiện giải pháp
Năm học
Dạy giỏi cấp trường
Dạy giỏi cấp huyện
Dạy giỏi cấp tỉnh
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2013 - 2014
15/23
65,2%
5
21,7
0
0
Sau khi thực hiện giải pháp
Năm học
Dạy giỏi cấp trường
Dạy giỏi cấp huyện
Dạy giỏi cấp tỉnh
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2014 - 2015
15/22
68,2%
3 bảo lưu
13,6
2 mới
9,1
2015 - 2016
15/22
68,2%
3 mới
13,6
2 bảo lưu
9,1
Đánh giá chung về kết quả: 
Giải pháp đã giúp khắc phục những khó khăn tại đơn vị, giúp thúc đẩy hoạt động chuyên môn đi vào chuyên sâu, hoàn thành tốt khối lượng công việc, nâng cao hiệu quả trong công tác dạy học, góp phần triển khai thực hiện đạt hiệu quả Mô hình VNEN. Học sinh tỏ rõ tinh thần, thần thái độ học tập tích cực. Các em cảm thấy thoải mái hơn so với cách học trước đây. Các phẩm chất và kỹ năng của các em được phát triển rõ rệt. 
Giải pháp giúp phát huy hết tiềm năng sẵn có của đơn vị, không tốn kém về tài chính, giúp đội ngũ có sự thay đổi tích cực trong nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, góp phần thực hiện đúng định hướng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Trung ương Đảng. Nhân dân trong địa phương hiểu rõ hơn về Mô hinh VNEN, tạo được sự đồng tình ủng hộ trên địa bàn.
2. khả năng phổ biến ứng dụng vào thực tiễn
a. Đối với đơn vị sở tại
Như đã nêu ở trên, để nâng cao hiệu quả dạy học theo Mô hình VNEN không phải chuyện một sớm một chiều có thể làm được ngay. Đó là việc cần phải có thời gian nhất định để đội ngũ có sự chuyển biến, thay đổi hoàn toàn về thói quen trong dạy học hiện hành. Do vậy, đơn vị tiếp tục đầu tư, duy trì để phát huy và nâng cao hiệu quả hơn nữa.
b. Đối với các trường tiểu học đang thực hiện Mô hình VNEN 
Hoàn toàn có thể thực hiện đề tài này. Vì trong thực tế chắc chắn sẽ có một số trường đang gặp khó khăn trong việc dạy học theo Mô hình VNEN tương tự như đơn vị.
c. Đối với các trường tiểu học chưa thực hiện Mô hình VNEN 
Để đổi mới PPDH cũng như đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo, cần thiết phải tổ chức cho học sinh học cách học, cách tự đánh giá và đánh giá bạn. Mô hình VNEN hoàn toàn thích ứng với yêu cầu của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Do vậy các trường tiểu học ngoài Dự án Mô hình Trường tiểu học mới tại Việt Nam hoàn toàn có thể vận dụng đề tài này vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị mình. 
d. Về tính kinh tế
 Việc triển khai như trường tiểu học Vũ Hòa 2 đã làm là không tốn kém gì nhiều về tiền bạc, mà chủ yếu là tiến hành đồng bộ, chặt chẽ, kiểm tra giám sát thường xuyên, rút kinh nghiệm qua từng đợt để lần sau làm tốt hơn. Tùy theo điều kiện từng đơn vị, nhất là về khả năng tài chính mà vận dụng thực hiện giải pháp này. Nếu không thực hiện toàn bộ được thì vẫn có thể thực hiện một vài biện pháp trong giải pháp này để khắc phục khó khăn trong dạy học.
V. Bài học kinh nghiệm và đề xuất
1. Bài kinh nghiệm
- Người đứng đầu đơn vị phải thật sự gương mẫu, sâu sát, đi đầu, khởi xướng trong công việc, thường xuyên kiểm tra, giám sát đôn đốc nhắc nhở cấp dưới, có sự điều chỉnh kịp thời theo diễn biến và tiến độ công việc. Phát huy tốt vai trò chủ đạo của giáo viên, tôn trọng sự sáng tạo, ý kiến đóng góp của từng cá nhân. 
- Người thầy phải nhiệt huyết, bền bỉ, kiên trì, thay đổi về tư duy dạy học, cần "quên" đi cách dạy hiện hành, gác lại thói quen truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Hết sức coi trọng và tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn đảm bảo được nội dung và chất lượng. Đó là chìa khóa của thành công trong dạy và học. 
- Tổ chức tiết sinh hoạt lớp đúng quy định, thực hiện nghiêm túc, thường xuyên sinh hoạt đầu giờ sẽ giúp cho đội ngũ cán sự lớp ngày càng trưởng thành hơn. Trong từng hoạt động, giáo viên cần phát huy tốt vai trò của hội đồng tự quản, đặc biệt là nhóm trưởng. Cần đặt niềm tin vào các em, chia sẻ và lắng nghe ý kiến các em bằng cả trái tim của người thầy. Đồng thời luôn có sự đánh giá, nhắc nhở khuyến khích và động viên học sinh kịp thời. Tạo lập và giữ vững mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng nhằm phát huy sức mạnh hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục.
2. Đề xuất
a. Đối với các trường tiểu học dự định thực hiện đề tài này 
Tổ chức tốt việc xây dựng và sử dụng các góc công cụ, tạo môi trường sư phạm thân thiện, an toàn, gần gũi với với các em. Xây dựng tổ chức cơ cấu lớp học thật chắc chắn, tạo sự đồng tình trong đội ngũ cũng như cha mẹ học sinh. 
b. Đối với cấp lãnh đạo
Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu, nhược khác nhau. Tuy nhiên đây là mô hình phù hợp nhất cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, thích nghi tốt với việc thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT. Vì vậy cần mở rộng việc tổ chức lớp học theo Mô hình VNEN tới nhiều trường tiểu học. Đối với Bộ GD-ĐT cần sớm hoàn chỉnh tài liệu hướng dẫn học để giảm bớt áp lực cho giáo viên trong việc điều chỉnh, tài liệu nên bán rộng rãi ngoài thị trường để đáp ứng nhu cầu chung.
Tóm lại: "Một vài biện pháp nâng cao iệu quả dạy học theo Mô hình VNEN tại trường tiểu học Vũ Hòa 2" là đề tài mà tôi đã dựa trên kết quả thực tế của năm học 2013 - 2014 để xây dựng giải pháp và triển khai thực hiện chính thức trong năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016. Giải pháp đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục trong đơn vị, góp phần triển khai thực hiện đúng theo Mô hình VNEN. Bước đầu đem lại thành công trong việc chuyển biến tư duy của đội ngũ về đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên do quá trình thực hiện cũng còn một số khó khăn nhất định, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm khắc phục nên vẫn chưa thể trọn vẹn mà chắc chắn sẽ còn những khiếm khuyết. Việc trình bày đề tài cũng còn những hạn chế nhất định. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng Xét sáng kiến kinh nghiệm cấp trên để bản thân rút kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo đơn vị thực hiện đề tài tốt hơn.
Chân thành cảm ơn! 
 Người viết
NGUYỄN HỮU QUYỀN

File đính kèm:

  • docNang cao chat luong Sinh hoat chuyen mon.doc
Sáng Kiến Liên Quan