Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh lớp 1

Sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới về mục tiêu và phương thức đào tạo. Đào tạo ra lực lượng lao động có chất lượng cao và sáng tạo có khả năng tự học, tự nghiên cứu suốt đời. Đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Một vấn đề đặt ra để thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp Một nói riêng là lứa tuổi ngây thơ trong trắng hay giận hờn, thích đùa giỡn, thích được khen, thích được yêu thương. Chính vì thế các em rất dễ bắt chước những cái xấu, nhưng cũng dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp, để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định được vai trò của mình. Đó là giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh. Bên cạnh đó còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của giáo viên đối với học sinh.

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 51940 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đối với học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay trái khoanh lên bàn. Tư thế đứng trả lời cô giáo thẳng và cách trả lời lễ phép ngắn gọn.
- Hàng ngày giáo viên tuyên dương khen ngợi kịp thời những cá nhân, những tổ có nhiều cố gắng trong việc giữ gìn tốt nề nếp tốt cho các em khác noi theo và cũng thật là nhẹ nhàng, nhưng nghiêm khắc, phê bình những cá nhân, tổ còn mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến nề nếp lớp. 
	- Xây dựng nề nếp mặc đồng phục vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu, các bạn nam bỏ áo trong quần, cũng là một số nề nếp qui định cho từng cá nhân học sinh cả nam lẫn nữ tuyệt đối không được sai phạm. Gọi một vài em nam nữ ăn mặc chỉnh tề lên trước lớp để làm gương cho học sinh noi theo.
	- Nề nếp giữ vệ sinh lớp từ đầu giờ đến cuối giờ phải có ý thức giữ sạch lớp mình. Trực nhật của học sinh phải có sự phân công cụ thể từng nhóm, giáo viên luôn kiểm tra ngay từng buổi học, có nhận xét phê bình kịp thời nếu học sinh thiếu ý thức khi đã đến phiên mình trực, bên cạnh đó giáo viên cần có những động viên khen ngợi những em làm tốt trực nhật.
- Tư thế ngồi học trong lớp cũng là một nề nếp của học sinh. Thường học sinh phải ngồi nghiêm chỉnh chú ý bài. Sau mỗi tiết phải có giải lao 5 phút chuyển tiết cho học sinh, giải lao giúp các em thoải mái hơn ở tiết học tiếp theo. Khi giảng bài để học sinh tiếp thu bài tốt giáo viên còn uốn nắn sửa chữa kịp thời giúp học sinh tập trung chú ý vào bài để học tập tốt, ngoài ra còn giải lao 2 à3 phút giữa tiết học.
- Nề nếp đưa tay phát biểu cũng là quan trọng nhiều khi học sinh hiểu bài muốn cô giáo gọi phát biểu học sinh thường đứng dậy “Thưa cô em”, “ em cô, em cô” thật to làm như vậy dẫn đến mất trật tự, thời gian. Chúng ta cần quán triệt và sửa sai cho học sinh. Muốn phát biểu ngồi ngay vị trí của mình đưa tay phải lên và tì gối tay lên bàn học thật nghiêm túc, đến khi có hiệu lệnh của giáo viên mới được phát biểu, tuyệt đối không được nháo nhác, ồn ào làm mất trật tự lớp học.
	- Nề nếp tự kiểm tra chấm chữa bài (bằng bút chì) thông qua lớp trưởng hoặc giáo viên chủ nhiệm.
	- Nề nếp trả lời cũng cần uốn nắn cho học sinh phải trả lời thành câu rõ ràng đúng ngữ pháp.
- Nề nếp ghi bài vào vở cũng được qui định rõ ràng, đối với học sinh lớp 1 các em chưa quen ghi bài vào vở, cách trình bày một bài học. Giáo viên cần uốn nắn dùng bút chì để kẻ dòng sau khi viết xong bài 1 ngày gạch dài từ lề đỏ cách 4 ô, gạch để lại 4 ô, hết tuần gạch liền cả trang giấy vở.
