Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề tập tính ở động vật - Sinh học lớp 11

PHẦN I. MỞ ĐẦU

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

1. Lí do chọn đề tài

Hiện nay, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kĩ năng sống, đó là: Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống. Mục tiêu giáo dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Phương pháp giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông; Đặc biệt, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo.

 

doc55 trang | Chia sẻ: thuhong87 | Lượt xem: 2855 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua chủ đề tập tính ở động vật - Sinh học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khai tiêu chí chấm điểm với các nhóm
 + Lớp đề cử 1 học sinh làm MC và chuẩn bị nội dung dẫn chương trình. 
Tiết 3. Hoạt động trải nghiệm và luyện tập (Vận dụng)
Tên hoạt động
Thời gian hoạt động
Nội dung hoạt động
Hoạt động 1: Trải nghiệm
30 phút
MC: giới thiệu chương trình, chủ đề của cuộc thi và ban giám khảo
Ban giám khảo: + gồm 5 HS là đại diện của 5 nhóm cử ra:
+ Thông qua các tiêu chí chấm điểm cho các nhóm
+ Đúng chủ đề : 10 điểm
+ Nội dung hay, hấp dẫn : 10 điểm
+ Đúng thời gian 10 điểm (3-5 phút)
+ Diễn xuất tốt (20 điểm).
Diễn xuất cúa các nhóm
GV : nhận xét, rút kinh nghiệm
Ban giám khảo công bồ kết quả và trao thưởng cho các nhóm đạt điểm số cao
Hoạt động 2: Luyện tập (vận dụng)
10 phút
GV: Nêu vấn đề: Tại sao người ta lại nói gia đình là “tế bào của xã hội” dựa vào kiến thức của mình em hãy lí giải câu nói trên
GV: đưa tình huống 1. 
Bạn sẽ phản ứng như thế nào, khi gặp các tình huống sau và hãy cho mọi người lời khuyên hữu ích:
Bạn ngửi thấy mùi ga ở trong nhà.
Bạn là người đầu tiên phát hiện ra đám cháy.
Bạn không biết bơi nhưng lại bị ngã xuống nước hoặc bạn nhìn thấy một người bị ngã xuống nước ở nơi vắng vẻ.
Bạn thấy một người đi đường bị tai nạn, do bất cẩn khi đi trên một đoạn đường vắng, nằm bất động và có máu chảy ra ở trên đầu.
HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Nếu ngửi thấy mùi ga: Tháo pin điện thoại ( nếu mang điện thoại theo người) à khóa van an toàn của bình ga à mở hết cửa à dùng cuốn vở, quạt nan, tờ bìa quạt nhẹ cho khí ga bay đi cho tới khi hết mùi ga. Tuyệt đối không bật công tắc điện, quạt, sẽ gây nổ ngay.
=> Lời khuyên: + Bình tĩnh, không hô hoán gây náo loạn. Không mở cửa ngay làm cho khí ga tràn ra ngoài, nếu có người hút thuốc hoặc bật lửa sẽ bắt vào khí ga gây nổ.
	+ Tạo thói quen khóa van an toàn sau khi tắt bếp; không bật điện ngay khi vào nhà; ngửi xem trong nhà có mùi lạ không.
	+ Hãy sử dụng robot báo ga.
- Nếu là người đầu tiên phát hiện ra đám cháy: Hãy sử dụng “3 phút vàng”. vừa hô vừa dập tắt ( dùng nước, dùng chăn, áo). Trong vòng 3 phút đầu à cháy nhỏ à chúng ta có thể dập tắt ngay, sau 3 phút đám cháy không thể kiểm soát được à gọi cứu hỏa 114.
- Khi bị ngã xuống nước mà không biết bơi à bình tĩnh, sử dụng lực đấy Acximet à Nín thở, đập chân, tay nhô lên để thở (hãy nghĩ rằng mình đang tập bơi); nếu nhìn thấy người bị rơi xuống nước ở nơi vắng vẻ à vừa hô vừa tìm que đưa cho người đó bám vào và kéo lên.
- Nếu thấy người bị tai nạn trên đường: Dùng điện thoại gọi cấp cứu hoặc gọi taxi à lấy máy của người bị nạn gọi tới cuộc vừa nhận để thông báo cho người nhà biết. Nếu taxi đến trước thì đưa luôn người vào viện rồi thông báo cho người nhà bệnh nhân.
