Một số giải pháp thu hút học sinh tham dụ kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí khối 12 có hiệu quả

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học tự

nhiên đang chiếm ưu thế; xu hướng đó đang tác động mạnh mẽ đến tâm lí phụ huynh

và các em học sinh. Chính vì vậy mỗi khi đến trường các em học sinh thường đưa ra

mục tiêu là “phải học tốt môn khoa học tự nhiên”, còn các môn khoa học xã hội trong

đó có môn Địa lí đa phần đều bị xem nhẹ, học Địa lí chỉ mang hình thức đối phó, còn

tâm lí giáo viên giảng dạy bị hụt hẫng.

Trong những năm qua ở trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong, môn Địa lí

vẫn chưa có vị trí đáng kể, vẫn như là một môn phụ; phần lớn các em học sinh chỉ

quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên. Ngoài ra môn Địa lí thuộc khối C mà

khối thi này thì ngày càng có xu hướng giảm số lượng thí sinh đăng ký do ngành thi

hạn chế, cơ hội việc làm trong tương lai cũng khó khăn hơn các ngành khác, cho nên

cả học sinh và xã hội ít quan tâm.

Thực tế cho thấy Địa lí lớp 12 là một môn học rất sinh động và hấp dẫn ; môn

học Địa lí sẽ cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên và kinh tế xã hội của

Việt Nam; từ đó hình thành cho các em kĩ năng sống như bảo vệ môi trường, tình yêu

quê hương đất nước, định hướng nghề nghiệp.

Hằng năm Sở Giáo dục và đào tạo Đồng Nai thường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi

cấp tỉnh, trong đó có môn Địa lí khối 12; kết quả của kỳ thi này không chỉ khẳng định

uy tín chất lượng đào tạo của các trường trung học phổ thông, mà còn thể hiện vai trò,

nổ lực của từng giáo viên. Từ năm học 2001-2010 được Ban giám hiệu nhà trường tin

tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12, tôi đã rút ra được

một số kinh nghiệm để áp dụng cho bản thân cũng như qua đó trao đổi với đồng

nghiệptrong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chính vì vậy tìm ra giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh

giỏi cấp tỉnh có tầm quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc dạy và học môn Địa lí ở

trường trung học phổ thông nói chung, ở trường THPT Lê Hồng Phong nói riêng. Cho

nên tôi quyết định chọn đề tài này vì nó sẽ giúp tôi trên con đường giảng dạy của

mình cũng như thông qua đó góp phần nâng cao vị thế của môn Địa lí đối với các em

học sinh, đồng thời triển khai có hiệu quả các giải pháp của đề tài này với các đồng

nghiệp.

