Kinh nghiệm công tác hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự - Tập làm văn lớp 6
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn bản thân tôi cũng như rất nhiều các đồng nghiệp của mình, luôn luôn mong muốn các học trò viết được những bài văn hay. Để có được những bài văn hay trước hết bài văn ấy phải được tạo lập theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng kiến thức cơ bảo và hình thức trình bày đúng cách. Một bài văn đúng quy cách được trình bày theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Muốn có được bài văn hay, đúng người viết không phải chỉ chú ý đến nội dung kiến thức mà còn phải chú ý đến hình thức trình bày.
Yêu cầu là như vậy, xong trong thưc tế các em học sinh khi viết văn đa phần là không xây dựng dàn bài chi tiết, chưa phân đoạn, chia đoạn khi viết bài văn. Từ tình trạng này dẫn đến phần thân bài của các em thườn chỉ là một đoạn văn, các ý trong phần thân bài vì thế sẽ có sự sắp xếp lộn xộn, chưa khoa học, hiệu quả diễn đạt chưa cao.
Trong khi đó yêu cầu của giáo dục, cụ thể là cái đích đến của phân môn tập làm văn là để rèn kĩ năng nói, viết theo từng kiểu loại văn bản đảm bảo mục đích giao tiếp trong đời sống xã hội. Từ đó hướng tới cuộc sống hòa nhập trong tương lai gần khi trưởng thành.
MỤC LỤC Trang I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 3 2 Mục đích nghiên cứu 4 3 Đối tượng nghiên cứu 4 4 Kế hoạch nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 5 II NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận của sáng kiến 6 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến 6 3 Các sáng kiến được sử dụng để giải quyết vấn đề 7 4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 12 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 13 2 Kiến nghị 13 * DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 KINH NGHIỆM CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH PHÂN ĐOẠN PHẦN THÂN BÀI KHI LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ - TẬP LÀM VĂN LỚP 6 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn bản thân tôi cũng như rất nhiều các đồng nghiệp của mình, luôn luôn mong muốn các học trò viết được những bài văn hay. Để có được những bài văn hay trước hết bài văn ấy phải được tạo lập theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng kiến thức cơ bảo và hình thức trình bày đúng cách. Một bài văn đúng quy cách được trình bày theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài. Muốn có được bài văn hay, đúng người viết không phải chỉ chú ý đến nội dung kiến thức mà còn phải chú ý đến hình thức trình bày. Yêu cầu là như vậy, xong trong thưc tế các em học sinh khi viết văn đa phần là không xây dựng dàn bài chi tiết, chưa phân đoạn, chia đoạn khi viết bài văn. Từ tình trạng này dẫn đến phần thân bài của các em thườn chỉ là một đoạn văn, các ý trong phần thân bài vì thế sẽ có sự sắp xếp lộn xộn, chưa khoa học, hiệu quả diễn đạt chưa cao. Trong khi đó yêu cầu của giáo dục, cụ thể là cái đích đến của phân môn tập làm văn là để rèn kĩ năng nói, viết theo từng kiểu loại văn bản đảm bảo mục đích giao tiếp trong đời sống xã hội. Từ đó hướng tới cuộc sống hòa nhập trong tương lai gần khi trưởng thành. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 cũng đã có tiết học hướng dẫn lập dàn bài, cách viết đoạn văn. Song thời lượng dành cho nội dung này chưa nhiều, chưa cụ thể hóa các kĩ năng xây dựng dàn bài và phân đoạn cho phần thân bài trong bài tập làm văn. Vì vậy, để khắc phục và giải quyết tình trạng học sinh viết bài văn chưa đảm bảo yêu cầu, phần thân bài còn lan man, lộn xộn chưa đảm bảo tính mạch lạc của văn bản. Tôi đã tìm hiểu và lựa chọn nghiên cứu biện pháp giúp học sinh có kĩ năng phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trong phân môn tập làm văn lớp 6. 2. Mục đích nghiên cứu. Với mục đích đổi mới nội dung, phương pháp dạy học phân môn tập làm văn, cụ thể là việc hướng dẫn, rèn cho học sinh có kĩ năng phân đoạn phần thân bài trong bài tập làm văn. Kinh nghiệm công tác này sẽ là biện pháp để nâng cao chất lượng bài viết của các em học sinh từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường Trung học cơ sở. 3. Đối tượng nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm sẽ nghiên cứu, tổng kết hình thành nên phương pháp xây dựng dàn bài và phân đoạn phần thân bài trong bài tập làm văn. Khắc phục tình trạng khi viết phần thân bài các em học sinh chỉ viết một đoạn văn đang diễn ra rất phổ biến không chỉ ở các em học sinh lớp 6 mà ở cả các lớp 7,8,9. 