=> Lời khuyên: Trước các tình huống xấu trong cuộc sống cần bình tĩnh, nếu hoảng sợ sẽ làm cho sự việc nghiêm trọng hơn. Để thoát hiểm, cần phải rèn luyện các kĩ năng sống.
Tình huống 2. Em hãy liệt kê một số thói quen của em mà em cho là tốt cần duy trì; các thói quen em cho là xấu, cần phải bỏ; các thói quen tối thiểu cần phải có trong cuộc sống?
HS: thảo luận và đưa ra câu trả lời
- Thói quen tốt: 
+ Ở nhà: Thực hiện “3 sạch: ăn sạch, ở sạch, uống sạch”.
+ Ở trường: Thực hiện tốt nội quy trường học.
+ Ở trên đường đi: Thực hiện tốt luật giao thông đường bộ.
- Thói quen xấu: + Xả rác bừa bãi; hút thuốc; ham mê điện tử; lười học
- Thói quen tối thiểu cần có: Các kĩ năng thoát hiểm; các kĩ năng bảo vệ bản thân; các kĩ năng sống ( tìm hiểu qua mạng internet)
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
5 phút
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thiện các bài báo cáo và kịch bản các tình huống nộp lại cho GV vào tiết sau; - Trả lời các câu hỏi phần vận dụng, làm bài tập cuối bài.
- Nghiên cứu bài mới: Sinh trưởng ở thực vật
Sưu tầm các video về sinh trưởng ở thực vật.
- Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp theo phiếu học tập
IV. Tư liệu bổ trợ.
	1- Mục đích của Ngày Môi trường Thế giới: là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Ngày Môi trường thế giới được kỷ niệm vào ngày 5 tháng 6 hàng năm, là dịp quan trọng để tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn cầu về môi trường. Ngày Môi trường thế giới còn là một sự kiện “trí tuệ”, nó tạo cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, các diễn đàn về việc gìn giữ sự trong lành của môi trường vì lợi ích của các thế hệ mai sau; sự kiện này còn tạo cảm hứng cho hàng nghìn nhà báo trên thế giới để viết về môi trường. Thông điệp Ngày Môi trường thế giới năm 2013 của Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner: “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” (*) 
2. Mục đích của Giờ Trái Đất (tiếng Anh: Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm, do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồ vào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm. Bắt đầu từ năm 2007 ở Sydney, số người tham gia chỉ có 2 triệu người. Nhờ các phương tiện truyền thông, số người năm 2008 là 50 triệu và năm 2009 là hơn 1 tỷ người. Năm 2011 là ngày 26 tháng 3 năm 2011 và năm 2012 là 31 tháng 3 năm 2012 năm 2015 là vào ngày 28/3/2015. Năm 2016 vào ngày 19/3/2016.
Sự kiện “Giờ Trái đất” năm 2015 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 vào ngày 28/3/2015 trên toàn thế giới, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng, hướng đến việc giảm lượng khí thải điôxit cacbon (loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính), đồng thời qua đó đánh động sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường, cùng tham gia tắt đèn trong Giờ Trái đất.
Vì tương lai của con em chúng ta, và hiện tại bản thân chúng ta sẽ tiết kiệm được 1 khoản chi phí điện năng hàng tháng, hãy đồng loạt tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20g30 phút đến 21g30 phút thứ bảy (28/3) trong chiến dịch “Giờ Trái đất” năm 2015, đồng thời nêu cao ý thức tiết kiệm điện trong thời gian sắp tới. Chung tay bảo vệ môi trường trước diễn biến phức tạp của hiện tượng biến đổi khí hậu, ngay từ bây giờ, tôi và bạn hãy cùng nhau “Tiết kiệm năng lượng -Ứng phó với biến đổi khí hậu ”.
Chiến dịch Giờ Trái đất 2016 có chủ đề: “Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn” diễn ra vào ngày 19/3/2016. Bằng những hành động nhỏ như tiết kiệm điện, nước, thực phẩm và tiêu dùng hợp lý sẽ giúp cho cộng đồng xã hội tiết kiệm được rất nhiều nguyên nhiên liệu và bảo vệ được môi trường. Đây là năm thứ tám Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất toàn cầu. 
3. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống 
- Nhờ những hiểu biết về tập tính động vật, con người đã ứng dụng vào trong đời sống và sản xuất.
   + Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo  làm xiếc
   + Dạy chó, chim ưng đi săn
   + Làm bù nhìn trên ruộng để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng.
   + Nghe tiếng kẻng, trâu bò nuôi trở về chuồng.