- Nề nếp bao bọc vở ghi cũng cần qui định cho học sinh, chẳng hạn bao:
+ Vở bọc màu vàng hoặc xanh: Vở toán.
+ Vở bọc màu cam: Tập viết ở lớp.
+ Vở màu tím: Vở tập viết ở nhà.
+ Vở màu đỏ: Vở học chung giúp học sinh lấy đúng vở để ghi bài (thường thì học sinh ghi bài lung tung).
- Nề nếp ghi bài học vào vở cũng cần quan tâm chú ý thường xuyên (ở học kì II) tập cho các em ghi ngày tháng. Giáo viên cần nhắc nhở học sinh khi sử dụng vở. Viết xong bài thì phải sử dụng thước kẻ để kẻ hàng (chú ý không được cho học sinh kẻ tay).
- Nề nếp hoạt động nhóm: Hình thành hoạt động nhóm ngay từ đầu năm học. Giáo viên dùng kí hiệu “Nh 2” toàn bộ học sinh hoạt động nhóm: (hai bàn quay mặt đối diện nhau) thảo luận theo yêu cầu của giáo viên. Thảo luận kênh hình, phiếu học tập 
- Nề nếp giảng bài: Cần phát huy tính chủ động trong học tập khi giảng giáo viên cần đào sâu khởi động những kiến thức cơ bản mấu chốt, khuyến khích học sinh tự giác nêu cao vai trò chủ đạo của mình trong học tập. Cần phải uốn nắn kịp thời ngay trên lớp học khi học sinh bị sai phạm. 
- Thu vở học sinh để chấm bài: Tập cho học sinh có thói quen nộp bài theo tổ. Tổ trưởng nộp bài ngay ngắn cho cô giáo. Tránh được tình trạng lộn xộn. 
- Một lớp học có nề nếp là phải trật tự, tự mình sửa sai cho bạn, nhắc nhở bạn. Nếu quá đáng báo cáo cô giáo để có biện pháp giúp cho học sinh im lặng.
- Nề nếp đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, cần phải có thói quen về kỉ luật. Nếu học sinh sai phạm phải điều chỉnh ngay, giúp học sinh có ý thức tốt về học tập. 
- Nề nếp làm bài về nhà, giáo viên cũng thường xuyên nhắc nhở, luôn kiểm tra giúp học sinh chú ý nhiều.
* Kết quả : Lớp tôi luôn được liên đội và nhà trường đánh giá cao và luôn được nhận cờ thi đua hàng tuần.
4. RÈN GIỮ VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP
	Một trong những phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm là việc rèn cho học sinh giữa vở sạch - chữ đẹp. 
4.1. Trước hết để giúp học sinh giữ được vở sạch , viết chữ đẹp thì: 
Giáo viên phải làm gương cho học sinh noi theo. Tất cả các SGK và sổ giáo án tôi đều bao bọc, trình bày rõ ràng. Chữ viết hàng ngày ở bảng lớp tôi viết rất cẩn thận, đúng độ cao, khoảng cách đều, nét chữ viết rõ ràng, đặt đúng vị trí, trình bày bài giảng rõ ràng, sạch đẹp. Vì những hình ảnh trình bày trên bảng đều là những cái mẫu có tác dụng mạnh đến học sinh để học sinh làm theo.
Khi viết chữ mẫu vào vở học sinh hằng ngày tôi cũng luôn viết chữ đúng độ cao từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng đều nhau, đặt dấu thanh đúng quy định. Vì cô có viết rõ ràng, đều nét, trình bày đẹp thì học sinh sẽ viết theo chữ mẫu của cô.
