Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sống cho lớp 2
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN
KĨ NĂNG SỐNG CHO LỚP 2 ”
I. Giới thiệu :
Họ và tên : TRƯƠNG THỊ MINH HƯƠNG
GVCN Lớp : HAI 6
II. Đặc điểm tình hình lớp :
• Thuận lợi :
- Tất cả học sinh đều ở cùng độ tuổi quy định.
- Hầu hết Học sinh đều cư trú tại phường Phước Bình
- Được sự chỉ đạo kịp thời của BGH trường Tiểu học Phước Bình, cùng sự quan tâm của bộ phận chuyên môn : Chương trình dạy kĩ năng sống lớp 2 được thống nhất trong tổ theo chương trình, có kế hoạch với những biện pháp cụ thể. Đó chính là định hướng rất thuận lợi cho giáo viên, trong đó có tôi : vừa dạy học vừa lồng ghép KNS cho học sinh như : Rèn kĩ năng ứng xử trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm, ý thức bảo vệ bản thân . Trong thực tế, giáo viên còn giáo dục học sinh kĩ năng sống qua tin tức thời sự, . các trò chơi dân gian do trường tổ chức, tôi được tập huấn dạy KNS qua các chuyên đề do Phòng tổ chức.
- Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ.
• Khó khăn :
- Một số em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ.
- Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các con chưa cao.
- Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp.
- Các bậc cha mẹ chỉ chú trọng về mặt kiến thức mà thường bỏ qua luyện tập cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng sử dụng đồ dùng, vật dụng cần thiết, kĩ năng tự quản .
- Đối với học sinh lớp 2, các em còn nhỏ, cần có sự hướng dẫn cụ thể và lâu dài để hình thành thói quen, rèn luyện KNS cho học sinh.
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO LỚP 2 ” Giới thiệu : Họ và tên : TRƯƠNG THỊ MINH HƯƠNG GVCN Lớp : HAI 6 II. Đặc điểm tình hình lớp : Thuận lợi : - Tất cả học sinh đều ở cùng độ tuổi quy định. - Hầu hết Học sinh đều cư trú tại phường Phước Bình - Được sự chỉ đạo kịp thời của BGH trường Tiểu học Phước Bình, cùng sự quan tâm của bộ phận chuyên môn : Chương trình dạy kĩ năng sống lớp 2 được thống nhất trong tổ theo chương trình, có kế hoạch với những biện pháp cụ thể. Đó chính là định hướng rất thuận lợi cho giáo viên, trong đó có tôi : vừa dạy học vừa lồng ghép KNS cho học sinh như : Rèn kĩ năng ứng xử trong cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm, ý thức bảo vệ bản thân ... Trong thực tế, giáo viên còn giáo dục học sinh kĩ năng sống qua tin tức thời sự, ... các trò chơi dân gian do trường tổ chức, tôi được tập huấn dạy KNS qua các chuyên đề do Phòng tổ chức. - Mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên và gia đình học sinh rất chặt chẽ. Khó khăn : - Một số em thiếu sự quan tâm, nhắc nhở và sát sao của cha mẹ. - Học sinh lớp 2 còn nhỏ, các em vừa chuyển từ lớp 1 nên ý thức tự giác và ý thức kỉ luật của các con chưa cao. - Do một số em còn rụt rè, thiếu tự tin khi đến lớp. - Các bậc cha mẹ chỉ chú trọng về mặt kiến thức mà thường bỏ qua luyện tập cho trẻ một số kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng sử dụng đồ dùng, vật dụng cần thiết, kĩ năng tự quản ... - Đối với học sinh lớp 2, các em còn nhỏ, cần có sự hướng dẫn cụ thể và lâu dài để hình thành thói quen, rèn luyện KNS cho học sinh. III- Các biện pháp thực hiện Biện pháp nhận thức về việc dạy KNS cho học sinh lớp 2 - Đầu năm tôi được học tập nghiên cứu rèn KNS cho học sinh Tiểu học do Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động. Tôi hiểu rằng chương trình chính khóa giúp trẻ tiếp xúc với kiến thức văn hóa trong suốt năm học, còn thực tế trẻ sẽ được tiếp cận, phát triển kĩ năng, nhận thức qua cách ứng xử với bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội. Vì thế khi trẻ tiếp thu kĩ năng giao tiếp tốt thì trẻ có khả năng tập trung học tập tốt hơn. 2. Biện pháp xác định kĩ năng sống ở lớp 2 - Đối với lớp 2, trẻ cần có KNS như : sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, tìm tòi, học hỏi, ... 3. Biện pháp cụ thể hóa những kĩ năng mà giáo viên cần dạy - Kĩ năng tự tin : Trẻ biết cảm nhận về bản thân mình và mối quan hệ với những người khác. Kĩ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống - Kĩ năng hợp tác : Trẻ biết học cách cùng làm việc với bạn qua các trò chơi, bài học, câu chuyện, ... trẻ cảm thông và cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. - Kĩ năng giao tiếp : Trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần biết được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh. Kĩ năng này chiếm vị trí quan trọng giúp trẻ dễ dàng chia sẻ và tiếp thu những kiến thức mới. 4. Biện pháp giúp trẻ phát triển KNS qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, vui chơi trong nhà trường - Cùng với chính quyền nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao khuyến khích sự chủ động, tự giác của học sinh. - Học sinh được sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm để học sinh được vừa học vừa chơi, chơi mà học - Giờ chào cờ đầu tuần, các em được cô Hiệu trưởng nhắc nhở, giáo dục KNS ở từng thời điểm cụ thể để học sinh thực hiện tốt hơn. IV. Kết quả đạt được - Từ những cố gắng học hỏi, kinh nghiệm của bản thân tôi, sự đồng thuận hợp tác của các bậc phụ huynh giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc dạy KNS cho học sinh lớp 2.6 đạt kết quả như sau : * 100% trẻ được giáo viên khuyến khích tính năng động, mạnh dạn, tự tin để thể hiện bản thân qua giờ học tập rèn luyện. * 90% học sinh có thói quen tự phục vụ, tự kiểm soát bản thân, phát triển óc sáng tạo qua các hoạt động năng khiếu : bơi lội, thể dục, vẽ và các môn học khác. * 100% học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc, hòa đồng, hợp tác cùng nhau trong học tập, vui chơi ở nhà trường. * 100% trẻ được giáo dục, chăm sóc trong môi trường được đảm bảo vệ sinh, an toàn, phòng bệnh và theo dõi sức khỏe cân đo bằng biểu đồ phát triển. * 70% học sinh có kết quả học tập tốt qua kết quả đánh giá kiểm tra sau định kì năm học Về học tập: - 100% HS hoàn thành chương trình lớp 2, được lên lớp 3 Về phong trào nhà trường: + Đạt lớp Vở sạch - Chữ đẹp : 2 em + Đạt giải Toán Tiếng Anh : 5 em + Đạt giải Toán Internet : 2 em + Phong trào kế hoạch nhỏ: HK I thu được 60kg, HK II thu được 60kg Phước Bình, Ngày 14 tháng 5 năm 2018 Người viết Trương Thị minh Hương
File đính kèm:
- SKKN CNG MINH HUONG 26_12411189.doc