   + Dạy chó giữ nhà, phát hiện ma tuý, tội phạm
- Dựa vào những hiểu biết về tập tính giáo dục cho thế hệ trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tập thể dục buổi sáng, tính kỉ luật, biết chia sẻ cảm thông 
4. Giải thích câu nói “ gia đình là tế bào của xã hội”: Gia đình là tế  bào của xã hội không đơn thuần chỉ xét theo đơn vị tổ chức của cộng đồng, mà còn được xét dưới các góc độ khác nhau, cả về đạo đức, văn hóa, lối sống, từ trong giai đoạn đầu đời hình thành nhân cách tác phong đến quá trình gắn bó với nhau, đến cuối cuộc đời của con người; từ đời này đến đời khác. 
Hiện nay, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có những biến đổi theo hướng không tốt , tình cảm, đạo đức của không ít gia đình có xu hướng giảm đi giống như môi trường sống đang bị ô nhiễm và đầy chất độc hại. Đối với gia đình thì các tác nhân này chính là các tệ nạn xã hội như điện tử, văn hóa đồi trụy, ma túy, mại dâm, các trào lưu đua đòi theo các thói hư tật xấu (ăn mặc trang điểm không phù hợp với lứa tuổi), là sự vô cảm của của thế hệ trẻ 
Chúng ta đang nỗ lực bảo vệ sức khỏe, bảo vệ cơ thể, bảo vệ gia đình bằng cách tránh xa các tác nhân gây đột biến và có các biện pháp để giảm thiểu các tác nhân gây đột biến.( không sử dụng chất hóa học bừa bãi, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thời gian cách li) Để bảo vệ gia đình và bảo vệ chính chúng ta thì chúng ta hãy tránh xa các tệ nạn xã hội, cùng nhau xóa bỏ các tệ nạn đó làm cho xã hội trong sạch, vững mạnh, gia đình vui vẻ, hạnh phúc..Vì thế, ngay từ bây giờ hãy học tập thật tốt để không phụ lòng bố, mẹ, thày, cô, để sau này có một cuộc sống tốt, là người có ích cho gia đình và xã hội . Tế bào khỏe mạnh thì cơ thể mới khỏe mạnh và phát triển tốt à gia đình phải ngày một tốt đẹp hơn, lành mạnh hơn thì xã hội mới phát triển bền vững được. Do đó người ta xem “gia đình là tế bào của xã hội”. 
Nguồn hỗ trợ học sinh thực hiện dự án
- Sách giáo khoa sinh học 11
- Địa chỉ các trang web:
https://www.youtube.com/
www.google.com.vn,
V. Rút kinh nghiệm bài giảng
	Để quá trình dạy học theo phương pháp mới này đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải:
- Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh một cách rõ ràng.
- Kiểm tra quá trình thực hiện nhiệm vụ và sản phẩm của học sinh trước giờ học ít nhất 2 ngày để kịp thời giúp các em chỉnh sửa nội dung nếu các em đi không đúng hướng.
2. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI KẾT QUẢ CỦA SKKN
+ Đề tài có thể được áp dụng rộng rãi với mọi đối tượng HS.
+ Đề tài không chỉ áp dụng đối với các bài học trong môn sinh học THPT, mà còn có thể áp dụng với các môn học khác, trong dạy học tích hợp liên môn.
 + Đề tài có thể được áp dụng vào việc dạy và học theo chủ đề.
3. LỢI ÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI 
 Phương pháp dạy mà tôi đề cập trong đề tài này nếu được áp dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông thì có thể có được những lợi ích cho xã hội như:
Chuyển mục đích của các em vào mạng internet để chơi, để giải trí sang việc tìm kiếm các kiến thức khoa học phục vụ cho quá trình học tập của mình.
Rèn và ứng dụng được kĩ năng tin học vào hoạt động học tập của các môn học khác trong nhà trường.
Hình thành nên những con người tự tin, năng động, sáng tạo và biết phối hợp để nâng cao hiệu quả khi làm việc nhóm.
Hình thành cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
4. KẾT QUẢ. 
Trong chương trình trung học phổ thông, quá trình đổi mới phương pháp dạy học, cũng như kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh là dựa trên nền sách giáo khoa hiện hành. Vì vậy, quá trình đổi mới phải tiến hành từ từ, có thể áp dụng cho từng phần nhỏ trong bài dạy hoặc trong các bài kiểm tra sao cho vừa đảm bảo kiến thức, kĩ năng cho học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng vừa phát triển được các năng lực của học sinh. 