4.2. Kết hợp với phụ huynh: 
Ngay lần họp phụ huynh đầu tiên, tôi thông báo với phụ huynh học sinh bộ sách cần cho học sinh lớp 1. Nên yêu cầu cha mẹ cần phải mua đầy đủ các loại sách vở bài tập cho các em, mua bìa bao đúng theo màu quy định của lớp. Cũng trong cuộc họp này tôi nêu rõ việc “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” để phụ huynh nắm được, hằng ngày trước khi đi học, cha mẹ nên nhắc nhở các em rửa tay chân sạch sẽ, tránh để các em tay giơ bẩn sờ vào sách vở sạch sẽ làm giây bẩn và đặc biệt là tầm quan trọng của chữ viết, có viết đẹp rõ ràng thì các em mới học tốt các môn khác được, chữ viết cẩu thả người khác không đọc được, về nhà không đọc được, không biết làm bài sẽ dẫn đến học kém. Một số cha mẹ học sinh không biết đọc, biết viết tôi đã mang theo quyển Tiếng Việt và quyển Tập viết đến để hướng dẫn phụ huynh những phần viết mẫu trong sách để phụ huynh về nhắc nhở hướng dẫn các em viết. Muốn cho các em viết chữ rõ ràng, đều đẹp; điều đầu tiên là phải tạo cho con em có đủ bút, vở, phấn, bảng và dụng cụ dùng cho môn học trong ngày. Phụ huynh cần thường xuyên kiểm tra vở viết, nhắc nhở các em viết bài ở nhà, đặc biệt phải rửa tay sạch trước khi viết bài tránh làm bẩn vở.và điều quan trọng là cần bao bọc sách vở cho các em sạch đẹp.
4.3. Hướng dẫn học sinh ở lớp giữ vở sạch: 
- Trong sinh hoạt 15 phút sinh hoạt đầu giờ ôn bài tôi dành 3 - 5 phút kiểm tra vệ sinh tay, nếu em nào tay bẩn yêu cầu các em rửa tay và lau khô tránh làm bẩn vở.
- Đối với những em hay ra mồ hôi tay thì khi viết dùng 1 tờ giấy lót hoặc có khăn sạch để lau, để tránh mồ hôi làm lem nhem mực, bẩn vở.
- Thường xuyên chấm điểm, kiểm tra bài viết của các em ở nhà để kịp thời phát hiện những vở bị xé, tránh việc xé giấy làm xộc xệch sách vở.
Đối với những em viết chưa đẹp giáo viên cần tăng cường khâu động viên như nếu hôm trước viết được 8 điểm, hôm nay viết cũng không đẹp hơn nhưng giáo viên cho 9 điểm trừ và nói rằng em đó đã tiến bộ hơn một tí nếu hôn sau viết được 9 điểm thì khen còn nếu vẫn viết được 9 điểm trừ thì sẽ phạt. Từ đó các em thấy tự tin rằng hôm nay mình cũng đã viết đẹp hơn và cảm thấy tự hào với các bạn và hôm sau sẽ càng cố gắng hơn. Từ đó các em đó sẽ ngày một tiến bộ hơn.
4.4. Rèn viết chữ đẹp: 
Đối với học sinh lớp Một viết chữ đẹp là yêu cầu khó nhưng cần thiết phải thực hiện ngay từ đầu, phải hình thành cho các em ý thức viết đúng mẫu, viết đều nét. Có vậy chữ mới đẹp.
Muốn viết chữ đẹp và đều nét, trước hết phải giúp học sinh nắm vững độ cao của từng chữ cái ghi âm theo đúng quy định .
Ví dụ: a, o, ô, ơ, e, ê, i, u, ư, n, m, v, x, , ... có độ cao một đơn vị.
d, d, p, q có độ cao 2 đơn vị
l, b, h, k, g, y có độ cao 2,5 đơn vị
Riêng t cao hơn một đơn vị nhưng thấp hơn hai đơn vị. Chữ s cao 1,5 đơn vị, chữ r cao hơn 1 đơn vị.
Khi nắm vững độ cao của từng chữ cái ghi âm, các em sẽ viết đẹp và khi cần ghép 2 - 3 chữ cái ghi âm thành chữ ghi tiếng viết liền mạch đúng quy trình chữ càng đẹp hơn.
Ví dụ: đ cao 2 đơn vị , a cao 1 đơn vị, ghép đ với a sẽ có: đa. Chữ cân đối đều và đẹp.
