Mẫu: Đơn đề nghị công nhận sáng kiến cấp cơ sở
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: cấp cơ sở
- Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến: Ủy ban nhân dân huyện Than Uyên
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9/2015
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Tính mới và sự khác biệt của biện pháp mới so với biện pháp cũ
Tính mới: Qua việc áp dụng hai biện pháp đã nêu trên chúng tôi nhận thấy:
Đối với học sinh: Các em có thói quen xác định các dạng toán trước khi giải toán, nắm chắc các dạng toán đã học, tóm tắt bài toán đúng và nhanh, lựa chọn phép tính và lời giải chính xác, hiểu rõ bản chất của bài toán.
Đối với giáo viên: Việc dạy giải toán có lời văn bằng hai phép tính đã trở nên hứng thú, say mê và dễ dàng hơn, việc phân tích bài toán, hướng dẫn các bước giải có cơ sở không bị quá tường minh, không bị theo khuôn mẫu nên học sinh dù học yếu cũng hiểu bài toán một cách cặn kẽ và giải chính xác.
án mới, sau đó xác định dạng toán của bài toán mới. Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. - Ví dụ minh họa cụ thể: (Chúng tôi chỉ minh họa cụ thể từ bước thứ 3 trở đi) Dạng thứ nhất: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Biết một - tìm nhiều Ví dụ 1: Từ một cuộn dây dài 50m, người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. Hỏi cuộn dây điện còn lại dài bao nhiêu mét? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số dây nào? - Người ta cắt lấy 4 đoạn, mỗi đoạn dài 8m. (Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều) - Số mét dây đã cắt đi. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số mét dây đã cắt đi là: 8 4 = 32 (m) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Từ một cuộn dây dài 50m, người ta cắt đi 32m. Hỏi cuộn dây điện còn lại dài bao nhiêu mét? - Dạng toán: Tìm hiệu Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Cuộn dây điện còn lại dài là: 50 – 32 = 18 (m) Ví dụ 2: Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l, người ta lấy ra 185l dầu từ các thùng đó. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số dầu nào? - Có 3 thùng dầu, mỗi thùng chứa 125l. (Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều) - Số dầu có. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số dầu có là: 125 3 = 375 (l) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Có 375l dầu, người ta lấy ra 185l dầu. Hỏi còn lại bao nhiêu lít dầu? - Dạng toán: Tìm hiệu Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Còn lại số dầu là: 375 – 185 = 190 (l) Đáp số: 190l dầu Ví dụ 3: Một công ti vận tải có bốn đội xe. Đội Một có 10 xe ô tô, 3 đội còn lại mỗi đội có 9 xe ô tô. Hỏi công ti đó có bao nhiêu xe ô tô? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiển ta phải tìm số xe nào? - 3 đội còn lại mỗi đội có 9 xe ô tô. (Dạng toán: Biết 1 tìm nhiều) - Số xe của 3 đội. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số xe của 3 đội là: 9 3 = 27 (xe) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một công ti vận tải có bốn đội xe. Đội Một có 10 xe ô tô, 3 đội còn lại có 27 xe ô tô. Hỏi công ti đó có bao nhiêu xe ô tô? - Dạng toán: Tìm tổng Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Công ti đó có số xe ô tô là: 10 + 27 = 37 (xe) Đáp số: 37 xe ô tô Dạng thứ hai: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Tìm hiệu. Ví dụ 1: Cô Lan có 1000g đường, cô đã dùng làm bánh hết 400g. Sau đó cô chia đều số đường còn lại vào 3 túi nhỏ. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu gam đường? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số đường nào trước? - Số đường còn lại chia đều vào 3 túi. - Số đường còn lại. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số đường còn lại là: 1000 – 400 = 600 (g) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Cô Lan chia đều 600g đường vào 3 túi nhỏ. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu gam đường? - Dạng toán: Biết nhiều - tìm một Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Mỗi túi có số đường là: 600 : 3 = 200 (g) Đáp số: 200g đường Ví dụ 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng kém chiều dài 8m. Tính chu vi mảnh đất đó? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm chiều nào? - Chiều rộng kém chiều dài 8m. (Dạng toán: Tìm hiệu) - Chiều rộng mảnh đất. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Chiều rộng mảnh đất là: 25 – 8 = 17 (m) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng 17m. Tính chu vi mảnh đất đó? - Dạng toán: Tính chu vi Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Chu vi mảnh đất là: (25 + 17) 2 = 84 (m) Đáp số: 84m. Dạng thứ ba: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Bài toán về ít hơn. Ví dụ: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số bưu ảnh nào? - Em có ít hơn anh 7 tấm bưu ảnh. (Dạng toán: Bài toán về ít hơn) - Số bưu ảnh của em. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số bưu ảnh của em là: 15 – 7 = 8 (tấm) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Anh có 15 tấm bưu ảnh, em có 8 tấm bưu ảnh. Hỏi cả hai anh em có bao nhiêu tấm bưu ảnh? - Dạng toán: Tìm tổng Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Cả hai anh em có bưu ảnh là: 15 + 8 = 23 (tấm) Đáp số: 23 tấm bưu ảnh Dạng thứ tư: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Bài toán về nhiều hơn. Ví dụ: Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số dầu nào? - Thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 6l dầu. (Dạng toán: Bài toán về nhiều hơn) - Số dầu ở thùng thứ hai. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số dầu ở thùng thứ hai: 18 + 6 = 24 (l) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Thùng thứ nhất đựng 18l dầu, thùng thứ hai đựng 24l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng được bao nhiêu lít dầu? - Dạng toán: Tìm tổng Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Cả hai thùng đựng được số dầu là: 18 + 24 = 42 (l) Đáp số: 42l dầu Dạng thứ 5: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán gấp một số lên nhiều lần. Ví dụ: Một cửa hàng ngày thứ nhất cửa hàng bán được 6 xe đạp, ngày thứ hai bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số xe đạp nào? - Ngày thứ hai bán được số xe đạp gấp đôi số xe đạp trên. (Dạng toán: gấp một số lên nhiều lần) - Số xe đạp bán được trong ngày thứ hai. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số xe đạp bán được trong ngày thứ hai là: 6 2 = 12 (xe) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một cửa hàng ngày thứ nhất cửa hàng bán được 6 xe đạp, ngày thứ hai bán được 12 xe. Hỏi cả hai ngày cửa hàng bán được bao nhiêu xe đạp? - Dạng toán: Tìm tổng Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Cả hai ngày cửa hàng bán được số xe đạp là: 12 + 6 = 18 (xe) Đáp số: 18 xe đạp. Dạng thứ sáu: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Tìm một trong các phần bằng nhau của một số Ví dụ: Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra số lít mật ong đó. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số mật ong nào? - Lấy ra số lít mật ong đó. (Dạng toán: tìm một trong các phần bằng nhau của một số) - Số mật ong lấy ra. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số mật ong lấy ra là:24 : 3 = 8 (l) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra 8l mật ong. Hỏi trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? - Dạng toán: Tìm hiệu Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Trong thùng còn lại số mật ong là: 24 – 8 = 16 (l) Đáp số: 16l mật ong Dạng thứ bảy: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán giảm một số đi nhiều lần. Ví dụ: Một buổi sáng cửa hàng bán được 60l dầu, số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số lít dầu bán trong buổi nào? - Số lít dầu bán được trong buổi chiều giảm đi 3 lần so với buổi sáng. (Dạng toán: giảm một số đi nhiều lần) - Số lít dầu bán được trong buổi chiều. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số lít dầu bán được trong buổi chiều là: 60 : 3 = 20 (l) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một buổi sáng cửa hàng bán được 60l dầu, buổi chiều bán được 20l dầu. Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu lít dầu? - Dạng toán: Tìm tổng Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Cả hai buổi cửa hàng bán được số lít dầu là: 60 + 20 = 80 (l) Đáp số: 80l dầu Dạng thứ tám: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Tìm tổng Ví dụ 1: Mẹ hái được 60 quả táo, chị hái được 35 quả táo. Số táo của cả mẹ và chị được xếp đều vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số táo nào? Số táo của cả mẹ và chị được xếp đều vào 5 hộp. (Dạng toán: Tìm tổng) - Số táo của cả mẹ và chị hái được. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số táo của cả mẹ và chị hái được là: 60 + 35 = 95 (quả) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Mẹ và chị hái được 95 quả táo rồi xếp đều vào 5 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu quả táo? - Dạng toán: Biết nhiều tìm một Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Mỗi hộp có bao nhiêu quả táo là: 95 : 5 = 19 (quả) Đáp số: 19 quả táo. Ví dụ 2: Một kho có 4720kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam muối. Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm số muối nào? - Lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau chuyển đi 1700kg muối. (Dạng toán: Tìm tổng) - Số muối chuyển đi. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Số muối chuyển đi là: 2000 + 1700 = 3700 (kg) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một kho có 4720kg muối, chuyển đi 3700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki-lô-gam muối. - Dạng toán: Tìm hiệu Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Trong kho còn lại số muối là: 4720 – 3700 = 1020 (kg) Đáp số: 1020kg muối. Dạng toán thứ chín: Bài toán giải bằng hai phép tính trong đó bước giải thứ nhất thuộc dạng toán Tìm hiệu. Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng kém chiều dài 8m. Tính chu vi mảnh đất đó? Bước Nội dung từng bước Bước 3: Dữ kiện chưa biết rõ ràng: - Dữ kiện này khiến ta phải tìm chiều nào? - Chiều rộng kém chiều dài 8m. (Dạng toán: Tìm hiệu) - Chiều rộng mảnh đất. Bước 4: Giải bước giải thứ nhất. Chiều rộng mảnh đất là: 25 – 8 = 17 (m) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 25m, chiều rộng 17m. Tính chu vi mảnh đất đó? - Dạng toán: Tính chu vi Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. Chu vi mảnh đất là: (25 + 17) 2 = 84 (m) Đáp số: 84m. Dạng toán thứ 10: Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Đây là dạng toán cơ bản có cách giải đặc trưng riêng “rút về đơn vị” nhưng vấn đề rút về đơn vị như thế nào, rút theo đại lượng nào, lựa chọn phép tính gì thì học sinh hay nhầm lẫn. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi chia thành hai dạng toán: rút về đơn vị kiểu 1 và rút về đơn vị kiểu 2. Cách phân biệt hai dạng toán này như sau: - Tóm tắt bằng lời sao cho các dữ kiện cùng đại lượng thẳng cột với nhau. - Xác định dạng toán bằng cách dựa vào tóm tắt: * Cách 1: Kiểu 1: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc đó có bao nhiêu viên thuốc? Dựa vào câu hỏi HS sẽ xác định được đại lượng “vỉ” bên trái dấu hai chấm, đại lượng “viên” bên phải dấu hai chấm. HS sẽ tóm tắt được như sau: 4 vỉ: 24 viên (Khi tóm tắt phải lộn lại hai đại lượng ở dữ kiện đã biết) 3 vỉ: viên? Khi giải bước rút về đơn vị ta sẽ rút đại lượng bên trái dấu hai chấm (tức là tìm 1 vỉ xếp được mấy viên thuốc? Ta làm tính chia) Bước giải thứ hai cũng áp dụng theo dạng toán biết 1 tìm nhiều như đã trình bày ở trên, ta làm tính nhân. Kiểu 2: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi nếu có 30 viên thuốc thì xếp được vào mấy vỉ thuốc? Dựa vào câu hỏi HS sẽ xác định được đại lượng “vỉ” bên phải dấu hai chấm, đại lượng “viên” bên trái dấu hai chấm. HS sẽ tóm tắt được như sau: 24 viên:.. 