Hướng dẫn cách viết và đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo trong tỉnh

I- CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Thực tiễn trong công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục và giảng dạy, mỗi cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo đều có những suy nghĩ và việc làm mới sáng tạo nảy sinh. Những suy nghĩ và việc làm sáng tạo đó được áp dụng nhiều lần trong thực tế có kết quả tốt; có tác động tích cực làm nâng cao và chuyển biến đến chất lượng, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý, giáo dục và giảng dạy, hoặc trong quá trình thực hiện chủ trương, nhiệm vụ của cấp trên giao đã có nhiều biện pháp cải tiến sáng tạo mang lại thành công và nhiều hiệu quả tốt, thì đó được xem là CT, SKKN.

II- CÁCH BỒI DƯỠNG VÀ PHÁT HIỆN CẢI TIẾN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Trong điều kiện trình độ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo tỉnh nhà còn có những hạn chế nhất định thì việc đúc rút và phổ biến CT, SKKN tốt ở các cấp quản lý giáo dục từ Sở đến Phòng Giáo dục, đơn vị, trường học là rất cần thiết. Do đó, cần phát động liên tục phong trào "viết sáng kiến kinh nghiệm" trong toàn đơn vị, gây thành phong trào thi đua sôi nổi rộng rãi và thường xuyên. Trên cơ sở ấy, phát hiện những CT, SKKN có giá trị để phổ biến và nhân rộng. Điều chủ yếu là cần gây ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm trong mỗi cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo và lấy trường học làm đơn vị chính để tổ chức các buổi trao đổi, đánh giá và phổ biến CT, SKKN.

Có mấy cách chủ yếu để phát hiện và bồi dưỡng CT, SKKN.

1. Thông qua quá trình kiểm tra, thăm lớp, dự giờ của các cấp quản lý giáo dục, của lãnh đạo đơn vị, trường học đối với thuộc cấp; của các nhà giáo với nhau. Đây là hình thức tốt nhất giúp cho việc phát hiện kịp thời những CT, SKKN.

2. Qua kết quả chỉ đạo, điều hành, quản lý, giáo dục và giảng dạy thực tế của các cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo. Bằng cách này, đòi hỏi các cấp quản lý giáo dục, lãnh đạo đơn vị, trường học và nhà giáo phải dày công nghiên cứu, xem xét để tìm ra sáng kiến nào đã dẫn đến kết quả tốt.

3. Thông qua các phong trào thi đua, các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, các buổi tọa đàm, hội thảo của cán bộ quản lý và nhà giáo trong đơn vị.

 