Nếu viết không đúng độ cao quy định đ thấp hơn 2 đơn vị và a cao hơn 1 đơn vị; khi ghép đ với a sẽ có đa (đ = a) chữ không cần đối không đẹp. Do vậy trong chương trình dạy môn Tập viết ở lớp Một có 2 giai đoạn.
4.4.1) Giai đoạn đọc âm viết chữ ghi âm: 
Giai đoạn này các em viết bút chì 10 tuần đầu của chương trình học. Trong mỗi bài học vần đều có 5 - 10 phút dành cho luyện viết âm vừa học giúp học sinh học âm nào viết được âm đó. Cho nên sau khi hướng dẫn học sinh đọc xong phần học âm, tôi hướng dẫn các em viết chữ ghi âm vừa học: 
Trước hết kẻ dòng ở bảng lớp hướng dẫn cho học sinh biết độ cao mỗi dòng kẻ là 1 đơn vị, đặt bút đúng điểm quy định và đưa bút theo quy trình đúng độ cao quy định cho học sinh quan sát, sau đó cho các em viết vào bảng con.
Ở giai đoạn này trong mỗi bài đều hướng dẫn một, hai chữ cái ghi âm cần hướng dẫn rõ ràng, cụ thể từng chữ cái ghi âm để rèn kỹ năng viết đúng độ cao từng chữ quy định; nếu có nhầm lẫn sai sót cần hướng dẫn cụ thể kịp thời sửa chữa.
 Ví dụ: kh phải viết k = h; th thì phải viết t thấp hơn h, không viết t = h.
4.4.2) Giai đoạn học vần và tập đọc: 
Ở giai đoạn này yêu cầu cao hơn, các em học vần, viết vần và tiến đến học tập đọc, viết tập chép, chính tả bằng bút mực. Tuy nhiên các em đã nắm được độ cao của từng chữ cái ghi âm nên khi chép giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách viết liền mạch và nhắc nhở về độ cao của mỗi chữ ghi âm, các em sẽ viết đẹp.
Ví dụ: a ghép với m để có am, học sinh nắm được a với m có độ cao bằng nhau, chỉ cần nối liền mạch từ a sang m sẽ có am, tránh nối am.
Ở giai đoạn này tôi chú ý đến khoảng cách giữa vần này với vần kia, làm sao giúp học sinh viết khoảng cách đều, dấu thanh phải viết rõ trên âm. Chính là điều quan trọng, không ấn mạnh ngòi bút làm nét to chữ xấu.
Trong giai đoạn này tôi hướng dẫn các em viết lại các vần tiếng đã học ở bảng con, hướng dẫn tỉ mỉ độ cao, cách nối liền mạch, đưa bút sao cho các con chữ đẹp và sửa sai kỹ để rèn kĩ năng viết đúng. Sau đó hướng dẫn viết vào vở.
4.5. Hướng dẫn viết ở nhà:
Mỗi học sinh đều có một vở trắng để viết ở nhà, sau mỗi bài học âm -vần - tiếng - từ. Tôi đều viết mẫu âm, vần, tiếng, từ đó vào đầu mỗi trang vở; sau đó chấm khoảng cách đều bằng nhau bằng chấm đỏ ( đối với những em viết yếu) để các em rèn luyện chữ viết ở nhà.
Khi các em viết thành thạo, tôi không chấm khoảng cách, chỉ viết mẫu từ có 2 - 3 tiếng và để các em tự ước lượng khoảng cách viết bài. Đặc biệt dưới chân các phân môn, các tiêu đề chính của bài học, tôi đều hướng dẫn các em dùng thước gạch bằng bút chì để tránh dùng mực lem vở.
Ngoài ra khi giảng dạy các môn khác, tôi đều nhắc nhở học sinh viết chữ rõ ràng, đúng mẫu. Trong quá trình luyện tập cho các em nghe đọc để viết đúng có những chữ các em hay quên luật viết, viết sai, để tránh tẩy xóa làm bẩn vở. Tôi thường dừng lại nhắc nhở để giúp các em nhớ kỹ hơn và viết đúng hơn.