	Với lí do trên tôi đã tiến hành dạy và kiểm định đề tài trong thực tế dạy học ở trường THPT Ân Thi, qua bài kiểm tra đánh giá chủ đề sau khi các em học xong các tiết của chủ đề
Kết quả đạt được như sau:
Lớp
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
11A1
20
51,2%
18
46,2%
1
2,6%
0
0%
11A6
10
28,6%
20
57,1%
5
14,3%
0
0%
+ Đa số HS đã thể hiện được sự tự tin khi trình bày ý kiến, suy nghĩ, ý tưởng trước nhóm, tổ, lớp.
+ Rèn được cho HS kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. 
+ Rèn cho HS kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm.
+ Với HS lớp 11 A6, các em đã có ý thức hơn trong việc thực hiện nội quy của trường, lớp, có ý thức học tập tốt hơn. Các em có thêm được các KNS cơ bản như KN giao tiếp, ứng xử với thầy cô và bạn bè, biết quan tâm tới các vấn đề xã hội
+ Với HS lớp 11A1, các em đã tự tin hơn khi trình bày trước lớp, các em đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước một vấn đề đặt ra, các em tích cực tham gia các hoạt động nhóm nhiều hơn
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Nhận định chung:
 Trước những nhu cầu của xã hội về những con người năng động, sáng tạo, biết làm việc, biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh, đòi hỏi nền giáo dục nước ta phải cố gắng đổi mới không chỉ về kiến thức khoa học mà cả về phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá. Điều này trong những năm qua đã được Bộ giáo dục, các Sở giáo dục triển khai đến các nhà trường và toàn bộ giáo viên. Đứng trước những yêu cầu đó, với mỗi tiết dạy tôi đều băn khoăn trăn trở, làm thế nào để tiết học đạt hiệu quả cao nhất, học sinh tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức, làm thế nào để một giờ học luôn được các em mong đợi để được khám phá một điều gì đó thật lí thú, được bày tỏ quan điểm và những ý tưởng của mình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu và thiết kế các bài dạy, các chủ đề gắn với những tình huống rất gần gũi trong đời sống thực tiễn để vừa tạo hứng thú trong học tập vừa rèn cho các em 1 số kĩ năng sống cơ bản chuẩn bị hành trang cho các em sau này. Với phương pháp dạy được tôi thể hiện trong đề tài này, tôi cảm thấy rất tâm đắc, các em học sinh tỏ ra rất hứng thú và các em còn đề nghị tôi cho các em làm nhiều bài như thế nữa. 
Việc áp dụng đề tài trong thực tiễn dạy học đã và sẽ đem lại những ý nghĩa thực tiễn sau;
Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị, trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học lí thuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. 
Việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, hài hòa và lành mạnh.
Rèn cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổ chức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ...
2. Điều kiện áp dụng
Để dạy học theo phương pháp này thì cần có các điều kiện sau:
GV cần trang bị cho mình kiến thức về KNS, sử dụng thành thạo CNTT trong trợ giảng.
GV cần trang bị cho mình các kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể.
Phòng học cần được trang bị máy chiếu, loa.
Triển vọng vận dụng và phát triển
Đề tài có thể áp dụng cho chương trình môn sinh ở mọi cấp học, không chỉ trong môn sinh học mà còn có thể ứng dụng sang các môn học khác.
Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh.
Đề tài này mới chỉ đề cập đến một chủ đề trong chương trình sinh học 11, vì vậy cần thiết kế và ứng dụng vào các bài dạy, các chủ đề trong chương trình sinh học phổ thông để có thể áp dụng rộng rãi.
4. Đề xuất, kiến nghị
Không có phương pháp nào là vạn năng, tuyệt đối, mà giáo viên phải biết tìm tòi, học hỏi, thực hiện, ghi chép, đúc rút kinh nghiệm, phối hợp nhiều phương pháp tích cực để việc giảng dạy được nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. 
	 Hàng năm, Sở đều có tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên, nên tôi rất mong muốn các sáng kiến kinh nghiệm được giải sẽ được phổ biến rộng rãi đến các nhà trường để tất cả giáo viên được học hỏi kinh nghiệm.
Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tôi không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các quý thầy cô và đồng nghiệp!
	Tôi xin cam đoan “đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác”
Ân thi, ngày 25 tháng 03 năm 2016
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Nguyễn Thị Như Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương Đức Kiên, Nguyễn Thị Thu Huyền - “Sinh học 11” - NXB giáo dục Việt Nam - 2011.
Lê Minh Châu, Dương Quang Ngọc, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lê Thị Tâm, Trần Quý Thắng, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi - “Giáo dục kĩ năng sống trong môn sinh học ở trường Trung học phổ thông” - NXB giáo dục Việt Nam - 2010
Ngô Văn Hưng, Nguyễn Hải Châu, Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên. - “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 11”. - NXB giáo dục Việt Nam. - Tái bản lần thứ nhất.
Bùi Ngọc Diệp, Lê Minh Châu, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Lưu Thu Thủy, Đào Vân Vi – “Giáo dục kĩ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giời lên lớp ở trường THPT”.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học trung học phổ thông
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Nguồn internet với các trang web: www.google.com.vn, www.youtube.com.vn
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh hoạt động của học sinh trong giờ học
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT ÂN THI.
Tổng điểm:..Xếp loại:..
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
CHỦ TỊCH
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
-------------------------------
BÁO CÁO
YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP NGHÀNH
(Kèm theo CV số:1367/SGDĐT-CNTT ngày 12 tháng 9 năm 2013)
I. Thông tin chung:
Họ và tên tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Như Trang
Ngày, tháng, năm sinh: 09/11/1981.
Đơn vị công tác :Trường THPT Ân Thi.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Thạc sĩ Sinh học
Giảng dạy bộ môn: Sinh
Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp nghành
Tên đề tài SKKN: “GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CHỦ ĐỀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT - SINH HỌC LỚP 11”.
 Lĩnh vực áp dụng: Môn Sinh học.
II. Báo cáo mô tả sáng kiến bao gồm:
1. Tình trạng sáng kiến đã biết: Những SKKN được vận dụng trong môn Sinh học ở trường THPT Ân Thi đã gây được hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập. 
2. Nội dung sáng kiến đề nghị công nhận: 
- Mục đích của sáng kiến:
Kích thích và góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh. Từ đó, học sinh có thể chủ động, sáng tạo trong việc chuẩn bị, trình bày nội dung cũng như những hiểu biết của mình trong các giờ học lí thuyết, các giờ thực hành và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn. 
Việc giáo dục kĩ năng sống giúp cho học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng...; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
Rèn cho học sinh 1 số kĩ năng sống cơ bản như: kĩ năng tự quản lí, kĩ năng tổ chức, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng cảm thông chia sẻ...
-Tính mới của sáng kiến:
	Phương pháp được tôi đề cập trong SKKN này có những điểm mới sau: 
Tổ chức giờ học thành các hoạt động khám phá, thi tài thông qua các trò chơi, các hoạt động diễn kịch tạo tình huống có vấn đề ...., dạy học dự án... trong các bài của chương trình sinh học Trung học phổ thông.
Tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp. Trong giờ học, tôi tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần hình thành và rèn luyện 1 số KNS cơ bản cho các em. 
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài có thể áp dụng cho chương trình môn sinh ở mọi cấp học, không chỉ trong môn sinh học mà còn có thể ứng dụng sang các môn học khác.
Đề tài có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh.
Đề tài này mới chỉ đề cập đến một chủ đề trong chương trình sinh học 11, vì vậy cần thiết kế và ứng dụng vào các bài dạy, các chủ đề trong chương trình sinh học phổ thông để có thể áp dụng rộng rãi.
4. Phạm vi áp dụng của sáng kiến: 
 Có thể áp dụng với tất cả các đối tượng học sinh và áp dụng linh hoạt trong các bài học, không chỉ của môn sinh mà có thể áp dụng sang các môn học khác. 
5. Hiệu quả, lợi ích thu được: 
 - SKKN được nghiên cứu thực nghiệm đối với học sinh khối 11 ở trường THPT Ân Thi kết quả làm nâng cao hứng thú và thái độ tích cực học tập của học sinh và đã được kiểm chứng thông qua bài kiểm tra đánh giá ở 2 lớp 11A1, 11A6, 
Tôi cam đoan những nội dung trong báo cáo. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Thủ trưởng đơn vị xác nhận, đề nghị
 (Ký, đóng dấu)
 Ân Thi, Ngày 05 tháng 04 năm 2016
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Nguyễn Thị Như Trang

File đính kèm:

  • docSK Sinh hoc 11_12319873.doc
Sáng Kiến Liên Quan