doc8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn cách viết và đánh giá xếp loại sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo trong tỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 TRIỆU LONG
KINH NGIỆM
VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
 Người thực hiện : Trương Thị Hồng Chi
Đơn vị : Trường tiểu học số 1 Triệu Long
Tháng 5 năm 2007 
MỘT SỐ KINH NGIỆM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC
I. LÝ DO:
 	Để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường đạt kết quả cao thì bản thân người làm công tác giáo dục phải nhận thức được thế nào là công tác xã hội hoá giáo dục. Ở đây, công tác xã hội hoá giáo dục là huy động được toàn xã hội tham gia, đóng góp mọi mặt để xây dựng nền giáo dục của xã nhà ngày một phát triển đi lên ... 
 	Hơn thế nữa mục tiêu giáo dục của Đảng ta là phát triển toàn diện con người về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kỉ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội và tiến bộ của khoa học công nghệ trong thời kì đổi mới .
 	Tại hội nghị lần thứ 2 ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước và của cộng đồng, của từng gia đình và của toà dân, kết hợp giáo giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội nhằm xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh . Xã hội hoá giáo dục là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, xã hội hoá giáo dục nhằm gắn nhà trường với xã hội bên ngoài, tạo điều kiện để nhà trường gắn với nhân dân làm cho người dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với công tác xã hội hoá giáo dục.
Từ những lí do trên, trong những năm qua là người trực tiếp làm công tác quản lí bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau:
II. KINH NGHIỆM ĐƯỢC TỔNG KẾT :
1. Về nhận thức:
 	Trên cơ sở việc hướng dẫn của ngành về công tác xã hội hoá giáo dục, nhà trường đã dựa vào tình hình thực tế của địa phương để triển khai và thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
	Nhà trường đã triển khai mục đích, nội dung và yêu cầu của công tác xã hội hoá giáo dục trong hội đồng nhà trường và trong đại hội cha mẹ học sinh đầu năm học . 
Nhà trường tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về công tác xã hội hoá giáo dục .
 Từ đó mỗi một giáo viên, hội cha mẹ học sinh và các đoàn thể nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục, làm cho toàn xã hội tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục .
Thực hiện đúng: " Sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội "
	Thực hiện phương châm giáo dục kết hợp giữa " Nhà trường - Gia đình - Xã hội "
 	 Với nhận thức đúng đắn trong công tác xã hội hoá giáo dục, càng ngày vị trí của giáo dục ở địa phương được nâng cao. Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em , kính trọng thầy cô giáo . Việc " Tôn sư trọng đạo " được đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.
2.Quá trình thực hiện :
- Nhà trường đã đưa kế hoạch xã hội hoá giáo dục vào thực hiện trong từng năm học và có kế hoạch cụ thể ở từng tháng, từng kì . 
- Nhà trường quản lí chặt chẽ công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên , thường xuyên kiểm tra, nắm bắt số lượng kịp thời . Nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp làm công tác vận động học sinh đi học chuyên cần . Học sinh nghỉ học phải có giấy xin phép.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp tranh thủ những lúc rãnh rổi đến từng nhà phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh học sinh từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời , tạo điều kiện cho các em học tập tốt .
- Nhà trường tổ chức đại hội cha mẹ học sinh một năm ba lần (đầu năm, cuối học kì 1, cuối năm) nhằm thông qua kế hoạch giáo dục của nhà trường trong năm và thông báo tình hình học tập của học sinh . Hơn thế nữa là tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã ý thức được nhiệm vụ của giáo dục và đã có nghị quyết về giáo dục của địa phương . Hằng năm Hội đồng giáo dục xã đã tổ chức thành công đại hội giáo dục xã . Trong đại hội đã hoạch định được kế hoạch phát triển giáo dục của ba ngành học ở địa phương . Huy động được mọi tiềm lực ở trong nhân dân và các đoàn thể quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập tốt hơn .
- Nhân dân đã có trách nhiệm với con em , thực hiện tốt luật phổ cập giáo dục và luật chăm sóc bảo vệ trẻ em . Tất cả mọi chủ trương , nghị quyết giáo dục của địa phương được tất cả các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ cao.
- Phụ huynh học sinh đã đóng góp ngày công , tiền của cùng với nhà trường xây dựng cổng trường, phòng bảovệ y tế học đường, đường đi lối lại , bồn hoa trong khuôn viên trường khang trang , trang trí lớp học theo đúng quy định. Cùng với nhà trường làm tốt công tác tu sửa cơ sở vật chất. 
- Hằng năm hội cha mẹ học sinh đã xây dựng được quỹ khuyến học, khuyến dạy và có phần thưởng thích đáng cho giáo viên dạy giỏi , học sinh giỏi.
* Tặng thưởng cho học sinh giỏi :
+ Học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh được tặng thưởng một chiếc xe đạp trị giá năm trăm nghìn đồng .
+ Học sinh đạt giải nhì cấp tỉnh được tặng thưởng trị giá ba trăm nghìn đồng . 
+ Học sinh đạt giải ba cấp tỉnh được tặng thưởng trị giá hai trăm nghìn đồng .
+ Học sinh đạt giải khuyến khích được tặng thưởng trị giá một trăm nghìn đồng.
+ Học sinh đạt giải cấp huyện được tặng một bộ quần xanh, áo trắng và 10 quyển vở trị giá một trăm nghìn đồng.
* Tặng thưởng cho giáo viên :
+ Giáo viên dạy giỏi cấp huyện được tặng thưởng trị giá một trăm nghìn đồng 
+ Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh được tặng thưởng trị giá hai trăm nghìn đồng.
- Từng địa bàn dân cư, các dòng họ đã thành lập được hội khuyến học . Tổng số 6/9 thôn đã có hội khuyến học với tổng bình quân tiền thưởng hàng năm cho học sinh giỏi và học sinh đạt giải ở các kì thi học sinh giỏi các cấp của các thôn là 3 000 000đồng/thôn/năm.
3. Kết quả đạt được :
 	Chính nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh đến sự nghiệp giáo dục của xã nhà do vậy trong những năm qua trường tiểu học số 1 Triệu Long đã đạt được kết quả khá mỹ mãn . Chất lượng giáo dục được nâng lên rõ rệt năm sau cao hơn năm trước .
* Số lượng :
Nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà hằng năm trường đã huy động hết số học sinh trong độ tuổi vào trường , 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1. Duy trì số lượng đến cuối năm đạt 100% , không có học sinh bỏ học giữa chừng .
Trong nhiều năm liền được Bộ Giáo dục - Đào tạo công nhận đạt công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
* Chất lượng hai mặt giáo dục :
- Năm học 2005 - 2006 : 
 	+ Hạnh kiểm : Thực hiện đầy đủ : 495 em đạt 100%
 	+ Học lực : Danh hiệu đạt được cuối năm : 
	 	Học sinh giỏi : 201 em - đạt 40,6% 
	Học sinh tiên tiến : 168 em - đạt 33,9%
	+ Học sinh lên lớp thẳng 100%
	+ Học sinh xét lớp 5 xét tốt nghiệp đạt 100%
- Năm học 2006 - 2007 : 	 
+ Hạnh kiểm : Thực hiện đầy đủ : 442 em đạt 100%
 	+ Học lực : Danh hiệu đạt được cuối năm : 
	 	Học sinh giỏi : em - đạt % 
	Học sinh tiên tiến : em - đạt %
	+ Học sinh lên lớp thẳng 100%
	+ Học sinh xét lớp 5 xét tốt nghiệp đạt 100%
* Học sinh đạt giải trong các kì thi :
	Năm học 2005 - 2006 :
- Cấp huyện : Đạt 07 giải trong đó: 
 	+ Môn toán : không có giải
 	+ Môn Tiếng Việt : 02 giải nhất , 01 giải nhì , 01 giải ba và 03 giải khuyến khích.
	- Cấp tỉnh : Đạt 09 giải trong đó: 01 giải nhất , 04 giải nhì, 01 giải ba, 03 giải kk. 	
	Năm học 2006 - 2007 :
	- Cấp huyện : Đạt 03 giải trong đó: 
 	+ Môn toán : 02 giải nhất 
 	+ Môn Tiếng Việt : 01 giải ba
- Cấp tỉnh : Đạt 04 giải trong đó : 01 giải ba và 03 giải kk. 
 	* Các hoạt động khác:	
Từ công tác xã hội hoá giáo dục đã nói trên, từ sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành, sự hổ trợ của các bậc phụ huynh, sự chỉ đạo đúng hướng của nhà trường.
Học sinh đã tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường tổ chức như : Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11; Thi tìm hiểu về phòng tránh tai nạn bom min;Thi tìm hiểu về vệ sinh môi trường ; Thi tìm hiểu về ATGT... Tham gia tốt các phong trào do hội đông Đội Huyện , Tỉnh đề ra . Tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa như viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng ...
Thông qua các hoạt động đó tạo hứng thú cho học sinh trong học tập từ đó các em thích đến trường hơn, học tập tốt hơn, chất lượng giáo dục cao hơn và đó cũng chính là thành quả của công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường phối hợp với toàn xã hội . 
 III. Kết luận :
Để thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở trong trường học trước hết người trực tiếp làm công tác quản lý phải nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục. Có kế hoạch cụ thể về công tác xã hội hoá giáo dục .
Phải làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương . 
Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, làm cho mỗi người dân phải nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực vào công tác xã hội hoá giáo dục.
Trên đây là một số kinh nghiệm về công tác xã hội hoá giáo dục mà tôi đúc rút được trong quá trình làm công tác quản lí. Với điều kiện thời gian và khả năng có hạn nên những điều tôi trình bày ở đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót kính mong đồng nghiệp góp ý bổ sung. 
 Tôi xin chân thành cám ơn .
 Triệu Long, ngày 15 tháng 5 năm 2007
 Người thực hiện
 Trương Thị Hồng Chi	

File đính kèm:

  • dochuong_dan_viet_SKKN.doc