Ví dụ: ngh, k chỉ ghép với e, ê, i.
Gi = g + i 	 
 - giếng = gi + iêng (khi viết chỉ có 1 chữ ghi âm i)
Quyển = qu + uyên + ?	(Khi viết chỉ có 1 chữ ghi âm u).
Trong quá trình chấm bài, kiểm tra sách vở học sinh, tôi luôn quan tâm dến những vở bao bìa, dán nhãn, không quăn mép, chữ viết sạch, trình bày đẹp. Hàng tuần trong giờ sinh hoạt tôi đều lấy vở của những em đó tuyên dương trước lớp cho các em có sách vở chưa đẹp noi theo.
Có cuộc họp phụ huynh tôi đều đọc điểm và nêu tên những em có vở sạch - chữ đẹp để cha mẹ nắm được. Đồng thời nhắc nhở những em vở còn chưa sạch sẽ và chữ viết còn xấu để cha mẹ biết, để phụ huynh về nhà kèm cặp các em thêm.
Giáo viên phát động phong trào giữ gìn “Vở sạch, chữ đẹp”. Cả giáo viên cùng học sinh đánh giá xếp loại cụ thể hàng tuần. Giáo viên chia ra làm hai học kỳ. Mỗi học kỳ chia ra các tuần, cuối mỗi tuần giáo viên kiểm tra thu vở chấm để đánh giá xếp loại về “Vở sạch, chữ đẹp”. Giáo viên dựa vào đó để cuối tháng xếp loại và ghi vào sổ chủ nhiệm theo yêu cầu được rõ hơn. Dựa vào bảng xếp loại đó mà giáo viên dễ dàng chọn được những em có “Vở sạch, chữ đẹp” nhất để tham gia dự cuộc thi “Vở sạch, chữ đẹp” do nhà trường và đoàn đội phát động. Bên cạnh đó giáo viên thường xuyên kiểm tra chấm trả bài kịp thời trong mỗi buổi học, để nhắc nhở những học sinh chưa có ý thức giữ gìn “Vở sạch, chữ đẹp”. Có những em vở sạch chữ chưa đẹp giáo viên động viên các em cần giữ cho vở sạch hơn, và viết cẩn thận hơn mỗi khi viết bài.
Hàng tuần giáo viên còn kiểm tra lên kế hoạch về các hoạt động theo kế hoạch của tuần, tháng để theo dõi kịp thời. Cuối tuần có tiết sinh hoạt lớp nhằm để đánh giá các hoạt động trong tuần. Tuyên dương những cá nhân, tổ đã thực hiện tốt, nhắc nhở động viên khích lệ những em hoặc tổ chưa thực hiện tốt. Cần sửa sai và khắc phục tồn tại, cần phấn đấu phát huy hơn nữa mặt tích cực cho các tuần tiếp theo. Đồng thời giáo viên đưa ra kế hoạch cụ thể cho tuần tới.
* Kết quả đạt được: Sách vở của học sinh lớp tôi đều bao bọc gọn gàng, sạch đẹp, có nhãn vở. Chữ viết đều, đẹp. Cụ thể như để chào mừng ngày 20 / 11 toàn khối lớp 1 thì lớp tôi đã đạt giải nhất vở sạch chữ đẹp.
5/.PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KÉM
	Một việc cũng không kém phần quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp là kèm cặp học sinh yếu kém.
	Để làm tốt khâu kèm cặp học sinh yếu kém của lớp thì ngay từ đầu năm học tôi đã:
	+ Điều tra, nắm bắt tổng số học sinh lưu ban, học sinh yếu kém, những em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh mồ côi, học sinh khuyết tật...
	+ Xây dựng kế hoạch chung cho cả năm, từng kì, từng tháng, tuần phù hợp với đối tượng học sinh của lớp.
	Đối với đối tượng học sinh yếu kém, điều đầu tiên tôi làm là:
	+ Điều tra nắm rõ nguyên nhân khiến học sinh chưa nắm được những chuẩn kiến thức cơ bản.
	+ Lập phương án phụ đạo, giúp đỡ học sinh.
	+ Thường xuyên kiểm tra các em để điều chỉnh phương án sao cho hợp lý.
	+ Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về kết quả của học tập của các em.
	Khi nắm bắt các đối tượng học sinh lưu ban, học sinh yếu kém của lớp thì tôi đã phân loại học sinh theo từng hoàn cảnh gia đình để có những phương pháp hợp lý.
	* Đối tượng học sinh yếu kém do hoàn cảnh kinh tế.
	Giáo viên cần vận động, hỗ trợ, xin, mượn đồ dùng học tập...cho các em.
	Thường xuyên thăm hỏi gia đình.
	Vận động những học sinh trong lớp có điều kiện khá hơn giúp đỡ.
	* Đối với học sinh yếu kém do chưa xác định được mục tiêu học tập, do hay nghỉ học và do gia đình các em chưa quan tâm, đầu tư đúng mức tới việc học tập của con em mình, giáo viên cần:
	Giúp các em xác định mục tiêu học tập thông qua những gương hiếu học, Tư vấn cho cha mẹ học sinh cách dạy học ở nhà cho các em.
	Quan tâm tới các em ở mọi lúc, mọi nơi.
	Phân công các em học sinh giỏi kèm cặp giúp đỡ trong giờ sinh hoạt, giờ ra chơi, ở cuối buổi học
Những học sinh yếu kém do đi học chưa đều, lêu lổng, ham chơi giáo viên cần:
	+ Giúp các em xác định mục tiêu.	
	+ Cùng gia đình, nhà trường giáo dục các em ý thức học tập.
	+ Có những biện pháp cứng rắn khác ( nếu cần)
	Đối với học sinh yếu kém do không có thói quen học bài ở nhà giáo viên cần:
	Tư vấn cho cha mẹ học sinh thấy được vai trò của việc tự học, tự rèn luyện ở nhà để họ tạo điều kiện và dành thời gian giáo dục các em khi học ở nhà.
	Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học bài, viết bài ở nhà.
	Thường xuyên kiểm tra việc làm bài, viết bài ở nhà của học sinh.
	Song đó chỉ là những biện pháp hỗ trợ những học sinh yếu kém, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khiến học sinh chưa nắm được chuẩn kiến thức cơ bản. Với những trường hợp đó giáo viên cần có nhiều biện pháp khác giúp học sinh học tốt hơn mà phụ đạo là một trong những cách thức đó, mà điều quan trọng là giáo viên cần:
	+ Nắm rõ nguyên nhân yếu kém.
	+ Giúp các em khắc phục nguyên nhân đó.
	Tăng cường khâu phụ đạo, kèm cặp.
	Và giáo viên cần quan tâm đúng mức các học sinh yếu kém, giúp các em bổ khuyết những kiến thức thiếu hụt trên lớp, cung cấp kiến thức, kèm cặp thêm ở nhà...
	Động viên, tuyên dương các em một cách kịp thời, thường xuyên để động viên các em.
	* Kết quả đạt được.
	Đầu năm lớp tôi có 1 học sinh lưu ban đó là em Khang, 2 em là người dân tộc đó là Phương và em Nhân, một em chậm phát triển về trí tuệ và 5 em không biết cầm bút, không biết chữ cái, chữ số. Sau khi áp dụng các biện pháp trên đến nay thì em Khang học tương đối khá, đọc tốt, viết đẹp, em Viên đọc được, viết đẹp. Em phương học giỏi, chữ đẹp, em nhân và 4 em yếu khác đều đã tiến bộ rõ rệt.
6/. DUY TRÌ SĨ SỐ.