pdf16 trang | Chia sẻ: myhoa95 | Lượt xem: 2348 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp thu hút học sinh tham dụ kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí khối 12 có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi theo ý đồ riêng 
 Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là rất cần thiết đối với giáo viên 
bộ môn; có kế hoạch thì quá trình bồi dưỡng mới trôi chảy và có kết quả tốt.Thời gian 
để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng này ít nhất là 4 tháng; vì thường là tháng 9 bắt 
đầu công việc và kết thúc là đầu tháng 2 năm sau khi các em học sinh đi thi học sinh 
giỏi cấp tỉnh. 
Lên kế hoạch làm việc cho từng tuần và tháng.Ví dụ năm học 2014-2015: 
Tháng Tuần Nội dung công việc Ghi chú 
10/2014 
Tuần 1 - Lên kế hoạch làm việc. 
- Đi tuyển học sinh (8-10 học sinh) 
- Tổ chức thi vòng sơ loại (nếu số lượng 
học sinh quá đông (>15 học sinh). 
- Gặp mặt học sinh và ổn định lớp. 
Tuần 2 - Dạy các kỹ năng Địa lí. 
- Dạy lí thuyết 
Tuần 3 - Dạy một số phép tính. 
- Hướng dẫn vẽ biểu đồ cột, tròn. 
- Dạy lí thuyết 
Tuần 4 - Hướng dẫn vẽ biểu đồ miền, đường, 
kết hợp. 
- Thi thử lần 1 
28/10/2014 
11/2014 Tuần 1 - Chấm và trả bài thi thử cho học sinh. 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 7 
- Hướng dẫn cách nhận xét và giải thích 
bảng số liệu. 
Tuần 2 - Dạy kiến thức lý thuyết 
- Giải một số đề thi học sinh giỏi môn 
Địa lí năm 2011, 2010, 2009, 
Tuần 3 - Dạy kiến thức lý thuyết 
- Cho học sinh tự khảo bài theo cặp. 
Tuần 4 - Thi thử lần 2. 
- Chấm và trả bài thi thử lần 2. 
- Chọn 8 học sinh tốt nhất (Quy định của 
kỳ thi là mỗi môn không được quá 8 học 
sinh). 
27/11/2014 
12/2014 Tuần 1 - Dạy kiến thức lý thuyết. 
- Cho học sinh tự khảo bài theo cặp. 
Tuần 2 - Động viên học sinh và đánh giá ưu 
điểm, nhược điểm của từng thành viên 
trong đội tuyển. 
Tuần 3 Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng át 
lát Địa lí có hiệu quả. 
Tuần 4 - Thi thử lần 3. 
- Chấm và trả bài thi thử lần 3. 
28/12/2014 
1/2015 Tuần 1 Cho học sinh khảo bài theo nhóm. 
Tuần 2 Cho học sinh khảo bài theo nhóm. 
Tuần 3 Giáo viên hướng dẫn cách làm bài thi, 
ổn định tâm lí cho học sinh. 
Tuần 4 Trả lời các câu hỏi thắc mắc về kiến 
thức của các em trong đội tuyển. 
Lên kế hoạch tuyển học sinh vào đội tuyển học sinh giỏi: đây là yếu tố quan 
trọng nhất quyết định đến hiệu quả đào tạo sau này; giáo viên cần tiến hành các bước 
như sau: 
 Dán thông báo lên bảng tin hoặc qua hệ thống phát thanh nhà trường về việc 
tuyển học sinh giỏi môn Địa lí để các em đăng kí tham gia. 
 Tham khảo ý kiến một số giáo viên đã giảng dạy môn Địa lí của các em ở 
năm lớp 11 để có thể chủ động lựa chọn đối tượng học sinh giỏi. 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 8 
 Tiến hành khảo sát sơ qua kết quả học tập năm lớp 11 (giáo viên phải trực 
tiếp khảo sát ở sổ điểm lớn của nhà trường). 
2. Giải pháp 2: Cách thức thành lập đội tuyển 
Việc phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi là một vấn đề quan trọng; vì công 
việc này sẽ liên quan đến chất lượng, hiệu quả của đội tuyển trong quá trình bồi dưỡng 
và tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
Bằng nhiều hình thức tuyển chọn, tôi sẽ chọn từ 8 - 10 học sinh tốt nhất, các em 
phải đạt các tiêu chí như: 
 Học sinh phải có học lực khá, hạnh kiểm khá trở lên, để tạo nền chung cho 
sự tiếp thu kiến thức, kỹ năng. 
 Điểm trung bình môn Địa lí năm học lớp 11 phải từ 7,5 điểm trở lên. 
 Học sinh phải có niềm đam mê, yêu thích môn Địa lí, cần cù trong học tập, 
có ý chí để đạt được mục đích; nếu không có đam mê, không có ý chí thì rất 
khó đạt được đến thành công. 
 Học sinh phải có khả năng học tập bộ môn; đó là khả năng chủ động tích tụ 
kiến thức, khả năng liên hệ thực tế, khả năng thực hiện các kỹ năng như xử 
lý số liệu, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ..... 
Trong trường hợp số lượng đăng kí tham gia đội tuyển học sinh giỏi quá đông 
(>10 học sinh) thì giáo viên có thể tổ chức thi vòng sơ loại (với kiến thức cơ bản) và 