4. Kế hoạch nghiên cứu TT Thời gian Nội dung công việc Sản phẩm 1 Từ 05/9 đến 20/9/2016 Lựa chọn nội dung nghiên cứu, viết đề cương chi tiết các bước nghiên cứu, thực hiện nội dung và giải pháp thực hiện Bản đề cương chi tiết. 2 Từ 21/9 đến 15/10/2016 - Sưu tầm tài liệu về cơ sở lý luận của nội dung nghiên cứu. - Khảo sát thực tế kĩ năng của học sinh, trao đổi với đồng nghiệp về thực trạng làm bài tập làm văn của các em học sinh - Tài liệu lý thuyết làm cơ sở cho sáng kiến kinh nghiệm - Kết quả khảo sát thực tế học sinh 3 Từ 15/10 đến 10/12/2016 - Xác định các đơn vị kiến thức cần hướng dẫn, rèn kĩ năng cho các em học sinh - Trao đổi với đồng chí đồng nghiệp đề xuất các biện pháp nhằm cụ thể hóa phương pháp hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài và phân đoạn phần thân bài khi viết bài tập làm văn. - Áp dụng thử nghiệm các biện pháp, các sáng kiến vào thực tế giảng dạy tại trường Trung học cơ sở - Danh mục các tiết học, các đơn vị kiến thức. - Tập hợp ý kiến đóng góp của đồn nghiệp. - Hoạt động lên lớp cụ thể. 4 Từ 11/12 đến 25/12/2016 - Đánh giá mức độ chuyển biến trong bài viết của học sinh thông qua bài kiểm tra cuối học kì I. - Hệ thống lại quá trình áp dụng thực nghiệm sáng kiến vào thực tế giảng dạy. - Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp đánh giá mức độ thành công, hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm. - Kết quả kiểm tra học kì I. - Bản tổng hợp kết quả các tiết dạy áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. - Dự thảo báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm 5 Từ 26/12 đến 31/12/2016 - Hoàn thiện báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm. - Điều chỉnh bổ xung để áp dụng cho phân đoạn phần thân bài văn miêu tả ở học kì II. - Báo cáo tổng kết sáng kiến kinh nghiệm. 6 Từ 07/01 đến 29/4/2017 Áp dụng sán kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy tại trường THCS Hoạt động cụ thể 7 Từ 15/5 đến 20/5/2017 Hoàn thiện báo cáo, nộp hội đồng xét duyệt chấm sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở Báo cáo chính thức của sáng kiến kinh nghiệm 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết của sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp đọc tham khảo tài liệu nắm được các căn cứ để phân đoạn phần thân bài trong khi viết bài văn tự sự. - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: + Phương pháp dự giờ thăm lớp đồng nghiệp + Phương pháp khảo sát chất lượng học sinh thông qua bài kiểm tra khảo sát. - Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: + Phương pháp phân loại năng lực học sinh sau khảo sát + Phương pháp phân tích số liệu sau phân loại học sinh. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến - Tập làm văn là một trong ba phân môn của môn Ngữ văn. Một bài tập làm văn hoàn chỉnh là bài văn đảm bảo cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó phần thân bài là phần quan trọng thể hiện rõ nội dung chi tiết của toàn bài văn, chính vì vậy phần thân bài của bài văn tự sự đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu hệ thông và mạch lạc trong văn bản. để đảm bảo tính mạch lạc trong trong văn bản các sự việc phải được trình bày theo một hệ thống và có trình tự. Từ đó cho thấy việc cần thiết phải phân đoạn và sắp xếp các đoạn theo trình tự hợp lý, đảm bảo tính hệ thống của bài văn. - Để phân đoạn phần thân bài cho bài văn tự sự cần phải có căn cứ để phân đoan, cụ thể: + Căn cứ vào các sự việc chính của vấn đề tự sự (sự việc, hiện tương.), mỗi sự việc chính được trình bày bằng một đoạn văn. (Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập I, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn THCS tập I) + Căn cứ vào những biến đổi trong quan hệ nội dung: Mỗi vật, việc, hiện tượng khác nhau thì được tách riêng thành các đoạn văn khác nhau. Mỗi một không gian, thời gian của vật, việc, hiện tượng khác nhau thì được tách riêng thành các đoạn văn khác nhau. Quan hệ giữa các mặt, các đặc diểm, các tác dụng khác nhau của một vât, việc, hiện tượng cũng được tách thành các đoạn văn khác nhau. (Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn THCS tập I) 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến Từ thực tế giảng dạy môn ngữ văn tại trường THCS và thông qua phân tích kết quả khảo sát năng lực học sinh đầu năm học cho thấy đa số các em học sinh lớp 6 chưa nắm chắc bố cục của một bài văn. Nhiều bài viết chưa nhận diện được chủ đề của văn bản, chưa thể hiện được bố cục ba phần của văn bản. Đa số các em đang trình bày bài văn tự sự dưới dạng trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào?... từ đó chưa thể hiện được đúng theo yêu cầu của đề văn, bài văn viết sơ sài chưa làm rõ được các vật, việc, hiện tượng được thể hiện trong bài văn. Bên cạnh đó đa số các em học sinh là con em đồn bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Một số em ngoài giờ học còn phải phụ giúp gia đình ít có thời gian dành cho học tập, không có nhiều tài liệu để tham khảo, mở rộng kiến thức cũng như ít có thời gian và điều kiện để luyện tập. Đó là vấn đề khó khăn khi các em học sinh lớp 6 tiếp cận với chương trình Ngữ văn THCS, nhất là phân môn tập làm văn. Vì vậy việc làm thế nào để các em học sinh có thể làm bài văn tự sự đảm bảo đúng yêu cầu, hệ thống và mạch lạc là vấn đề cần được quan tâm tìm ra giải pháp khắc phục để từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. 3. Các sáng kiến đã được sử dụng để giải quyết vấn đề Để hướng dẫn học sinh cách phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự trước hết cần hướng dẫn các em học sinh tìm hiểu chung về văn tự sự. Từ đó các em học sinh có những kiến thức cơ bản về văn tự sự. Thông qua việc phân tích các ví dụ làm cho học sinh hiểu được: Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa. (Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn bản tự sự: Mục I: Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự) Khi các em đã nắm bắt được tự sự là một chuỗi các sự việc nối tiếp nhau cuối cùng dẫn đến một ý nghĩa, lúc đó sẽ kích thích các em tìm ai, cái gì tạo nên chuỗi sự việc đó. Khi đó với vai trò là người định hướng dẫn dắt, người giáo viên hướng các em tìm hiểu sự việc và nhân vật trong văn tự sự để nhận ra: Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Nhân vật trong văn tự sự là người thực hiện các sự việc được thể hiện trong văn bản. Nhân vật được thể hiện qua tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng. (Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự: Mục I: Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự). Khi học sinh đã có được tri thức cơ bản về các yếu tố cấu thành nên bài văn tự sự là sự việc là nhân vật. Lúc này việc tìm hiểu cách làm bài văn tự sự là hoàn toàn phù hợp với tư duy logic của người học. Đối với tiết học tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, Giáo viên đi sâu hướng dẫn phân đoạn phần thân bài ở hoạt động 2 – tiết 16 (bài soạn minh họa) Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn tự sự GV: Ghi đề bài lên bảng ? Việc đầu tiên khi làm bài văn tự sự là gì? - Tìm hiểu đề: Đọc kĩ lời văn của đề bài, nắm được yêu cầu của đề bài. GV: gọi học sinh nêu tên một số truyện mà mình muốn kể. Lựa chọn 1 truyện để kể. HS: Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, Bánh chưng bánh giầy. Lựa chọn truyện Thánh Gióng để kể. GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đôi trong 3 phút: Nội dung: Lập ý cho đề văn. HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung -> chốt ? Lập ý cho đề văn là làm công việc gì? HS: Trả lời (ý 2 phần ghi nhớ) GV: Câu truyện bắt đầu từ đâu và kết thúc khi nào? - Bắt đầu: Đứa bé nghe sứ giả tìm người tài đánh giặc.. - Kết thúc: Vua nhớ công ơn.lập đền thờ ngay ở quê nhà. GV: gợi ý cho học sinh lập dàn bài. Chú ý các sự việc chính trong truyện. HS thảo luận theo nhóm (5p) và trình bày. Nhận xét bổ sung của các nhóm. GV: Khái quát, nhấn mạnh, chốt dàn bài. ? em hiểu như thế nào là “viết bằng lời văn của em”? (tự chọn từ, đặt câu và diễn đạt theo dàn ý đã lập, không sao chép văn bản) GV nêu yêu cầu: Hãy chọn một sự việc để viết thành đoạn văn. HS: có thể lựa chọn các sự việc khác nhau để viết thành đoạn văn. Trình bày. GV: nhận xét. Chốt: Như vậy mỗi một ý chính tron phần thân bài có thể viết thành một đoạn văn. Phần thân bài có thể bao gồm nhiều đoạn văn thích hợp với các sự việc đã nêu. 2. Cách làm bài văn tự sự: * Đề bài: Kể một câu truyện mà em thích bằng lời văn của em a) Tìm hiểu đề b) Lập ý: - Nhân vật chính: Thánh Gióng - Nhân vật phụ: Cha mẹ Gióng, Sứ giả, dân làng - Sựu việc: Đánh đuổi giạc Ân c) Dàn bài: * Mở bài: Giới thiệu sự ra đời kì lạ của Gióng * Thân bài: - Gióng và sứ giả - Gióng ăn khỏe lớn nhanh như thổi - Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ - Gióng đi giết giặc - Roi sắt gãy, nhổ tre làm vũ khí Thắng giặc Gióng cở bỏ giáp sắt cưỡi ngựa bay về trời * Kết bài: Vua ghi nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà. d) Viết bài văn Để học sinh có được chuẩn mực về một đoạn văn, trong tiết 19: Lời văn, đoạn văn tự sự sẽ cung cấp cho các em tri thức về đoạn văn tự sự chú trọng vào hoạt động 3 và phần luyện tập. (được tìm hiểu theo quy trình bài soạn minh họa) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động3: Tìm hiểu về đoạn văn. GV: - Phát phiếu học tập, các nhóm thảo luận theo từng đoạn văn vơi nội dung sau: - Mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới các câu biểu đạt ý chính ấy? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề?Ngoài những ý chính còn có những ý phụ nào? Có tác dụng gì? HS: * Ý chính trong các đoạn văn: Đoạn 1: Vua Hùng kén rể. Đoạn 2: Hai người đến cầu hôn đều có tài. Đoạn 3: Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh. Những câu văn trên đều là câu chủ đề vì đó là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn trình bày. * Ý phụ: Đoạn 1: Vua Hùng có con gái đẹp. Đoạn 2: Tài năng của Sơn Tinh, Thủy Tinh Đoạn 3: Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão. Những ý phụ dẫn dắt đến ý chính,làm rõ ý chính. GV: - Để dẫn đến ý chính ấy người kể đã dẫn từng bước như thế nào? HS: - Đoạn 1: Vua Hùng có con gái đẹp – yêu thương - kén rể. - Đoạn 2: Hai người đến cầu hôn. Đều có tài lạ - Giới thiệu từng người. - Đoạn 3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Kể theo thứ tự. GV: - Từ bài tập trên, em hãy cho biết cách viết đoạn văn tự sự? HS: - Đoạn văn thường có một ý chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. - Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó là giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. GV: Đoạn văn tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính. GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. GV: gọi HS đọc bài tập - Xác định yêu cầu của đề - Trình bày cách làm bài HS: Đọc bài tập. - Trình bày cách làm bài. GV: Hướng dẫn HS chữa bài. HS: Viết câu giới thiệu. -3 HS lên bảng làm bài. - Các HS khác nhận xét, chữa bài. 3-Đoạn văn: - Đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn thường có một ý chính. II- Luyện tập: Bài tập 1: -Đoạn a: Kể việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. - Câu chủ đề: câu 2. - Đoạn b: Con gái Phú ông đưa cơm cho Sọ Dừa và thái độ của từng người đối với Sọ Dừa. - Câu chủ đề: câu1 - Đoạn c: Tính nết trẻ con của một cô gái. - Câu chủ đề: 2 Bài tập 2: -Câu a sai: trình tự các động tác bị đảo ngược: Cưỡi ngựa, lao, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa. -Câub: viết đúng trình tự các động tác Bài tập 3: Viết câu giới thiệu các nhân vật Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ. Khi học sinh đã nắm vững các bước àm bài văn tự sự cũng như đã hiểu phần thân bài của bài văn tự sự có thể bao gồm nhiều đoạn văn phù hợp với các sự việc đã nêu trong dàn ý. Đến lúc này giáo viên phát huy vai trò người định hướng cho các em luyện tập rèn kĩ năng phân đoạn trong phần thân bài thông qua các tiết làm bài văn số 2 (Tiết: 37,38), Làm bài văn số 3 (Tiết: 49,50), Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường (Tiết: 48), Luyện tập kể chuyện tưởng tượng (Tiết: 58) và các tiết trả bài viết văn (Tiết 47, 64). Như vậy qua quá trình thực hiện hướng dẫn học sinh phân đọn phàn thân bài khi làm bài văn tự sự bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm cụ thế sau: - Hướng dẫn, định hướng để học sinh chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động - Định hướng để học sinh hình thành những chuẩn mực cần phải đạt đến khi viết đoạn văn. - Phân phần thân bài của bài văn thành các đoạn văn dựa trên cơ sở các ý chính đã nêu trong dàn bài để đảm bảo tính hệ thống và mạch lạc của văn bản. 4. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Sau khi áp dụng kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự tôi nhận thấy có những chuyển biến rõ rệt, cụ thể: - Đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân: Bản thân tôi có động lực để tăn cường sự chuẩn bị khi lên lớp. Đó là việc nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, tham khảo tài liệu, bồi dưỡng về chuyên môn một cách chủ động tự giác để đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. - Đối với quá trình tiến bộ của các em học sinh: Khi áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy cho các em học sinh đã có sự tiến bộ về cả nhận thức và tinh thần học tập. Các em đã chủ động, tích cực tham gia xây dựng bài để khám phá và lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng làm một bài văn tự sự nói riêng và các thể loại khác trong chương trình ngữ văn nói chung. Thông qua các bài kiểm tra định kì (bài viết số 1, số 2, số 3) và bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng kinh nghiệm. - Kết quả cụ thể: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Đ.Năm 56 0 0 08 14,2 27 48,3 21 37,5 H.Kì I 56 0 0 11 19,6 31 55,4 14 25 C.Năm 56 02 3,6 20 36 31 55 3 5,4 Việc áp dụng kinh nghiệm vào quá trình giảng dạy đem lại hiệu quả nâng cao chất lượng dạy học có ý nghĩa thúc đẩy tinh thần học tập của các em học sinh. Đối với công tác quản lý và giảng dạy trong nhà trường thì việc chất lượng học sinh được nâng cao đồng nghĩa với việc nhà trường khẳng định được vai trò giáo dục của cơ quan, tạo được niềm tin, uy tín với nhân dân và địa phương. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trong quá trình giảng dạy có áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự tôi nhận thấy đây là việc làm cần thiết. Thông qua việc thực hiện giải pháp này tôi đã rút ra được cho bản thân một số bài học về việc xác định kiến thức trọng tâm then chốt để hình thành kĩ năng cho học sinh; bài học về cách thức cụ thể hóa những nội dung kiến thức trừu tượng, phức tạp để các em học sinh nắm bắt được đồng thời tạo hứng thú học tập cho học sinh; bên cạnh đó thông qua sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh tôi cũng rút ra được những kinh nghiệm để điều chỉnh quá trình soạn giảng sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh, phù hợp với môi trường giáo dục ở địa phương. Với những kết quả đã đạt được của việc áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự - Tập làm văn lớp 6. Tôi nhận thấy kinh nghiệm có khả năng ứng dụng vào thực tế giảng trong nhà trường không chỉ đối với bài văn tự sự mà còn có thể ứng dụng để phân đoạn cho phần thân bài ở các kiểu bài khác như: miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh. ở các lớp trên. Với kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự ở lớp 6 với mục đích nâng chất lượng bài viết, chất lượng học tập bộ môn. Đồng thời thực hiện tốt kĩ năng này cũng là nền móng để các em học sinh có thói quen phân đoạn phần thân bài đúng thao tác và lên các lớp 7,8,9 các em sẽ tạo lập được các văn bản miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh đạt yêu cầu đảm bảo tính thống nhất và mạch lạc trong văn bản. 2. Kiến nghị Với những kết quả đạt được sau khi áp dụng kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phân đoạn phần thân bài khi làm bài văn tự sự. Tôi mạnh dạn kiến nghị nhà trường, các đồng chí giáo viên cùng chuyên môn ứng dụng kinh nghiệm vào giảng dạy phân môn tập làm văn tại trường Trung học cơ sở ở những năm học tiếp sau. Đồng thời đề nghị Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu, phát triển kinh nghiệm để ứng dụng dạy học phân môn tập làm văn trong toàn cấp học. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân được nghiên cứu trong quá trình thực tiễn giảng dạy tại trường Trung học cơ sở. Tuy đã được trao đổi thảo luận và có sự góp ý của các đồng nghiệp, xong chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học các cấp để kinh nghiệm công tác được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Xuân Quang, ngày 22 tháng 5 năm 2017 NGƯỜI VIẾT KINH NGHIỆM CÔNG TÁC Nguyễn Ngọc Thủy DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách giáo khoa Ngữ văn 6 tập – tập 2 Sách giáo viên Ngữ văn 6 tập 1 – tập 2 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn THCS tập 1
File đính kèm:
- SKKN Ren ki nang phan doan phan than bai chobaif van tu su van 6_12249352.doc