4 vỉ (Khi tóm tắt không phải lộn lại hai đại lượng ở dữ kiện đã biết) 30 viên: vỉ? Khi giải bước rút về đơn vị ta sẽ rút đại lượng bên phải dấu hai chấm (tức là tìm 1 vỉ xếp được mấy viên thuốc? Ta làm tính chia) Bước giải thứ hai cũng áp dụng theo dạng toán chia thành các phần bằng nhau như đã trình bày ở trên, ta làm tính chia. * Cách 2: Kiểu 1: Học sinh tóm tắt bằng lời sao cho các đại lượng thẳng cột với nhau và thấy ở dòng đã biết hai số của hai đại lượng xếp theo thứ tự số nhỏ hơn bên trái dấu hai chấm, số lớn hơn bên phải dấu hai chấm thì đó là kiểu 1. Kiểu 2: Ngược lại, dòng đã biết hai số của hai đại lượng xếp theo thứ tự số lớn hơn bên trái dấu hai chấm, số nhỏ hơn bên phải dấu hai chấm thì đó là kiểu 2. - Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Kiểu 1) Ví dụ: Có 48 cái đĩa, xếp đều vào 8 hộp. Hỏi 5 hộp như thế có bao nhiêu cái đĩa? Tóm tắt: 8 hộp: 48 cái 5 hộp: cái? Bước Nội dung từng bước - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Rút về đơn vị kiểu 1 - Bước giải 1 giải theo dạng toán nào? Rút về đơn vị theo đại lượng nào? - Biết nhiều tìm 1, tìm theo đại lượng hộp. 1 hộp có số cái đĩa là: 48 : 8 = 6 (cái) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: 1 hộp có 6 cái đĩa. Hỏi 5 hộp có mấy cái đĩa? - Bước giải 2 giải theo dạng toán nào? - Biết 1 tìm nhiều Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. 5 hộp có số cái đĩa là: 6 5 = 30 (cái) Đáp số: 30 cái đĩa Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị (Kiểu 2) Ví dụ: Có 35l mật ong đựng đều vào 7 can. Nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? Tóm tắt: 35l : 7 can 10l : can? Bước Nội dung từng bước - Bài toán thuộc dạng toán nào? - Rút về đơn vị kiểu 2 - Bước giải 1 giải theo dạng toán nào? Rút về đơn vị theo đại lượng nào? - Biết nhiều tìm 1, tìm theo đại lượng can. 1 can đựng được số lít mật ong là: 35 : 7 = 5 (l) Bước 5: Ghép dữ kiện còn lại với bước giải 1 và câu hỏi để thành bài toán mới và xác định dạng toán của bài toán mới. - Ghép: 1 can đựng được 5l mật ong. Hỏi nếu có 10l mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế? - Bước giải 2 giải theo dạng toán nào? - Chia thành các phần bằng nhau. Bước 6: Giải bước giải thứ hai và đáp số. 10l mật ong thì đựng đều vào số can là: 10 : 5 = 2 (can) Đáp số: 2 can 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 4.1. Hiệu quả kinh tế - Qua thời gian áp dụng, nghiên cứu ở tại lớp 3A3 chúng tôi thấy: Các em không nhút nhát, diễn đạt được nội dung bài toán 29/30 Nắm được dạng toán 30/30 Biết phân tích, tóm tắt bài toán 30/30 Hiểu được các từ chìa khoá 28/30 Thực hiện tốt lời giải và phép tính thứ nhất 30/30 Biết ghép thành bài toán mới 28/30 Thực hiện tốt lời giải và phép tính thứ hai 28/30 Biết trình bày bài giải 30/30 Biết tìm câu trả lời khác 28/30 So sánh kết quả kháo sát như sau Kết quả khảo sát giải pháp cũ Tổng số học sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2 30 SL % SL % SL % SL % SL % 10 33 10 33 6 21 4 13 Kết quả khảo sát giải pháp mới Tổng số học sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2 30 SL % SL % SL % SL % SL % 13 43 14 46,7 3 10,3 0 0 4.2. Hiệu quả kĩ thuật - Giúp giáo viên nắm được phương pháp vững chắc để áp dụng vào giảng dạy các dạng toán nói chung, dạy các dạng toán lớp 3 nói riêng. - Học sinh không nhút nhát, lúng túng khi thực hiện giải toán, nắm được dạng toán, cách giải bài toán bằng hai phép tính, biết phân tích, tóm tắt bài toán, trình bày được bài giải khoa học, đúng. - 100% các em đều giải được các dạng toán giải bằng hai phép tính trong chương trình lớp 3 4. 