	Ngoài các biện pháp đã nêu trên thì việc duy trì sĩ số cho học sinh cũng rất quan trọng trong công tác chủ nhiệm lớp. Tỉ lệ học sinh cao thì các em mới nắm được nội dung bài học một cách đầy đủ, từ đó người giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm đến học sinh, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em, tìm hiểu nguyên nhân các em hay nghỉ học để từ đó có biện pháp phù hợp với từng trường hợp và điều đặc biệt là làm tốt công tác phối hợp với các ban ngành trong và ngoài nhà trường để vận động, động viên các em đến lớp.
	* Kết quả: Các em đi học rất đều và đúng giờ, nghỉ học có xin phép. Lớp vẫn duy trì sĩ số100% .
*Kết quả đạt được.
	Qua một thời gian tuy chưa dài nhưng với những biện pháp trên tôi thấy lớp học của tôi thật sự đi vào nề nếp, chất lượng học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em hăng say trong học tập, nhiệt tình trong các phong trào. Từ đó đến nay công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì các em đã hình thành sẵn các nề nếp, thói quen học tập cũng như sinh hoạt. Khâu tự quản của các em rất cao. Lớp luôn được nhận cờ luân lưu hàng tuần và được liên đội và nhà trường đánh giá là một lớp có nề nếp, học tập tốt.
*. Kết quả học tập của học sinh đến cuối học kỳ I như sau: 
Sĩ số học sinh : 29, nữ 11, dân tộc 2.
Môn
Giỏi)
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
SL
TL (%)
Tiếng việt 
16
55.2
6
20.7
4
13.8
3
10.3
Toán 
14
48.3
4
13.8
8
27.6
3
10.3
PHẦN THỨ BA: KEÁT LUAÄN
 Trong giai đoạn mới của đất nước hiện nay, giáo dục đóng vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương chính sách đối với giáo dục.
Về thực tiễn áp dụng một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm khi dạy ở lớp 1 có hiệu quả. Nó kích thích được sự tư duy tìm tòi của học sinh, để giải quyết các vấn đề. Giáo dục học sinh tính độc lập, tư duy, năng động, linh hoạt hơn trong học tập.
Tuy nhiên khi áp dụng một số kinh nghiệm dạy học không phải là chìa khóa vạn năng, không phải vận dụng vào bất cứ chỗ nào ? lúc nào ? mà đòi hỏi vận dụng phải khéo léo, đúng lúc phù hợp với tâm sinh lý độ tuổi của học sinh. Bằng sự chuẩn bị chu đáo linh hoạt của giáo viên trên lớp.
* Bài học kinh nghiệm:
Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp tôi rút ra cho mình bài học: 
Giáo viên phải yêu nghề mến trẻ, luôn thể hiện “Người mẹ mẫu mực”, “người cô dịu hiền”. Có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Vận dụng linh hoạt khéo léo mọi tình huống để xử lý và ứng xử phù hợp.
Không ngừng học hỏi để vươn lên trong dân tộc, nghiêm túc tiếp thu ý kiến, vui vẻ sửa sai khi được góp ý. Tận tụy gần gũi với học sinh, tác phong làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.
Phối kết hợp giữa nhà trường, các đoàn thể, gia đình và xã hội để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua tổng kết, nhận xét đánh giá thưởng, phạt công minh.
Trên đây là một số sáng kiến của bản thân nếu áp dụng thuần thục đầy đủ các bước trên thì chất lượng học sinh ngày một nâng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Kính mong Hội đồng khoa học xét thi Giáo viên giỏi cấp trường góp ý để sáng kiến được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 An Nhơn, ngày 24 tháng 12 năm 2004 Hội đồng sư phạm nhà trường Người viết
 Nguyễn hồng Thanh
PHỤ LỤC
 Trang
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ	1
I/. Lý do chọn đề tài	1
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 3	 
I/. Cơ sở lý luận	3
II/. Cơ sở thực tiễn	3
III/. TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN	4
IV/MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM 5
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN 	 23	

File đính kèm:

  • docSKKN_LOP_1_MOT_SO_BIEN_PHAP_LAM_TOT_CONG_TAC_CHU_NHIEM_VOI_HS_LOP_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan