Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm

PHẦN MỞ ĐẦU

I - LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Giáo dục là chìa khóa dẫn đến sự thành công trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Có giáo dục thì sức mạnh về trí tuệ của một quốc gia sẽ ngày càng được kiên cố, nền giáo dục tốt toàn diện sẽ giúp quốc gia đó phát triển ngày cạng manh mẽ và hoàn hảo.

 Giáo dục gắn kết với nhiều hoạt động trong thực tiễn. Giáo dục muốn thành công phải biết kết hợp linh hoạt nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực và nhiều hoạt động một cách linh hoạt sáng tạo để đem đến tri thức đa dạng và đa chiều cho người học.

 Trong xu thế phát triển chung và trên đường hội nhập quốc tế, thì nhiệm vụ đặt ra cho ngành giáo dục ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người vừa hồng vừa chuyên, nghĩa là vừa có kiến thức chuyên môn cao, vừa có kiến thức thực tế sâu và phải vận dụng được một cách linh hoạt vào mọi hoàn cảnh thực tế của cuộc sống đa dạng, phong phú và phức tạp.

 Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Vì thế, việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học là nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị mà trước hết là của ngành giáo dục với phương châm: giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục của nhà trường gắn với giáo dục của gia đình và giáo dục của toàn xã hội, giáo dục tri thức khoa học gắn với giáo dục đạo đức, nhân cách và rèn luyện kỹ năng sống.

Thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng sống sẽ giúp cho người học trang bị được kiến thức một cách đa chiều về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp người học thích nghi được những hoàn cảnh thay đổi của ngoại cảnh đến quà trính học tập và nghiên cứu cũng như quá trình làm việc sau này.

Giáo dục kỹ năng sống với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý được xem như một sân chơi hấp dẫn với học sinh. Ở đó, các em có cơ hội thể hiện năng lực và rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động nhóm trong khi tham gia các trò chơi, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, lao động, công tác xã hội Các em cũng sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để rèn luyện bản thân, mở rộng mố quan hệ bạn bè, mở rộng kiến thức xã hội và kiến thức xử lý tình huống để có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.

 

doc19 trang | Chia sẻ: haianh98 | Lượt xem: 8752 | Lượt tải: 10Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
++Người quản trò sẽ tăng dần tốc độ hô các từ và xáo trộn thứ tự hô các từ để gia tăng độ khó
2) Phương pháp trò chơi. 
	Trò chơi là một hoạt động đặc trưng về tinh thần đoàn kết, thông qua trò chơi các em học sinh sẽ tự giác hòa đồng, gắn kết và chia sẽ cùng nhau những yêu cầu đặc ra trong trò chơi từ đó các em cũng sẽ chia sẽ và giúp đỡ nhau trong các hoạt động học tập khác cũng như trong cuộc sống, 
	Trò chơi làm gia tăng tính năng động, tính hòa đồng và tính sáng tạo do vậy việc áp dụng phương pháp trò chơi vào giáo dục kỹ năng sống là một cách làm luôn đem lại hiệu quả khả quan nhất. 
	Thông qua trò chơi mỗi học sinh có thể tự khám phá kiến thức về xã hội, về cuộc sống, về giá trị sống của bản thân từ đó các em tự giác nêu cao ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và trong cuộc sống.
3) Phương pháp kể chuyện.
	Chuyện kể trong trường hợp này như để minh họa cho nội dung đang bàn đến.
	Khi dùng chuyện kể, ta sẽ không cần giải thích, phân tích nhiều, vì bản thân câu chuyện là từ cuộc sống và đã giải thích tất cả những điều ta đang nói đến. Nó như một chứng từ trong cuộc sống để minh họa cho điều ta nói đến. 
	Phương pháp kể chuyện có thể thực hiện do giáo viên kể cho học sinh nghe hoặc học sinh kể cho giáo viên và các bạn cùng nghe.
	Thông qua phương pháp kể chuyện có thể phát hiện thêm những năng khiếu về khả năng kể chuyện, về giọng đọc truyền cảm, về khả năng diễn xuất của học sinh, hay khả năng dựng hoạt cảnh, chuẩn bị đạo cụ,
	Thông qua phương pháp kể chuyện cũng khơi gợi suy tư, cảm xúc, thái độ nhận thức và hành động của học sinh tùy theo nội dung của câu chuyện hay tính cách hoặc hành động của nhân vật,
	Thực hiện giáo dục kỹ năng sống thông qua phương pháp kể chuyện đòi hỏi phải có nhiều sự đầu tư của giáo viên lẫn học sinh, phải có sự chuẩn bị từ trước về nội dung câu chuyện liên quan đến tình huống hay nội dung mà giáo viên muốn truyền đạt cho học sinh trong lúc giáo dục kỹ năng sống. Đòi hòi người giáo viên phải dành nhiều tâm huyết, đầu tư cả công sức, trí tuệ lẫn kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm sống cho phương pháp này.
4) Phương pháp đặt cậu hỏi.
	Phương pháp đặt câu hỏi đòi hỏi các em học sinh phải có sự theo dõi về nội dung sinh hoạt hoặc một vấn đề nào đó đang được bàn bạc, thảo luận để có thể trả lời hoặc các em có thể đặt ra câu hỏi để giáo viên hay các bạn trả lời. Thông qua đó các em sẽ có cơ hội trải nghiệm bản thân, tự rút ra bài học cho bản thân
 	Những nội dung được áp dụng trong phươg pháp đặc câu hỏi này có thể là những vấn đề về kiến thức xã hội, kiến thức về môn học, hay nội dung một câu chuyện, một khía cạnh, một lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt thường ngày,..
5) Phương pháp sắm vai.
	Nhằm đặt các em học sinh vào vai nhân vật trong tinh huống giả định, để xem xét phản ứng, thái độ, cách ứng xử của họ đối với tình huống giả định đã nêu ra. 
	Tình huống giả định đó có thể là những tình huống đã diễn ra trong cuộc sống hiện tại, đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại, tại địa phương, trong trường học, hay trong lớp học, tình huống giả định đó cũng có thể là từ những câu chuyện văn học, chuyện cổ tích, tạp chí, báo chí,
	Từ những tình huống đó các em học sinh có cơ hội trải nghiệm đặt mình vào tình huống đó để phản ứng, để giải quyết, để ứng xử làm thế nào cho đúng, cho phải, cho hợp tình hợp lý, từ đó các em rút ra được chân lý sống cho bản thân.
	Khi có những nhận định sai hoặc những phán đoán, giải quyết tình huống chưa hợp lý hay lệch chuẩn thì đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng đúng lại về mặt nhận thức để các em nâng cao tầm hiểu biết.
6) Phương pháp hình ảnh 
	Phương pháp hình ảnh giúp người học sinh dễ dàng diễn đạt một đề tài cho sẵn thông qua những hình ảnh. 
	Cũng giống phương pháp sắm vai, kể chuyện, phương pháp hình ảnh giúp học sinh nêu lên cảm nghĩ của mình về một hay nhiều vấn đề nào đó thông qua việc nhận định từ các hình ảnh có liên quan đến chủ đề cần bàn bạc, thảo luận.
	Từ việc nhận định nội, dung, ý nghĩa và hàm ý của những bức ảnh sẽ giúp các em nâng cao khả năng nhận thức và năng cao kỹ năng quan sát, nhận định, phán đoán sự việc, tình huống,..
7) Phương pháp động não. 
	Phương pháp động não sẽ giúp học sinh tìm ra những ý kiến đóng góp hoặc yếu tố mới về hoạt động, chương trình, về nội dung mà giáo viên đang định hướng giáo dục các em.
	Phương pháp động não có thể được thực hiện theo một số cách sau:
	-Cung cấp một yều cầu, một hình ảnh có liên hệ đề tài.
	-Các Thông tin sao cho có ảnh hưởng, liên hệ đến học sinh;
	-Giáo viên mời gọi mỗi người suy nghĩ đưa ra ý kiến;
	-Các ý kiến đưa ra không có ai bị phản bác, hay bị chế diễu;
	-Giáo viên cần khuyến khích, động viên để tất cả các em đều tham gia ý kiến; 
	-Các ý kiến đều được chấp nhận, bất kể là ai;
	-Mọi người đề tự do diễn tả ý tưởng của mình.
8) Phương pháp thảo luận nhóm, hoạt động nhóm
	Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm là nhằm huy động ý kiến của tập thể, các thành viên hiểu nhau hơn.
	Hoạt động nhóm giúp tìm ra nhân tố tích cực trong nhóm.
	Trong Tiết sinh hoạt chủ nhiệm, hoạt động thảo luận nhóm được tích hợp với làm việc nhóm.
	Ví dụ: Thảo luận đề tài: “Định hướng nghề nghiệp”
	à học sinh nêu ra những băn khoăn về định hướng nghề nghiệp. 
	Hoạt động nhóm sẽ giúp giáo viên dễ dàng nhận định được một số điểm tương đồng giữa các thành viên trong nhóm, trong lớp để từ đó có biện pháp thích hợp để tăng cường hiệu quả giáo dục về kiến thức cũng như là kỹ năng sống cho các em.
9) Phương pháp Pano. 
	Phương pháp này có thể giúp học sinh phát huy năng khiếu về sở trường trang trí, thiết kế, vận động, tuyên truyền,
	Pano bao gồm hình ảnh, ngôn ngữ chuyển tải đến người xem thông điệp nào đó.
	Ví dụ: Pano với chủ đề: “GAMES ONLINE”. . . .
 Thông điệp:” Nói Không Với Games Online” 
	Sử dụng tấm Pano như một cách để các em đưa ra thái độ quyết tâm với các tệ nạn.
	Giáo dục thái độ tích cực trong việc tuyên truyền ý thức cho cộng đồng.
	Những giải pháp nêu trên được tôi áp dụng thường xuyên vào công tác giáo dục KNS cho HS lớp chủ nhiệm trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Những giải pháp này phải được áp dụng một cách chọn lọc, đan xen, luôn phiên lẫn nhau, phối hợp một cách tương thích tùy theo chủ đề KNS mà giáo viên chủ nhiệm muốn truyền đạt đến cho các em học sinh của mình. 
	Việc áp dụng đan xen, luôn phiên các giải pháp giáo dục KNS nêu trên sẽ giúp học sinh không bị nhàm chán vì phải thực hiện cùng một tính chất công việc suốt nhiều tuần liên tiếp. Việc áp dụng đan xen, luôn phiên các giải pháp giáo dục KNS sẽ giúp tiết học trở nên phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc hơn và gia tăng hơn hứng thú học tập và khám pháp KNS nhiều hơn so với việc áp dụng một giải pháp liên tục, nhiều tuần. 
	Trong một tiết giáo dục KNS có thể áp dụng một giải pháp, hoặc 2 giải pháp hoặc có thể nhiều giải pháp kết hợp cùng nhau. Và việc chọn áp dụng như thế nào trong thực tế giải dạy thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo cho nội dung giáo dục KNS đó, phải có sự chọn lựa kỹ càng các phương pháp giáo dục KNS cho thích hợp với nội dung đó dưới dạng là một giáo án chẳng hạn hoặc là sổ tay lên lớp. Dưới đây tôi xin giới thiệu một tiết mẫu mà tôi đã chuẩn bị trước khi lên lớp thực hiện.
TIẾT DẠY MINH HỌA
Chủ đề tiết học: 
MÂU THUẪN & GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN NƠI HỌC ĐƯỜNG
Cấu trúc bài: 
Hoạt động tạo bầu khí: Băng reo.
Nội dung 1: Giới thiệu về mâu thuẫn.
Nội dung 2: Nguyên nhân gây mâu thuẫn 
Nội dung 3: Cách giải quyết mâu thuẫn 
Biện pháp 1: .
Biện pháp 2: .
Biện pháp 3: .
Tổng kết & rút ra bài học 
Bài hát kết: Trái đât này là của chúng mình.
Nội dung
	1. Khởi động: Băng reo.
	2. Nội dung 1: Giới thiệu về mâu thuẫn.
	Các em thân mến! Trong cuộc sống, chúng ta luôn có những mối liên hệ với những người xung quanh, đôi khi những liên hệ này có những trục trặc nhất định do sự hiểu lầm, sự bất đồng, Những bất đồng này có thể do nhiều yếu tố. 
Chúng ta thử tìm hiểu xem, mâu thuẫn có những đặc điểm nào.
	Câu hỏi gợi ý: 
	Hai từ “Mâu Thuẫn” gợi cho bạn những hình ảnh, hành vi không tốt nào?
	Giận nhau, nghỉ chơi, xích mích, nói xấu, ghét nhau, cãi nhau, châm chọc, sỉ nhục, hận thù, đe dọa, đánh nhau
	Các em thân mến! ngày nay, những chuyện va chạm nhỏ, bất đồng, xích mích, hiểu lầm lập tức kéo băng nhóm đánh nhau, làm nhục đối phươnglà điều rất thường hay xảy ra, và đáng tiếc lại xảy ra rất nhiều trong môi trường học đường. 
	Những hình ảnh trò chơi trên mô tả cho thấy rõ mặt trái của mâu thuẫn.
	Mâu thuẫn là nguyên nhân gây nên những xung đột, cãi vã, đánh nhau, sỉ nhục. Và gây nên những hậu quả đáng tiếc.
	3. Nội dung 2: Nguyên nhân gây mâu thuẫn
	Thực ra mâu thuẫn trong cuộc sống là luôn có, ta không thể loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống. 
	Tuy nhiên việc hiểu biết nó sẽ giúp ta kiểm soát nó tốt hơn. Chúng ta sẽ đi sâu vào để tìm hiểu về nó.
	Dẫn nhập: Để tìm hiểu nguyên nhân gây nên mâu thuẫn, ta cùng tham gia một hoạt động “ghép tranh theo câu chuyện” sau:
	GV: sẽ kể cho học sinh 1 câu chuyện về 1 đôi bạn thân, vì sự hiểu lầm mà dẫn đến đánh nhau, đánh mất tình bạn, các bạn khác thấy không can ngăn còn dùng điện thoại quay lại và đăng lên mạng. Sau đó yêu cầu học sinh ghép tranh theo câu chuyện.
Câu hỏi thảo luận: 
Câu hỏi 1. Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự xung đột trên? Khi em nhìn thấy một sự việc và vội đưa ý kiến theo cảm nhận chủ quan của mình như trong trường hợp trên, thì nó gây nên những tác hại nào? 
	Câu hỏi 2. Theo em, việc hai bạn phản ứng dữ dội như thế có chấp nhận được không? Có giải quyết được vấn đề gì không? 
	Câu hỏi 3. Theo em, những người bạn đứng vỗ tay reo hò cổ vũ, quay phim, hoặc khoanh tay im lặng làm ngơ những hành vi như vậy sẽ gây ra hậu quả gì? Có được phép làm như thế không? Tại sao?
	Gọi các em học sinh bày tỏ ý kiến.
	4. Nội dung 3: Cách giải quyết mâu thuẫn 
	Việc sử dụng bạo lực để giải quyết xung đột ngày nay đang là một hiện tượng khá phổ biến, nó cho ta thấy sự thiếu kiềm chế, thiếu kiểm soát, muốn dùng đến bạo lực hơn là tìm những giải pháp hòa bình. Khi biết cách để giải quyết mâu thuẫn hoà bình, là khi ta thực sự trưởng thành, bản lĩnh. 
	Vậy cách nào để ta giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình? Mời các em tham gia hoạt động: nhìn hình đoán từ khoá 
	5. Tổng kết & rút ra bài học 
	-Đứng trước 1 sự việc ta cần.
	-Khi bản thân bị xúc phạm..
	-Khi có sự việc xảy ra, ta phải.
	6. Bài hát kết: Trái đât này là của chúng mình.
NHẬN XÉT KẾT QUẢ
	Trong suốt quá trình diễn ra tiết học nêu trên, các em học sinh liên tục bị cuốn hút vào tình huống mà giáo viên đặt ra. Tình huống đặt ra liên tục như thế khiến các em phải luôn vận động, vận dụng suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học, vận dụng kinh nghiệm thực tế, và kinh nghiệm bản thân vào giải quyết vấn đề. Và vấn đề được giải quyết một cách sinh động thông qua các hình ảnh, các hình thức như thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến cá nhân, đoán hoạt động từ bức tranh. 
	Các hoạt động diễn ra trong tiết học phong phú, nhịp nhàng. Các em học sinh được bày tỏ ý kiến cá nhân một cách tự tin, không cần phải ngại rằng điều mình nói có đúng với vấn đề hay không vì thực chất giáo viên không hề đưa ra cái gọi là đáp án giống như những bài toán số phải đòi hỏi đáp án đúng của 1 + 1 phải là 2. Việc không có đáp án rõ ràng cho một chủ đề giáo dục KNS sẽ giúp học sinh thoải mái trong việc bày tỏ suy nghĩ và hành động của bản thân, cách giải quyết của bản thân cho tình huống đó và từ đó bản thân mỗi học sinh tự rút ra cho mình một kinh nghiệm sống riêng nếu tình huống đó sau này có xảy ra với bản thân mình. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Việc áp dụng những phương pháp giáo dục KNS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi suy nghĩ của không nhỏ một bộ phận học sinh quan niệm về tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Các em còn nghĩ tiết sinh hoạt chủ nhiệm là một tiết khô khan với đầy tâm lý hoan mang, lo ngại rằng giáo viên sẽ trách mắng, rầy la, khiển trách, nhắc nhở, phê bình và xử phạt những vi phạm trong tuần học vừa qua rồi từ đó dẫn đến ngán ngẩm và có cảm nhận rằng tiết sinh hoạt chủ nhiệm là một điều ngao ngán thật sự; ngược lại các em sẽ thấy phấn khích với đầy hào hứng, sẵn sàng chuẩn bị cho hoạt động, tham gia vào hoạt động và chờ đón đến tiết chủ nhiệm 	để được cùng trải nghiệm những hoạt động hứng thú, sôi động, vui tươi để giải tỏa căng thẳng sau một tuần học tập mệt nhoài. 
	Việc áp dụng những giải pháp trên trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm những năm qua đã đem đến một số kết quả khả quan trên nhiều khía cạnh của công tác giáo dục cho bản thân tôi cũng như cho đơn vị mà tôi đang công tác. Cụ thể: 
*Với học sinh: 
	Có cơ hội nhiều hơn để trải nghiệm bản thân với những hoạt động vui chơi, vui nhộn, năng động, sáng tạo.
	Có cơ hội nhiều hơn để bày tỏ cảm nghĩ của mình về nhân sinh quan và thế giới quan xung quanh mình.
	Có cơ hội nhiều hơn để thỏa sức sáng tạo thông qua những nhiệm vụ, những yêu cầu đặt ra trong quá trình tham gia hoạt động từ đó kích thích tính tư duy sáng tạo cho bản thân các em.
	Có cơ hội nhiều hơn trong việc bày tỏ, chia sẻ quan điểm sống của mình cho bạn bè, cho thầy cô giáo mà không ngần ngại từ đó có được những lời khuyên, những giải pháp đúng và phù hợp để điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. 
	Có cơ hội nâng cao bản lĩnh tự tin trước đám đông, nâng cao kinh nghiệm của bản thân trong tham gia hoạt động tập thể và rèn luyện tính tự chủ độc lập trong nêu lên vấn đề, nêu lên suy nghĩ của bản thân. 
	Gia tăng hứng thú học tập đối với hoạt động giáo dục KNS nói riêng và các môn học khác nói chung.
	Gia tăng tinh thần đoàn kết tập thể của lớp học nói riêng và của học sinh nói chung.
*Với bản thân giáo viên: 
	Góp phần giới thiệu được cho đơn vị thêm những giải pháp mới trong công tác giáo dục KNS cho học sinh. 
	Góp phần thay đổi nhận thức học sinh về thái độ học tập, về quan điểm sống, về hành vi, thái độ đối với những vấn đề diễn ra trong cuộc sống thực tế thông qua tiết học giáo dục KNS
*Với đồng nghiệp thực hiện công tác chủ nhiệm:
	Có thêm một tài liệu tham khảo về thực hiện công tác giáo dục KNS cho học sinh để áp dụng trong tiết sinh hoạt nói riêng hay trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm nói chung.
*Với đơn vị: 
	Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh về mặt hạnh kiểm học sinh nói riêng và về khả năng ứng xử văn minh, lịch sự, văn hóa cho học sinh nói chung.
	Góp phần hạn chế tình trạng học sinh vị phạm nội quy nhà trường của lớp chủ nhiệm nói riêng và của toàn trường nói chung khi những giải pháp này được có cơ hội áp dụng rộng rãi ở nhiều lớp trên phạm vi toàn đơn vị.
V. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI SÁNG KIẾN 
 Như đã nói, những phương pháp nêu trên được thực hiện với mục đích giáo dục KNS cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt tại lớp chủ nhiệm đối với học sinh trường TPHT chuyên theo hướng khoa học có bố cục rõ ràng theo tiến trình logic và được thực hiện với tư cách gần như là một tiết dạy thực thụ đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện trên lớp. Việc thực hiện những nội dung trong sáng kiến này sẽ khả thi khi một tiết sinh hoạt chủ nhiệm có khoảng thời gian dành được cho việc giáo dục KNS từ khoảng tối thiểu là 20 phút trở lên. Thế nên, việc áp dụng những phương pháp giáo dục KNS được nêu trong sáng kiến này sẽ được hiệu quả cao khi một lớp học có được thời gian phù hợp đủ để triển khai các phương pháp này trong quá trình giáo dục thường là sẽ khả quan hơn ở những trường TPHT chuyên do đặc thù là các em học sinh ở đây hầu hết đều có hạnh kiểm tốt và ý thức học tập cao nên việc dành thời gian xử lý vi phạm ở các lớp này sẽ được rút ngắn và từ đó có nhiều thời gian hơn cho việc triển khai thực hiện các giải pháp này vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tại đơn vị mình.
Qua thực tế khảo sát từ học sinh (xem biểu mẫu ở phụ lục 1 và thống kê ở phụ lục 2) thì việc lồng ghép giáo dục KNS vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm tại đơn vị trường THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa được hưởng ứng một cách tích cực từ phí các em học sinh kể cả về cách thức tổ chức lẫn các hoạt động mà các em được tham gia. Phần lớn các em rất thích được tham gia các hoạt động KNS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm vì đây là cơ hội để các em có thể phát huy tối đa tính năng động, tính sáng tạo, thể hiện năng khiếu của bản thân và đây là dịp để các em có thể nhận thấy khuyết điểm của mình để tự ý thức chỉnh sửa và ngày càng hoàn thiện bản thân. Từ đó các em ngày càng gắn kết với tập thể lớp, với trường học, với thầy cô và bề bạn để ngày càng nỗ lực học tập phấn đấu trở thành một học sinh giỏi của trường, một người con ngoan của gia đình và sẽ có thể là một trong những người công dân hữu ích cho quê hương, đất nước.
Tuy nhiên, khi giáo viên biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp này thì nó cũng sẽ đem lại hiệu quả không kém đối với những lớp học thuộc các trường THPT đại trà nói chung bởi những giải pháp này cũng không đòi hỏi giáo viên phải áp dụng tất cả các giải pháp cùng lúc mà có thể chọn lọc một hoặc một vài giải pháp để lồng ghép vào trong công tác giáo dục KNS cho các em ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm của lớp mình. 
Thực tế cuộc sống đã chững minh không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối, không có gì là hoàn toàn đúng khi ta áp dụng một cách rập khuôn, máy móc. Vì thế, dể sáng kiến này có thể được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực thì đòi hỏi mỗi người dạy phải biết áp dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh tại địa phương, tại đơn vị và phù hợp với thực tế học sinh về trình độ, về năng lực, về khả năng, về tính hứng thú, về tính chủ động tích cực tham gia các hoạt động,
 Mỗi người là một chủ thể của các hoạt động sáng tạo để làm chủ thực tế cuộc sống và đem lại giá trị sống tốt đẹp cho bản thân. Do vậy học sinh sẽ được phát huy tối đa các khả năng vốn có của mình để vận dụng vào việc học, vào thực tế cuộc sống để tự nâng tầm giá trị sống của bản thân mà trở thành những người tài năng, hữu dụng giúp ích cho đời khi có được những định hướng đúng, có được những hoạt động và những thách thức đúng lúc, đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng với đam mê và đúng với năng lực của bản thân. Điều này, đặt ra thách thức vô cùng to lớn với người làm công tác giáo dục đặc biệt là người giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc lồng ghép các KNS thì không được có suy nghĩ rập khuôn, máy móc mà cần phải luôn chủ động, sáng tạo, vận dụng linh hoạt, khéo léo, hoài hòa các phương pháp để ngày càng đem lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục của mình cũng như của đơn vị và của ngành nói chung.
KẾT LUẬN
Giáo dục kỹ năng sống là khoa học là sáng tạo, là đa dạng, là kỹ năng do đó việc áp dụng phương pháp giáo dục KNS cho học sinh thì không có phương pháp nào là tối ưu là hiệu quả tuyệt đối. Do vậy trong quá trình vận dụng đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, tùy tình hình thực tế của đơn vị, của lớp học, của đối tượng học sinh mà vận dụng một cách phù hợp cũng như phải luôn luôn điều chỉnh để tương thích với từng thời điểm và đặc trưng riêng của đối tượng học sinh cụ thể.
Giáo dục kỹ năng sống phải luôn thích ứng với xu hướng phát triển của thời đại nhằm giúp học sinh kịp thời thích ứng và có kiến thức để xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tế cuộc sống. Do đó, giáo dục KNS phải luôn gắn với thực tiễn phát triển của xã hội, gắn với sự phát triển của đất nước, của địa phương và của đơn vị. 
Việc vận dụng thành thạo, biết phối hợp nhịp nhàng, hợp lý các phương pháp nêu trên sẽ giúp tiết giáo dục KNS sống trở thành tiết học thích thú và đáng mong chờ của các em học sinh nhất trong tuần thì đó chính là niềm vui và niềm hạnh phúc nhất của một người là công tác giáo dục. 
Việc giáo dục kỹ năng sống chỉ được có hiệu quả thật sự khi được phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ cùng với các hoạt động giáo dục chung của nhà trường, của chung tất các các môn học khác. Không được tách biệt giáo dục kỹ năng sống rời khỏi dây chuyền giáo dục chung của nhà trường cũng như không được tuyệt đối hóa các hiệu quả mà nó mang lại mà dẫn đến chủ quan duy ý chí trong quá trình thực hiện. 
	Châu Đốc, ngày 10 tháng 01 năm 2019
	Người viết
	Tô Thị Vân Anh

File đính kèm:

  • docSang Kien NGLL GD KNS_12604221.doc
Sáng Kiến Liên Quan