3. Hiệu quả xã hội - Góp phần trong việc huy động tỷ lệ chuyên cần của lớp. - Học sinh có hứng thú khi học bài, mạnh dạn, tự tin hơn. - Giúp phụ huynh biết cách hướng dẫn con học tập, kiểm tra bài học ở nhà của con. - Phụ huynh học sinh yên tâm về việc học của con em của mình. - Học sinh đi học đều, nhiều em nắm chắc và yêu thích môn học,ham học hỏi, tìm tòi hơn, không có học sinh bỏ học đảm bảo phổ cập giáo dục của thị trấn. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Chúng tôi đã áp dụng thực hiện và thấy kết quả đạt được rất tốt. Sáng kiến có thể áp dụng được trong nhà trường không chỉ với học sinh lớp 3A3, mà tất cả các khối lớp đều có thể tham khảo và lựa chọn giải pháp phù hợp, để áp dụng với lớp mình, mong các bạn đồng nghiệp tham khảo để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Ngoài ra sáng kiến còn có thể áp dụng cho các trường có nhiều em học sinh dân tộc thiểu số để giúp các em nắm chắc các dạng toán và cách giải. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không 7. Kiến nghị, đề xuất Giáo viên không ngừng học hỏi đề nâng cao trình độ chuyên môn, trong dạy học sử dụng các tranh ảnh, vật mẫu, đồ dùng trực quan... để tạo hứng thú giúp học sinh học tập tích cực. Tổ chức học tập theo nhóm, cá nhân... phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. Khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng từng đối tượng trong lớp. Tổ chức các hoạt động vui chơi toán học cho các em. Có sự động viên khuyến khích kịp thời với sự tiến bộ của các em. Điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết dạy, kịp thời giúp đỡ các em chưa làm được. Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc giúp học sinh lớp 3A3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên trình bày và giải được bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Chúng tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ được ứng dụng vào trong thực tế nhà trường năm học tiếp theo. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến của tôi được nhân rộng ra các đơn vị trường bạn. Trên đây là nội dung, hiệu quả của tác giả do chính chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Đỗ Thị Hòa Phùng Thanh Thủy PHÒNG GD&ĐT THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THAN UYÊN Số: /XN-SK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Than Uyên, ngày 20 tháng3 năm 2018 Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp cơ sở Đơn vị trường Tiểu học thị trấn Than Uyên xác nhận bà: Đỗ Thị Hòa, Phùng Thanh Thủy là nhóm tác giả của sáng kiến: “Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” đã áp dụng tại trường thời gian Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016: nghiên cứu và vận dụng tại lớp 2a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017: thực hiện tại lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau: Kết quả khảo sát giải pháp cũ: Tổng số học sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2 30 SL % SL % SL % SL % SL % 10 33 10 33 6 21 4 13 Kết quả khảo sát giải pháp mới: Tổng số học sinh Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm 3 - 4 Điểm 1 - 2 30 SL % SL % SL % SL % SL % 13 43 14 46,7 3 10,3 0 0 Vậy đề nghị Hội đồng khoa học cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả trên. Hiệu trưởng (Kí tên, đóng dấu)
File đính kèm:
- skkn Mot so bien phap day giai toan bang hai phep tinh cho hoc sinh lop 3a3 truong Tieu hoc thi tran.doc