dành một buổi để phỏng vấn các em; để từ đó chọn ra được một đội tuyển khoảng từ 8 
đến 10 học sinh tốt nhất để tiến hành công tác bồi dưỡng. 
Trong trường hợp học sinh đăng kí tham gia quá ít về số lượng (<8 học sinh), 
thì tôi tiếp tục đi đến các lớp để tư vấn thêm về ưu điểm khi các em chọn môn Địa lí; 
Ví dụ như: Địa lí là môn dễ học, có khả năng mang lại thành tích cao nếu các em chịu 
khó 
3. Giải pháp 3: Phương pháp làm công tác tư tưởng để học sinh không rời bỏ đội 
tuyển 
Trong những năm học trước, mỗi khi thành lập đội tuyển để bồi dưỡng học sinh 
giỏi môn Địa lí thì giáo viên luôn gặp nhiều khó khăn, nhất là tình trạng học sinh bỏ 
học giữa chừng hoặc xin rút lui khỏi đội tuyển; điều đó sẽ làm làm cho đội tuyển thiếu 
hụt lực lượng trầm trọng, ngoài ra còn ảnh hưởng không tốt tới tâm lí của các thành 
viên còn lại. Vì vậy rút kinh nghiệm năm học trước, tôi đã chuẩn bị chu đáo giải pháp 
“nghệ thuật làm công tác tư tưởng để học sinh không rời bỏ đội tuyển” với cách làm 
như sau: 
3.1. Bước 1: Tập trung học sinh buổi đầu tiên để gặp mặt giữa thầy và trò 
 Trao đổi với các em về tầm quan trọng của kỳ thi học sinh giỏi. 
 Lợi ích của học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi. 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 9 
 Kích thích học sinh say mê học tập môn học. 
 Sắp xếp lịch học: 2 buổi/ tuần (thường là buổi chiều, vì buổi sáng các em học 
chính khóa). 
 Thông báo chương trình học để các em trong đội tuyển chuẩn bị chủ động thích 
nghi. 
3.2. Bước 2: Trong các giờ lên lớp giáo viên phải luôn quan tâm học sinh 
 Quan tâm tới tâm lí của từng thành viên trong đội tuyển; Khi giáo viên quan 
tâm đến các em học sinh thì ngược lại học sinh sẽ quý mến thầy cô và yêu thích 
môn địa lí nhiều hơn. 
 Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để có định hướng giúp đỡ; Ví 
dụ: “Từng thành viên cư trú có xa trường học không? Hoặc gia đình có ủng hộ 
việc các em vào đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí không?...” 
3.3. Bước 3: Giáo viên đưa ra nội quy chung cho đội tuyển trong quá trình học 
 Trong quá trình bồi dưỡng giáo viên vừa phải mềm mỏng nhưng cũng cần phải 
cứng rắn, đặc biệt là phải có nội quy riêng đối với môn học. Ví dụ: Học sinh 
không được nghỉ học quá 2 buổi/ 3 tháng, khi nghỉ học phải gọi điện xin phép 
giáo viên và học sinh đó phải có kế hoạch tự học để theo kịp các thành viên 
khác. 
 Học sinh phải khắc phục những khó khăn, có ý chí phấn đấu học tập để đi đến 
thành công vì danh dự của bản thân và cả đội tuyển. 
4. Giải pháp 4: Tạo dựng niềm tin để học sinh học tập say mê và đạt hiệu quả khi 
đi thi 
4.1. Bước 1: Động viên và “truyền lửa” cho học sinh 
 Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải liên tục động viên và “truyền lửa” cho 
các thành viên trong đội tuyển. Giáo viên phải truyền được những đam mê, ý 
chí của bản thân về môn địa lí đến với các em học sinh.Ví dụ: thông qua những 
câu chuyện kể, những lời động viên, những lời khen tới học sinh. 
 Động viên và “truyền lửa” là một giải pháp cần thiết, vì nó sẽ thúc đẩy tinh thần 
học tập của các em; qua đó rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm để đạt được mục 
đích (đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí). 
4.2. Bước 2: Thiết kế nội dung chương trình dạy để thu hút học sinh 
4.2.1. Về nội dung lí thuyết 
* Phần lí thuyết Địa lí Việt Nam lớp 12: do thời điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh khối 
12 (vòng 1) đang là đầu học kỳ II nên chỉ gồm có các nội dung: 
 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ. 
 Đất nước nhiều đồi núi. 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 10 
 Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. 
 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. 
 Thiên nhiên phân hoá đa dạng. 
 Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. 
 Dân cư, lao động, đô thị hóa. 
 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 
 Địa lí ngành nông nghiệp: cây lương thực, cây công nghiệp, chăn nuôi, thủy 
sản, các vùng nông nghiệp 
 Địa lí công nghiệp: cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp 
trọng điểm, tổ chức lãnh thổ công nghiệp, 
 Địa lí dịch vụ: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch.. 
4.2.2. Về phần kỹ năng Địa lí 
 Xử lí số liệu: tính tỉ trọng cơ cấu, tính tốc độ tăng trưởng,.. 
 Vẽ biểu đồ: cột, tròn, miền, đường, kết hợp. 
 Phân tích, so sánh, nhận xét bảng số liệu thống kê. 
 Giải thích các vấn đề địa lí có liên quan. 
 Kỹ năng sử dụng át lát. 
 Kỹ năng liên hệ thực tế. 
4.3. Bước 3: Tổ chức thi thử đánh giá năng lực 
Số lần thi thử : ít nhất là khoảng 3 lần/4 tháng. 
Thời gian thi thử: (cuối tháng 11, 12, 1). 
Mục đích: 
 Làm cho học sinh làm quen với tâm lí thi, cách thi. 
 Giáo viên đánh giá được khả năng và sự tiến bộ của từng em, tìm ra được 
mặt mạnh để phát huy, những hạn chế cần khắc phục. 
 Động viên, khích lệ kịp thời các em trong đội tuyển. 
 Ví dụ 1: ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI 12 
MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2014-2015 (Lần 1) 
Thời gian làm bài: 180 phút 
Câu 1: (4Đ) 
a. Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng 
nước ta? (1,5Đ) 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 11 
b. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu nước ta? (1,5Đ) 
c. Giải thích nguyên nhân hình thành gió mùa Đông Bắc ở nước ta (1,0Đ) 
Câu 2: (4Đ) 
a. So sánh sự khác nhau về thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ 
phía Nam? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt đó? (2,0Đ) 
b. Nếu được chọn làm biên tập viên Đài truyền hình Đồng Nai phụ trách bản tin Dự 
báo thời tiết; em hãy viết bản tin dự báo thời tiết cho khu vực Đông Nam Bộ 
ngày 20/11/2014 (khoảng 5 đến 9 dòng) (2,0Đ) 
Câu 3:(4Đ) 
a. Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều? giải thích nguyên nhân và hậu 
quả của vấn đề đó? (2,0Đ) 
b. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội nước ta(2,0Đ) 
Câu 4: (4Đ) 
a. Phân tích tiềm năng để phát triển ngành thủy sản ở nước ta? (2,0Đ) 
b. Dựa vào át lát trang 19 hãy nhận xét diện tích trồng cây công nghiệp qua các 
năm? Giải thích tại sao nước ta có lợi thế để phát triển cây công nghiệp lâu năm? 
(2,0 Đ) 
Câu 5: (4Đ) 
Bảng số liệu: Đơn vị (Tỉ đồng) 
Thành phần kinh tế 1995 2001 2005 2009 
Khu vực nhà nước 78367 119824 159836 190546 
Ngoài nhà nước 104045 140978 185744 252205 
Vốn đầu tư nước ngoài 13155 31733 47451 69317 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng của các thành phần kinh tế ở nước 
ta? 
 b. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích? 
Ví dụ 2: ĐỀ THI THỬ HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG KHỐI 12 
MÔN ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2014-2015 (Lần 2) 
Thời gian làm bài: 180 phút 
Câu 1: (4Đ) 
a. Phân tích ảnh hưởng của đại hình đồi núi đến phát triển kinh tế xã hội nước ta? 
(2,0Đ) 
b. Trình bày gió mùa mùa hạ? Giải thích nguyên nhân hình thành gió mùa mùa hạ ở 
nước ta (2,0Đ) 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 12 
Câu 2: (4Đ) 
a. Trình bày thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phần địa hình và 
sông ngòi ?(2,0Đ) 
 b. Dựa vào bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm 
Địa điểm Lượng mưa(mm) Lượng bốc hơi(mm) Cân bằng ẩm(mm) 
Hà Nội 1676 989 +687 
Huế 2868 1000 +1868 
TPHCM 1931 1686 +245 
Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa 
điểm trên? Giải thích? (2Đ) 
Câu 3: (4Đ) 
a. Phân tích thế mạnh và hạn chế nguồn lao động nước ta? (2,0Đ) 
b. Dưạ vào át lát trang 15 hãy nhận xét dân số nước ta qua các năm? Việc xuất khẩu 
lao động mang lại lợi ích gì?(2,0Đ) 
Câu 4: (4Đ) 
a. Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp có sự phân hóa theo lãnh thổ? Giải thích 
nguyên nhân? (2,0Đ) 
b. Giải thích tại sao năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? 
(2,0Đ) 
Câu 5:(4Đ) 
 Cho bảng số liệu: Đơn vị: nghìn người 
Năm 2000 2002 2004 2006 
Nông nghiệp 24481 24455,8 24430,7 24172,3 
Công nghiệp 4929,7 6084,7 7216,5 8296,9 
Dịch vụ 8198,9 8967,2 9939,1 10966,9 
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao động nước ta phân theo ngành 
kinh tế giai đoạn 2000 – 2006? 
b. Rút ra nhận xét và giải thích từ biểu đồ đã vẽ? 
4.4. Bước 4: Chấm trả bài thi thử 
Chấm trả bài có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với các em học sinh giỏi, khi chấm 
bài giáo viên phải chỉ ra được ưu điểm, nhược điểm của mỗi bài làm; theo dõi và động 
viên kịp thời mức độ tiến bộ của từng em học sinh qua các bài viết. 
 Khi chấm bài thi thử, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về nội dung kiến thức, 
kỹ năng, phương pháp làm bài, kể cả cách trình bày và chữ viết. Từ đó tìm ra được 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 13 
nguyên nhân, phương hướng khắc phục để học sinh khắc phục được nhược điểm và 
tiến bộ hơn. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
1. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi qua các năm 
1.1 Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2010-2011 môn Địa lí 
khối 12: có 7/8 học sinh dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 12, chiếm tỉ 
lệ 87,5% (tỉ lệ chung của tỉnh là 50%) 
STT Họ và tên Điểm Giải 
01 Nguyễn Quang Tú 15,5 Giải Nhì 
02 Trần Thị Hoài Thanh 10,25 Giải khuyến khích 
03 Nguyễn Duy Anh 11,25 Giải khuyến khích 
04 Dương Thị Ngọc Ly 11,75 Giải khuyến khích 
05 Nguyễn Thị Băng Châu 12,00 Giải khuyến khích 
06 Đàm Thị Kiều Diễm 11,25 Giải khuyến khích 
07 Nguyễn Thị Minh Huyến 10,25 Giải khuyến khích 
1.2. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2011-2012 môn Địa lí 
khối 12: có 4/5 học sinh dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh: đạt tỉ lệ 80% 
STT Họ và tên Điểm Giải 
01 Nguyễn Hoàng Nhật Linh 12,75 Giải Ba 
02 Lê Thị Hồng Loan 10,25 Giải khuyến khích 
03 Nguyễn Thị Ngọc Tươi 10,50 Giải khuyến khích 
04 Nguyễn Thị Ánh Tuyết 10,25 Giải khuyến khích 
1.3. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2012-2013 môn Địa lí 
khối 12: có 7/8 học sinh dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí 12, chiếm tỉ 
lệ 87,5% (tỉ lệ chung của tỉnh là 50%) 
STT Họ và tên Điểm Giải 
1 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 12,0 Giải Ba 
2 Nguyễn Thị Thanh Phương 11,50 Giải Ba 
3 Cao Thị Thuý An 11,0 Giải khuyến khích 
4 Nguyễn Thanh Hằng 11,0 Giải khuyến khích 
5 Trần Thị Thanh Mai 10,25 Giải khuyến khích 
6 Đinh Bích ngọc 10,0 Giải khuyến khích 
7 Bùi Minh Phượng 10,75 Giải khuyến khích 
1.4. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 năm học 2013-2014: có 
8/8 học sinh đi dự thi và đều đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, với tỉ lệ 100% 
STT Họ tên Điểm Giải 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 14 
01 Đào Trần Ngọc Quân 14,75 Giải Nhất 
02 Nguyễn Chí Khang 14,00 Giải Nhì 
03 Nguyễn Anh Pháp 11,75 Giải Ba 
04 Nguyễn Thị Dung 9,75 Giải khuyến khích 
05 Nguyễn Trịnh Bảo Giang 10,00 Giải khuyến khích 
06 Lương Nguyễn Thu Ngân 10,50 Giải khuyến khích 
07 Đinh Thị Bích Ngọc 10,75 Giải khuyến khích 
08 Bùi Thị Tâm 9,75 Giải khuyến khích 
1.5. Kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí khối 12 năm học 2014-2015: có 
7/8 học sinh đi dự thi đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, với tỉ lệ 87,5% 
STT Họ tên Điểm Giải 
01 Nguyễn Thị Trang 16,00 Giải Nhất 
02 Khổng Thị Mộng Tuyền 14,00 Giải Ba 
03 Nguyễn Hải Hưng 13,50 Giải Ba 
04 Vũ Thị Thanh Trúc 13,00 Giải Ba 
05 Nguyễn Thị Thu Hằng 11,75 Giải khuyến khích 
06 Nguyễn Việt Hoàng 11,25 Giải khuyến khích 
07 Nguyễn Thị Thùy Dương 10,50 Giải khuyến khích 
08 Nguyễn Ngọc Uyên Vy 10,00 Không đạt 
Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh ngày 06/02/2015 Trường THPT Lê Hồng Phong 
có 8 học sinh dự thi môn địa lí; kết quả có 7/8 học sinh đạt giải học sinh giỏi ở môn 
Địa lí khối 12; trong đó có các giải nhất, ba, khuyến khích. Đặc biệt là em học sinh đạt 
giải cao nhất (Nguyễn thị Trang) trước đây vốn là những học sinh theo khối A và đều 
không thích, không quan tâm tới môn Địa lí; nhưng rồi, được tôi tư vấn, thuyết phục 
và giảng dạy các em đi đến thành công như ngày hôm nay. Hiện nay tất cả các em học 
sinh đều rất tự hào vì đã mang lại thành công và vinh dự cho bộ môn Địa lí của 
trường THPT Lê Hồng Phong. 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 15 
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 
 1. Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn 
 Giáo viên phải trang bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu 
cầu học của học sinh. 
 Giáo viên giảng dạy môn Địa lí luôn phải suy nghĩ và tìm ra những phương 
pháp, hình thức tổ chức dạy học thích hợp để khơi dậy được những đam mê, ý 
thức học tập của học sinh. 
 Cần tích cực nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các đồng 
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Địa lí. 
 Trong quá trình dạy học cần linh hoạt sử dụng các phương pháp và hình thức tổ 
chức dạy học tạo môi trường học tập thân thiện, học tích cực. 
 Biết liên hệ thực tế địa phương, phát huy tính tư duy của các em học sinh. 
 Phát hiện, bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu học môn Địa lí. Khuyến khích 
các em nâng cao ý thức học tập làm nòng cốt cho bộ môn để tham gia đội tuyển 
học sinh giỏi. 
 Giáo viên bộ môn cần nắm bắt tâm lí, nguyện vọng của học sinh. 
 Tuyên dương, khen thưởng kịp thời những học sinh học tập tiến bộ. 
 2. Đối với các cấp lãnh đạo 
 Luôn quan tâm tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho giáo viên trong quá 
trình bồi dưỡng học sinh giỏi. 
 Có nhiều biện pháp khuyến khích giáo viên tích cực áp dụng những hình thức 
dạy học mang lại cảm hứng học tập cho học sinh. 
 Tìm thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ giáo viên và phát thưởng cho cho sinh đạt 
thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. 
 Giải pháp thu hút học sinh tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn 
địa lí khối 12 là rất cần thiết; giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả về kiến 
thức cho học sinh mà còn khơi dậy được ở các em những tiềm năng vốn có, giúp 
học sinh biết đánh giá được khả năng học tập của bản thân. 
Đặc biệt đối với học sinh khối 12, giải pháp thu hút học sinh học môn Địa lí còn 
góp phần tạo định hướng đúng đắn về sự lựa chọn nghề nghiệp của các em. 
 Trên đây là một vài ý kiến của tôi về giải pháp thu hút học sinh tích cực tham 
dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí khối 12 có hiệu quả. Sáng kiến kinh 
nghiệm này là những ý kiến chủ quan của bản thân tôi về việc dạy và học môn Địa 
lí trong phạm vi trường THPT Lê Hồng Phong nên không thể tránh được sai sót. 
Kính mong nhận được sự góp ý của quý lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi hoàn thiện 
đề tài này, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy môn Địa lí. Xin chân thành cảm ơn! 
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT HỌC SINH THAM DỤ KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 12 CÓ HIỆU QUẢ 
 GVTH: MẠNH TRỌNG THUẬN Trang 16 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Át lát Địa lí Việt Nam- Nhà xuất bản giáo dục việt Nam 2014 
2. Tâm lí học đại cương - Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy - Nhà 
xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2002. 
3. Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trường THPT - Nguyễn Đức Vũ, Phạm 
Thị Sen - Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2004. 
4. Sách giáo khoa Địa lí 12 - Lê Thông, Nguyễn Viết Thịnh - Nhà xuất bản Giáo 
dục Hà Nội, 2005. 
5. Lý luận dạy học Địa lí - Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng phúc - Nhà xuất bản 
ĐHQG Hà Nội. 
6. Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THPT - Lê Thông - Nhà xuất bản Giáo dục 2008. 
7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí - Phạm Thị Sen - Nhà 
xuất bản Giáo dục 2009. 
8. Một số đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lí khối 12 từ năm 2009 đến 2013 
Biên Hoà, ngày 07 tháng 05 năm 2015 
 NGƯỜI THỰC HIỆN 
 Mạnh Trọng Thuận 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_thu_hut_hoc_sinh_tham_du_ky_thi_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_dia_li_khoi_12_co_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan