Kết hợp activ inspire – thiết kế ô chữ và imindmap – vẽ bản đồ tư duy để nâng cao tính tích cực trong dạy và học môn Giáo dục công dân

Tháng 7 năm 2017, Bộ GD&ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông –

chương trình tổng thể, trong đó nhấn mạnh: “Chương trình giáo dục phổ thông mới

được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, tạo

môi trường học tập và rèn luyện giúp HS phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần;

trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt

đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có

trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển

của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn

cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới." (Trích Lời nói đầu)

Điều này cũng được ghi nhận tại dự thảo Luật giáo dục sửa đổi 2017 nêu rõ: “Mục

tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,

sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công

dân; phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu

của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và yêu cầu hội nhập quốc tế

pdf41 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kết hợp activ inspire – thiết kế ô chữ và imindmap – vẽ bản đồ tư duy để nâng cao tính tích cực trong dạy và học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể chọn kiểu xuất và làm theo hướng dẫn để nhanh chóng xuất file hoặc 
chia sẻ file. 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 28- 
IV. SỬ DỤNG BĐTD VÀO DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT 
1. Ưu điểm của BĐTD iMindMap đối với hoạt động dạy môn GDCD 
Sử dụng BĐTD như một công cụ để giúp HS chiếm lĩnh kiến thức tổng hợp về bài 
học 
Với phương pháp BĐTD trong giảng dạy, GV giúp HS tự phát hiện kiến thức bài 
học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học- trung tâm bản đồ 
 những kiến thức lớn bổ sung và những ý nhỏ trong từng ý lớn  trình bày kiến thức 
tổng quát của bài học một cách sáng tạo, sinh động 
BĐTD không chỉ cung cấp kiến thức tổng thể, còn giúp HS nhìn nhận đa chiều 
của một vấn đề  đưa ra các ý tưởng mới, tìm ra sự liên kết các ý tưởng trong bài. Sau 
khi hoàn thiện, HS nhìn vào bản đồ là có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội 
dung kiến thức bài học. 
Sử dụng BĐTD như một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm kiếm kiến thức 
của HS 
Với BĐTD, GV giúp HS xác định được trọng tâm bài học. Sau đó theo nguyên lí 
BĐTD là ý nọ gợi ý kia giúp HS khám phá từng mục kiến thức bài học. Khi các ý chính 
được xây dựng GV phải hướng dẫn HS sắp xếp theo thứ tự bằng cách đánh số ở đầu 
mỗi nhánh để xác định tầm quan trọng của ý chính. Điều đó giúp HS dễ dàng ôn tập sau 
này. 
Sử dụng BĐTD như một công cụ để củng cố, khái quát bài học của HS 
Với cách học truyền thống, HS ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến 
tính và khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng bài. Với BĐTD, có thể 
tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học. Sau khi kết thúc tiết học, HS không phải 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 29- 
mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần 
quan sát lại sơ đồ tổng thể sau đó vẽ lại 1 lần là có thể tái hiện nội dung bài học một 
cách cụ thể, chi tiết. Như thế, HS vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được 
thời gian. 
Trong giảng dạy các môn học nói chung và dạy GDCD nói riêng không có 
phương pháp, biện pháp nào là độc tôn, là vạn năng cả. Người dạy cần kết hợp các 
phương pháp, biện pháp một cách sinh động để gây hứng thú cho HS và nâng cao hiệu 
quả giờ dạy. 
2. Các bước học tập bằng BĐTD. 
Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy 
- Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh, cụm từ chính của chủ đề. 
- Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm 
- Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật. 
- Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm. 
- Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa 
ra một cách dễ dàng. 
Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ 
- Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hình 
ảnh. 
- Nên dùng những biểu tượng, cách viết tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thời 
gian. 
- Mỗi từ khóa, hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. 
Trên mỗi khúc nên chỉ có tối đa một cụm từ khóa. 
- Sau đó nối các nhánh bằng đường kẻ. Các đường kẻ ở gần trung tâm thì được tô 
đậm hơn. 
- Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng vì đường kẻ cong được 
tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt nhiều hơn. 
- Tất cả các nhánh tỏa ra cùng một điểm nên có cùng một màu. Chỉ thay đổi màu 
sắc khi đi từ ý chính ra đến các ý phụ cụ thể. 
Bước 4: Người viết có thể thêm một số hình ảnh gợi nhớ nhằm giúp các ý quan trọng 
thêm nổi bật cũng như giúp lưu chúngvào trí nhớ tốt hơn. 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 30- 
3. Hoạt động dạy học trên lớp với BĐTD iMindMap: 
Hoạt động 1: HS lập BĐTD theo nhóm với gợi ý của GV. 
Hoạt động 2: HS hoặc đại diện của các nhóm HS lên báo cáo, thuyết minh về 
BĐTD của nhóm. 
Hoạt động 3: HS thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện BĐTD, GV đưa ra 
bản đồ chuẩn đổi chiếu và tổng kết kiến thức của bài học. 
4. Một số ví dụ về BĐTD iMindMap trong môn GDCD 
Phân bố các bài học trong môn GDCD lớp 12
Sơ đồ học cách phòng tránh bị xâm hại tình dục trong GDCD 10 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 31- 
BĐTD dạy GDCD 11 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 32- 
BĐTD dạy GDCD 12 
BĐTD dạy GDCD 12 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 33- 
5. Giáo án GDCD minh họa phương pháp kết hợp Activ Inspire – thiết kế ô chữ và 
Imindmap – BĐTD trong bài học cụ thể 
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết) 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1.Về kiến thức: 
- Nêu được các khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL 
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; các loại vi phạm 
pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 
2.Về kĩ năng: Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi. 
3.Về thái độ: 
- Có thái độ tôn trọng pháp luật 
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm 
trái quy định pháp luật . 
II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI: 
KN tìm và xử lí thông tin, KN hợp tác, KN giải quyết vấn đề, KN tư duy phê 
phán. 
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC: 
Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, giải ô chữ và lập BĐTD 
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Tranh, ảnh, sơ đồ, máy tính, máy chiếu, bảng tương 
tác, bảng nhóm, giấy A4. 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1/Ổn định lớp 
2/Kiểm tra bài cũ 
3/Bài mới 
Kiến thức tổng hợp cho bài 2 qua BĐTD cơ bản (chưa mở rộng chi tiết) 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 34- 
Tiết 1: Gồm 2 hoạt động: ô chữ bài cũ và vẽ BĐTD bài mới 
Hoạt động 1 
Tương tác để giải quyết ô chữ tổng hợp 
Nội dung kiến thức bài cũ: 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 35- 
kiến thức bài 1 
Mục đích: Ôn lại nội dung của bài học và 
giúp cho học sinh hiểu rõ khái niệm, bản 
chất của pháp luật, mối quan hệ giữa pháp 
luật và kinh tế, chính trị, đạo đức. 
Chuẩn bị: Giáo viên thiết kế ô chữ có câu 
hỏi gợi ý bằng phần mềm Powerpoint, bảng 
số thăm thứ tự theo danh sách của học sinh, 
phần thưởng (kẹo, bánh) 
Cách chơi: Cả lớp cùng chơi. 
Ô chữ hàng ngang: 
Nội dung gợi ý Từ khóa 
“Giết người, cướp của” được 
gọi là tội phạm gì? 
HÌNH 
SỰ 
Một trong các bản chất của 
pháp luật là gì 
GIAI 
CẤP 
Pháp luật có tính quy phạm  
, bởi lẽ pháp luật là những quy 
tắc xử sự chung, là khuôn mẫu 
chung, được áp dụng nhiều lần 
ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi 
người, trong mọi lĩnh vực của 
đời sống xã hội. 
PHỔ 
BIẾN 
Pháp luật là  để quản lý xã 
hội 
PHƯƠN
G TIỆN 
Pháp luật là phương tiện để 
công dân bảo vệ quyền và lợi 
ích .. của mình. 
HỢP 
PHÁP 
Ngoài bản chất giai cấp, pháp 
luật còn mang bản chất gì? 
XÃ HỘI 
Nhờ có pháp luật, Nhà nước ... 
được quyền lực của mình. 
PHÁT 
HUY 
Đây là hệ thống các quy tắc 
xử sự chung do Nhà nước ban 
hành và được đảm bảo thực 
hiện bằng quyền lực nhà nước. 
PHÁP 
LUẬT 
Ô Chữ từ khóa: HIẾN PHÁP 
Thời gian thực hiện trò chơi: từ 9 – 10 phút 
Hoạt động 2 của GV 
GV yêu cầu HS chia nhóm 
Hoạt động 2 của HS 
HS chia nhóm (1 bàn 1 nhóm 4 người) 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 36- 
Đọc SGK 
Vẽ sơ đồ tư duy bài học 
Yêu cầu: 
Thang điểm + lấy điểm miệng hàng tuần 
Đủ ý: +++ 
Thể hiện rõ các chiều liên kết +++ 
Rõ ràng +++ 
Có tính thẩm mỹ (đẹp/ có màu sắc phân 
biệt) + 
Thực hành vẽ trong 35 phút 
Cử nhóm giám khảo chấm từng nhóm 
theo các tiêu chí đã đưa ra 
Điểm được tổng kết vào tiết học kế tiếp 
Tiết 2: Gồm 2 hoạt động: làm nhóm luyện tập với phiếu làm bài thu hoạch và 
thuyết trình về nội dung vi phạm pháp luật và phân loại vi phạm pháp luật 
Hoạt động 1 
Thực hành, luyện tập (ôn tập kiến thức của 
tiết 1) làm việc nhóm 4 người. 
Tiêu chí Sử 
dụng 
pháp 
luật 
Thi 
hành 
pháp 
luật 
Tuân 
thủ 
Pháp 
luật 
Áp 
dụng 
pháp 
luật 
Chủ thể 
Cơ sở 
Biểu 
hiện của 
hành vi 
Yêu cầu 
đối với 
chủ thể 
Hoạt động 2 
GV đề nghị 1 nhóm thuyết trình dựa trên 
BĐTD của nhóm 
Đặt các câu hỏi nhỏ để bổ sung hoàn chỉnh 
sơ đồ được vẽ lại trên bảng đen. 
1. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi xác 
định hay không xác định? xác định (có 
thực) 
2. Hành vi xác định này là hành vi hành 
động hay không hành động ?  Cả hai: 
hành động (cố ý gây thương tích) hoặc 
không hành động (không cứu giúp người 
khác). 
Nội dung kiến thức 
HS phải vẽ thêm vào BĐTD những yếu 
tố còn thiếu và đảm bảo khối lượng kiến 
thức sau đây: 
Vi phạm pháp luật và những dấu hiệu cơ 
bản của VPPL 
- Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật 
 + Hành vi đó có thể là hành động - làm 
những việc không được làm theo quy 
định của PL hoặc không hành động - 
không làm những việc phải làm theo quy 
định của PL 
+ Hành vi đó xâm phạm, gây thiệt hại 
cho những quan hệ xã hội được pháp luật 
bảo vệ. 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 37- 
3. Xác định các loại hành vi trái pháp luật 
của chủ thể?  
+ Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ 
mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. 
+ Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới 
hạn cho phép. 
+ Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp 
luật cấm. 
4. Căn cứ vào tiêu chí nào để xác định một 
chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý? 
 năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp 
luật 
5. Năng lực hành vi dân sự được xác định 
theo yếu tố nào của chủ thể? tuổi (dưới 6 
– không có năng lực hành vi dân sự, từ 6 
đến dưới 18 năng lực hành vi dân sự 
không đầy đủ, 18 trở lên  năng lực hành 
vi dân sự đầy đủ) 
6. Các trường hợp nào mất năng lực hành vi 
dân sự? (tình trạng sức khỏe tâm thần, do 
PL can thiệp) 
7. Lỗi của chủ thể có bao nhiêu trạng thái? 
 2 trạng thái: cố ý và vô ý 
8. Lỗi cố ý có những trạng thái nào? 
+ Cố ý trực tiếp: nhận thức rõ hành vi của 
mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu 
quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu 
quả đó xảy ra. 
+ Cố ý gián tiếp: nhận thức rõ hành vi của 
mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu 
quả của hành vi đó, tuy không mong muốn 
song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy 
ra. 
9. Lỗi vô ý gồm hai trạng thái nào? 
+ Vô ý vì cẩu thả: do cẩu thả nên không 
thấy trước hành vi của mình có thể gây ra 
hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và 
phải thấy trước hậu quả này. 
+ Vô ý vì quá tự tin: thấy trước hành vi của 
mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho 
xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ 
không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được 
- Thứ hai, do người có năng lực trách 
nhiệm pháp lí thực hiện. 
 Năng lực trách nhiệm pháp lí được 
hiểu là khả năng của người đã đạt một độ 
tuổi nhất định theo quy định pháp luật, 
có thể nhận thức, điều khiển và chịu 
trách nhiệm về việc thực hiện hành vi 
của mình. 
- Thứ ba, người vi phạm PL phải có lỗi. 
Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành 
vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể 
gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý 
làm hoặc vô tình để mặc cho sự việc xảy 
ra. 
=> Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành 
vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng 
lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm 
hại các quan hệ xã hội được pháp luật 
bảo vệ. 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 38- 
Tiết 3: Gồm 2 hoạt động: thuyết trình về nội dung các loại vi phạm pháp luật và 
trách nhiệm pháp lý; làm trắc nghiệm ôn tập bài học 
Hoạt động 1 
Hoàn thành phiếu học tập phần phân loại vi 
phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý (dựa 
trên BĐTD của nhóm) 
Loại 
VP 
Chủ 
thể 
VP 
Hành 
vi 
Trách 
nhiệm 
Chế 
tài 
TN 
Chủ 
thể 
ADPL 
Hình 
sự 
Hành 
chính 
Dân 
sự 
Kỉ 
luật 
Trong lĩnh vực PL, thuật ngữ “Trách nhiệm” 
được hiểu theo hai nghĩa. 
-Theo nghĩa thứ nhất, trách nhiệm có nghĩa là 
chức trách, công việc được giao, là nghĩa vụ mà 
PL quy định cho các chủ thể pháp luật. 
-Theo nghĩa thứ hai, trách nhiệm được hiểu là 
nghĩa vụ mà các chủ thể phải gánh chịu hậu quả 
bất lợi khi không thực hiện hay thực hiện không 
đúng nghĩa vụ của mình mà PL quy định. 
Trách nhiệm pháp lý trong bài học được hiểu 
theo nghĩa thứ hai. 
-Theo các em, có ai muốn chịu trách nhiệm 
pháp lí không? Tại sao? 
-Chúng ta phải làm gì để không phải chịu trách 
nhiệm trước pháp luật? 
GV tải những ví dụ bằng clip minh họa cho 
từng loại vi phạm và đối chiếu mức phạt cụ thể 
Chuẩn kiến thức 
Bổ sung BĐTD của HS 
Đảm bảo nội dung kiến thức sau: 
a) Vi phạm hình sự: Là những hành vi 
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm 
quy định tại Bộ luật Hình sự. 
 *TNHS: Người phạm tội phải chấp 
hành hình phạt theo quy định của Tòa 
án. 
Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải 
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm 
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm 
đặc biệt nghiêm trọng. 
Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu trách 
nhiệm hình sự về mọi tội phạm . 
b) Vi phạm hành chính: Là hành vi vi 
phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm 
cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm 
phạm các quy tắc quản lí nhà nước . 
 *TNHC: Người vi phạm phải chịu 
trách nhiệm hành chính theo quy định 
của pháp luật . 
Người từ 14 đến 16 tuổi bị xử phạt 
hành chính về vi phạm hành chính do 
cố ý 
Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt 
hành chính về mọi vi phạm hành chính 
do mình gây ra. 
c)Vi phạm dân sự: Là hành vi vi phạm 
pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài 
sản (quan hệ sở hữu, quan hệ hợp 
đồng) và quan hệ nhân thân (liên 
quan đến các quyền nhân thân, không 
thể chuyển giao cho người khác. 
 *TNDS: 
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 
khi tham gia các giao dịch dân sự phải 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 39- 
theo các văn bản luật ở các nhóm phổ biến cho 
HS như: 
Vi phạm an toàn giao thông 
Tham nhũng 
Bảo vệ môi trường 
Luật nghĩa vụ quân sự 
Luật dân sự 
Luật hình sự 
được người đại diện theo PL 
d)Vi phạm kỉ luật: Là vi phạm pháp 
luật xâm phạm các quan hệ lao động, 
công vụ nhà nước do pháp luật lao 
động, pháp luật hành chính bảo vệ. 
 *TNKL: Cán bộ, công chức, viên chức 
vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ 
luật với các hình thức cảnh cáo, hạ bậc 
lương, chuyển công tác khác, buộc thôi 
việc 
b)Trách nhiệm pháp lí 
* là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm 
pháp luật phải gánh chịu những biện 
pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng. 
*Mục đích áp dụng trách nhiệm pháp lí: 
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật 
chấm dứt hành vi trái pháp luật . 
+ Giáo dục, răn đe những người khác 
để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc 
làm trái pháp luật 
-Không có ai muốn chịu trách nhiệm 
pháp lí 
-Vì vậy chúng ta phải sống và làm việc 
theo hiến pháp và pháp luật 
4/Củng cố, vận dụng: 
Chiếu lại BĐTD với Imindmap từng ý một với sự hỗ trợ của lớp 
Thực hành làm bài tập trắc nghiệm tổng hợp toàn bài. 
Giải quyết ít nhất hai tình huống thực tế gắn liền với HS như xử lý hành chính khi 
vi phạm an toàn giao thông. 
GV chuẩn bị ô chữ cho tiết sau với dự kiến ô chữ sau: 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 40- 
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1. Kết quả 
 Với sự kết hợp bài giảng điện tử với các công cụ hỗ trợ iMinMap và Activ 
Inspire làm cho HS rất hứng thú trong học tập, tiếp thu kiến thức tốt hơn, nắm vững 
kiến thức cơ bản, phát huy được tính tích cực, tự giác của HS. 
Kết quả khảo sát hứng thú nêu tại phần thực trạng giữa 1 lớp do Cô Loan áp dụng 
phương pháp kết hợp và 1 lớp do Thầy Dũng không có áp dụng phương pháp nêu 
trên 
Nội dung khảo sát hứng thú 
học GDCD 
Lớp thực nghiệm 
(Mức độ) 
Lớp đối chứng 
(Mức độ) Có Không Có Không 
Hứng thú học GDCD 35 6 16 24 
Hiểu ngay được kiến thức sau 
khi học xong. 
36 5 25 15 
Biết phân biệt đúng sai trong các 
tình huống thực tế 
33 8 27 13 
Tích cực phát biểu ý kiến. 29 12 5 35 
Yêu quý môn học 30 11 13 27 
Tự nguyện, có nhu cầu học. 35 6 13 27 
Sử dụng BĐTD trong giờ dạy sẽ bắt buộc tất cả 100% HS đều phải động não, 
sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học 
 Mỗi HS có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày BĐTD của 
mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để 
học ở nhà, hoặc có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học. Kết 
quả: đa số HS tôi giảng dạy đều biết cách thực hiện BĐTD để thiết kết bài học và tổng 
kết bài học. 
2. Bài học kinh nghiệm 
Môn GDCD cũng như nhiều môn học khác đòi hỏi sự chăm chỉ trong quá trình 
soạn giảng và học tập, sự đầu tư thời gian và công sức là một trong những nhân tố quan 
trọng làm nên thành công. 
GV dạy môn GDCD trước hết phải có lòng yêu nghề và có kiến thức sâu về 
chuyên môn, phải tạo tâm lý thoải mái cho HS trong giờ học để có hiệu quả tốt nhất. 
GV hướng dẫn HS cách học bài: tìm thông tin quan trọng, tìm cụm từ xác định, 
thiết lập các mối quan hệ của các yếu tố bài học. 
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học bằng ứng dụng CNTT là con đường ngắn 
nhất để thực hiện nguyên tắc lấy người học làm trung tâm. BĐTD là một công cụ tư 
duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. 
KẾT HỢP ACTIV INSPIRE – THIẾT KẾ Ô CHỮ VÀ IMINDMAP – VẼ BẢN ĐỒ TƯ 
DUY ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD 
GV: Nguyễn Thị Huỳnh Loan 
- Trang 41- 
3. Kết luận 
Sử dụng thành thạo và hiệu quả BĐTD trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả 
tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và phương pháp giảng dạy của 
GV. 
HS sẽ học được tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. GV sẽ tiết kiệm 
được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng. 
Sử dụng BĐTD trong dạy học GDCD bước đầu tạo một không khí hào hứng 
trong các hoạt động dạy học của GV, đáp ứng phong trào “Xây dựng trường học thân 
thiện, HS tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục triển khai. 
BĐTD một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều 
kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế BĐTD trên giấy, 
bìa, bảng phụ, bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy, hoặc cũng có thể thiết kế 
trên phần mềm BĐTD. 
Việc ứng dụng các phương pháp dạy học mới như phần mềm iMinMap vào 
trong dạy học có rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên đây không phải là phương tiện dạy học 
duy nhất. Phối hợp với các phương tiện dạy học truyền thống và phần mềm Activ 
Inspire nâng cao sự tương tác giữa người dạy và người học sẽ khắc phục nhược điểm và 
phát huy ưu điểm của mỗi phương tiện, đáp ứng được yêu cầu đổi mới nội dung, 
phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy môn GDCD 
 Người viết SKKN 

File đính kèm:

  • pdfsang kien kinh nghiem 2018 - loan.pdf
Sáng Kiến Liên Quan